1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long

76 645 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 2,9 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Để đối mặt và thích nghi với hàng loạt những rủi ro về biến động thị trường, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,… trong sản xuất nông ngh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÂM THỊ NGỌC SOÀN

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kinh Tế Nông Nghiệp

Mã ngành: 52620115

11 - 2014

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÂM THỊ NGỌC SOÀN MSSV: 4114647

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG

ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành: 52620115

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN PHẠM LÊ THÔNG

11 - 2014

Trang 3

i

LỜI CẢM TẠ

Trong suốt quá trình học tập vừa qua, em đã nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo nhiệt tình của Quý Thầy, Cô, khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, nhờ Quý Thầy, Cô, em đã tiếp thu được rất nhiều kiến thức bổ ích, đặc biệt là những kiến thức cần thiết cho quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa

Em xin chân thành cảm ơn Quý thầy cô vì đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em thực hiện đề tài này, đặc biệt là Thầy Phạm Lê Thông, Thầy đã luôn nhiệt tình hướng dẫn, định hướng kiến thức và đóng góp ý kiến cho em, để

em có thể hoàn thành tốt đề tài luận văn của mình

Sau cùng, em xin gởi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình và những người bạn trong tập thể lớp Kinh tế nông nghiệp, cảm ơn mọi người đã luôn khuyến khích, động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp này

Kính chúc sức khỏe quý thầy cô, gia đình và bạn bè!

Cần Thơ, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Lâm Thị Ngọc Soàn

Trang 4

ii

LỜI CAM KẾT

Tôi xin cam đoan luận văn này được hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên

cứu của chính tôi và các kết quả nghiên cứu này chưa được dùng cho bất cứ luận

văn cùng cấp nào khác

Cần Thơ, ngày tháng năm

Sinh viên thực hiện

Lâm Thị Ngọc Soàn

Trang 5

iii

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng năm

Giảng viên hướng dẫn

Trang 6

iv

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Cần Thơ, ngày tháng năm

Giảng viên phản biện

Trang 7

v

MỤC LỤC

Trang

CHƯƠNG 1 1

GIỚI THIỆU 1

1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2

1.2.1 Mục tiêu chung 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4.1 Phạm vi không gian 3

1.4.2 Phạm vi thời gian 3

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4

2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 4

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan 4

2.1.2 Tổng quát về các nguồn lực chính của nông hộ 9

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 10

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 14

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu 15

CHƯƠNG 3 23

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA VÙNG ĐBSCL 23

3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÙNG ĐBSCL 23

Trang 8

vi

3.1.1 Vị trí địa lý của vùng ĐBSCL 23

3.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSCL 24

3.2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VÙNG

ĐBSCL 28

3.2.1 Tình hình kinh tế của vùng ĐBSCL 28

3.2.2 Tình hình xã hội của vùng ĐBSCL 33

3.2.3 Tình hình thu nhập ở vùng ĐBSCL 34

CHƯƠNG 4 36

PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU THU NHẬP THEO HƯỚNG PNN CỦA NÔNG HỘ Ở ĐBSCL 36

4.1 PHÂN TÍCH CÁC NGUỒN LỰC CỦA HỘ 36

4.1.1 Nguồn lực con người 36

4.1.2 Nguồn lực tự nhiên 38

4.1.3 Nguồn lực tài chính 39

4.1.4 Nguồn lực xã hội 40

4.2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG ĐBSCL TRONG GIAI ĐOẠN 2002 - 2012 41

4.3 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG CỦA MÔ HÌNH 43

4.4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA QUÁ

TRÌNH CĐCCTN THEO HƯỚNG PNN CỦA NÔNG HỘ ĐBSCL 52

CHƯƠNG 5 56

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

5.1 KẾT LUẬN 56

5.2 KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 58

PHỤ LỤC 61

Trang 9

vii

DANH SÁCH BẢNG

Trang

Bảng 2.1: Tổng quát về các nguồn lực chính của nông hộ 9

Bảng 2.2: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến giải thích trong mô hình (1) 18

Bảng 2.3: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến giải thích trong mô hình (2) 20

Bảng 3.1: Giá trị và cơ cấu tổng sản phẩm (GDP) vùng ĐBSCL 29

Bảng 3.2: Diện tích, dân số và mật độ dân số của ĐBSCL 33

Bảng 3.3: Thu nhập bình quân nhân khẩu chia theo tỉnh, thành phố vùng

ĐBSCL 34

Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ vùng ĐBSCL 37

Bảng 4.2: Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ vùng 39

Bảng 4.3: Nguồn tiết kiệm của nông hộ vùng ĐBSCL 40

Bảng 4.4: Nguồn điện của nông hộ vùng ĐBSCL 40

Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL 41

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định CĐCCTN theo hướng PNN của nông hộ ĐBSCL 44

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định CĐCCTN theo hướng PNN của nông hộ ĐBSCL kết hợp các năm 2002, 2008 và 2012 47

Bảng 4.8: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ĐBSCL 49

Bảng 4.9: Kết quả ước lượng mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ĐBSCL kết hợp các năm 2002, 2008 và 2012 51

Trang 11

ix

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CĐCCTN: Chuyển đổi cơ cấu thu nhập

ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long

GDP: Gross Domestic Product

(Tổng sản phẩm quốc nội)

PNN: Phi nông nghiệp

OLS: Ordinary Least Squares

(Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất)

2SLS: Two-Stage Least Squares

(Phương pháp ước lượng bình phương bé nhất 2 giai đoạn) VHLSS: Viet Nam Household Living Standards Survey

(Điều tra mức sống hộ gia đình Việt Nam)

VN: Việt Nam

Trang 12

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Để đối mặt và thích nghi với hàng loạt những rủi ro về biến động thị trường, ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh,… trong sản xuất nông nghiệp, các nông hộ ở Việt Nam (VN) nói chung và ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói riêng ngày càng nhận thức được sự cần thiết của việc thay đổi trong phương thức sản xuất, cơ cấu mùa vụ và đa dạng hóa nguồn thu nhập Đồng thời, nông hộ còn tích cực tham gia phân phối lại các nguồn lực của gia đình vào các hoạt động phi nông nghiệp (PNN) nhằm tìm kiếm nguồn thu nhập bổ sung, góp phần chuyển đổi cơ cấu thu nhập (CĐCCTN), giảm thiểu rủi ro và ổn định thu nhập của người nông dân (Ellis, 2000)

CĐCCTN theo hướng phát triển PNN là điều kiện quan trọng đưa sinh

kế nông thôn tiến theo con đường phát triển bền vững Điều này lần lượt đúng với hai quan điểm của Davies (1993) và Campbell (1999): “Để phát triển sinh

kế bền vững cần hạn chế sự phụ thuộc lâu dài vào một nguồn thu nhập duy nhất” và “Các hoạt động PNN cần được khuyến khích trong cơ cấu thu nhập của nông hộ” Đây chính là hai dẫn chứng cụ thể cho sự cần thiết của sự CĐCCTN theo hướng PNN của các nông hộ, đồng thời cho thấy sự đóng góp ngày càng đáng kể của các hoạt động PNN vào cơ cấu thu nhập của hộ gia đình nông thôn

Để phát huy vai trò là một trong bảy vùng kinh tế trọng điểm của cả nước, ĐBSCL luôn đi đầu trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đa dạng hóa thu nhập và kéo theo đó là sự CĐCCTN của nông hộ Cụ thể, các hoạt động tạo thu nhập của nông hộ trong vùng ngày càng có xu hướng dịch chuyển vào các hoạt động PNN, nếu như năm 2002 số hộ gia đình tham gia hoạt động PNN chiếm 37,7%, tỷ lệ này tăng lên 44,7% vào năm 2008 và càng tăng hơn nữa vào năm 2012 đạt đến 50,1% (Tổng cục thống kê, 2014)

Thêm vào đó là sự gia tăng số lượng hoạt động PNN mà nông hộ tham gia qua các năm Theo số liệu của Tổng cục thống kê, số hộ trong vùng tham gia vào hai hoạt động PNN có xu hướng tăng dần, lần lượt là 15,1%, 17,3% và 19,0% cho các năm 2002, 2008 và 2012 tương ứng, cho thấy hộ đã dần nhận thức được ý nghĩa và sự đóng góp đáng kể của PNN vào sự biến chuyển trong thu nhập của hộ gia đình

Trang 13

Bài nghiên cứu này nhằm tìm ra những yếu tố quyết định đến sự CĐCCTN theo hướng phát triển PNN của nông hộ ở ĐBSCL và mối liên hệ giữa quá trình CĐCCTN và nguồn thu nhập nhận được của nông hộ sau khi áp dụng sự chuyển đổi này

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

- Đề xuất một số giải pháp nhằm ổn định và tăng thu nhập cho nông

hộ tại địa bàn nghiên cứu

1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

- Thực trạng của quá trình CĐCCTN theo hướng phát triển PNN của nông hộ tại ĐBSCL như thế nào?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định CĐCCTN theo hướng PNN của nông hộ vùng ĐBSCL?

- Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu?

- Giải pháp nào giúp ổn định và tăng thu nhập cho nông hộ vùng ĐBSCL?

Trang 14

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.4.1 Không gian nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được thực hiện ở ĐBSCL

1.4.2 Thời gian nghiên cứu

Đề tài sử dụng số liệu về điều tra mức sống dân cư Việt Nam các năm

2002, 2008 và 2012

1.4.3 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ ở ĐBSCL

Trang 15

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1 Một số khái niệm có liên quan

2.1.1.1 Khái niệm và một số vấn đề liên quan đến nông hộ

* Khái niệm nông hộ

Hộ đã có từ lâu đời, cho đến nay vẫn tồn tại và phát triển Theo Điều 106

Bộ luật Dân sự Việt Nam, năm 2005, hộ gia đình là hộ mà các thành viên có tài sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp hoặc một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định, hộ là chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự thuộc các lĩnh vực này

Nhiều nhà khoa học cũng đưa ra nhiều quan điểm về nông hộ:

- Theo Chayanov (1992): “Hộ nông thôn là đơn vị sản xuất rất ổn định,

là đơn vị tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp” Quan điểm của ông đã được áp dụng rộng rãi trong chính sách nông nghiệp tại nhiều quốc gia trên thế giới Mặc khác, nông hộ còn là nguồn lực hữu hiệu cho các hoạt động PNN (Ellis, 2000)

- Đồng tình với quan điểm của Chayanov, hai tác giả Lundahl (1979) và Bengtsson (2001) cũng đã đưa ra luận điểm của mình: “Hộ nông thôn là đơn

vị sản xuất cơ bản” Nông hộ ngày càng đóng góp nhiều hơn trong quá trình tăng trưởng kinh tế của cả nước, cả về hoạt động nông, lâm, ngư nghiệp hay PNN, góp phần quan trọng đưa nền kinh tế nước ta lên một tầm cao mới

- Còn theo quan điểm của Đào Thế Tuấn (1997): “Hộ nông thôn là những hộ chủ yếu hoạt động nông nghiệp theo nghĩa rộng, bao gồm cả nghề rừng, nghề cá và các hoạt động PNN ở nông thôn” Quan điểm này gần như đã đồng tình với quan điểm của Ellis (2000), đều cho rằng, nông hộ có nhiều tiềm năng phát triển cả về nông nghiệp lẫn PNN, góp phần cải thiện mức sống của

hộ tại nông thôn

* Đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ

Nông hộ là đơn vị tái sản xuất chứa đựng các yếu tố hay nguồn lực của quá trình tái sản xuất (lao động, đất đai, vốn, kỹ thuật), là đơn vị sản xuất tự thực hiện quá trình tái sản xuất dựa trên việc phân bổ các nguồn lực vào các

Trang 16

ngành sản xuất để thực hiện tốt các chức năng của nó Trong quá trình đó, nó

có mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị khác và với hệ thống kinh tế quốc dân Khai thác đầy đủ những khả năng và tiềm lực của nông hộ sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế quốc dân (Chu Vũ Văn, 1995)

Nông hộ là tế bào kinh tế - xã hội, là hình thức tổ chức cơ sở của nông nghiệp lẫn PNN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho mỗi quốc gia nhất định Về kinh tế, các thành viên trong mỗi hộ gắn kết với nhau trong quan hệ

sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối sản phẩm Các thành viên trong nông hộ có chung mục tiêu và lợi ích là lao động nhằm đáp ứng nhu cầu, thoát khỏi đói nghèo và phát triển kinh tế Các thành viên trong gia đình cùng lao động, gần gũi nhau, hiểu nhau về khả năng, đặc điểm của mỗi người tạo nên điều kiện cho việc phân công, hợp tác được hợp lý hơn (Đặng Quốc Tiến, 1993)

2.1.1.2 Khái niệm và các vấn đề liên quan đến thu nhập

* Khái niệm thu nhập

Theo Tổng cục Thống kê (2006), thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi trừ đi chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng

* Thu nhập của hộ bao gồm:

- Thu nhập từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản mà hộ tự làm trong một thời gian nhất định, thường là một năm

- Thu nhập từ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch

vụ mà hộ tự làm trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Thu nhập từ tiền công, tiền lương: là toàn bộ số tiền công, tiền lương và giá trị hiện vật quy thành tiền, mà người lao động nhận được từ hoạt động làm công ăn lương trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

Trang 17

- Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp và săn bắt thuần dưỡng chim thú trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Thu nhập từ sản xuất lâm nghiệp: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất lâm nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Thu nhập từ sản xuất thủy sản: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà nông hộ nhận được từ hoạt động đánh bắt, nuôi trồng và dịch vụ thủy sản trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh dịch vụ: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, sau khi đã trừ thuế sản xuất hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ hộ tự làm trong một khoảng thời gian nhất định, thời là một năm

- Thu nhập từ nguồn thu khác tính vào thu nhập: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền, mà hộ nhận được từ thu khác được tính vào thu nhập như thu cho biếu, mừng, lãi tiết kiệm,… trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm

2.1.1.3 Khái niệm và các vấn đề liên quan PNN

* Khái niệm PNN

- Thu nhập từ PNN: là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật quy thành tiền sau khi đã trừ thuế và chi phí sản xuất mà hộ gia đình nhận được từ hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ mà hộ tự làm trong một thời gian nhất định, thường là một năm (Tổng cục Thống kê, 2006)

- Theo Tổng cục thống kê (2008), hoạt động PNN đề cập đến những hoạt động mà không phải là nông, lâm, ngư nghiệp Tuy nhiên, PNN không bao gồm thương mại, chế biến sản phẩm nông nghiệp (ngay cả trong trường hợp sơ chế, diễn ra tại nông trại) Công việc PNN có thể phân chia thành tiền lương (bao gồm cả lĩnh vực nông nghiệp) và tự doanh, mà không phải là tự doanh trong nông nghiệp Các hoạt động PNN ở nông thôn thường bao gồm sản xuất, thương mại, xây dựng, giao thông vận tải, truyền thông và dịch vụ

Trang 18

* Vai trò của PNN

Hoạt động PNN có thể được hiểu là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp hay dịch vụ… nhằm tạo ra công ăn việc làm, giải quyết lao động dư thừa, nâng cao thu nhập và góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân Vì vậy, để phát triển các ngành nghề PNN, đòi hỏi phải có thời gian và phải trải qua những bậc thang nhất định của sự phát triển Đầu tiên là sự thay đổi về lượng, khi lượng đã tích lũy đến độ nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất

Đó là quá trình chuyển hóa dần từ thuần nông sang bán nông, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân Quá trình chuyển đổi này nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó sự tác động của con người có ý nghĩa rất quan trọng (Tổng cục Thống kê, 2008)

Do đó, việc phát triển các hoạt động sản xuất PNN sẽ thúc đẩy phân công lao động xã hội, phát triển ngành nghề, thu hút vốn và phát huy nguồn lực trong nông hộ, tận dụng nguồn lao động dư thừa, tạo thu nhập và quan trọng hơn, nó là giải pháp có hiệu quả để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn

2.1.1.4 Các vấn đề liên quan đến chuyển đổi cơ cấu

Theo Chenery (1988), khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế là các thay đổi về cơ cấu kinh tế và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của tổng sản phẩm quốc dân (GDP), bao gồm sự tích luỹ của vốn vật chất và con người, thay đổi nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm Ngoài ra còn các quá trình kinh tế xã hội kèm theo như đô thị hoá, biến động dân số, thay đổi trong thu nhập Khái niệm chuyển đổi cơ cấu kinh tế được sử dụng đồng nghĩa với cụm

từ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, được một số tài liệu nghiên cứu khác sử dụng,

về bản chất chỉ sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế (change hay transformation) Fisher (1935) phân biệt ba khu vực kinh tế sơ cấp (nông nghiệp), cấp hai (công nghiệp) và cấp ba (dịch vụ) Trong sự phát triển của thu nhập, việc làm

và đầu tư, nền kinh tế chuyển dần từ khu vực sơ cấp sang cấp hai và một phần sang cấp ba Clark (1940) phát triển thêm và cho rằng chính năng suất lao động trong các khu vực đã quyết định việc chuyển lao động từ khu vực năng suất thấp sang khu vực năng suất cao

Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp phụ thuộc vào việc chuyển đổi cơ cấu của cả nền kinh tế Theo nghiên cứu của nhiều nước trên thế giới, giữa tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và PNN có sự tương quan rất chặt chẽ: 1% tăng trưởng nông nghiệp tương ứng với 4% tăng trưởng PNN Ở Việt Nam, khái niệm về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn là: “Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn thể hiện ở việc đa dạng hoá sản xuất, phát triển nông nghiệp toàn diện để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Trang 19

tăng lên của xã hội và phát triển ngành nghề PNN, nhằm rút bớt lao động ra khỏi nông nghiệp và nông thôn, tăng năng suất lao động nông nghiệp và tăng thu nhập của hộ nông dân” (Đào Thế Tuấn và cộng sự, 1997)

Theo Todaro (2002), quá trình phát triển nông nghiệp trải qua ba giai đoạn từ thấp đến cao, tương ứng với mỗi giai đoạn là cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với vai trò ảnh hưởng của các nhân tố, cụ thể là:

+ Giai đoạn 1: Nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp – đất đai và lao động là những yếu tố chủ yếu tham gia vào quá trình sản xuất Đầu tư vốn không cao

+ Giai đoạn 2: Chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản xuất, thể hiện ở chỗ: cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên từng đơn vị diện tích đất nông nghiệp, trên từng hộ được phát triển theo hướng hỗn hợp và đa dạng, để thay thế cho chế độ độc canh trong sản xuất trước kia

Cải tiến kỹ thuật canh tác, sử dụng giống mới kết hợp với phân bón hóa học và tưới tiêu nước chủ động, làm tăng năng suất, sản lượng nhưng đồng thời tiết kiệm được diện tích đất sản xuất, phát triển nhiều loại sản phẩm hàng hóa phù hợp với nhu cầu thị trường và góp phần tăng thu nhập cho nông hộ

+ Giai đoạn 3: Phát triển sản xuất ở quy mô trang trại lớn theo hướng chuyên môn hóa, áp dụng tối đa công nghệ mới vào sản xuất một số sản phẩm riêng biệt có lợi thế cạnh tranh cao Do đó, yếu tố vốn và công nghệ trở thành các yếu tố quyết định và tăng sản lượng nông nghiệp

Tóm lại, Todaro đã nhấn mạnh vai trò của các yếu tố vốn và công nghệ đến quá trình thay đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp qua các giai đoạn từ độc canh sang chuyên canh và chuyên môn hóa ở mức cao

Song song đó, mục đích của chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn cũng nhằm tăng năng suất lao động cho người dân, qua đó nâng cao thu nhập của hộ Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường, giá cả nông sản không

ổn định và mức độ cạnh tranh không cao, là một trong những yếu tố thúc đẩy nông dân chuyển đổi loại hình sản xuất trong cơ cấu kinh tế nông hộ Hộ phải chấp nhận sự lựa chọn giữa nâng cao thu nhập và rủi ro cao, hoặc thu nhập thấp với rủi ro thấp Do đó, đa dạng hóa sản xuất trong cả nông nghiệp lẫn PNN, chính biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu rủi ro khi hộ chấp nhận tham gia vào thị trường chung

Trang 20

2.1.2 Tổng quát về các nguồn lực chính của nông hộ

Có nhiều tác giả đã đưa ra nhiều cách phân loại các nguồn lực chính của nông hộ khi tham gia vào quá trình đa dạng hóa nhằm tìm kiếm thu nhập

từ các hoạt động khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là hoạt động PNN, kéo theo đó là sự CĐCCTN theo hướng PNN của nông hộ ở nông thôn

Theo Bosma (2005), nguồn lực của nông hộ chủ yếu được phân loại thành 3 nhóm chính, nguồn lực tự nhiên - xã hội, nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính:

Bảng 2.1 Tổng quát về các nguồn lực chính của nông hộ

Nguồn lực tự nhiên

- xã hội

Nguồn lực tự nhiên như đất, nước, thời tiết, khí hậu, là nguồn lực cần thiết cho các hoạt động tạo nên thu nhập cho nông hộ

Nguồn lực xã hội thể hiện qua các mối quan hệ xã hội, thúc đẩy khả năng hợp tác và tham gia của các thành viên vào các công việc chung của vùng, địa phương, nơi hộ cư trú, được hình thành từ quá trình tạo thu nhập của người nông dân

Nguồn nhân lực

Vốn tri thức, trình độ chuyên môn, khả năng lao động và sức khỏe của người lao động Các cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện, nước, năng lượng và thông tin liên lạc), thiết bị sản xuất, những phương tiện cần thiết cho cuộc sống con người

cả hoạt động nông nghiệp, lẫn PNN

Trang 21

- Vốn nhân lực: thể hiện ở trình độ học vấn, chuyên môn, tình trạng sức khỏe, tuổi thọ trung bình của nông hộ, là yếu tố quan trọng trong mọi hoạt động của nền kinh tế và quá trình tìm kiếm thu nhập của người dân Vốn nhân lực càng lớn mạnh, kinh tế càng phát triển và thu nhập của hộ sẽ càng được nâng cao

- Vốn xã hội: là mối liên hệ giữa các thành viên trong cộng đồng, thúc đẩy khả năng hợp tác và tham gia các hoạt động chung của xã hội, cũng như trong quá trình phát triển kinh tế, tạo thu nhập cho người dân Ví dụ: hội khuyến nông hoặc hợp tác xã

- Vốn tài chính: phản ánh khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay từ các tổ chức tín dụng hoặc các khoản vay không chính thức, là điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất của hộ, nhất là các hoạt động PNN, vì PNN luôn cần một lượng vốn đầu tư nhất định, góp phần nâng cao mức đa dạng về sinh kế, tạo bước tiến triển trong thu nhập của nông hộ

- Vốn cơ sở hạ tầng: là hệ thống hỗ trợ do con người tạo ra (ví dụ như: đường sá, giao thông, thủy lợi, nguồn điện sử dụng, ), những vật chất sẵn có giúp cho việc đầu tư, phát triển kinh tế và tăng thu nhập cho người dân Khác với vốn tự nhiên, vốn cơ sở hạ tầng không tự khôi phục và phát triển, chúng cần được xây dựng và bổ sung

Tóm lại, hai tác giả đều có cách phân loại các nguồn lực của nông hộ riêng biệt nhau, nhưng xét cho cùng, cả hai quan điểm đều có cách lập luận giống nhau về đặc điểm của nguồn nhân lực, nguồn lực tự nhiên, xã hội, tài chính và cơ sở hạ tầng, chỉ duy nhất có sự khác biệt về cách phân nhóm cho các nguồn lực đó Điểm chung thứ hai của hai tác giả là đều chỉ ra sự cần thiết nhất định của các nguồn lực này trong quá trình tạo thu nhập cho người nông dân, từ các hoạt động thông thường đến các hoạt động mang tính chất đa dạng hóa cao, và nhất là các hoạt động trong lĩnh vực PNN

