của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật...
Các học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lƣợng thực tế vƣợt sản lƣợng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng. Thực tế 2005-2006 lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nƣớc phát triển quá nóng.
Các nhà kinh tế cũng cho rằng tỉ lệ lạm phát cao, tác động tiêu cực đến sản lƣợng sản xuất của nền kinh tế thông qua các kênh nhƣ đầu tƣ, tín dụng, tiêu dùng; ngƣời cho vay không có động lực để cho vay vì lãi suất cho vay thƣờng âm trong thời kỳ này và cho vay thời hạn càng dài càng bị lỗ, với chi phí huy động vốn cao, đẩy lãi suất cho vay cao, các doanh nghiệp dù thiếu vốn cũng rất e ngại vay vốn vì làm chi phí tăng cao, hệ quả là kênh tín dụng bị thu hẹp. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trƣởng nhƣ: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tƣ; lạm phát làm thay đổi giá cả tƣơng đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn đƣợc xem nhƣ là một loại thuế đánh vào nền kinh tế.
2.2. Các công trình nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trƣởng kinh tế trƣởng kinh tế
2.2.1. Nghiên cứu thực nghiệm về đường cong Phillips phản ánh mối quan hệ tăng trưởng lạm phát
Hình 2.1: Đƣờng cong Phiiip5
Nguồn: Phillips Alban W. (1958), "The relationship between unemployment and the rate of change of money wages in the UK 1861-1957," Economica.
Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006) cho rằng khi kỳ vọng lạm phát tăng lên thì đƣờng cong Phillips ngắn hạn sẽ dịch chuyển sang phải. Nhƣ vậy với kỳ vọng lạm phát quá cao thì lạm phát đình đốn có thể xảy ra (vừa có lạm phát cao vừa có thất nghiệp cao) và mối quan hệ giƣa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế theo quy luật Okun (1960) sẽ đƣợc biểu diễn nhƣ sau:
Hình 2.2: Đƣờng cong Phillip minh họa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế6
Nguồn: Milton Friedman và Edmund Phelps (1968, 1976, 2006)
5
Trong hệ tọa độ này, một chu kỳ kinh tế thƣờng có dạng một vòng xoáy ngƣợc chiều kim đồng hồ nhƣ hình bên trên. Bắt đầu từ điểm A khi cả lạm phát và kỳ vọng lạm phat ở mức thấp, nền kinh tế tăng trƣởng từ từ đến điểm B trên đƣờng cong Phillips có lạm phát kỳ vọng thấp. Tại B nền kinh tế đã tăng trƣởng quá nóng và nó bắt đầu chững lại, đồng thời lạm phát kỳ vọng tăng cao đẩy nền kinh tế dần đến điểm C trên một đƣờng đƣờng cong Phillips có lạm phát kỳ vọng tăng cao hơn. Lúc này ngân hàng trung ƣơng buộc phải thắt chặt tiền tệ và kinh tế suy giảm dần đến D, tuy nhiên lạm phát kỳ vọng vẫn còn cao. Phải đến khi lạm phát xuống thấp hẳn thì ngƣời dân và doanh nghiệp mới thay đổi kỳ vọng để nền kinh tế quay về đƣờng cong Phillips ban đầu và lúc đó ngân hàng trung ƣơng mới giảm lãi suất trở lại để thúc đẩy tăng trƣởng. Nghĩa là khi nào nền kinh tế quay về đƣờng cong Phillips AB thì mới nên nới lỏng tiền tệ, tài khóa, nếu quá nóng vội giảm lãi suất khi nền kinh tế vẫn năm trên đƣờng CD thì lạm phát kỳ vọng sẽ không thể giảm.
Trên thực tế quan hệ tăng trƣởng kinh tế và lạm phát phức tạp hơn nhiều
2.2.2. Tóm lược kết quả một số nghiên cứu thực nghiệm trong giai đoạn gần đây trên thế giới về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Nhà kinh tế học nổi tiếng Tobin (1965) cho rằng lạm phát làm cho nhà đầu tƣ tái phân bổ danh mục đầu tƣ của mình từ tiền sang chứng khoán, làm giảm lãi suất thực tế và do đó làm tăng đầu tƣ và nâng cao năng suất lao động. Ông lập luận thêm rằng “một chút lạm phát giúp bôi trơn nền kinh tế” vì nó giúp thị trƣờng lao động điều chỉnh cho phù hợp. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng nhu cầu tăng lên ổn định sẽ gây ra lạm phát ở mức nhẹ, là cái mà thực ra lại làm tăng, chứ không phải giảm, năng suất lao động và, do đó, tăng tốc độ tăng trƣởng. Vì thế, động thái nhằm
đạt mức lạm phát bằng 0 chẳng qua là chính sách trả trƣớc ngay bây giờ cho nhiều thiệt hại hơn sau này.
