Một số kiến nghị chính sách

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của lạm PHÁT đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 72)

(1) Duy trì ổn định lạm phát dưới mức hai con số, nghiên cứu đã cho thấy để thực sự tạo đà cho phát triển kinh tê, không ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế thì lạm phát ở Việt Nam nên được duy trì ở ngưỡng 7%.

Để làm đƣợc vấn đề này đòi hỏi Nhà nƣớc – Chính phủ cần phải thực hiện một cách quyết liệt và đồng bộ các giải pháp kiềm chế lạm phát trong ngắn hạn, đồng thời thực hiện ngay những giải pháp mang tính ổn định lâu dài nhƣ sau:

- Phối hợp hài hòa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá, cân nhắc tốt hơn giữa chính sách tiền tệ và điều tiết hệ thống ngân hàng. Nhƣ phần lý luận của Milton Friedman đã đƣợc trình bày ở chƣơng 1, lạm phát có thể bùng nổ do nguyên nhân cung tiền. Do đó để kiểm soát lạm phát, ta cần phải kiên định mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô với một chính sách tiền tệ phải mang tính thận trọng, chặt chẽ. - Đồng thời phải coi cắt giảm đầu tƣ công là giải pháp chính để kiềm chế lạm phát. Cụ thể phải cắt giảm bội chi ngân sách bằng cách giảm chi, giảm đầu tƣ Nhà nƣớc, thực hiện chi tiêu công tiết kiệm. Do đó, phải xác định rõ lộ trình và giải pháp

cho việc giảm bội chi và tiến tới cân đối ngân sách một cách tích cực. Chi ngân sách cần gắn liền với công khai, minh bạch và dân chủ.

- Cải tổ, sắp xếp bộ máy hành chính gọn nhẹ từ Trung ƣơng đến từng địa phƣơng. Bố trí, cơ cấu lại, rà soát lại các dự án đầu tƣ, tập trung vốn vào những dự án đầu tƣ tập trung vào cơ sở hạ tầng, giải quyết các vấn đề tắc nghẽn của nền kinh tế.

- Việc thực thi các chính sách luôn đi đôi với bám sát tình hình để có những chính sách, giải pháp chỉ đạo điều hành kịp thời và linh hoạt. Do đó, thắt chặt tín dụng phải thực hiện đúng chỗ, không đổ đồng mọi doanh nghiệp. Doanh nghiệp nhỏ và vừa cần đƣợc tạo điều kiện tiếp cận vốn dễ hơn với lãi suất mềm hơn. Nhƣ vậy mới bảo đảm vừa kiềm chế lạm phát vừa bảo đảm tăng trƣởng.

- Khi nền kinh tế ngày càng thị trƣờng hóa sâu hơn đòi hỏi phải tách biệt giữa chức năng kinh doanh và chức năng hỗ trợ chính sách kinh tế của khu vực doanh nghiệp nhà nƣớc theo hƣớng chỉ giữ doanh nghiệp nhà nƣớc khi khu vực dân doanh chƣa thể làm, đồng thời phải có giải pháp quản lý, giám sát phù hợp. Điều này sẽ làm nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp và không gây ra những méo mó trong nền kinh tế. Đòng thời, để tạo môi trƣờng đầu tƣ minh bạch có tính cạnh tranh, cần tách biệt vai trò của chính phủ là chủ sở hữu ra khỏi vai trò điều hành chính sách.

- Tập trung ƣu tiên vốn tín dụng với lãi suất thấp hoặc không lãi suất phục vụ phát triển sản xuất kinh doanh, nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đi liền với đó là giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Đặc biệt hạn chế tín dụng nhập khẩu đối với các mặt hàng tiêu dùng, các mặt hàng xa xỉ. Điều này sẽ giúp phân bổ nguồn vốn hợp lý hơn, giải quyết đƣợc bài toán cung cầu hàng hóa.

