PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ cuộc khảo sát mức sống hộ gia đình VN các năm 2002, 2008 và 2012 do Tổng cục thống kê thực hiện với sự trợ giúp của Ngân hàng thế giới và chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc. Những chỉ tiêu khảo sát được chia thành 10 nhóm gồm: (i) Cấu trúc và đặc điểm nhân khẩu học của hộ; (ii) Giáo dục; (iii) Lao động việc làm (iv) Sức khỏe và y tế; (v) Thu nhập; (vi) Chi tiêu; (vii) Tài sản lâu bền; (viii) Nhà ở, điện nước, tiện nghi vệ sinh và Internet; (ix) Tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo và (x) Ngành nghề sản xuất kinh doanh.

Nhìn chung, nguồn thu nhập của hộ có thể phân thành nhiều loại. Thứ nhất, việc tự làm chủ ngoài nông trại gồm những hoạt động tạo thu nhập như: chế biến hàng hoá để bán hoặc cung cấp dịch vụ nông nghiệp. Thứ hai, việc tự làm chủ tại nông trại gồm những hoạt động tạo thu nhập liên quan tới vụ mùa, gia súc, nuôi trồng thủy hải sản. Thứ ba, việc làm công ăn lương gồm những việc liên quan tới sản xuất nông nghiệp cũng như việc làm PNN trong khu vực công nghiệp và dịch vụ. Sau cùng, hai loại thu nhập nữa là tiền gửi và nguồn khác (VHLSS, 2010).

Hình 2.1. Phân loại các nguồn thu nhập của hộ gia đình năm 2010

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

Để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự CĐCCTN của nông hộ ở ĐBSCL, bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính và phương pháp ước lượng bình phương bé nhất để phân tích.

Mô hình sử dụng biến tỷ lệ thu nhập PNN của nông hộ làm biến phụ thuộc và dựa trên việc kế thừa những lý thuyết từ các nghiên cứu trước của các tác giả, các nhà làm chính sách với những chủ đề có liên quan đến bài nghiên cứu, kết hợp với việc phân tích những đặc điểm về địa lý, kinh tế, xã hội của vùng ĐBSCL để tìm ra các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc của mô hình và ảnh hưởng của biến phụ thuộc đến tổng thu nhập của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Ellis (2000) và Escobal (2001), thu nhập từ PNN là yếu tố ảnh hưởng tuyến tính đến tổng thu nhập của nông hộ ở nông thôn. Vì vậy, nếu sử dụng biến TLPNN làm biến độc lập cho mô hình tổng thu nhập của nông hộ ở ĐBSCL, thì biến này sẽ trở thành biến nội sinh trong mô hình thu nhập. Ở góc độ kinh tế lượng, sự xuất hiện biến nội sinh sẽ làm cho các ước lượng OLS không còn phù hợp, để khắc phục hiện tượng trên, bài nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp bình phương bé nhất 2 giai đoạn (2SLS) để ước lượng các tham số trong mô hình thu nhập của nông hộ trong vùng.

Bước thứ nhất, xây dựng mô hình tỷ lệ thu nhập PNN có dạng tổng quát như sau:

Trong phương trình (1):

TLPNN: là tỷ lệ (%) đóng góp của thu nhập PNN vào tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL.

αn: là tham số ước lượng của mô hình.

ε: là sai số ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy.

Zn: là các yếu tố giải thích trong mô hình hồi quy, là các biến độc lập ảnh hưởng đến tỷ lệ PNN của nông hộ vùng ĐBSCL như: giới tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp bình phương, điện, thiên tai, tiết kiệm, số lao động, cán bộ công chức. Biến diện tích đất nông nghiệp bình phương là biến công cụ của mô hình. Sau đó dùng OLS để ước lượng các tham số của mô hình này.

Bước thứ hai, xây dựng mô hình hàm thu nhập có dạng tổng quát sau:

Trong phương trình thứ (2):

LnTHUNHAP: là logarit tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL (triệu đồng/hộ).

βk: là tham số ước lượng của mô hình.

μ: là sai số ngẫu nhiên trong mô hình hồi quy.