Theo Mundell (1965), có mối tƣơng quan tỉ lệ thuận giữa lạm phát và tăng trƣởng trong ngắn hạn, chính sách nới lỏng tiền tệ kích thích tăng trƣởng, đồng thời làm gia tăng lạm phát; đƣờng cong Phillips nổi tiếng về sự đánh đổi giữa mục tiêu lạm phát và thất nghiệp.
Nhƣ vậy nghiên cứu của Tobin (1965) và Mundell (1965), ủng hộ quan điểm ảnh hƣởng tích cực cuả lạm phát tới tăng trƣởng kinh tế và tới các quyết định đầu tƣ của các nhà đầu tƣ. Tuy nhiên nghiên cứu của ông chỉ giới hạn trong việc xem xét các hành vi đầu tƣ của nền kinh tế trƣớc ảnh hƣởng tới lạm phát và từ đó gián tiếp tác động tới năng suất và tạo ra tăng trƣởng. Vì giới hạn nghiên cứu đó nên các kết quả của ông sẽ không có tính trọn vẹn và từ đó dẫn tới còn hạn chế trong việc ra các kết luận về tính tích cực thuần túy của lạm phát.
Nghiên cứu của Naqvi và Khan (1989) đã nhấn mạnh một số điểm thú vị về lạm phát và tăng trƣởng ở Pakistan. Hai ông kết luận rằng Pakistan nên giữ mức lạm phát ở mức một con số và duy trì tốc độ tăng trƣởng GDP trong khoảng 6,5-7 phần trăm . Đồng thời hai ông còn phát hiện ra mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế .
Nghiên cứu của Naqvi và Khan (1989) đã tạo ra đƣợc sự đột phá trong việc tìm ra ngƣỡng tác động của lạm phát và đó là ranh giới giữa ảnh hƣởng tích cực và tiêu cực của lạm phát tới tăng trƣởng kinh tế. Do vậy nghiên cứu của các ông rất có ý nghĩa đối với các nền kinh tế mới nổi nhƣ Việt Nam.
Fischer (1993) đã đƣa ra kết luận nghiên cứu nhƣ sau: khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại, hoặc thậm trí mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến tuy nhiên ông không chỉ ra mức cao là bao nhiêu thì sẽ có quan hệ nghịch biến. Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng lạm phát có thể tác động tiêu cực lên tăng trƣởng nhƣ: dấu hiệu bất ổn kinh tế vĩ mô; tăng sự không chắc chắn của các hoạt động đầu tƣ; lạm phát làm thay đổi giá cả tƣơng đối, làm méo mó quá trình phân bổ nguồn lực; lạm phát còn đƣợc xem nhƣ là một loại thuế đánh vào nền kinh tế. Cụ thể nhƣ: Fisch (1993); Bruno và Eastly (1995); Barro(1998) đã nhận thấy quan hệ âm giữa lạm phát và tăng trƣởng
kinh tế sau giai đoạn sau khủng hoảng dầu 1973-1974. Sarel (1996), Gosh và Philip (1998), Khan và Senhadji (2001) … đã cố gắng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế. Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngƣỡng lạm phát, mà tại ngƣỡng đó nếu lạm phát vƣợt ngƣỡng sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trƣởng.
Barro (1995) đã nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ tăng trƣởng - lạm phát thông qua việc khảo sát diễn biến này tại 100 quốc gia trong thời gian ba mƣơi năm. Barro (1995) đã sử dụng các công cụ kỹ thuật thống kê và kinh tế lƣợng phức tạp để khám phá mối quan hệ này . Barro (1995) đã kết luận rằng có tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế; ông cũng nhấn mạnh rằng lạm phát cao và kéo dài gây suy giảm tăng trƣởng kinh tế.
Nghiên cứu của Barro (1995) là một nghiên cứu rất công phu và triển khai trên phạm vi đa quốc gia; do vậy các kết quả nghiên cƣu mang lại có ý nghĩa và độ tin cậy cao; đồng thời một lần nữa khẳng định lại quan điểm lƣỡng tính trong ảnh hƣởng của lạm phát tới tăng trƣởng kinh tế của các nhà nghiên cứu đi trƣớc.
