4.1.1 Nguồn lực con người
Các phân tích trong bài nghiên cứu dựa vào hộ gia đình là đơn vị phân tích. Theo tổng cục thống kê, hộ gia đình là một đơn vị bao gồm các thành viên cùng chia sẻ chỗ ở, thu nhập và chi tiêu ít nhất 6 tháng trong 12 tháng trước khi điều tra. Song song đó, phân tích các đặc điểm của chủ hộ - người có vai trò lớn trong việc ra quyết định trong các vấn đề kinh tế cũng như trong các công việc trong đời sống hằng ngày của hộ gia đình, để thấy được khả năng ra quyết định và tính chất của các quyết định là như thế nào.
Bảng 4.1 thể hiện kết quả nghiên cứu đặc điểm nhân khẩu học của hộ, từ số liệu điều tra mức sống dân cư các năm 2002, 2008 và 2012. Qua đây cho thấy, nhân khẩu bình quân trên hộ của 3 năm lần lượt là 4,96 người, 3,79 người và 4,0 người, trong số đó, số thành viên có khả năng tạo thu nhập của hộ trung bình đạt khoảng 3,08 người, chiếm 62,1%; 2,53 người, chiếm 66,75% và 2,97 người, chiếm 74,25% tương ứng. Tỷ lệ thành viên tham gia lao động tạo thu nhập cho nông hộ dần tăng lên, đồng nghĩa với tỷ lệ phụ thuộc giảm xuống qua 3 năm, là một dấu hiệu tốt cho việc tăng thu nhập của nông hộ nói riêng và cho việc tăng trưởng cho nền kinh tế nói chung.
Tuổi của chủ hộ trung bình đạt 48,77 vào năm 2002; 51,54 năm 2008 và 50,78 năm 2012, độ tuổi này vẫn nằm trong độ tuổi lao động và đã có đủ kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề quan trọng trong gia đình, đặc biệt là vấn đề liên quan đến thu nhập của nông hộ. Trong số đó, tỷ lệ chủ hộ là nam lần lượt chiếm 77,99%; 77,04% và 74,45% trong tổng số hộ điều tra tương ứng. Qua đây, cho thấy, tại các vùng nông thôn, chủ hộ trong gia đình đa số là nam giới, nhưng điều đáng chú ý là tỷ lệ này có xu hướng giảm xuống qua 3 năm, ngụ ý rằng bất bình đẳng giới đã dần dần giảm xuống, nữ giới vẫn có quyền làm chủ hộ và tham gia ra quyết định trong những việc quan trọng của gia đình.
Bảng 4.1: Đặc điểm nhân khẩu học của nông hộ vùng ĐBSCL
Chỉ tiêu Đơn vị
Số lượng Cơ cấu (%) 2002 2008 2012 2002 2008 2012 Tổng số hộ điều tra Hộ 1.799 1.289 1.448 100,00 100,00 100,00
1. Giới tính chủ hộ
+ Chủ hộ là nam Người 1.403 993 1078 77,99 77,04 74,45 + Chủ hộ là nữ Người 396 296 370 22.01 22,96 25,55 2. Tuổi BQ của CH Tuổi 48,77 51,54 50,78 _ _ _ 3. Học vấn CH
+ Không có bằng cấp Người 1.049 660 680 58,31 51,20 46,96 + Cấp I Người 492 407 464 27,35 31,57 32,04 + Cấp II Người 163 146 194 9,06 11,33 13,40 + Cấp III Người 50 56 97 2,78 4,34 6,70 + Trên cấp III Người 12 20 13 0,70 1,55 0,90 + Bình quân HVCH Năm 3,76 4,98 5,93 _ _ _ 4. Số lao động
+ Nhân khẩu/hộ Khẩu/hộ 4,96 3,79 4,0 _ _ _ + LĐ/hộ LĐ/hộ 3,08 2,53 2,97 _ _ _ + Tỷ lệ lao động % 62,10 66,75 74,25 _ _ _ + Tỷ lệ phụ thuộc % 37,90 33,25 25,75 _ _ _ 5. Cán bộ công chức + Số CBCC Người 43 99 107 _ _ _ + Tỷ lệ CBCC % 2,61 7,68 7,39 _ _ _
Nguồn: Thống kê dữ liệu VHLSS 2002, 2008 và 2012
Về trình độ học vấn của chủ hộ, bình quân số năm đi học chủ hộ trong vùng qua 3 năm có bước tiến triển từ 3,76 đến 4,98 và 5,93, một dấu hiệu đáng mừng về tình trạng học vấn của người ra quyết định trong gia đình.