Xk: là các yếu tố giải thích trong mô hình hồi quy, là các biến độc lập ảnh hưởng đến tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL như: tỷ lệ thu nhập PNN trong tổng thu nhập của hộ, giới tính chủ hộ, tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn của chủ hộ, diện tích đất nông nghiệp, điện, thiên tai, tiết kiệm, số lao động, cán bộ công chức. Mô hình (2) được ước lượng bằng OLS với biến nội sinh được thay thế bằng giá trị dự báo từ bước thứ nhất.

Điều kiện để thực hiện được ước lượng 2SLS là cỡ mẫu phải đủ lớn và phải tìm được biến công cụ cho hai mô hình. Biến công cụ là biến có tương quan với biến TLPNN nhưng không có mối tương quan với sai số μ của mô hình (2). Trong nghiên cứu này, biến diện tích đất nông nghiệp bình phương (DTDNN2) thỏa mãn điều kiện của một biến công cụ. Biến DTDNN2 là biến có quan hệ phi tuyến tính với biến phụ thuộc, sự xuất hiện của biến này trong mô hình sẽ làm cho sai số trở nên độc lập với các biến độc lập của mô hình và mỗi biến nội sinh luôn cần ít nhất một biến công cụ (Escobal, 2001).

Hình 2.2: Mối liên hệ giữa biến công cụ, biến nội sinh và sai số

Sau khi xây dựng được mô hình tổng quát ở trên kết hợp với các đặc điểm về kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL, làm cơ sở để xây dựng nên mô hình định lượng sau:

TLPNN = α0 + α1GTCH + α2TUOICH + α3HVCH + α4DTDNN + α5DTDNN2 + α6DIEN + α7THTAI + α8TKIEM+ α9CBCC + α10SOLD + ε (1)

Biến DTDNN2 Sai số μ Biến TLPNN Biến thu nhập

Hình 2.3: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến CĐCCTN theo hướng PNN của nông hộ ở ĐBSCL

Các biến số trên được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ thu nhập PNN trong tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL và mong đợi về dấu tác động được thể hiện trong bảng 2.2:

Giới tính của chủ hộ:là biến giả nhị phân, là người định hướng sản xuất trong nông hộ (Barrett và ctg, 2001; Escobal, 2001; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Tuổi chủ hộ: tuổi càng lớn càng có kinh nghiệm trong sản xuất, (Abdaulai và ctv, 2001; Escobal, 2001; Minot và ctg, 2003; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

QUYẾT ĐỊNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU THU NHẬP THEO HƯỚNG PHI NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ Ở

ĐBSCL

Điện: thể hiện nguồn lực cơ sở hạ tầng của hộ (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Số thành viên là cán bộ công chức: là một trong những nguồn lực xã hội của quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Học vấn của chủ hộ: nhận thức càng cao khi trình độ học vấn càng cao (Barrett và ctg, 2001; Escoball, 2001; Minot và ctg, 2003; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Diện tích đất nông nghiệp: tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ (Abdulai và cộng sự, 2001; Bosma, 2005)

Tiết kiệm: là một trong những nguồn lực tài chính trong sinh kế của nông hộ (Barrett và ctg, 2001, Abdulai và ctv, 2001; Minot và ctg, 2003; Bosma, 2005)

Thiên tai: là một trong những nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Diện tích đất nông nghiệp bình phương: diện tích đất canh tác giúp hộ tăng thu nhập (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003); quan điểm ngược lại diện tích đất tăng làm giảm thu nhập của hộ (McNamara, 2005)

Số lao động: thể hiện số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng tạo thu nhập cho hộ (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Bảng 2.2: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến giải thích trong mô hình (1)

Biến Diễn giải Đơn vị tính Kỳ vọng

GTCH

Biến thể hiện giới tính Nam/Nữ của chủ hộ và là biến giả với giá trị Nam là 1 và Nữ là 0

1 hoặc 0 +/_

TUOICH

Tuổi của chủ hộ càng lớn, chủ hộ càng có nhiều kinh nghiệm và cơ hội tham gia hoạt động PNN

Năm +

HVCH

Nhận thức càng cao khi trình độ học vấn càng cao. Học vấn của chủ hộ bằng số năm đi học của chủ hộ

Năm +

DTDNN Tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ Ha _

DTDNN2 Bình phương tổng diện tích đất

nông nghiệp của nông hộ Ha +

DIEN

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sử dụng hình thức thắp sáng là điện, ngược lại nhận giá trị 0

