Sự tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và đưa ra kết luận.. Việc xác định sự tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế dự
Trang 1MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế 2
1 Lý luận chung về lạm phát 2
1.1 Khái niệm 2
1.2 Phân loại lạm phát 2
1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát 2
1.4 Các phép đo chủ yếu của chỉ số lạm phát 3
2 Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Công cụ phản ánh, chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế 4
2.3 Phương pháp đo lường 6
2.4 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế 7
3 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế 7
II Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011 8
1 Tình hình lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1987-2011 8
2 Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011 10
3 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011 13
KẾT LUẬN 17
Trang 2DANH MỤC BẢNG
Trang Bảng 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011 8 Bảng 2.2: Tỷ lệ lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt 13 Nam giai đoạn 1987-2011
DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang Hình 2.1: Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011 9 Hình 2.2: Tốc độ tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011 11 Hình 2.3: Mối quan hệ giữa lạm phát và tốc độ tăng trưởng kinh tế ở 14 Việt Nam giai đoạn 1987-2011
Trang 3
MỞ ĐẦU
Tăng trưởng kinh tế và lạm phát là hai vấn đề lớn của kinh tế vĩ mô Sự tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế là vấn đề đã được nhiều nhà kinh tế học nghiên cứu và đưa ra kết luận Tuy nhiên, thực tiễn từng quốc gia không phải lúc nào cũng tuân theo các kết quả nghiên cứu đó, đặc biệt là đối với các quốc gia đang trong giai đoạn phát triển và hội nhập như Việt Nam hiện nay Việc xác định sự tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế dựa trên diễn biến kinh tế thực tiễn của Việt Nam trong những năm mở cửa thị trường là việc làm hết sức cần thiết vì đây là cơ sở quan trọng cho việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước Đứng trước thực trạng đó, nhóm nghiên cứu chúng em chọn đề tài: “Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011” Qua việc sử dụng các số liệu thu thập được cùng việc áp dụng các công cụ kinh tế lượng, chúng em hi vọng có thể tìm
ra được mối quan hệ hồi quy thích hợp giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong những năm qua
Bài tiểu luận của chúng em được chia làm 2 phần chính:
Phần 1: Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Phần 2: Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011
Trang 4NỘI DUNG
I Lý luận chung về lạm phát và tăng trưởng kinh tế
1 Lý luận chung về lạm phát
1.1 Khái niệm
Trong kinh tế học, lạm phát là sự tăng lên theo thời gian của mức giá chung của nền kinh tế Trong một nền kinh tế, lạm phát là sự mất giá trị thị trường hay giảm sức mua của đồng tiền.Khi so sánh với các nền kinh tế khác thì lạm phát là sự phá giá tiền
tệ của một loại tiền tệ so với các loại tiền tệ khác
1.2 Ph ân loại lạm phát
Căn cứ vào tốc độ lạm phát các nhà kinh tế thường chia ra làm ba loại lạm phát khác nhau:
Lạm phát vừa phải: Xảy ra khi giá cả tăng chậm và có thể dự đoán trước được Đối với các nước đang phát triển, lạm phát ở mức một con số hay dưới 10% một năm được coi là lạm phát vừa phải Tác hại của lạm phát ở đây là không đáng kể
Lạm phát phi mã: Xảy ra khi giả cả bắt đầu tăng với tỷ lệ hai hoặc ba con số như 20%, 100% hoặc 200% một năm Khi lạm phát kéo dài đồng tiền mất giá nhanh chóng đồng thời sẽ nảy sinh những biến dạng nghiêm trọng cho nền kinh tế