Tiếp theo đó các nghiên cứu của Sarel (1996), Malla (1997), Gosh và Phillips (1998), Md. Shoaib Ahmed (2010), Jen-Te Hwang, Ming-Jia Wu (2011)
lần lƣợt củng cố các quan điểm về ảnh hƣởng tích cực, tiêu cực của lạm phát tới tăng trƣởng kinh tế; và đều cố gắng tìm ra ngƣỡng lạm phát mà tại đó nền kinh tế hoạt động tốt. Tuy nhiên các nghiên cứu cũng có hạn chế là chỉ giới hạn trong phạm vi 1 quốc gia nghiên cứu hoặc một nhóm quốc gia thuộc khối kinh tế nào đó; do vậy mức độ khái quát và tin cậy không đƣợc nhƣ nghiên cứu của Barro (1995). Bên dƣới đây tác giả trình bầy tóm lƣợc về kết quả chính của các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này:
Sarel (1996) cho rằng ngƣỡng lạm phát là 8%. Christoffsen và Doyle (1998) tìm ra ngƣỡng là 13% cho các nền kinh tế chuyển đổi. Khan và Senhadji (2001) đã chỉ ra ngƣỡng lạm phát tại các nƣớc đang phát triển là 11-12%/năm; các nƣớc công nghiệp khoảng 1-3% sẽ gây tác động tiêu cực cho tăng trƣởng kinh tế. Nghiên cứu của tác giả Khan (2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ƣu; và Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ƣu đối với các nƣớc vùng Trung Đông và Trung Á là khoảng 3.2%. Nghiên cứu của Li (2006): Số liệu cho 90 nƣớc đang phát triển,
giai đoạn 1961-2004 lại cho rằng ngƣỡng tạo ra tác động tiêu cực cho tăng trƣởng nền kinh tế là 14%/năm.
Malla (1997) cũng đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ lạm phát và tăng trƣởng kinh tế tại các quốc gia OECD countries và một số nƣớc châu Á một cách riêng biệt . Malla (1997) đã phát hiện ra có mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa giữa lạm phát và tăng trƣởng tại các nƣớc OECD, trong khi mối quan hệ có ý nghĩa này là không đáng kể tại các nƣớc đang phát triển của châu Á. Hạn chế trong nghiên cứu của ông là việc phân tích xuyên quốc gia dẫn tới cần phải hiệu chỉnh số liệu cho đồng bộ giữa các nƣớc và làm cho các kết luận thiếu chính xác.
Gosh và Phillips (1998), đã nghiên cứu các quốc gia là thành viên của IMF trong giai đoạn 1960-1996. Gosh và Phillips (1998) đã nhận thấy mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng nhƣ sau: (1) Ở tỷ lệ lạm phát rất thấp ( ít hơn 2-3 phần trăm), lạm phát và tăng trƣởng có tƣơng quan dƣơng; (2) Mối quan lạm phát và tăng trƣởng kinh tế là tiêu cực khi lạm phát ở mức độ cao . Tƣơng tự nhƣ vậy , Nell (2000) cũng cho thấy lạm phát một con số có thể có lợi cho sự tăng trƣởng , trong khi ở khu vực hai con số đó dƣờng nhƣ là có hại.
Nghiên cứu Md. Shoaib Ahmed (2010), Trong nghiên của Md. Shoaib Ahmed, mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế ở Bangladesh đã đƣợc xem xét với các dữ liệu theo quý trong giai đoạn 1988 – 2008. Tác giả đã sử dụng kiểm định quan hệ nhân quả Grang, phân tích đồng liên kết, mô hình VECM và mô hình ARDL7 để xem xét vấn đề. Kết quả nghiên cứu cho thấy không có ý nghĩa thống kê mối quan hệ lâu dài giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát; đồng thời tồn tại mối quan hệ tiêu cực trong ngắn hạn giữa hai vấn đề này. Tồn tại mối quan hệ nhân quả một chiều chạy từ lạm phát sang tăng trƣởng kinh tế. Tác giả cũng đƣa ra khuyến nghị về tầm quan trọng của các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo sự ổn định rõ ràng cho một sự tăng trƣởng ổn định và bền vững.