1 hoặc 0 +

THTAI

Là biến giả, thể hiện nguồn lực tự nhiên của nông hộ, nhận giá trị 1 nếu hộ chịu sự ảnh hưởng của thiên tai và ngược lại nhận giá trị 0

1 hoặc 0 +

TKIEM Là một trong những nguồn lực tài

chính trong sinh kế của nông hộ Triệu đồng + CBCC Số thành viên là cán bộ, công chức

Nhà nước của nông hộ Người +

SOLD

Số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia tạo nên thu nhập cho hộ

Người +

Dấu kỳ vọng “+” thể hiện mối quan hệ đồng biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, nghĩa là khi biến độc lập tăng lên một đơn vị sẽ làm tăng tỷ lệ thu nhập từ PNN của nông hộ. Trái lại, dấu “-” kỳ vọng sẽ phản ánh mối quan hệ nghịch biến giữa biến độc lập và biến phụ thuộc cần giải thích.

Cũng trong nghiên cứu này, các yếu tố tác động đến tổng thu nhập của nông hộ cũng được viết dưới dạng phương trình và mô hình cụ thể như sau:

LnTHUNHAP = β0 + β1TLPNN + β2GTCH+ β3TUOICH + β4HVCH + β5DTDNN + β6DIEN + β7THTAI + β8TKIEM+ β9CBCC + β10SOLD + ε (2)

Hình 2.4: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ ĐBSCL Tương tự, bảng mong đợi về dấu tác động của các hệ số của các biến giải thích trong mô hình (2) như sau:

Giới tính của chủ hộ:là biến giả nhị phân, là người định hướng sản xuất trong nông hộ (Barrett và ctg, 2001; Escobal, 2001; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Tuổi chủ hộ: tuổi của chủ hộ càng lớn càng có kinh nghiệm trong sản xuất, (Abdaulai và ctv, 2001; Escobal, 2001; Minot và ctg, 2003; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Học vấn của chủ hộ: nhận thức càng cao khi trình độ học vấn càng cao (Barrett và ctg, 2001; Escoball, 2001; Minot và ctg, 2003; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Diện tích đất nông nghiệp: tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ (Abdulai và ctg, 2001; Bosma, 2005)

Tỷ lệ thu nhập PNN: Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động PNN trên tổng thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Điện: thể hiện nguồn lực cơ sở hạ tầng của hộ (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Thiên tai: là một trong những nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG

SÔNG CỬU LONG

Tiết kiệm: là một trong những nguồn lực tài chính trong sinh kế của nông hộ (Barrett và ctg, 2001, Abdulai và ctv, 2001; Minot và ctg, 2003; Bosma, 2005)

Số thành viên là cán bộ công chức: là một trong những nguồn lực xã hội của quá trình tạo thu nhập của nông hộ (Ellis, 2000)

Số lao động: số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng tạo thu nhập cho hộ (Barrett và ctg, 2001; Minot, 2003; Bosma, 2005; Lê Tấn Nghiêm, 2010)

Bảng 2.3: Kỳ vọng về dấu của hệ số các biến giải thích trong mô hình (2)

Biến Diễn giải Đơn vị tính Kỳ vọng

GTCH

Biến thể hiện giới tính Nam/Nữ của chủ hộ và là biến giả với giá trị Nam là 1 và Nữ là 0

1 hoặc 0 +/_

TUOICH

Tuổi chủ hộ càng lớn, chủ hộ càng có nhiều kinh nghiệm và cơ hội tham gia hoạt động PNN

Năm +

HVCH

Nhận thức càng cao khi trình độ học vấn càng cao. Học vấn của chủ hộ bằng số năm đi học của chủ hộ

Năm +

DTDNN Tổng diện tích đất nông nghiệp của nông hộ Ha _

TLPNN Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động PNN

trên tổng thu nhập của nông hộ % +/_

DIEN

Biến giả, nhận giá trị 1 nếu hộ sử dụng hình thức thắp sáng là điện , ngược lại nhận giá trị 0

1 hoặc 0 +

THTAI

Là biến giả, thể hiện nguồn lực tự nhiên của nông hộ, nhận giá trị 1 nếu hộ chịu sự ảnh hưởng của thiên tai và ngược lại nhận giá trị 0

1 hoặc 0 _

TKIEM Là một trong những nguồn lực tài

chính trong sinh kế của nông hộ Triệu đồng + CBCC Số thành viên là cán bộ, công chức