Tuy nhiên, trong 1.799 hộ điều tra vào năm 2002 có đến 1.049 người không có bằng cấp, chiếm 58,31%, số chủ hộ học hết tiểu học chiếm 27,35%, trung học cơ sở chiếm 9,06%, trung học phổ thông chiếm 2,78%, còn lại 0,7% là chủ hộ học trên phổ thông (bao gồm cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, lần
lượt là 3, 4, 6 và 10 năm sau khi hoàn tất tốt nghiệp phổ thông). Đến năm 2008, chủ hộ không có bằng cấp giảm còn 51,2%, cấp I là 31,57%, cấp II với 11,33%, cấp III là 4,34%, và trên cấp III là 1,55%. Đến năm 2012, tỷ lệ chủ hộ không có bằng cấp lại tiếp tục giảm còn 46,96%, một dấu hiệu khả quan về trình độ học vấn của chủ hộ, tỷ lệ cấp I chiếm 32,04%, cấp II là 13,4%, cấp III với 6,7%, và trên cấp 3 là 0,9%. Điểm giống nhau về HVCH qua 3 năm là các cấp học càng lên cao thì số lượng người đi học lại càng giảm xuống, nguyên nhân chủ yếu do nông hộ vẫn còn nhiều hạn chế về điều kiện học hành nên đa số chủ hộ coi việc học là không quan trọng, họ chỉ học với mục đích duy nhất là để biết chữ, không có nhu cầu học tập cao hơn.
Đó cũng là nguyên nhân khiến cho trình độ học vấn của chủ hộ vùng ĐBSCL luôn ở mức thấp, chính điều này làm hạn chế khả năng tiếp cận với những chính sách, phát triển hoạt động tạo thu nhập với mức hiệu quả cao cho nông hộ trong vùng. Mặt khác, để hiểu rõ và vận dụng vào thực tế được các kiến thức, thông tin và kỹ năng cần thiết khi nông hộ tham gia các chương trình tập huấn, triển khai, giao lưu về nông nghiệp, sản xuất, dịch vụ do nhà nước và các doanh nghiệp ngoài nhà nước tổ chức, đòi hỏi người dân phải có một trình độ cần thiết nhất định, điều này cũng lý giải cho việc những nông hộ không có bằng cấp thường rất bảo thủ, chậm hoặc khó tiếp cận với các phương pháp và kỹ thuật mới trong quá trình tìm kiếm thu nhập cho gia đình, cả về nông nghiệp lẫn PNN.
4.1.2 Nguồn lực tự nhiên
Một trong những nguồn lực quan trọng của nông hộ chính là nguồn lực đất đai mà hộ sở hữu. Đất đai là nguồn lực đầu vào của sản xuất nông nghiệp, nơi tạo ra lương thực, thực phẩm cung cấp cho con người và nơi giúp con người tạo ra thu nhập. Đối tượng chính cần phân tích của đề tài là thu nhập của nông hộ, vì vậy bài nghiên cứu chỉ tập trung vào diện tích đất dùng cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình.
Nếu như tổng số nông hộ được điều tra qua 3 năm 2002, 2008 và 2012 lần lượt là 1.799; 1.289 và 1.448 hộ, thì số hộ có đất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp của hộ lần lượt lại là 1.749 (chiếm 97,22%); 1.049 (chiếm 81,38%) và 1.027 (chiếm 70,93%). Các tỷ lệ này cho thấy, diện tích đất canh tác nông nghiệp của nông hộ có xu hướng giảm dần qua 3 năm, một câu hỏi được đặt ra là phải chăng diện tích đất ngày càng kém quan trọng trong quá trình tạo thu nhập của người nông dân, với diện tích đất không đáng kể, người dân vẫn có thể tìm kiếm nhiều nguồn thu nhập khác nhau cho gia đình bằng cách tham gia vào quá trình đa dạng hóa các hoạt động ngoài nông nghiệp.
