Đất và rừng là hai tài nguyên vô cùng quý giá và đóng vai trò vô cùng quan trọng tới sự sinh tồn của con người. Đất cung cấp cho con người, trực tiếp hay gián tiếp, hầu hết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như khoáng sản, vật liệu xây dựng, lương thực…;
Trang 1MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 4
I CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
A TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ SUY THOÁI ĐẤT 5
1 Khái niệm và vai trò của đất 5
2 Suy thoái đất 5
3 Thực trạng suy thoái đất ở Việt Nam 6
4 Những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam 8
4.1 Những nguyên nhân từ tự nhiên 8
4.2 Những nguyên nhân từ hoạt động của con người 8
B RỪNG VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI RỪNG 10
1 Khái niệm 10
2 Phân loại 10
3 Suy thoái rừng 13
4 Thực trạng suy thoái rừng ở Việt Nam 13
II PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG 15
A PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT 15
1 Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát suy thoái đất 15
2 Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát suy thoái đất 15
2.1 Nghĩa vụ làm tăng khả năng sinh lợi của đất 15
2.2 Những hành vi bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động trên đất .20
2.3 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước 22
3 Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên đất 24
3.1 Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất 24
3.2 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với vi phạm pháp luật về bảo vệ tài 25
nguyên đất 25
4 Thực trạng pháp luật về kiểm soát suy thoái đất ở Việt Nam 26
4.1 Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 26
4.2 Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: 27
4.3 Về thu hồi đất nông nghiệp 28
Trang 24.4 Các loại đất và văn bản pháp luật liên quan 29
5 Kiến nghị và Giải pháp 34
B PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI RỪNG 38
1 Kiểm soát suy thoái rừng 38
2 Pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng 38
2.1 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát suy thoái rừng 38
2.2 Nội dung cơ bản của pháp luật kiểm soát suy thoái rừng 39
2.2.1 Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng; thống kê theo doi diễn biến tài nguyên rừng 39
2.2.2 Pháp luật về hoạt động giao rừng, cho thuê rừng và thu hồi rừng 43
2.2.3 Pháp luật về hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng của chủ rừng 52
2.2.4 Pháp luật về kiểm soát suy thoái động thực vật rừng hoang dã 57
3 Xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm soát suy thoái rừng, thực trạng PL về kiểm soát suy thoái rừng ở VN 60
3.1 Xử lý các hành vi vi phạm hành chính về kiểm soát suy thoái rừng 60
3.2 Xử lý các hành vi phạm tội gây suy thoái rừng 60
4 Giải Pháp 64
4.1 Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, nâng cao nhận thức về quản lý bảo vệ rừng 64
4.2 Quy hoạch, xác định lâm phận các loại rừng ổn định 64
4.3 Hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật 65
4.4 Nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp và sự tham gia của các ngành, các tổ chức xã hội vào bảo vệ rừng 66
4.5 Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực của lực lượng kiểm lâm 69
5 Kết hợp bảo vệ đất và rừng 69
KẾT LUẬN 71
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Đất và rừng là hai tài nguyên vô cùng quý giá và đóng vai trò vô cùng quantrọng tới sự sinh tồn của con người Đất cung cấp cho con người, trực tiếp haygián tiếp, hầu hết các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống như khoáng sản, vật liệuxây dựng, lương thực…; Đất còn có giá trị cao về mặt lịch sử và tâm lý, tinhthần đối với con người “Đất là tư liệu sản xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhâtcủa sản xuất nông nghiệp, là điều kiện không thể thiếu được của sự tồn tại và táisinh của hàng loạt thế hệ loài người kế tiếp nhau” (K Mác – Tư bản luận tập 3).Rừng là thảm thực vật của các cây thân gỗ trên bề mặt trái đất, có vai trò vô cùngquan trọng đối với sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế - xãhội, sinh thái và môi trường Rừng là nguồn cung cấp gỗ củi và các nguyên vậtliệu, điều hòa khí hậu, hấp thụ carbonic, sản sinh ôxy, điều hòa nước, là nơi cưtrú của các loài động thực vật và tang trữ các nguồn gen quý hiếm Như vậy, cóthể thấy rằng tất cả mọi hoạt động của chúng ta đều liên quan chặt chẽ vào tìnhtrạng của đất và rừng Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ những hoạt động kinh tế - xãhội, chất lượng của hai nguồn tài nguyên này đang ngày càng xấu đi Hiện tượngsuy thoái đất và rừng ngày càng trở nên phổ biến Suy thoái đất làm suy giảmchất lượng môi trường sống, cạn kiệt tài nguyên động thực vật, ảnh hưởng đến