Nhà nước của nông hộ Người +

SOLD

Số thành viên trong độ tuổi lao động và có khả năng tham gia tạo nên thu nhập cho hộ

Người +

Ý nghĩa của các biến số trong mô hình (1) và (2):

- GTCH: là biến giả, thể hiện giới tính của chủ hộ, với nam được quy ước là 1 hoặc nữ được quy ước là 0. Biến phản ánh giữa chủ hộ là nam và chủ hộ là nữ, giới tính nào của chủ hộ sẽ có tỷ lệ cao hơn trong quyết định CĐCCTN và gia tăng thu nhập cho hộ gia đình.

- TUOICH: là biến định lượng, thể hiện tuổi của chủ hộ. Nếu tuổi chủ hộ càng lớn thì nông hộ càng có nhiều kinh nghiệm, càng linh hoạt trong việc tham gia nhiều hoạt động tạo thu nhập. Vì vậy, hệ số của biến được kỳ vọng sẽ ảnh hưởng đồng biến với tỷ lệ thu nhập từ PNN và tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL.

- HVCH: là biến định lượng được đo lường bằng số năm đi học của chủ hộ. Hệ số của biến này kỳ vọng là dương, vì số năm đi học của chủ hộ sẽ ảnh hưởng tích cực đến thu nhập của hộ, bởi trình độ học vấn cao sẽ giúp chủ hộ lựa chọn nhiều hoạt động tạo nên thu nhập cao và quyết định đa dạng hóa thu nhập theo hướng tích cực cho gia đình.

- DTDNN và DTDNN2: DTDNN là biến thể hiện tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ, là yếu tố quyết định sự gắn bó của hộ với sản xuất nông nghiệp và đa dạng hóa trong nông nghiệp, góp phần gia tăng tổng thu nhập nhận được của hộ. Ngược lại, khi nông hộ có quá nhiều nguồn lực đất đai cho sản xuất nông nghiệp, lại làm giảm động lực để hộ tham gia vào các hoạt động PNN. Vì vậy, hệ số của biến DTDNN được kỳ vọng là tác động ngược chiều với biến phụ thuộc của mô hình (1), nhưng lại cùng chiều với biến phụ thuộc trong mô hình (2). Biến DTDNN2 là biến công cụ được đưa vào mô hình.

- DIEN: là biến giả, là biểu hiện cho sự phát triển về điều kiện cơ sở hạ tầng của nông hộ. Mọi hoạt động tạo nên thu nhập cho nông hộ đều cần đến sự đầu tư về cơ sở hạ tầng trong vùng, đặc biệt là nguồn điện thắp sáng, một phương tiện không thể thiếu trong mọi hoạt động của người dân. Trong mọi hoạt động tạo thu nhập của người dân, đặc biệt là trong các hoạt động PNN sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự hổ trợ của nguồn điện trong vùng. Do vậy hệ số của biến được kỳ vọng là dương trong cả 2 mô hình.

- THTAI: là biến thể hiện rủi ro trong nguồn lực tự nhiên của hộ, là một trong những nguyên nhân làm giảm thu nhập trong sản xuất nông nghiệp của hộ. Ngược lại, để khắc phục rủi ro do ảnh hưởng của thiên tai, nông hộ sẽ tham gia vào các hoạt động từ PNN. Vì vậy, hệ số của biến này được kỳ vọng là đồng biến với tỷ lệ PNN ở mô hình (1), nhưng lại nghịch biến với biến tổng thu nhập của mô hình (2).

- TKIEM: là biến đại diện cho nguồn lực tài chính của hộ, là một trong những nguồn lực quan trọng trong quá trình tạo thu nhập của nông hộ. Để đầu tư vào bất cứ hoạt động, lĩnh vực sản xuất nào, nông hộ luôn cần có nhiều nguồn vốn nhất định và tiết kiệm là một trong những nguồn vốn đó. Tiết kiệm tăng, làm nguồn vốn đầu tư tăng, kéo theo tổng thu nhập của hộ cũng tăng lên.

Hệ số biến TKIEM được kỳ vọng là cùng dấu với cả 2 biến phụ thuộc của 2 mô hình.

- SOLD: là biến thể hiện số thành viên trong độ tuổi lao động, thường là

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)