PHÂN TÍCH CƠ CẤU THU NHẬP CỦA NÔNG HỘ VÙNG ĐBSCL

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 54)

Nhìn chung, tổng thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL tăng dần từ 19.710,37 đến 61.404,22 và lên đến 79.744,85 triệu đồng qua các năm 2002, 2008 và 2012, đây là một dấu hiệu đáng mừng cho sự phát triển kinh tế và ổn định mức sống của nông hộ của của cả nước nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng.

Bảng 4.5: Cơ cấu thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL

Chỉ tiêu Thu nhập từ nông nghiệp Thu nhập từ phi nông nghiệp Tổng Số hộ 2002 1.787 1.799 1.799 2008 1.110 1.275 1.289 2012 1.132 1.410 1.448 Thu nhập (triệu đồng/hộ/năm) 2002 10.146,22 9.564,15 19.710,37 2008 42.516,19 18.888,03 61.404,22 2012 30.109,26 49.635,59 79.744,85 Tỷ trọng (%) 2002 51,48 48,52 100,00 2008 69,24 30,76 100,00 2012 37,76 62,24 100,00

Nguồn: Thống kê dữ liệu VHLSS 2002, 2008 và 2012

Mức độ chênh lệch về số hộ tham gia giữa hoạt động nông nghiệp và PNN của mỗi năm không lớn, mỗi hộ vừa có thể tham gia nông nghiệp vừa có thể hoạt động trong lĩnh vực PNN. Nông hộ có càng nhiều phương thức tạo thu nhập thì rủi ro trong thu nhập mà nông hộ phải gánh chịu càng giảm xuống (Escobal, 2001). Đó cũng là một trong những nguyên nhân thúc đẩy quá trình đa dạng hóa thu nhập của nông hộ vùng ĐBSCL.

Khác hẳn với sự chênh lệch không đáng kể và khá ổn định về số hộ tham gia giữa nông nghiệp và PNN qua 3 năm, sự chênh lệch giữa thu nhập nhận được từ hai lĩnh vực này lại có sự khác biệt tương đối lớn và tăng dần qua các năm.

Cụ thể, năm 2002, thu nhập từ nông nghiệp đạt 10.146,22 triệu đồng (chiếm 51,48%), trong khi PNN cũng tạo ra thu nhập không kém cho nông hộ là 9.564,15 triệu đồng (chiếm 48,52%), sự chênh lệch không đáng kể giữa hai khu vực, cho thấy sự kết hợp hài hòa trong quá trình tạo thu nhập của người dân, hộ đã bắt đầu nhận thức được lợi ích mà PNN mang lại, đồng thời cũng giữ vững được thế mạnh sản xuất nền nông nghiệp truyền thống trong quá trình tạo ra thu nhập của hộ gia đình.

Sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008, Việt Nam rơi vào tình trạng lạm phát đến mức 20%, lãi suất ngân hàng tăng vụt, hoạt động xuất khẩu bị đình trệ, đầu tư nước ngoài vào nước ta bị hạn chế đến mức tối thiểu. Vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL cũng không thoát khỏi ảnh hưởng, nhưng ảnh hưởng đầu tiên và nghiêm trọng nhất vẫn là các hoạt động sản xuất, công nghiệp và dịch vụ - các hoạt động thuộc lĩnh vực PNN (Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, 2013). Đây là nguyên nhân dẫn đến thu nhập từ PNN trong vùng giảm mạnh so với nông nghiệp, chi phí cho sản xuất quá lớn, nguồn xuất khẩu không ổn định, người dân trong vùng nhận thấy rủi ro cho việc đầu tư PNN lúc này lớn hơn nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp, cụ thể thu nhập từ PNN chỉ đạt 30,76%, kém gấp hơn 2 lần so với nông nghiệp (đạt đến 69,24% trong cơ cấu tổng thu nhập của hộ).

Đến năm 2012, bốn năm sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng, sự chênh lệch giữa hai khu vực đã bắt đầu có sự thay đổi, nếu như năm 2008, tỷ trọng thu nhập từ nông nghiệp lớn gấp hơn 2 lần so với PNN, đến thời điểm này, thu nhập PNN của nông hộ đã vượt lên trên nông nghiệp, gấp hơn 1,5 lần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (thu nhập PNN đạt 62,24% so với 37,76% thu nhập từ nông nghiệp). Trong thời gian này, khủng hoảng kinh tế đã được đẩy lùi, lạm phát của nước ta nói chung và của vùng nói riêng cũng đã được hạn chế ở một mức độ nhất định, cùng với những chính sách khuyến khích và hổ trợ của chính quyền địa phương đã thúc đẩy người dân tiếp tục đầu tư vào PNN - một lĩnh vực mang lại giá trị thu nhập cao hơn các hoạt động nông nghiệp (Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia, 2013).

Tuy nhiên, với những tiềm năng sẵn có, kinh nghiệm tích lũy lâu đời và đặc trưng kinh tế của vùng ĐBSCL, nông hộ trong vùng vẫn luôn duy trì và phát triển nền nông nghiệp truyền thống, đồng thời thực hiện đa dạng hóa cho

cả hai khu vực, sử dụng thu nhập từ hoạt động nông nghiệp làm nền tảng cho sự phát triển PNN, thúc đẩy quá trình ổn định và gia tăng thu nhập cho nông hộ trong vùng nói riêng và cho cả nước nói chung.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển đổi cơ cấu thu nhập của nông hộ ở đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)