đa dạng sinh học, dẫn đến suy giảm cả về số lượng và chất lượng của rừng Mặtkhác, suy thoái rừng sẽ gây ra tác động xấu tới môi trường, đặc biệt là đối vớimôi trường đất Diện tích rừng suy giảm sẽ làm gia tăng các hiện tượng xói mòn,rửa trôi, khô hạn và sa mạc hóa, ngập úng, xói lở bờ sông, xói lở ven biển….Đâycũng chính là các loại hình suy thoái đất chủ yếu Như vậy, đất và rừng có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, suy thoái đất là tác nhân gây suy giảm tài nguyênrừng và suy thoái rừng khiến cho suy thoái đất ngày càng gia tăng Suy thoái đất
và rừng ảnh hưởng nghiêm trọng, trực tiếp đến sự sống của con người, gây ranhiều hậu quả mà chúng ta không thể lường trước được Vì vậy, cần phải thựchiện việc kiểm soát suy thoái đối với hai loại tài nguyên này Pháp luật về kiểmsoát suy thoái đất và rừng đã hình thành và từng bước được bổ sung, hoàn thiện
Trang 4DHNTB: Duyên hải Nam Trung Bộ
ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
ĐCSVN: Đảng Cộng Sản Việt Nam
GCNQSD: Giấy chững nhận quyền sử dụng
HDH: Hiện đại hóa
KCN: Khu công nghiệp
KCX: Khu công xưởng
LBVMT: Luật Bảo vệ Môi trường
Trang 5I CƠ SỞ LÝ LUẬN
A TÀI NGUYÊN ĐẤT VÀ SUY THOÁI ĐẤT
1 Khái niệm và vai trò của đất
Là một bộ phận quan trọng của môi trường
Là nền tảng không gian để phân bố dân cư và các hoạt động kinh tế - xã hội
Là đối tượng sản xuất, tư liệu sản xuất không thể thay thế trong nôngnghiệp, lâm nghiệp
Là chỗ dựa cho tất cả các hệ sinh thái
Đảm bảo an ninh lương thực
2 Suy thoái đất
- Suy thoái đất: là tình trạng đất gặp phải các tác động tiêu cực khiến
chất lượng đất bị suy giảm trong một khoảng thời gian nhất định Suy thoáiđất bao gồm hai dạng là ô nhiễm môi trường đất và thoái hóa đất
- Ô nhiễm môi trường đất: là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môitrường đất (nồng độ các chất độc hại tăng lên quá mức an toàn) bởi các chấtgây ô nhiễm
- Phân loại:
Theo tác nhân gây ô nhiễm:
Do tác nhân hóa học (phân bón, thuốc trừ sâu, chất thải chứa kim loạinặng, kiềm, axit,…)
Trang 6 Do tác nhân sinh học (do đất nhiễm trực khuẩn lỵ, thương hàn, cácloại ký sinh trùng,…)
Do tác nhân vật lý (nhiệt độ, chất phóng xạ,…)
Theo nguồn gốc phát sinh ô nhiễm:
Ô nhiễm tự nhiên ( nhiễm phèn, nhiễm mặn,…)
Ô nhiễm nhân tạo ( nhiễm dầu, kim loại nặng, phóng xạ, vi sinh vật,
do các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, hóa chất trong chiến tranh)
- Thoái hóa đất: là các hiện tượng làm suy giảm cả về số lượng và chất
lượng của tài nguyên đất
Các loại hình thoái hóa đất chủ yếu: xói mòn, rửa trôi, đất có độ phì thấp
và mất cân bằng dinh dưỡng, chua hóa, mặn hóa, khô hạn và sa mạc hóa, ngậpúng, thoái hóa hữu cơ,…
Suy thoái đất => làm giảm năng suất và khả năng sản xuất, cạn kiệt tàinguyên động thực vật, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, giảm diện tích đấtcanh tác bình quân đầu người, làm suy giảm chất lượng môi trường sống =>con người phải kiểm soát suy thoái tài nguyên đất
3 Thực trạng suy thoái đất ở Việt Nam
- Theo Tổng cục Quản lý Đất đai, thuộc Bộ TN&MT, diện tích Việt Nam
là 33.168.855 ha, đứng thứ 59 trong hơn 200 nước trên thế giới Đất bằng ởViệt Nam có khoảng >7 triệu ha, đất dốc >25 triệu ha, >50% diện tích đấtđồng bằng và gần 70% diện tích đất đồi núi là đất có vấn đề, đất xấu và có độphì nhiêu thấp, trong đó đất bạc màu gần 3 triệu ha, đất trơ sỏi đá 5,76 triệu
ha, đất mặn 0,91 triệu ha, đất dốc trên 25 độ gần 12,4 triệu ha
- Tài nguyên đất ở Việt Nam có nguy cơ bị suy thoái nghiêm trọng.Trong tổng số hơn 33 triệu ha thì có đến trên 13 triệu ha đất bị suy thoái
- Đặc biệt với đà tiếp diễn của biến đổi khí hậu toàn cầu nếu mực nướcbiển dâng lên 1m sẽ có 1/3 diện tích đất nước chìm dưới đáy biển
- Mặt khác tài nguyên đất còn không được khai thác, sử dụng một cách
có hiệu quả, dẫn đến tình trạng hoang hóa, ô nhiễm đất; phân bố dân cư không
Trang 7hợp lý kết hợp với các hoạt động sinh sống và sản xuất của con người cũngđang ngày càng tác động xấu đến môi trường đất.