Siêu lạm phát: là trường hợp lạm phát đặc biệt cao Định nghĩa cổ điển về siêu lạm phát do nhà kinh tế người Mỹ Philip Cagan đưa ra là mức lạm phát 50% một tháng trở lên (khoảng 13000% một năm trở lên) Siêu lạm phát thực sự là một tai hoạ, song là hiện tượng cực hiếm
1.3 Nguyên nhân gây ra lạm phát
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai nguyên nhân chính:
Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu trên thị trường về một loại hàng hóa hay dịch
vụ tăng lên sẽ kéo theo sự gia tăng về giá cả của mặt hàng đó Giá cả các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang dẫn đến sự tăng giá của hàng loạt mặt hàng khác trên thị trường Lạm phát do sự tăng lên về cầu này được gọi là “gia tăng do cầu kéo”
Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh
Trang 5nghiệp chắc chắn cũng tăng lên Các doanh nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm Mức giá chung của toàn thể nền kinh
tế cũng tăng
Ngoài ra có một số nguyên nhân khác cũng gây ra lạm phát như:
Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả buộc phải tăng giá thành sản phẩm Điều này gây ra sự tăng mức giá chung trong nền kinh tế dẫn đến tình trạng lạm phát
Lạm phát do cầu thay đổi: Khi thị trường giảm nhu cầu tiêu thụ về một hàng nào
đó, trong khi lượng cầu một mặt hàng khác lại tăng lên Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm) thì mặt hàng có lượng cầu giảm vẫn không giảm giá Trong khi
đó mặt hàng có lượng cầu tăng lại tăng giá Do đó, giá cả chung tăng lên và dẫn tới lạm phát
Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng
Lạm phát do nhập khẩu: Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên
Lạm phát tiền tệ: Khi cung lượng tiền lưu hành trong nước tăng, chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay khi ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước làm cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên sẽ gây ra lạm phát
1.4 Các phép đo chủ yếu của chỉ số lạm phát
Chỉ số lạm phát được đo lường theo chỉ số giá cả Các phép đo phổ biến của chỉ số lạm phát bao gồm:
Trang 6 Chỉ số giá tiêu dùng CPI: Đo lường sự thay đổi về giá cả của một rổ hàng hóa và dịch vụ có tính chất đại diện (như lương thực, năng lượng, quần áo, giao thông) và chưa tính thuế
Chỉ số sản xuất PPI: Đo lường mức tăng giá trong nền kinh tế bị gây nên bởi sự tăng lên của giá phí trong sản xuất
Chỉ tiêu tiêu dùng cá nhân PPE: Chỉ số này tăng cho thấy chi tiêu tăng, kéo theo giá bị áp lực tăng theo, do đó được coi là một trong các chỉ số dùng để dự đoán mức độ lạm phát trong nền kinh tế
Ở Việt Nam: lạm phát được đo theo chỉ số giá tiêu dùng CPI
Cách tính CPI thời kỳ t:
CPIt = 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t)/(Chi phí để mua giỏ hàng hoá
kỳ cơ sở)
Cách tính tỷ lệ lạm phát theo thời kỳ:
πt = CPI CPT t −CPI t−1 t−1 × 100%
π t: lạm phát thời kì t
CPT t: Mức giá cả trung bình thời kỳ t
CPI t −1: Mức giá cả trung bình thời kỳ thời kỳ t-1
2 Lý luận chung về tăng trưởng kinh tế
2.1 Khái niệm
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm) Sự gia tăng được thể hiện ở quy mô và tốc độ Quy mô tăng trưởng phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít, còn tốc độ tăng trưởng được sử dụng với ý nghĩa so sánh tương đối và phản ánh sự gia tăng nhanh hay chậm giữa các thời kỳ
Như vậy, bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế
2.2 Công cụ phản ánh, chỉ tiêu đánh giá và các yếu tố quyết định đến tăng trưởng kinh tế
Công cụ phản ánh tăng trưởng kinh tế:
