tại các ngƣỡng lạm phát mà có tác động theo các chiều hƣớng khác nhau tới tăng trƣởng kinh tế hay không?
Để trả lời câu hỏi này tác giả ứng dụng phƣơng pháp nghiên cứu của Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik (2011) trong đề tài “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan” với mô hình nhƣ sau:
GDP_P_SAt = χ0+ χ1*CPIt + χ2*D* (CPIt – K) + Єt
D là biến giả sẽ nhận giá trị = 1 nếu CPI > K (hay CPI – K >0) và D =0 nếu ngƣợc lại
K sẽ chạy từ lần lƣợt ngƣỡng lạm phát 3% tới 18% để xem xét các tác động vào GDP_P_SA
Єt là phần dƣ của mô hình hồi quy theo ngƣỡng
χ1 là hệ số phản ánh tác động của CPI vào GDP_P_SA trong mô hình khi
có tác động của các ngƣỡng lạm phát
χ0 là phần tăng trƣởng tự nhiên không phụ thuộc vào tác động của CPI Mô hình này sẽ đƣợc kiểm định tính dừng của dữ liệu và ƣớc lƣợng bằng phƣơng pháp OLS, tuần tự với từng giá trị của K đƣợc đƣa vào. Theo GS.TS Nguyễn Quang Dong (2012), TS.Nguyễn Thị Minh (2012) trong cuốn Giáo Trình Kinh tế lƣợng: Phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu, còn gọi là bình phƣơng nhỏ nhất hay bình phƣơng trung bình tối thiểu (OLS), là một phƣơng pháp tối ƣu hóa để lựa chọn một đƣờng khớp nhất cho một dải dữ liệu ứng với cực trị của tổng các sai
số thống kê (error) giữa đƣờng khớp và dữ liệu. Phƣơng pháp này giả định các sai số (error) của phép đo đạc dữ liệu phân phối ngẫu nhiên.
Định lý Gauss-Markov chứng minh rằng kết quả thu đƣợc từ phƣơng pháp bình phƣơng tối thiểu không thiên vị và sai số của việc đo đạc dữ liệu không nhất thiết phải tuân theo, ví dụ, phân bố Gauss. Một phƣơng pháp mở rộng từ phƣơng pháp này là bình phƣơng tối thiểu có trọng số.
Phƣơng pháp OLS đƣợc mô tả nhƣ sau: Giả sử dữ liệu gồm các điểm (xi, yi) với i = 1, 2, ..., n. Chúng ta cần tìm một hàm số f thỏa mãn f(xi) ≈ yi. Giả sử hàm f có thể thay đổi hình dạng, phụ thuộc vào một số tham số, pj với j = 1, 2, ..., m. f(x) =
f(pj, x). Nội dung của phƣơng pháp là tìm giá trị của các tham số pj sao cho biểu thức sau đạt cực tiểu:
Nội dung này giải thích tại sao tên của phƣơng pháp là bình phƣơng tối thiểu. Đôi khi thay vì tìm giá trị nhỏ nhất của tổng bình phƣơng, ngƣời ta có thể tìm giá trị nhỏ nhất của bình phƣơng trung bình:
Điều này dẫn đến tên gọi bình phƣơng trung bình tối thiểu.
Kết luận chƣơng 3
Chương 3 tác giả đã trình bầy toàn bộ các vấn đề liên quan đến phương pháp nghiên cứu của đề tài này bao gồm: Mô hình, biến và giả thuyết nghiên cứu; thu thập dữ liệu; các phương pháp kỹ thuật để phân tích các câu hỏi nghiên cứu 1, 2,3. Nội dung của chương 3 này sẽ là tiền đề cho việc ứng dung, triển khái các chương tiếp theo của đề tài.
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM MỐI QUAN HỆ LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