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Ngày nay, đa dạng hóa đang là vấn đề rất phổ biến trong các hoạt động tạo thu nhập của phần lớn nông hộ ở nông thôn (Ellis, 2000) Hộ không còn tập trung vào một nguồn thu nhập, một hoạt động bất kỳ hoặc giữ tất cả các tài sản của gia đình trong một hình thức duy nhất nữa, ngược lại hộ bắt đầu tham gia vào công cuộc đa dạng hóa các hoạt động tạo và tìm kiếm nhiều nguồn thu nhập, đặc biệt là thu nhập từ các hoạt động PNN, với hy vọng duy trì, ổn định nguồn thu nhập và nâng cao mức sống cho gia đình

Trang 22

Có rất nhiều quan điểm của nhiều nhà chính sách về sự cần thiết và quan trọng của sự đa dạng hóa Đặc biệt là đa dạng hóa trong các hoạt động PNN đã và đang góp phần cải thiện nguồn thu nhập của nông hộ ở nông thôn Mặt khác, đa dạng hóa thu nhập lại chính là biểu hiện cụ thể của CĐCCTN

Do đó, quá trình CĐCCTN của nông hộ theo hướng phát triển các hoạt động PNN thực sự là phương thức cần thiết để nông hộ của VN nói chung và ĐBSCL nói riêng duy trì và ổn định nguồn thu nhập

Theo quy luật tiêu dùng của Engel (1900), khi thu nhập hộ gia đình tăng lên, tỷ trọng tiêu dùng phân bổ cho các sản phẩm nông nghiệp lại càng giảm xuống Ở cấp quốc gia, xu hướng này thể hiện cho quá trình CĐCCTN, trong đó, sự đóng góp của khu vực PNN vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nền kinh tế có xu hướng tăng theo tốc độ tăng GDP bình quân đầu người

Sự tăng trưởng trong GDP của PNN có liên quan đến sự phát triển của PNN tại các vùng nông thôn, tỷ lệ di cư theo mùa vụ hoặc tạm thời của cư dân nông thôn ra thành thị làm việc trong các hoạt động PNN, và cuối cùng là di cư vĩnh viễn từ nông thôn ra thành thị

Đồng tình với quan điểm trên, Kinsey và cộng sự (1998), cũng cho rằng

đa dạng hóa thu nhập cũng chính là một chiến lược đối phó được sử dụng trong thời gian hạn hán ở các khu vực của Châu Phi, nơi mà thu nhập chính thường tập trung vào những nguồn thu nhập thấp, từ các việc làm hàng ngày hưởng lương theo sản phẩm nông nghiệp Bằng mô hình hồi quy tuyến tính, các tác giả cho rằng vai trò của đa dạng hóa thu nhập trong cả môi trường đô thị lẫn nông thôn đều chưa được chú trọng, các hộ gia đình nghèo ở đô thị cũng phải đối mặt với những rủi ro tương tự như ở nông thôn, chẳng hạn như: thay đổi lao động, thị trường, điều chỉnh cơ cấu và thay đổi chính sách kinh tế

vĩ mô Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng tỷ trọng PNN là một chỉ số trung gian để thể hiện mức độ đa dạng hóa thu nhập, tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động PNN càng cao thì mức độ đa dạng hóa thu nhập của nông hộ càng lớn và ngược lại Điều này chứng minh mức độ đa dạng hóa thu nhập tỷ lệ thuận với

sự phát triển của các hoạt động PNN và sự cần thiết của PNN trong cơ cấu thu nhập của hộ gia đình

Nghiên cứu thực nghiệm ở Ethiopia bởi Dercon (1996); phía nam Mali

bởi Abdulai và cộng sự (2001); Ấn Độ bởi Micevska (2008), lại tập trung vào

đa dạng hóa trong lĩnh vực nông nghiệp Thành phần gia đình dường như có ảnh hưởng đến chiến lược đa dạng hóa các hoạt động nông nghiệp: mỗi thành viên trưởng thành tăng thêm trong một hộ gia đình làm tăng khả năng của việc thực hiện đa dạng hóa nông nghiệp Mặt khác, lực lượng lao động có tỷ lệ nam giới lớn dẫn đến xác suất cao hơn trong đa dạng hóa nông nghiệp ở địa

Trang 23

phương Những kết quả này có thể được giải thích bằng việc gia tăng quy mô trong công việc đối với những hộ gia đình tham gia vào các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp

Một nghiên cứu khác của Sadoulet và cộng sự (2005), cho rằng, nếu nông hộ hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động PNN thì hộ sẽ gặp rất nhiều rủi ro dẫn đến đói nghèo và bất bình đẳng trong thu nhập Theo quan điểm này, nếu không tham gia vào các hoạt động tạo thu nhập từ PNN, số lượng hộ nghèo ở nông thôn sẽ nhiều hơn và mức độ nghèo sẽ sâu hơn, kéo theo đó, bất bình đẳng thu nhập cũng sẽ cao hơn Với mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp ước lượng 2 giai đoạn (2SLS), các tác giả xác định rằng hiệu quả của việc giáo dục, gần thành thị, hiệu ứng lân cận và hiệu ứng làng xã rất quan trọng trong việc giúp nông hộ đạt được những cơ hội tham gia các hoạt động tạo thu nhập từ PNN Đồng thời, tác giả cũng đề cập đến những lợi ích khi hộ cùng lúc hoạt động trong cả hai lĩnh vực nông nghiệp và PNN Trước hết, trong lĩnh vực nông nghiệp, hoạt động PNN làm giảm lượng lao động ồ ạt với mức sản lượng nhất định trong cơ cấu nông nghiệp tại nông thôn, lượng lao động giảm đi không làm thay đổi mức sản lượng mà trái lại nó làm tăng năng suất lao động trong nông nghiệp, với số lượng lao động và mức sản lượng phù hợp, góp phần gia tăng thu nhập cho người nông dân Thứ hai, chuyển đổi từ hoạt động nông nghiệp sang PNN, một lĩnh vực tạo nên giá trị thu nhập lớn hơn so với nông nghiệp, điều này cũng giúp cho nông hộ có bước tiến triển trong thu nhập của hộ gia đình

Còn theo mô hình nghiên cứu của Barrett và cộng sự (2001), khu vực nông nghiệp và PNN, các yếu tố kéo, đẩy của cả hai khu vực và mô hình kinh

tế hộ luôn có mối quan hệ gắn kết với nhau Với mô hình Tobit 2 giới hạn, tác giả đã lần lượt đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình đa dạng hóa trong thu nhập của nông hộ Trước hết là "nhân tố đẩy", đa dạng hóa được thúc đẩy bởi khả năng thích ứng với các rủi ro do hạn chế của hệ thống tài chính không hoàn chỉnh, những hạn chế về lao động, đất đai, khí hậu và thiếu thông tin thị trường Những yếu tố này sẽ tạo động lực mạnh mẽ cho nông hộ trong quá trình quyết định lựa chọn danh mục các hoạt động sản xuất, nhằm ổn định thu nhập và tiêu dùng Tiếp theo là “nhân tố kéo", điều kiện thuận lợi của cơ sở hạ tầng ở địa phương như: gần với khu vực đô thị, khoảng cách đến chợ, đường quốc lộ, tạo cơ hội cho đa dạng hóa thu nhập vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ nhiều hơn

Lần lượt các nghiên cứu của Reardon tại Burkina Faso (1989); Bryceson và cộng sự tại Kenya (1997), đều nhận thấy, mặc dù hình ảnh gắn liền của châu Phi là một lục địa của "nông dân", nhưng nguồn thu nhập từ

Trang 24

PNN ở đây đã chiếm từ 40 - 45% trong tổng thu nhập của hộ gia đình và dường như tỷ lệ này ngày càng tăng lên Các tác giả khẳng định, hoạt động PNN mang lại lượng thu nhập cho nông hộ lớn hơn hẳn so với các hoạt động nông nghiệp và PNN thường tỷ lệ thuận với tổng thu nhập và sự giàu có Xét

về mối liên hệ giữa nông nghiệp và PNN, các nhân tố quyết định mức độ tham gia vào PNN của hộ được xác định dựa trên mô hình thể hiện các mối quan hệ

và đặc điểm các chủ thể tham gia vào hai khu vực này Mô hình này cho rằng, nông hộ cung cấp lao động cho khu vực PNN khi và chỉ khi tiền công của khu vực PNN cao hơn so với giá bóng (shadow price) của thời gian lao động nông nghiệp, trong đó bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi của hộ gia đình Đáng chú ý

là trong mô hình kinh tế hộ, không chỉ tiêu dùng sản phẩm vật chất hay thu nhập xác định mức độ thỏa dụng của người nông dân, thời gian nghỉ ngơi cũng được xác định là một đại lượng quan trọng