Bảng 4.2: Diện tích đất nông nghiệp của nông hộ vùng ĐBSCL
Đơn vị tính: ha
Năm Tổng hộ Tổng hộ* Bình quân Bình quân* Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn* 2002 1.799 1.749 0,82 0,84 1,23 1,24 2008 1.289 1.049 0,96 1,18 1,79 1,92 2012 1.448 1.027 0,72 1,02 1,15 1,24
Nguồn: Thống kê dữ liệu VHLSS 2002, 2008 và 2012
Trong đó: * là đại diện cho nhóm hộ có đất nông nghiệp
Vấn đề đáng quan tâm là sự chênh lệch về diện tích đất giữa các hộ là quá lớn, có những hộ nắm giữ đất canh tác quá nhiều, cụ thể là diện tích đất lớn nhất của hộ lên đến 28,15 ha vào năm 2002; 32,06 ha vào năm 2008; và 11,2 ha vào năm 2012, trong khi có nhiều hộ lại không có đất để sản xuất, cụ thể số hộ không có đất trong 3 năm có xu hướng ngày càng tăng lên, lần lượt là 50 hộ (chiếm 2,78%); 240 hộ (chiếm 18,62%); và 421 hộ (chiếm 29,07%). Đối với những nhóm hộ bị hạn chế về đất đai canh tác, một mặt làm giảm sự gắn bó của hộ vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp - một thế mạnh vốn có của nông hộ ĐBSCL, nhưng mặt khác, đây cũng chính là nguồn động lực để hộ tham gia vào các hoạt động PNN - lĩnh vực không cần quá nhiều đất đai và mang lại giá trị cao hơn so với các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên việc nông hộ tham gia vào PNN cũng được chia ra thành 2 trường hợp: tự nguyện và bắt buộc (Ellis, 2000; Davies, 2008), nhưng chỉ có tham gia một cách tự nguyện với các nguồn lực phù hợp mới làm cho nông hộ có bước tiến triển cao hơn trong thu nhập (Ellis, 2000).
4.1.3 Nguồn lực tài chính
Bài nghiên cứu sử dụng biến tiết kiệm làm đại diện cho nguồn lực tài chính của nông hộ. Theo số liệu thống kê qua 3 năm, phần lớn nông hộ trong vùng đều sử dụng thu nhập của gia đình cho việc cất giữ tài sản tiết kiệm và khoản tiết kiệm này ít được hộ sử dụng để đầu tư, kiếm thêm thu nhập.
Qua bảng số liệu thống kê, cho thấy, đa số nông hộ vùng ĐBSCL đều có nguồn tiết kiệm cho gia đình, thể hiện qua số hộ tham gia tiết kiệm ngày càng tăng, lần lượt với 61,93%; 69,82%; và 97,38% tổng số hộ điều tra trong các năm 2002, 2008 và 2012. Nếu nông hộ sử dụng hiệu quả nguồn tiết kiệm
này vào quá trình đầu tư cho các hoạt động sản xuất của gia đình, thì tổng thu nhập mà hộ nhận được sẽ có bước tiến triển cao hơn.
Bảng 4.3: Nguồn tiết kiệm của nông hộ vùng ĐBSCL
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng hộ Tổng hộ* Bình quân Bình quân* Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn* 2002 1.799 1.114 4,06 8,60 14,48 16,56 2008 1.289 900 30,24 47,41 100,30 115,51 2012 1.448 1.410 54,66 56,57 60,55 60,03
Nguồn: Thống kê dữ liệu VHLSS 2002, 2008 và 2012
Trong đó: * là đại diện cho nhóm hộ có tiết kiệm
Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nông hộ do hạn chế về nguồn lực sản xuất trong quá trình tạo thu nhập cho gia đình, thu nhập mà hộ nhận được không đủ đảm bảo cho mức sống cần thiết của hộ gia đình, hộ phải vay nợ từ nhiều nguồn khác nhau, nợ càng thêm nợ, khiến tiết kiệm của hộ mang giá trị âm. Qua đây cho thấy, sự chênh lệch không nhỏ về lượng tiết kiệm giữa các nông hộ trong vùng.
4.1.4 Nguồn lực xã hội
Nói đến nguồn lực xã hội thì không thể không nhắc đến nguồn điện của hộ sử dụng, điện là yếu tố đầu vào, là nguồn lực cần thiết cho mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người nông dân.
Bảng 4.4: Nguồn điện của nông hộ vùng ĐBSCL
Nguồn điện thắp sáng
Số hộ Tỷ lệ (%)
2002 2008 2012 2002 2008 2012 Điện lưới quốc gia 1.157 1.235 1.410 64,31 95,81 97,38 Điện ắc quy, máy nổ 78 12 19 4,34 0,93 1,31 Gas, đèn dầu các loại 560 39 16 31,13 3,03 1,10 Khác 4 3 3 0,22 0,23 0,21 Tổng 1.799 1.289 1.448 100,00 100,00 100,00
Qua bảng 4.4 cho thấy, đa số nông hộ sử dụng điện lưới quốc gia phục vụ trong sinh hoạt và sản xuất cho hộ gia đình, cụ thể là với 64,31%; 95,81%; và 97,38% số hộ điều tra, tương ứng cho 3 năm 2002, 2008 và 2012. Tỷ lệ này ngày càng tăng lên qua các năm cho thấy nguồn điện quốc gia đã dần dần được phủ khắp các vùng miền của khu vực ĐBSCL nói riêng và của cả nước ta nói chung, mang lại nhiều điều kiện thuận lợi cho người dân trong sinh hoạt và tạo nên sinh kế cho hộ gia đình.
