Bài nghiên cứu sử dụng biến tiết kiệm làm đại diện cho nguồn lực tài chính của nông hộ. Theo số liệu thống kê qua 3 năm, phần lớn nông hộ trong vùng đều sử dụng thu nhập của gia đình cho việc cất giữ tài sản tiết kiệm và khoản tiết kiệm này ít được hộ sử dụng để đầu tư, kiếm thêm thu nhập.
Qua bảng số liệu thống kê, cho thấy, đa số nông hộ vùng ĐBSCL đều có nguồn tiết kiệm cho gia đình, thể hiện qua số hộ tham gia tiết kiệm ngày càng tăng, lần lượt với 61,93%; 69,82%; và 97,38% tổng số hộ điều tra trong các năm 2002, 2008 và 2012. Nếu nông hộ sử dụng hiệu quả nguồn tiết kiệm
này vào quá trình đầu tư cho các hoạt động sản xuất của gia đình, thì tổng thu nhập mà hộ nhận được sẽ có bước tiến triển cao hơn.
Bảng 4.3: Nguồn tiết kiệm của nông hộ vùng ĐBSCL
Đơn vị tính: triệu đồng Năm Tổng hộ Tổng hộ* Bình quân Bình quân* Độ lệch chuẩn Độ lệch chuẩn* 2002 1.799 1.114 4,06 8,60 14,48 16,56 2008 1.289 900 30,24 47,41 100,30 115,51 2012 1.448 1.410 54,66 56,57 60,55 60,03
Nguồn: Thống kê dữ liệu VHLSS 2002, 2008 và 2012
Trong đó: * là đại diện cho nhóm hộ có tiết kiệm
Bên cạnh đó, cũng còn nhiều nông hộ do hạn chế về nguồn lực sản xuất trong quá trình tạo thu nhập cho gia đình, thu nhập mà hộ nhận được không đủ đảm bảo cho mức sống cần thiết của hộ gia đình, hộ phải vay nợ từ nhiều nguồn khác nhau, nợ càng thêm nợ, khiến tiết kiệm của hộ mang giá trị âm. Qua đây cho thấy, sự chênh lệch không nhỏ về lượng tiết kiệm giữa các nông hộ trong vùng.