Tóm lại, tất cả các nghiên cứu thực nghiệm đều chỉ ra sự cần thiết của quá trình đa dạng hóa trong thu nhập của nông hộ, đặc biệt là đa dạng hóa trong hoạt động PNN Qua đây, cho thấy hộ đã dần nhận thức được ý nghĩa và

sự đóng góp đáng kể của PNN vào quá trình biến chuyển trong thu nhập của

hộ gia đình Mô hình được các tác giả sử dụng phổ biến nhất là mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất 2 giai đoạn (2SLS) Theo quan niệm của Kinsey và cộng sự (1998), tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động PNN là trung gian cho quá trình đa dạng hóa thu nhập, kéo theo

đó, việc nông hộ tham gia vào công cuộc đa dạng hóa thu nhập là biểu hiện cụ thể cho quá trình CĐCCTN theo hướng PNN, góp phần ổn định và gia tăng thu nhập cho hộ gia đình nông thôn

Tuy nhiên, theo mô hình nghiên cứu của Reardon (1997); Lanjouw và cộng sự (2001) lại cho rằng, mối quan hệ giữa thu nhập PNN và tổng thu nhập

có hình chữ U Hộ nghèo thường dựa vào lao động trong nông nghiệp là chính

và đối với hộ gia đình có thu nhập cao, tài sản lớn thì hộ lại thường lựa chọn PNN và cắt giảm lao động nông nghiệp Tuy vậy, mô hình PNN lại thường phổ biến hơn ở những nước có dân số lớn, thu nhập thấp, không có đủ đất đai

để canh tác trong nông nghiệp, cơ sở hạ tầng có tác dụng quan trọng trong việc tham gia vào các hoạt động PNN tại nông thôn Phần thu nhập PNN của các

hộ gia đình có nguồn điện thắp sáng luôn lớn hơn so với những nông hộ không

có điện Tương tự như vậy, sự tồn tại của thị trường tín dụng có thể có ảnh hưởng 2 chiều đến các hoạt động PNN Một mặt, hạn chế tín dụng có thể ngăn chặn nhiều hộ gia đình nông thôn bắt đầu với các hoạt động trong PNN Mặt khác, các hoạt động PNN có thể được sử dụng như là một nguồn thay thế tiền mặt khi thị trường tín dụng nông thôn không có hiệu quả

Trang 25

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình VN các năm 2002, 2008 và 2012 do Tổng cục thống kê thực hiện với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới và chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc Những chỉ tiêu khảo sát được chia thành 10 nhóm gồm: (i) Cấu trúc và đặc điểm nhân khẩu học của hộ; (ii) Giáo dục; (iii) Lao động việc làm (iv) Sức khỏe và y tế; (v) Thu nhập; (vi) Chi tiêu; (vii) Tài sản lâu bền; (viii) Nhà ở, điện nước, tiện nghi vệ sinh và Internet; (ix) Tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo và (x) Ngành nghề sản xuất kinh doanh

Nhìn chung, nguồn thu nhập của hộ có thể phân thành nhiều loại Thứ nhất, việc tự làm chủ ngoài nông trại gồm những hoạt động tạo thu nhập như: chế biến hàng hoá để bán hoặc cung cấp dịch vụ nông nghiệp Thứ hai, việc tự làm chủ tại nông trại gồm những hoạt động tạo thu nhập liên quan tới vụ mùa, gia súc, nuôi trồng thủy hải sản Thứ ba, việc làm công ăn lương gồm những việc liên quan tới sản xuất nông nghiệp cũng như việc làm PNN trong khu vực công nghiệp và dịch vụ Sau cùng, hai loại thu nhập nữa là tiền gửi và nguồn khác (VHLSS, 2010)

Hình 2.1 Phân loại các nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2010

Nguồn: Số liệu điều tra mức sống dân cư, 2010

Trang 26

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự CĐCCTN của nông hộ ở ĐBSCL, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất để phân tích

Mô hình sử dụng biến tỷ lệ thu nhập PNN của nông hộ làm biến phụ thuộc và dựa trên việc kế thừa những lý thuyết từ các nghiên cứu trước của các tác giả, các nhà làm chính sách với những chủ đề có liên quan đến bài nghiên cứu, kết hợp với việc phân tích những đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội của vùng ĐBSCL để tìm ra các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình và ảnh hưởng của biến phụ thuộc đến tổng thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu

Theo nghiên cứu của Ellis (2000) và Escobal (2001), thu nhập từ PNN

là yếu tố ảnh hưởng tuyến tính đến tổng thu nhập của nông hộ ở nông thôn Vì vậy, nếu sử dụng biến TLPNN làm biến độc lập cho mô hình tổng thu nhập của nông hộ ở ĐBSCL, thì biến này sẽ trở thành biến nội sinh trong mô hình thu nhập Ở góc độ kinh tế lượng, sự xuất hiện biến nội sinh sẽ làm cho các ước lượng OLS không còn phù hợp, để khắc phục hiện tượng trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương bé nhất 2 giai đoạn (2SLS) để ước lượng các tham số trong mô hình thu nhập của nông hộ trong vùng

Bước thứ nhất, xây dựng mô hình tỷ lệ thu nhập PNN có dạng tổng quát như sau:

Trong phương trình (1):

TLPNN: là tỷ lệ (%) đóng góp của thu nhập PNN vào tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL

αn: là tham số ước lượng của mô hình

ε: là sai số ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy

Zn: là các yếu tố giải thích trong mô hình hồi quy, là các biến độc lập ảnh hưởng đến tỷ lệ PNN của nông hộ vùng ĐBSCL như: giới tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp bình phương, điện, thiên tai, tiết kiệm, số lao động, cán

bộ công chức Biến diện tích đất nông nghiệp bình phương là biến công cụ của

mô hình Sau đó dùng OLS để ước lượng các tham số của mô hình này

Trang 27

Bước thứ hai, xây dựng mô hình hàm thu nhập có dạng tổng quát sau:

Trong phương trình thứ (2):

LnTHUNHAP: là logarit tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL (triệu đồng/hộ)

βk: là tham số ước lượng của mô hình

μ: là sai số ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy

Xk: là các yếu tố giải thích trong mô hình hồi quy, là các biến độc lập ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL như: tỷ lệ thu nhập PNN trong tổng thu nhập của hộ, giới tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, điện, thiên tai, tiết kiệm, số lao động, cán bộ công chức Mô hình (2) được ước lượng bằng OLS với biến nội sinh được thay thế bằng giá trị dự báo từ bước thứ nhất

Điều kiện để thực hiện được ước lượng 2SLS là cỡ mẫu phải đủ lớn và phải tìm được biến công cụ cho hai mô hình Biến công cụ là biến có tương quan với biến TLPNN nhưng không có mối tương quan với sai số μ của mô hình (2) Trong nghiên cứu này, biến diện tích đất nông nghiệp bình phương (DTDNN2) thỏa mãn điều kiện của một biến công cụ Biến DTDNN2 là biến

có quan hệ phi tuyến tính với biến phụ thuộc, sự xuất hiện của biến này trong

mô hình sẽ làm cho sai số trở nên độc lập với các biến độc lập của mô hình và mỗi biến nội sinh luôn cần ít nhất một biến công cụ (Escobal, 2001)

Hình 2.2: Mối liên hệ giữa biến công cụ, biến nội sinh và sai số

Sau khi xây dựng được mô hình tổng quát ở trên kết hợp với các đặc điểm về kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, làm cơ sở để xây dựng nên mô hình định lượng sau:

Biến thu nhập

Trang 28

Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến CĐCCTN theo hướng PNN của

nông hộ ở ĐBSCL Các biến số trên được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập PNN trong tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL và mong đợi về dấu tác động được thể hiện trong bảng 2.2:

