1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam (tt)

3 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 125,34 KB

Nội dung

Trên cơ sở nhận thức về vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế, tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” tron

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong xu thế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của các nền kinh tế Đối với Việt Nam cũng vậy, xuất khẩu hàng hóa tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Xuất khẩu tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất phát triển, tạo điều kiện mở cửa thị trường cung cấp yếu tố đầu vào cho sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất trong nước, là phương tiện quan trọng tạo ra vốn và kỹ thuật, công nghệ từ thế giới bên ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hóa nền kinh tế và tạo ra năng lực sản xuất mới

Trên cơ sở nhận thức về vai trò của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế,

tác giả quyết định nghiên cứu đề tài “Phân tích tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam” trong quá trình thực hiện luận văn thạc sĩ của mình

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích của luận văn là nghiên cứu tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Với các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hoá các lý thuyết về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

- Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá cũng như tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt nam trong thời gian qua

- Tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích định lượng trong việc ước lượng

và kiểm định tác động của xuất khẩu đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Trang 2

- Đưa ra những đánh giá phù hợp và đề xuất một số giải pháp có thể giúp tăng thêm khả năng đóng góp của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong thời gian tới

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về xuất khẩu và tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2009 Tuy nhiên, bộ số liệu sử dụng trong phân tích định lượng về tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam chỉ được cập nhật đến năm 2007

- Đối tượng nghiên cứu:

 Thực trạng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam giai đoạn 1990-2009

 Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

- Các phương pháp nghiên cứu chung và đặc thù: Phân tích tổng hợp, lô gíc

và lịch sử…

- Phân tích định lượng thông qua việc xây dựng các mô hình kinh tế lượng

để kiểm định tác động của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

- Về lý luận: Hệ thống hoá các lý thuyết về mối quan hệ giữa xuất khẩu và

tăng trưởng kinh tế; xây dựng mô hình kinh tế lượng về mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế

- Về thực tế: Đánh giá thực trạng xuất khẩu hàng hoá và tác động của xuất

khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt nam

- Đề xuất giải pháp: Đề xuất một số giải pháp có thể giúp tăng thêm khả

năng đóng góp của xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

6 Kết cấu luận văn

Trang 3

Luận văn bao gồm bốn chương: Sau lời giới thiệu, Chương 1 sẽ trình bày cơ

sở lý luận của luận văn Chương 2 đánh giá thực trạng xuất khẩu và tăng trưởng

kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn 1990-2009 và tác động của xuất khẩu đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Chương 3 kiểm định tác động của xuất khẩu đến

tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua mô hình kinh tế lượng (Giai đoạn

1990-2007) Chương 4 đề xuất một số giải pháp nhằm khuyến khích xuất khẩu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam Phần kết luận sẽ tóm lược các kết

quả đạt được của luận văn

Ngày đăng: 21/09/2017, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w