- Áp dụng hạn mức tăng trƣởng tín dụng thấp, đặc biệt là hạn chế tăng trƣởng tín dụng ở các ngân hàng thƣơng mại quốc doanh nhƣ Agribank, BIDV, Vietcombank và Vietinbank để tập trung vai trò điều tiết thị trƣờng nằm trong tay NHNN.

- Thực tế trong khi nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ thì lãi ở khối ngân hàng lại rất cao. Do vậy trong tình hình lạm phát tăng cao, ngân hàng phải cùng chia sẻ gánh nặng lạm phát với toàn xã hội, khống chế mức lƣơng thƣởng của ngân hàng.

- Điều chỉnh giá cả hàng hóa theo cơ chế thị trƣờng, các mặt hàng tăng giá này đều là mặt hàng thiết yếu do Nhà nƣớc quản lý giá nên phải đƣợc cạnh tranh công bằng nhƣng phải có sự quản lý của Nhà nƣớc bằng công cụ pháp luật. Nếu không tự do hóa cạnh tranh, tình trạng độc quyền lại tiếp diễn sẽ tạo áp lực cho những đợt tăng giá tiếp theo. Các vụ đầu cơ, lũng đoạn giá cả hàng hóa gây bất ổn kinh tế vĩ mô cần đƣợc xử lý bằng cả biện pháp hành chính và hình sự.

- Yếu tố lòng tin cần đƣợc coi là một giải pháp quan trọng để phát huy hiệu quả điều hành của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, những chính sách của Chính phủ thực thi phải đủ mạnh, nhất quán, có sức thuyết phục để củng cố lòng tin trong ngƣời dân.

- Truyền thông cho ngƣời dân hiểu và đồng thuận, truyền thông trong nội bộ thật mạnh mẽ, để tất cả các thành viên trong nền kinh tế cùng chung tay với Chính phủ kiềm chế và duy trì ổn định lạm phát để kích thích tăng trƣởng kinh tế.

(2) Một số kiến nghị mang tính ngắn hạn. Cần có cơ chế phối hợp đồng bộ, toàn diện giữa các chính sách kinh tế vĩ mô, đặc biệt là sự phối hợp chặt chẽ từ khâu hoạch định chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá, chính sách tỷ giá và các chính sách khác để giải quyết và đạt đƣợc các mục tiêu kiềm chế, duy trì ổn định lạm phát và kích thích tăng trƣởng.

Thực hiện các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng và hấp thụ vốn đầu tƣ của nền kinh tế, đặc biệt là nguồn đầu tƣ từ ngân sách. Để thực hiện điều này, cần nghiên cứu lại việc phân bổ và sử dụng nguồn lực theo hƣớng nguồn lực cần phải đƣợc phân bổ đến những ngành có độ lan tỏa lớn, có giá trị gia tăng cao. Ƣu tiên hỗ trợ những doanh nghiệp có phƣơng án kinh doanh khả thi và những doanh nghiệp có khả năng tiếp cận đƣợc với công nghệ hiện đại để giúp doanh nghiệp trang bị lại thiết bị, cải tiến công nghệ nhằm bắt kịp với nền sản xuất của thế giới. Đồng thời, tiếp tục cải thiện môi trƣờng đầu tƣ và kinh doanh, dù doanh nghiệp nhà nƣớc hay ngoài nhà nƣớc cần có đƣợc sự bình đẳng nhƣ nhau về cơ hội kinh doanh.

Các định hƣớng chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ trong cả năm cần đƣợc công bố ngay từ đầu năm để cho ngƣời dân và doanh nghiệp đƣợc biết. Những dự kiến thay đổi cụ thể về chính sách ở từng thời điểm cụ thể trong năm chỉ nên công bố khi chắc chắn sẽ thực hiện. Đồng thời, các thông tin kinh tế vĩ mô (nhƣ nhập siêu, bội chi ngân sách, dự trữ ngoại hối, cán cân thanh toán, nợ quốc gia…) phải đƣợc công khai, minh bạch ở mức cần thiết để ngƣời dân và doanh nghiệp tránh đƣợc bị động trong sản xuất kinh doanh. Chính phủ cần nâng cao năng lực dự báo và tăng cƣờng phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan dự báo và cơ quan giám sát để đảm bảo thống nhất khi công bố.