Hiện nay, trên thế giới người ta thường tính mức gia tăng về tổng giá trị của cải của xã hội bằng các đại lượng tổng sản phẩm quốc dân (GDP) hoặc tổng sản phẩm
Trang 7quốc nội (GNP) Để phản ánh rõ hơn về tăng trưởng kinh tế, người ta thiết lập mô hình tăng trưởng kinh tế có tên là “Mô hình tăng trưởng Solow” Mô hình chỉ ra ảnh hưởng của tiết kiệm, tỷ lệ tăng dân số và tiến bộ công nghệ với sự tăng trưởng theo thời gian của sản lượng, đồng thời còn xác định một vài nguyên nhân gây ra sự khác biệt lớn về mức sống các nước
Những chỉ tiêu đánh giá tăng trưởng kinh tế:
Chỉ tiêu phản ánh quy mô, khối lượng hàng hóa – dịch vụ sản xuất ra: GO, GDP, GNI, NI, NDI Trong đó:
Tổng giá trị sản xuất (GO - Gross Output): là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP - Gross domestic product): là tổng giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong một nước trong một thời kì xác định
Tổng thu nhập quốc dân(GNI – Gross national income): tổng thu nhập về sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng do công nhân của một nước tạo nên trong một khoảng thời gian nhất định
Thu nhập quốc dân (NI – National Income): phần giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ mới sáng tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định;
Thu nhập quốc dân sử dụng (NDI – National Disposable Income): phần thu nhập của quốc gia dành cho tiêu dùng cuối cùng và tích lũy thuần trong một thời kỳ nhất định
Chỉ tiêu phản ánh mức giá trị sản xuất hàng hóa – dịch vụ bình quân đầu người (GDP/người, GNI/người): phản ánh tăng trưởng kinh tế có tính đến sự thay đổi dân số
Các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế :
Nhân tố kinh tế bao gồm:
Các nhân tố tác động trực tiếp đến tổng cung: vốn (K), lao động (L), nguồn tài nguyên, đất đai (R), công nghệ kỹ thuật (T)
Các nhân tố tác động đến tổng cầu: chi cho tiêu dùng cá nhân (C), chi tiêu của Chính phủ (G), chi cho đầu tư (C), chi tiêu qua hoạt động xuất nhập khẩu (NX=X-M)
Trang 8 Các yếu tố phi kinh tế bao gồm: đặc điểm văn hóa – xã hội, thể chế chính trị- kinh tế-xã hội, cơ cấu dân tộc, cơ cấu tôn giáo, sự tham gia của cộng đồng…
2.3 Phương pháp đo lường
Tốc độ tăng trưởng tuyệt đối: ∆Y = Yt – Yt −1
Tốc độ tăng trưởng tương đối: gt = (Yt – Yt −1 ) / Yt −1
Trong đó, Y là quy mô nền kinh tế và được đo bằng GDP (hay GNI):
Y = GDP = C + G + I + (X-M) (nếu tiếp cận từ chi tiêu)
Y = GDP = W + R + i + Pr + Te + OI +Dep (nếu tiếp cận từ thu nhập)
GNI = GDP + chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài
(Chênh lệch thu nhập nhân tố với nước ngoài bằng thu nhập lợi tức nhân tố từ nước ngoài trừ chi trả lợi tức nhân tố ra nước ngoài)
Vì tốc độ tăng trưởng kinh tế đo lường sự gia tăng của mức sản xuất, là một biến thực tế nên đo lường chúng ta sử dụng GDP thực tế Đó là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả được xác định theo mặt bằng của năm gốc (giá so sánh)
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được coi là phản ánh gần đúng nhất mức độ cải thiện mức sống của người dân đó là sử dụng GDP thực tế bình quân đầu người để tính toán
g t= y t − y y t −1 t−1 ×100 %
Trong đó:y t là thực tế bình quân đầu người năm t
Tốc độ tăng trưởng bình quân theo thời kỳ:
Y n = Y0×(1+g a)n
g a=n
√Y n
Y0 - 1
Trong đó:
Y0: sản lượng năm gốc
Y n: sản lượng năm n
n: số năm trong giai đoạn tính cả năm 0
g a: tốc độ tăng trung bình trong cả thời kỳ
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tính theo đầu người:
Công thức: g y / p =g y −g p
Trang 9g y / p: tốc độ tăng trường GDP tính theo đầu người