Nghiên cứu của Jen-Te Hwang, Ming-Jia Wu (2011), Mục tiêu nghiên cứu của hai tác giả là để kiểm tra các mối quan hệ lạm phát và tăng trƣởng ở Trung Quốc. Hai ông đã xem xét các hiệu ứng phi tuyến của lạm phát đến tăng trƣởng kinh tế ở Trung Quốc. Sử dụng bộ dữ liệu chính GDP và CPI trong giai đoạn từ
7
1986 để 2006. Kết quả thực nghiệm của hai tác giả cho thấy rằng hiệu ứng ngƣỡng lạm phát là rất quan trọng ở Trung Quốc. Hơn nữa, dựa trên ƣớc tính của hai tác giả, khi lạm phát cao (lớn hơn 2,50% hàng năm), mỗi 1 điểm phần trăm gia tăng trong tỷ lệ lạm phát làm giảm tăng trƣởng kinh tế 0,61%, khi lạm phát thấp (ít hơn 2,50% mỗi năm), mỗi 1 điểm tăng tỷ lệ phần trăm điểm kích thích tăng trƣởng bằng 0,53%. Điều này cho thấy rằng lạm phát cao gây hại cho tăng trƣởng kinh tế, trong khi lạm phát vừa phải có lợi ích cho tăng trƣởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng Trung Quốc nên duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải để duy trì tăng trƣởng dài hạn.
2.2.3. Tóm lược các kết quả nghiên cứu trong nước về mối quan hệ lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Theo đánh giá của IMF (2006), Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong các năm gần đây, đã chịu ảnh hƣởng bởi sự gia tăng sản lƣợng vuợt mức tiềm năng; bắt đầu từ năm 2005 có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lƣợng vƣợt mức tiềm năng (những năm trƣớc đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét). Mức lạm phát chuẩn của Việt Nam có thể gần với mức lạm phát của các nƣớc Đông Nam Á. Nghiên cứu bƣớc đầu của IFM(2006) về mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nƣớc Đông Nam Á cũng đã chỉ ra rằng, mức lạm phát tối ƣu cho tăng trƣởng kinh tế ở các nƣớc vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam khoảng 3.6%.
Đây là đánh giá mang tính tổng quá và khách quan nhất của một định chế tài chính quốc tế về tình hình lạm phát và tăng trƣởng của Việt Nam. Nó giúp cho các nhà đầu tƣ quốc tế có đƣợc các thông tin nghiên cứu tốt về Việt Nam trƣớc khi có các quyết định đầu tƣ. Tuy nhiên hạn chế của IMF nằm ở chỗ khả năng tiếp cận dữ liệu, các thông tin và thực sự nắm rõ về kinh tế Việt Nam còn hạn chế.. do vậy các kết luận vẫn chƣa thực sự phản ánh đủ về tình hình lạm phát và tăng trƣởng kinh tế của Việt Nam.
Theo Tác giả Tú Anh - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng cho rằng: giữa tăng trƣởng kinh tế và lạm phát thƣờng có mối quan hệ nhất định. Tuy nhiên, mức độ gắn kết nhƣ thế nào là vấn đề còn tranh cãi và có thể tác động tiêu cực đến tăng trƣởng kinh tế khi nó vƣợt qua một ngƣỡng nhất định. Mối quan hệ giữa lạm phát
và tăng trƣởng của nền kinh tế Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết và kết quả kiểm nghiệm trên thế giới. Ở mức lạm phát thấp (thƣờng là một chữ số) thì lạm phát không có tác động tiêu cực lên tăng trƣởng. Ở mức lạm phát thấp, gia tăng lạm phát thƣờng gắn liền với tăng trƣởng cao hơn (giai đoạn 1992-2007). Tuy nhiên, khi lạm phát đạt đến một ngƣỡng cao nhất định, thì lạm phát bắt đầu tác động tiêu cực lên tăng trƣởng (giai đoạn trƣớc 1992).
Nghiên cứu Tú Anh đƣợc triển khai trên cơ sở vận dụng và kế thừa các nghiên cứu trƣớc đây về vấn đề này và đƣợc ứng dụng vào thực tiễn của Việt Nam. Nghiên cƣu đã khẳng định đƣợc có mối quan hệ cả hai chiều giữa lạm phát và tăng trƣởng kinh tế; tuy nhiên nghiên cứu chƣa chỉ ra đƣợc đâu là ngƣỡng lạm phát của mối quan hệ này.
Nghiên cứu của Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương (2010),
Nghiên cứu của tác giả là nối tiếp các nghiên cứu trƣớc đây nhằm phân tích sự ảnh hƣởng qua lại giữa tăng trƣởng và lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ năm 1995 đến hết nửa đầu năm 2008 bằng các phƣơng pháp hồi qui đồng liên kết, mô hình sai số hiệu chỉnh ECM và phân tích phƣơng sai dựa trên mô hình VAR, kết quả cho thấy những bằng chứng thực nghiệm rõ rệt về tƣơng tác qua lại giữa 2 yếu tố này trong