Giới tính của chủ hộ: là biến giả nhị

phân, là người định hướng sản xuất

trong nông hộ (Barrett và ctg, 2001;

Escobal, 2001; Bosma, 2005; Lê Tấn

lực xã hội của quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Diện tích đất nông nghiệp: tổng

diện tích đất nông nghiệp của nông

hộ (Abdulai và cộng sự, 2001;

Bosma, 2005)

Tiết kiệm: là một trong những

nguồn lực tài chính trong sinh kế của nông hộ (Barrett và ctg,

2001, Abdulai và ctv, 2001; Minot và ctg, 2003; Bosma, 2005)

Thiên tai: là một trong những nguồn

lực tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình

tạo thu nhập của nông hộ (Ellis,

Số lao động: thể hiện số thành

viên trong độ tuổi lao động và có khả năng tạo thu nhập cho hộ (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Trang 29

Bảng 2.2: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến giải thích trong mô hình (1)

GTCH

Biến thể hiện giới tính Nam/Nữ của chủ hộ và là biến giả với giá trị Nam là 1 và Nữ là 0

1 hoặc 0 +/_

TUOICH

Tuổi của chủ hộ càng lớn, chủ hộ càng có nhiều kinh nghiệm và cơ hội tham gia hoạt động PNN

HVCH

Nhận thức càng cao khi trình độ học vấn càng cao Học vấn của chủ

hộ bằng số năm đi học của chủ hộ

THTAI

Là biến giả, thể hiện nguồn lực tự nhiên của nông hộ, nhận giá trị 1 nếu hộ chịu sự ảnh hưởng của thiên tai và ngược lại nhận giá trị 0

TKIEM Là một trong những nguồn lực tài

chính trong sinh kế của nông hộ Triệu đồng +

Dấu kỳ vọng “+” thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, nghĩa là khi biến độc lập tăng lên một đơn vị sẽ làm tăng tỷ lệ

thu nhập từ PNN của nông hộ Trái lại, dấu “-” kỳ vọng sẽ phản ánh mối quan

hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc cần giải thích

Trang 30

Cũng trong nghiên cứu này, các yếu tố tác động đến tổng thu nhập của nông hộ cũng được viết dưới dạng phương trình và mô hình cụ thể như sau:

Giới tính của chủ hộ: là biến giả nhị

phân, là người định hướng sản xuất

trong nông hộ (Barrett và ctg, 2001;

Escobal, 2001; Bosma, 2005; Lê Tấn

Nghiêm, 2010)

Tuổi chủ hộ: tuổi của chủ hộ càng

lớn càng có kinh nghiệm trong sản

Diện tích đất nông nghiệp: tổng

diện tích đất nông nghiệp của nông hộ (Abdulai và ctg, 2001; Bosma, 2005)

Tỷ lệ thu nhập PNN: Tỷ lệ thu

nhập từ hoạt động PNN trên tổng thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Điện: thể hiện nguồn lực cơ sở hạ

tầng của hộ (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Thiên tai: là một trong những

nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ

Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Tiết kiệm: là một trong những

nguồn lực tài chính trong sinh kế của

nông hộ (Barrett và ctg, 2001,

Abdulai và ctv, 2001; Minot và ctg,

2003; Bosma, 2005)

Số thành viên là cán bộ công chức: là một trong những nguồn

lực xã hội của quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Số lao động: số thành viên trong độ

tuổi lao động và có khả năng tạo thu

nhập cho hộ (Barrett và ctg, 2001;

Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn

Nghiêm, 2010)

Trang 31

Bảng 2.3: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến giải thích trong mô hình (2)

GTCH

Biến thể hiện giới tính Nam/Nữ của chủ hộ và là biến giả với giá trị Nam là 1 và Nữ là 0

hộ bằng số năm đi học của chủ hộ

THTAI

Là biến giả, thể hiện nguồn lực tự nhiên của nông hộ, nhận giá trị 1 nếu hộ chịu sự ảnh hưởng của thiên tai và ngược lại nhận giá trị 0

TKIEM Là một trong những nguồn lực tài

chính trong sinh kế của nông hộ Triệu đồng +

Ý nghĩa của các biến số trong mô hình (1) và (2):

- GTCH: là biến giả, thể hiện giới tính của chủ hộ, với nam được quy ước là 1 hoặc nữ được quy ước là 0 Biến phản ánh giữa chủ hộ là nam và chủ

hộ là nữ, giới tính nào của chủ hộ sẽ có tỷ lệ cao hơn trong quyết định CĐCCTN và gia tăng thu nhập cho hộ gia đình

Trang 32

- TUOICH: là biến định lượng, thể hiện tuổi của chủ hộ Nếu tuổi chủ hộ càng lớn thì nông hộ càng có nhiều kinh nghiệm, càng linh hoạt trong việc tham gia nhiều hoạt động tạo thu nhập Vì vậy, hệ số của biến được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đồng biến với tỷ lệ thu nhập từ PNN và tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL

- HVCH: là biến định lượng được đo lường bằng số năm đi học của chủ

hộ Hệ số của biến này kỳ vọng là dương, vì số năm đi học của chủ hộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ, bởi trình độ học vấn cao sẽ giúp chủ hộ lựa chọn nhiều hoạt động tạo nên thu nhập cao và quyết định đa dạng hóa thu nhập theo hướng tích cực cho gia đình

- DTDNN và DTDNN2: DTDNN là biến thể hiện tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ, là yếu tố quyết định sự gắn bó của hộ với sản xuất nông nghiệp

và đa dạng hóa trong nông nghiệp, góp phần gia tăng tổng thu nhập nhận được của hộ Ngược lại, khi nông hộ có quá nhiều nguồn lực đất đai cho sản xuất nông nghiệp, lại làm giảm động lực để hộ tham gia vào các hoạt động PNN

Vì vậy, hệ số của biến DTDNN được kỳ vọng là tác động ngược chiều với biến phụ thuộc của mô hình (1), nhưng lại cùng chiều với biến phụ thuộc trong

mô hình (2) Biến DTDNN2 là biến công cụ được đưa vào mô hình

- DIEN: là biến giả, là biểu hiện cho sự phát triển về điều kiện cơ sở hạ tầng của nông hộ Mọi hoạt động tạo nên thu nhập cho nông hộ đều cần đến sự đầu tư về cơ sở hạ tầng trong vùng, đặc biệt là nguồn điện thắp sáng, một phương tiện không thể thiếu trong mọi hoạt động của người dân Trong mọi hoạt động tạo thu nhập của người dân, đặc biệt là trong các hoạt động PNN sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hổ trợ của nguồn điện trong vùng

Do vậy hệ số của biến được kỳ vọng là dương trong cả 2 mô hình

- THTAI: là biến thể hiện rủi ro trong nguồn lực tự nhiên của hộ, là một trong những nguyên nhân làm giảm thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của

hộ Ngược lại, để khắc phục rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai, nông hộ sẽ tham gia vào các hoạt động từ PNN Vì vậy, hệ số của biến này được kỳ vọng

là đồng biến với tỷ lệ PNN ở mô hình (1), nhưng lại nghịch biến với biến tổng thu nhập của mô hình (2)

- TKIEM: là biến đại diện cho nguồn lực tài chính của hộ, là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình tạo thu nhập của nông hộ Để đầu

tư vào bất cứ hoạt động, lĩnh vực sản xuất nào, nông hộ luôn cần có nhiều nguồn vốn nhất định và tiết kiệm là một trong những nguồn vốn đó Tiết kiệm tăng, làm nguồn vốn đầu tư tăng, kéo theo tổng thu nhập của hộ cũng tăng lên

Trang 33

Hệ số biến TKIEM được kỳ vọng là cùng dấu với cả 2 biến phụ thuộc của 2

mô hình

- SOLD: là biến thể hiện số thành viên trong độ tuổi lao động, thường là

từ 15 tuổi đến 60 tuổi đối với nam và 55 tuổi đối với nữ, phân theo quy định của Bộ luật Lao động của Việt Nam, đồng thời có khả năng tạo nên thu nhập cho hộ Hệ số của biến được kỳ vọng là cùng dấu với 2 biến phụ thuộc của 2

mô hình, vì số lao động trong nhân khẩu càng nhiều thì nguồn nhân lực tham gia vào PNN và tổng thu nhập của nông hộ nhận được sẽ càng cao