4.2 PHÂN TÍCH CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG ĐBSCL TRONG GIAI ĐOẠN 2002 - 2012 TRONG GIAI ĐOẠN 2002 - 2012
Nhìn chung, tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL tăng dần từ 19.710,37 đến 61.404,22 và lên đến 79.744,85 triệu đồng qua các năm 2002, 2008 và 2012, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế và ổn định mức sống của nông hộ của của cả nước nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng.
Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL
Chỉ tiêu Thu nhập từ nông nghiệp Thu nhập từ phi nông nghiệp Tổng Số hộ 2002 1.787 1.799 1.799 2008 1.110 1.275 1.289 2012 1.132 1.410 1.448 Thu nhập (triệu đồng/hộ/năm) 2002 10.146,22 9.564,15 19.710,37 2008 42.516,19 18.888,03 61.404,22 2012 30.109,26 49.635,59 79.744,85 Tỷ trọng (%) 2002 51,48 48,52 100,00 2008 69,24 30,76 100,00 2012 37,76 62,24 100,00
Nguồn: Thống kê dữ liệu VHLSS 2002, 2008 và 2012
Mức độ chênh lệch về số hộ tham gia giữa hoạt động nông nghiệp và PNN của mỗi năm không lớn, mỗi hộ vừa có thể tham gia nông nghiệp vừa có thể hoạt động trong lĩnh vực PNN. Nông hộ có càng nhiều phương thức tạo thu nhập thì rủi ro trong thu nhập mà nông hộ phải gánh chịu càng giảm xuống (Escobal, 2001). Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL.
Khác hẳn với sự chênh lệch không đáng kể và khá ổn định về số hộ tham gia giữa nông nghiệp và PNN qua 3 năm, sự chênh lệch giữa thu nhập nhận được từ hai lĩnh vực này lại có sự khác biệt tương đối lớn và tăng dần qua các năm.
Cụ thể, năm 2002, thu nhập từ nông nghiệp đạt 10.146,22 triệu đồng (chiếm 51,48%), trong khi PNN cũng tạo ra thu nhập không kém cho nông hộ là 9.564,15 triệu đồng (chiếm 48,52%), sự chênh lệch không đáng kể giữa hai khu vực, cho thấy sự kết hợp hài hòa trong quá trình tạo thu nhập của người dân, hộ đã bắt đầu nhận thức được lợi ích mà PNN mang lại, đồng thời cũng giữ vững được thế mạnh sản xuất nền nông nghiệp truyền thống trong quá trình tạo ra thu nhập của hộ gia đình.
Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát đến mức 20%, lãi suất ngân hàng tăng vụt, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, đầu tư nước ngoài vào nước ta bị hạn chế đến mức tối thiểu. Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL cũng không thoát khỏi ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất vẫn là các hoạt động sản xuất, công nghiệp và dịch vụ - các hoạt động thuộc lĩnh vực PNN (Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, 2013). Đây là nguyên nhân dẫn đến thu nhập từ PNN trong vùng giảm mạnh so với nông nghiệp, chi phí cho sản xuất quá lớn, nguồn xuất khẩu không ổn định, người dân trong vùng nhận thấy rủi ro cho việc đầu tư PNN lúc này lớn hơn nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp, cụ thể thu nhập từ PNN chỉ đạt 30,76%, kém gấp hơn 2 lần so với nông nghiệp (đạt đến 69,24% trong cơ cấu tổng thu nhập của hộ).
Đến năm 2012, bốn năm sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, sự chênh lệch giữa hai khu vực đã bắt đầu có sự thay đổi, nếu như năm 2008, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp lớn gấp hơn 2 lần so với PNN, đến thời điểm này, thu nhập PNN của nông hộ đã vượt lên trên nông nghiệp, gấp hơn 1,5 lần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (thu nhập PNN đạt 62,24% so với 37,76% thu nhập từ nông nghiệp). Trong thời gian này, khủng hoảng kinh tế đã được đẩy lùi, lạm phát của nước ta nói chung và của vùng nói riêng cũng đã được hạn chế ở một mức độ nhất định, cùng với những chính sách khuyến khích và hổ trợ của chính quyền địa phương đã thúc đẩy người dân tiếp tục đầu tư vào PNN - một lĩnh vực mang lại giá trị thu nhập cao hơn các hoạt động nông nghiệp (Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, 2013).
Tuy nhiên, với những tiềm năng sẵn có, kinh nghiệm tích lũy lâu đời và đặc trưng kinh tế của vùng ĐBSCL, nông hộ trong vùng vẫn luôn duy trì và phát triển nền nông nghiệp truyền thống, đồng thời thực hiện đa dạng hóa cho
cả hai khu vực, sử dụng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển PNN, thúc đẩy quá trình ổn định và gia tăng thu nhập cho nông