Để đảm bảo tăng trƣởng trƣớc mắt cũng nhƣ lâu dài cần giải quyết các vấn đề then chốt của nền kinh tế, đó là cơ sở hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, chất lƣợng nguồn nhân lực thấp, hệ thống tài chính còn bất ổn và mang tính đầu cơ, bộ máy hành chính cồng kềnh, kém hiệu quả.

(3) Một số kiến nghị mang tính dài hạn, Hình thành một hệ thống chính sách thật đồng bộ, có căn cứ và tính đến tác động lâu dài cho toàn thể nền kinh tế. Để kiềm chế lạm phát và tăng trƣởng kinh tế ổn định trong dài hạn, Nhà nƣớc nên đẩy mạnh việc tƣ nhân tham gia đầu tƣ hạ tầng giao thông, gia tăng cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nƣớc và giảm tỉ lệ cổ phần Nhà nƣớc trong các công ty cổ phần...Rà soát, đánh giá lại toàn bộ những biện pháp mang tính kỹ thuật, cơ chế khi chúng ta thực hiện các cam kết quốc tế.

Tạo dựng hàng rào kỹ thuật bảo vệ sản xuất trong nƣớc, giữ vững an ninh kinh tế tài chính, đặc biệt là an ninh tài chính quốc gia.

Thiết lập hệ thống cảnh báo từ xa, chủ động ứng phó trong mọi tình huống để hạn chế những tác động bất lợi cho nền kinh tế.

Có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng khả năng xuất khẩu, từng bƣớc giúp doanh nghiệp vƣơn ra thị trƣờng quốc tế.

Tiếp tục đón nhận các nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, nhƣng có chọn lọc, có dự báo và kiểm soát đƣợc sự chuyển dịch của các luồng vốn, đặc biệt là luồng vốn ngắn hạn, các nguồn vốn đầu tƣ gián tiếp. Từ đó có sự chủ động trong điều hành, kiểm soát lƣợng tiền lƣu thông cũng nhƣ quyết định việc sử dụng các nguồn tiền đó. Do đó, phải thực hiện hết sức kiên quyết và linh hoạt.

Thực hiện tự do vốn hoá nhƣng cần có bƣớc đi thận trọng, có lộ trình cụ thể để giảm dần thâm hụt ngân sách. Giảm thiểu tín dụng chỉ định, tạo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh cho các tổ chức tài chính, quản lý tỷ giá hối đoái theo hƣớng thị trƣờng tự do.

Thực hiện chính sách tiết kiệm triệt để. Chính sách tiết kiệm phải đƣợc thực hiện kiên quyết hơn với những biện pháp cụ thể, rõ ràng. Tiết kiệm thông qua sử dụng đúng mục đích các nguồn lực của đất nƣớc và đã sử dụng thì phải sớm đem lại kết quả. Tất cả những nguồn lực, tài sản của quốc gia phải đƣợc quản lý, phân bổ và sử dụng đúng mục đích và hiệu quả.

Tăng cƣờng hiệu lực của giám sát và đánh giá hoạt động của các tổ chức tài chính theo chuẩn mực quốc tế. Nắm và kiểm soát thực trạng năng lực và sức khoẻ thực của các tổ chức tài chính và toàn bộ nền tài chính quốc gia ở mọi thời điểm.