- CBCC: là biến đại diện cho nguồn lực xã hội của nông hộ trong vùng, thể hiện các mối quan hệ trong giao tiếp, chia sẻ, hợp tác của hộ trong xã hội, nếu số thành viên là CBCC của hộ càng lớn thì cơ hội tham gia PNN và tổng thu nhập mà hộ nhận về sẽ càng cao Hệ số của biến được kỳ vọng là dương trong cả 2 mô hình

- TLPNN: là biến thể hiện tỷ trọng (%) thu nhập từ PNN trong tổng thu nhập của hộ Mặc dù giá trị sản phẩm PNN mang lại cho nông hộ luôn lớn hơn giá trị sản phẩm từ nông nghiệp, tuy nhiên, đặc trưng của vùng ĐBSCL luôn gắn liền với những thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp Do đó, TLPNN trong cơ cấu thu nhập của hộ càng lớn có thể làm tăng hoặc giảm tổng thu nhập của nông hộ trong vùng

Trang 34

CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI

Bộ, phía Bắc vùng giáp Campuchia, phía nam giáp biển Đông, phía tây nam giáp vịnh Thái Lan, phía đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và phía Đông Nam giáp với Biển Đông Đây là điều kiện thuận lợi để giao lưu và hợp tác với các nước trên cùng bán đảo

Hình 3.1: Bản đồ Đồng bằng sông Cửu Long

(Nguồn: http://www.bando.com.vn)

Trang 35

Các điểm cực của vùng trên đất liền lần lượt là: cực Bắc ở 1101’B (xã Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), cực Nam ở 8033’B (huyện Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau), cực Đông ở 106048’ (xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang) và điểm cực Tây 106026’ (xã Mỹ Đức, Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang) Vùng nằm ở tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 732 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc, nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế giữa Đông Nam Á, cũng như với châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương, hứa hẹn đem lại nhiều thuận lợi cho quá trình giao lưu, buôn bán hàng hóa, dịch vụ cả trong nước lẫn quốc tế

3.1.2 Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐBSCL

3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên của vùng

- Điều kiện địa hình

Vùng được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi tụ dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển Những hoạt động hỗn hợp của sông

và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau Địa hình của vùng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình là 3 - 5m, có khu vực chỉ cao 0,5 - 1m so với mặt nước biển

- Điều kiện khí hậu

ĐBSCL có khí hậu nhiệt đới ẩm với tính cận xích đạo thể hiện rõ rệt Nhiệt độ trung bình hằng năm 24 - 270C, biên độ nhiệt trung bình năm từ 2 -

300C, chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm thấp, ít có bão hoặc nhiễu loạn thời tiết Có hai mùa rõ rệt, mùa mưa tập trung từ tháng 5 - 10, lượng mưa chiếm 99% tổng lượng mưa cả năm Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, hầu như không có mưa

Theo Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam (2010), ĐBSCL cũng là nơi ít xảy ra thiên tai do khí hậu, đặc biệt là bão Những đặc điểm khí hậu này đã tạo

ra một nguồn lực rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của sinh vật, đạt được năng suất sinh học cao, tạo ra một thảm thực vật và một quần thể động vật phong phú và đa dạng, nhưng có tính đồng nhất tương đối toàn vùng Đây cũng là những điều kiện quan trọng để vùng tổ chức sản xuất lương thực, thực

Trang 36

phẩm, phát triển sản xuất chế biến sản phẩm nông nghiệp - thủy - hải sản với quy mô lớn, tạo ra lợi thế so sánh cho vùng ĐBSCL

3.1.2.2 Tài nguyên thiên nhiên của vùng

- Tài nguyên đất

Tổng diện tích đất của ĐBSCL khoảng 4 triệu ha, trong đó khoảng 2,6 triệu ha được sử dụng phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản, chiếm 65% trong số đó Trong quỹ đất nông nghiệp, đất trồng cây hằng năm chiếm 50%, trong đó, đất trồng lúa chiếm trên 90% (Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, 2010)

+ Nhóm đất phèn: Phân bố ở vùng Đồng Tháp Mười và Hà Tiên, vùng trũng trung tâm bán đảo Cà Mau với tổng diện tích 1,2 triệu ha, chiếm 40% diện tích của toàn vùng Đất có hàm lượng độc tố cao, tính chất cơ lý yếu, nứt

nẻ nhanh Do đó, nhóm đất này không tạo nên điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp

+ Đất nhiễm mặn: Diện tích khoảng 0,75 triệu ha, chiếm 26% diện tích đất tự nhiên của vùng, ĐBSCL thường phải chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp Các địa phương có loại đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt Hiện nay, lúa được trồng vào mùa mưa và ở một số khu vực người dân nuôi tôm trong mùa khô

+ Nhóm đất xám: Diện tích trên 134.000 ha, chiếm 3,4% diện tích toàn vùng Phân bố chủ yếu dọc biên giới Campuchia, trên các bậc thềm phù sa cổ vùng Đồng Tháp Mười Đất nhẹ, tơi xốp, độ phì thấp

+ Các loại đất khác: Gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc ĐBSCL) và vùng đất đồi núi (phí Tây ĐBSCL), … chiếm diện tích không đáng kể, khoảng 0,9% diện tích toàn vùng

Nhìn chung, tài nguyên đất ở ĐBSCL rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt trong thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất và sản lượng sản phẩm nông nghiệp Nhưng bên cạnh đó cũng còn tồn tại một số khó khăn như: nền đất xây dựng thường không chắc chắn, nên để xây dựng công nghiệp, giao

Trang 37

thông, bố trí dân cư, cần phải gia cố, phải nâng nền, do đó cần đòi hỏi chi phí cho việc xây dựng nhiều hơn

- Tài nguyên nước

Với hệ thống hạ lưu sông Mê Kông ở Việt Nam là hai nhánh sông Tiền

và sông Hậu, nâng tổng lượng nước sông Cửu Long lên đến 500 tỷ mét khối Trong đó sông Tiền chiếm 79% và sông Hậu chiếm 21% Chế độ thuỷ văn thay đổi theo mùa Mùa mưa nước sông lớn vào tháng 9, tháng 10 làm ngập các vùng trũng Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên Về mùa này, nước sông mang nhiều phù sa bồi đắp cho đồng bằng Về mùa khô, lượng nước giảm nhiều, làm cho thuỷ triều lấn sâu vào đồng bằng, làm vùng đất ven biển

bị nhiễm mặn nghiêm trọng

ĐBSCL lấy nước ngọt từ sông Mêkông và nước mưa Cả hai nguồn này đều đặc trưng theo mùa một cách rõ rệt Lượng mưa bình quân của sông Mêkông chảy qua ĐBSCL hơn 460 tỷ m3 và vận chuyển khoảng 150–200 triệu tấn phù sa Chính lượng nước và khối lượng phù sa đó, qua quá trình bồi tụ lâu dài đã tạo nên đồng bằng châu thổ phì nhiêu ngày nay

Vùng có hệ thống sông kênh rạch lớn nhỏ đan xen, nên rất thuận lợi cho việc cung cấp nước ngọt quanh năm Về mùa khô, từ tháng 11 đến tháng

4, sông Mêkông là nguồn nước mặt duy nhất Vào mùa mưa, lượng mưa trung bình hàng năm dao động từ 2.400 mm ở vùng phía Tây ĐBSCL đến 1.300 mm

ở vùng trung tâm và 1.600 mm ở vùng phía Đông Về mùa lũ, thường xãy ra vào tháng 9, nước sông lớn gây ngập lụt

Trữ lượng nước ngầm của vùng không lớn Sản lượng khai thác được đánh giá ở mức 1 triệu m3/ngày, chủ yếu cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho người dân trong vùng (Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, 2010)

- Tài nguyên biển

Trong 13 tỉnh, thành của khu vực ĐBSCL, có đến 7 tỉnh nằm ven biển, với tổng chiều dài bờ biển là 732 km Đó là các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang Tuy chỉ chiếm trên 20% tổng chiều dài bờ biển nước ta, nhưng khu vực biển của vùng đóng vai trò rất quan trọng trong vùng duyên hải nước ta, bởi nó trấn giữ cửa ngõ từ biển Đông trải sâu vào vịnh Thái Lan