g y: tốc độ tăng trưởng GDP
g p : tốc độ tăng dân số
2.4 Ý nghĩa của tăng trưởng kinh tế
Làm cho mức thu nhập dân cư tăng, phúc lợi xã hội và chất lượng cuộc sống của cộng đồng được cải thiện
Tạo điều kiện giải quyết công ăn, việc làm, giảm thất nghiệp
Tạo tiền đề vật chất để củng cố an ninh quốc phòng, củng cố chế độ chính trị, tăng
uy tín và vai trò quản lí của nhà nước đối với xã hội
Điều kiện tiên quyết để khắc phục sự tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước đã phát triển đặc biệt là đối với các quốc gia chậm phát triển
3 Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
Có rất nhiều các nghiên cứu của các nhà kinh tế học thuộc các trường phái khác nhau đã chỉ ra xu hướng tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế
Trường phái tiền tệ cho rằng trong ngắn hạn, khi chính phủ tăng lượng cung tiền sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời cũng làm ra tăng lạm phát do đó tăng trưởng và lạm phát có mối quan hệ cùng chiều
Theo trường phái Keynes, mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu dương, điều này trùng với kết quả nghiên cứu của Tobin được nghiên cứu năm 1965
Tuy nhiên, tỉ lệ lạm phát cao sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế Lạm phát ở mức cao sẽ dẫn đến tình trạng bất ổn trong lĩnh vực kinh tế và làm tăng rủi ro của các hoạt động đầu tư Lạm phát làm thay đổi giá cả tương đối và được xem như một loại “thuế” đối với nền kinh tế Những nghiên cứu gần đây của Fisher (1993), Barro (1996), Bruno và Easterly ( 1998) đã chỉ ra mối quan hệ giữa tăng trưởng và lạm phát mang dấu âm ở nhiều nước khác nhau Xa hơn, Khan và Senhadji (2001)
đã tìm thấy “ngưỡng” của mức lạm phát là 11% mà theo đó mối quan hệ tăng trưởng – lạm phát mang dấu âm khi tỉ lệ lạm phát vượt ngưỡng này và mang dấu dương trong những trường hợp cò lại Bên cạnh đó, các nghiên cứu của Fisher (1993) và Sarel (1996) đã cho thấy lạm phát và tăng trưởng có mối quan hệ phi tuyến tính
Trang 10 Rất nhiều các nghiên cứu khác về sự ảnh hưởng qua lại giữa tăng trưởng và lạm phát với các phương pháp khác nhau được công bố Mallik và Chowdhury (2001)
đã sử dụng hồi quy đồng kết (co- integration regression) và mô hình sai số hiệu chỉnh (ECM- Error Correction Model) để xem xét mối quan hệ cùng chiều giữa tăng trưởng và lạm phát trong dài hạn tại bốn nước Nam Á (Bangladesh, Ấn Độ, Pakistan và Sri- Lanka) Thêm vào đó, Faria and Carneiro (2001) cũng sử dụng kiểm định nghiệm đơn vị (unit root test) được đề xuất bởi Dickey- Fuller (DF) và Augmented Dickey- Fuller (ADF) (1979) và phương pháp phần tích phương sai (Variace Decomposition) dựa trên mô hình VAR ( Vector Autoregressive Model) cho thấy, lạm phát không ảnh hưởng đến sản lượng thực tế (GDP) trong dài hạn, tuy nhiên trong ngắn hạn thì ảnh hưởng của lạm phát đến sản lượng thực tế (GDP) lại mang dấu âm
II Tác động của lạm phát đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 1987-2011
1 Tình hình l ạm phát của Việt Nam giai đoạn 1987-2011
Nghiên cứu thực trạng lạm phát ở Việt Nam giai đoạn từ 1987 đến nay, ta có bảng
số liệu về thực trạng lạm phát của Việt Nam như sau (ở Việt Nam, CPI được sử dụng
để đánh giá về tình hình lạm phát)
BẢNG 2.1: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 1987-2011
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ các báo cáo thường niên của Tổng cục Thống kê.)
Năm 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994
Tỷ lệ lạm
phát (%)
Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2004
Tỷ lệ lạm
phát (%)
Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011