Kết luận chƣơng 5:

Như vậy tại chương 5, tác giả đã tổng hợp và bình luận lại toàn bộ các kết quả nghiên cứu thu nhận được tại chương 4 về mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát. Đồng thời trên cơ sở đó tác giả cũng đã đưa ra các khuyến nghị nhằm cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam; xác lập ngưỡng lạm phát và mức tăng trưởng hợp lý đảm bảo phát triển bền vững.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Nguyễn Quang Dong (2012), TS.Nguyễn Thị Minh (2012), Giáo trình Kinh tế lượng,

Khoa toán kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Đại học Kinh tế Quốc Dân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Nguyễn Văn Công và cộng sự (2008), Giáo trình nguyên lý Kinh tế Vĩ Mô, Bộ môn Kinh tế Vĩ Mô, Trƣờng đại học Kinh tế Quốc Dân, NXB Lao Động

3. Nguyễn Hoàng Bảo (2004) “Kinh tế lượng ứng dụng”, Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM.

4. N. Gregory Mankiw (2001) “Kinh kế vĩ mô”, do các giảng viên đại học kinh tế Quốc Dân dịch từ nguyên bản, nhà xuất bản Thống Kê.

5. Hoàng Trọng (1999), “Phân tích Dữ liệu đa biến, Ứng dụng trong Kinh tế và kinh doanh”, Nhà xuất bản thống kê.

6. Paul A. Samuelson, William D. Nordhaus: Kinh tế học, t.2; NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997. tr.391.

7. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch: Kinh tế học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội 1992, tr. 205-206.

8. Nghiên cứu bƣớc đầu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2006), Mức độ lạm phát ở Việt Nam với các nước Đông Nam Á, IMF

9. Tú Anh (2008), Phân tích mối quan hệ tăng trưởng và lạm phát, Vụ Chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nƣớc _ sbv.gov.vn

10.Nguyễn Trung Chính, Đại học Ngoại Thương (2010), Mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát qua kết quả phân tích tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đào tạo Ngân hàng, Học Viện Ngân hàng

Tiếng anh

11.Barro, R., 1996. “Inflation and growth”, Federal Reserve Bank of St. Louis Review, vol. 78, pp. 153-169

12.Bruno, M. and W. Easterly, 1998. “Inflation crises and long-run growth”, Journal of Monetary Economics, vol. 41, pp. 3-26

13.Fischer, S., 1993. “The role of macroeconomic factors in economic growth”, Journal of Monetary Economics, vol. 32, pp. 485-512

14.Hamilton, J. D. (1994), “Time Series Analysis”, Princeton University Press, ISBN: 0-691-04289-6

15.Johansen, S., 1988. “Statistical analysis of cointegration vectors”, Journal of Economic Dynamics and Control, vol. 12, pp. 231-254

16.Johansen, S. (1988). "Statistical Analysis of Cointegration Vectors". Journal of Economic Dynamics and Control 12: 231–254.

17.Johansen, S. (1996). Likelihood Based Inference on Cointegration in the Vector Autoregressive Model (2nd ed.). Oxford University Press, Oxford.

18.Hansen, P. R. and Johansen, S. (1998). Workbook on Cointegration. Oxford University Press, Oxford.

19.Mallik and Chowdhury (2001), “Inflation and economic growth: evidence from four South Asian countries”, Asia-Pacific Development Journal, Vol. 8, No. 1, June 2001

20.Sarel, M. (1996), “Nonlinear Effects of Inflation on Economic Growth, IMF Staff Papers 43: 199-215

21.Tobin, J. (1965), “Money and Economic Growth”, Econometrica 32: 671-684. 22.Omoke Philip Chimobi (2010), “Inflation and Economic Growth in Nigeria” ,

Journal of Sustainable DevelopmentVol. 3, No. 2; June 2010

23.Shahzad Hussain (2011), Shahnawaz Malik (2011), “Inflation and Economic Growth: Evidence from Pakistan”, International Journal of Economics and Finance Vol. 3, No. 5; October 2011,

24.N. Gregory Mankiw (2006). Principles of Economics, 4th Edition. South- Western College Pub. ISBN 0324224729.

25.N. Gregory Mankiw (2010). Macroeconomics (7th Edition). Worth Publishers. ISBN 978-1-4292-1887-0.