Kết hợp với sự xuất hiện của nhiều cửa sông và vũng vịnh, hứa hẹn mang lại nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của vùng ĐBSCL Biển trong vùng chứa đựng nhiều hải sản quý với trữ lượng cao như: tôm chiếm

Trang 38

50%, cá nổi chiếm 20%, cá đáy chiếm 32% trữ lượng tôm, cá của cả nước, ngoài ra còn có hải sản quý như đồi mồi, mực,…

Trên biển còn có nhiều đảo, quần đảo có tiềm năng phát triển kinh tế cao như đảo Thổ Chu, Phú Quốc, thuận lợi cho việc phát triển các hoạt động PNN, bao gồm cả sản xuất lẫn dịch vụ Ven bờ biển của vùng là hệ thống rừng ngập mặn có giá trị về kinh tế và sinh thái với nhiều loại động vật, thực vật (Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, 2011)

Trên đây là những dẫn chứng cho thấy tiềm năng kinh tế biển đảo không nhỏ của vùng ĐBSCL, trữ lượng khai thác khoáng sản hằng năm tại khu vực này khoảng 2 triệu tấn/năm với sự đa dạng về giống loài và sự phong phú về sản lượng, tổng số loài thủy sản ở đây có đến 2000 loài Trong số đó,

có hơn 80 loài có giá trị kinh tế cao và cá đáy chiếm 70% trong tổng số loài, hứa hẹn sẽ đem lại nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân trong vùng trong việc ổn định và gia tăng thu nhập cho hộ gia đình

- Tài nguyên khoáng sản

Vùng ĐBSCL có trữ lượng khoáng sản đa dạng, nhờ vị trí của vùng tiếp giáp với biển Đông và vùng vịnh Thái Lan, giúp vùng có nhiều triển vọng phát triển ngành dầu khí trong vùng thềm lục địa, mang lại tiềm năng phát triển cho nền kinh tế

Điển hình một số loại khoáng sản của vùng: đá vôi, đá Granit, sét, gạch ngói, than bùn,… với trữ lượng khá lớn, góp phần nâng cao giá trị cho nền kinh tế vùng, đặc biệt là trong các hoạt động PNN

Trong số đó, cần kể đến đá vôi phân bố ở Hà Tiên, Kiên Lương, dạng núi vách đứng với trữ lượng 145 triệu tấn, phục vụ sản xuất xi măng, vôi xây dựng; cát sỏi ở dọc sông Vàm Cỏ, sông Mê Kông trữ lượng khoảng 10 triệu mét khối; than bùn ở U Minh, Cần Thơ, Sóc Trăng, tứ giác Long Xuyên Ngoài ra còn các khoáng sản khác như đá, suối khoáng,…(Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam, 2011)

Các loại tài nguyên đất, nước, biển và khoáng sản nêu trên, vừa là những nguồn lực tự nhiên vừa là các thế mạnh quan trọng của vùng, đều đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của cả nước nói chung và vùng ĐBSCL nói riêng, góp phần cải thiện thu nhập và nâng cao mức sống cho người dân trong vùng

Ngày đăng: 26/10/2015, 10:42

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Chu Vũ Văn, 1995. Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ trong nông thôn Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản Khoa học Xã hội
3. Đặng Quốc Tiến, 1993. Vai trò quản lý của Nhà nước đối với việc phát triển sản xuất của kinh tế nông dân. Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4/1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nhà nước và pháp luật
4. Đào Thế Tuấn, 1997. Kinh tế nông hộ. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế nông hộ
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
5. Frank Ellis, 1993. Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hộ gia đình nông dân và phát triển nông nghiệp
Nhà XB: Nhà xuất bản Nông nghiệp
6. Lê Tấn Nghiêm, 2003. Đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở Xã Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang. Luận văn Cao học chương trình Việt Nam - Hà Lan, Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đa dạng hóa thu nhập của nông hộ ở Xã Tân Phú Thạnh, Châu Thành, Hậu Giang
8. Trần Tiến Khai và cộng sự, 2014. Những yếu tố quyết định đến đa dạng hóa thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam. Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những yếu tố quyết định đến đa dạng hóa thu nhập và ảnh hưởng đối với thu nhập hộ gia đình nông thôn Việt Nam
9. Tổng cục thống kê, 2012. Niên giám thống kê, 2012. Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê, 2012
Nhà XB: Nhà xuất bản Thống kê
1. Abdulai, A., & CroleRees, A. (2001). Determinants of income diversification amongst rural households in Southern Mali. Food policy, 26(4), 437-452 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Food policy, 26
Tác giả: Abdulai, A., & CroleRees, A
Năm: 2001
2. Barrett, C. B., Reardon, T., & Webb, P. (2001). Nonfarm income diversification and household livelihood strategies in rural Africa: concepts, dynamics, and policy implications. Food policy, 26(4), 315-331 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Food policy, 26
Tác giả: Barrett, C. B., Reardon, T., & Webb, P
Năm: 2001
4. Block, S., & Webb, P. (2001). The dynamics of livelihood diversification in post-famine Ethiopia. Food policy, 26(4), 333-350 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Food policy, 26
Tác giả: Block, S., & Webb, P
Năm: 2001
6. Demurger, S., Fournier, M., & Yang, W. (2010). Rural households' decisions towards income diversification: Evidence from a township in northern China. China Economic Review, 21, S32-S44 Sách, tạp chí
Tiêu đề: China Economic Review, 21
Tác giả: Demurger, S., Fournier, M., & Yang, W
Năm: 2010
7. Engel, C. (2002). The Responsiveness of Consumer Prices to Exchange Rates And the Implications for Exchange-Rate Policy: A Survey Of a Few Recent New Open-Economy.. (No. w8725). National Bureau of Economic Research Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Responsiveness of Consumer Prices to Exchange Rates And the Implications for Exchange-Rate Policy: A Survey Of a Few Recent New Open-Economy
Tác giả: Engel, C
Năm: 2002
8. Ellis, F. (2000). The determinants of rural livelihood diversification in developing countries. Journal of Agricultural Economics, 51(2), 289-302 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Journal of Agricultural Economics, 51
Tác giả: Ellis, F
Năm: 2000
9. Escobal, J. (2001). The determinants of nonfarm income diversification in rural Peru. World Development, 29(3), 497-508 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development, 29
Tác giả: Escobal, J
Năm: 2001
11. Huffman, W. E. (1980). Farm and off-farm work decisions: the role of human capital. The Review of Economics and Statistics, 14-23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Review of Economics and Statistics
Tác giả: Huffman, W. E
Năm: 1980
12. Janvry, A. D., & Sadoulet, E. (2001). Income strategies among rural households in Mexico: The role of off-farm activities. World development, 29(3), 467-480 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World development, 29
Tác giả: Janvry, A. D., & Sadoulet, E
Năm: 2001
13. Kinsey, B., Burger, K., & Gunning, J. W. (1998). Coping with drought in Zimbabwe: Survey evidence on responses of rural households to risk. World Development, 26(1), 89-110 Sách, tạp chí
Tiêu đề: World Development, 26
Tác giả: Kinsey, B., Burger, K., & Gunning, J. W
Năm: 1998
14. Lanjouw, P., & Ravallion, M. (1995). Poverty and household size. The Economic Journal, 1415-1434 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Economic Journal
Tác giả: Lanjouw, P., & Ravallion, M
Năm: 1995
15. Micevska, M., & Rahut, D. B. (2008). Rural Nonfarm Employment andIncomes in the Himalayas (No. 205). Indian Council for Research on International Economic Relations, New Delhi, India Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rural Nonfarm Employment andIncomes in the Himalayas
Tác giả: Micevska, M., & Rahut, D. B
Năm: 2008
16. Minot, N. (2003, July). Income diversification and poverty reduction in the northern uplands of Vietnam. In American Agricultural Economics Association annual meeting, July (pp. 27-30) Sách, tạp chí
Tiêu đề: American Agricultural Economics Association annual meeting, July
Tác giả: Minot, N
Năm: 2003

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w