26.John M. Keynes (1936), General Theory on Employment, Interest and Money

27.PhD Candidate, Department of Economics, Bahauddin Zakariya University Multan, Pakistan

28.Chairman and Professor, Department of Economics, Bahauddin Zakariya University, Multan, Pakistan

PHỤ LỤC 1: MÔ TẢ DỮ LIỆU

Covariance Analysis: Ordinary Date: 09/20/14 Time: 23:47 Sample: 1995Q1 2014Q2 Included observations: 78 Correlation (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Probability CPI GDP GDP_P LOG(GDP) GDP_SA GDP_P_SA

CPI 1.000000 --- GDP 0.182256 1.000000 0.1103 --- GDP_P 0.033005 -0.353213 1.000000 0.7742 0.0015 --- LOG(GDP) 0.176801 0.978634 -0.372903 1.000000 0.1215 0.0000 0.0008 --- GDP_SA 0.168558 0.922710 -0.448140 0.918929 1.000000 0.1402 0.0000 0.0000 0.0000 --- GDP_P_SA 0.021886 -0.445243 0.928362 -0.443515 -0.473826 1.000000 0.8492 0.0000 0.0000 0.0000 0.0000 ---

PHỤ LUC 2: ADF

1/ CPI => Chuỗi gốc dừng 5 và 10%, sai phân cấp 1 cũng dừng

Null Hypothesis: CPI has a unit root Exogenous: Constant

Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.249326 0.0209

Test critical values: 1% level -3.519050

5% level -2.900137

10% level -2.587409

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(CPI)

Method: Least Squares Date: 09/20/14 Time: 11:09 Sample (adjusted): 1995Q3 2014Q2 Included observations: 76 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CPI(-1) -0.170245 0.052394 -3.249326 0.0018

D(CPI(-1)) 0.412502 0.107005 3.854969 0.0002

C 1.058476 0.501053 2.112503 0.0381

R-squared 0.218133 Mean dependent var -0.217537

Adjusted R-squared 0.196712 S.D. dependent var 3.268035

S.E. of regression 2.929020 Akaike info criterion 5.025886

Sum squared resid 626.2785 Schwarz criterion 5.117889

Log likelihood -187.9837 Hannan-Quinn criter. 5.062655

F-statistic 10.18313 Durbin-Watson stat 2.164555

Prob(F-statistic) 0.000126

Null Hypothesis: CPI has a unit root Exogenous: Constant, Linear Trend

Lag Length: 1 (Automatic based on SIC, MAXLAG=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -3.329691 0.0693

Test critical values: 1% level -4.083355 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5% level -3.470032

10% level -3.161982

*MacKinnon (1996) one-sided p-values.

Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(CPI)

Method: Least Squares Date: 09/20/14 Time: 11:09

Sample (adjusted): 1995Q3 2014Q2 Included observations: 76 after adjustments

Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.

CPI(-1) -0.179605 0.053940 -3.329691 0.0014

D(CPI(-1)) 0.418431 0.107586 3.889267 0.0002

C 0.647183 0.734812 0.880746 0.3814

@TREND(1995Q1) 0.012096 0.015769 0.767104 0.4455

R-squared 0.224471 Mean dependent var -0.217537

Adjusted R-squared 0.192158 S.D. dependent var 3.268035

S.E. of regression 2.937311 Akaike info criterion 5.044062

Sum squared resid 621.2015 Schwarz criterion 5.166732

Log likelihood -187.6744 Hannan-Quinn criter. 5.093087

F-statistic 6.946627 Durbin-Watson stat 2.177807

Prob(F-statistic) 0.000359

Null Hypothesis: D(CPI) has a unit root Exogenous: Constant

Lag Length: 0 (Automatic based on SIC, MAXLAG=11)

t-Statistic Prob.*

Augmented Dickey-Fuller test statistic -6.146152 0.0000

Test critical values: 1% level -3.519050

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu tác ĐỘNG của lạm PHÁT đến TĂNG TRƯỞNG KINH tế VIỆT NAM (Trang 72)