Suy thoái tài nguyên đất Việt Nam bao gồm nhiều vấn đề và do nhiều quátrình tự nhiên xã hội khác nhau đồng thời tác động Những quá trình thoái hoáđất nghiêm trọng ở Việt Nam là:
Xói mòn rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợplý, chăn thả quá mức Theo Tổng cục thống kê, >60% lãnh thổ Việt Nam chịuảnh hưởng của xói mòn tiềm năng ở mức >50tấn/ha/năm;
Chua hoá, mặn hoá, phèn hoá, hoang mạc hoá, cát bay, đá lộ đầu, mấtcân bằng dinh dưỡng, Tỷ lệ bón phân N : P2O5 : K2O trung bình trên thếgiới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100 : 29 : 7, thiếu lân và kali nghiêmtrọng Việt Nam phấn đấu đến 2010 đất nông nghiệp sẽ đạt 10 triệu ha, trong
đó có 4,2 - 4,3 triệu ha lúa, 2,8 - 3 triệu ha cây lâu năm, 0,7 triệu ha mặt nướcnuôi trồng thuỷ sản, đảm bảo cung ứng 48 - 55 triệu tấn lương thực (cả màu);Đất lâm nghiệp đạt 18,6 triệu ha (50% độ che phủ), trong đó có 6 triệu harừng phòng hộ, 3 triệu ha rừng đặc dụng, 9,7 triệu ha rừng sản xuất; Cảnhquan tự nhiên (chủ yếu là sông, suối, núi đá, ) còn 1,7 triệu ha
Theo Thiennhien.net – ngày 23/06/2008, Việt Nam hiện còn khoảng 9,3triệu ha đất liên quan tới sa mạc hóa, chiếm 28% tổng diện tích đất đai trêntoàn quốc Trong đó, có trên 5 triệu ha đất chưa sử dụng, khoảng 2 triệu hađất đang sử dụng nhưng đã bị thoái hóa nặng và 2 triệu ha đang có nguy cơthoái hóa cao Việt Nam đã xuất hiện hiện tượng sa mạc hóa cục bộ ở các dảicát hẹp trải dài dọc theo bờ biển miền Trung Bên cạnh đó, độ phì nhiêu củađất đang bị suy giảm do xói mòn, rửa trôi, đá ong hóa, chua mặn hóa, tàinguyên rừng cũng bị suy giảm đáng kể Đây là những vấn đề đáng lo ngại và
là thách thức lớn đối với một nước nông nghiệp như nước ta hiện nay
Trang 84 Những nguyên nhân gây suy thoái tài nguyên đất ở Việt Nam
4.1 Những nguyên nhân từ tự nhiên
Điều kiện địa hình và những biến đổi tự nhiên: địa hình 80% là đồi núi,mạng lưới sông ngòi dày đặc, sông ngắn tiết diện dốc, lượng mưa lớn gây raxói mòn mạnh ảnh hưởng lớn đến tài nguyên đất Khí hậu nhiệt đới, tỷ lệ tánrừng che chưa cao nên xói mòn đất càng hoạt động mạnh Mặt khác do một sốnguyên nhân khác như hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp do khoáng hóamạnh và xói mòn, hàm lượng chất dinh dưỡng kém do bị rửa trôi, tầng đấtmỏng do bị xói mòn hoặc cấu trúc đất bị phá vỡ…
Tác động từ các nguồn tài nguyên khác: sự vận động không tốt của tàinguyên nước gây lũ lụt, ngập úng, sự phân bố không đều của dòng chảy trênđất làm cho đất bị rửa trôi, bào mòn, thoái hóa biến chất hay bạc màu… Mấtrừng gây ra lũ lụt, hạn hán tài nguyên nước ngầm suy giảm, mương xói, kherãnh phát triển mạnh, cân bằng sinh thái bị phá hoại dẫn đến xói mòn đất, đedọa nghiêm trọng vùng đất dốc khi canh tác nông nghiệp
4.2 Những nguyên nhân từ hoạt động của con người
Tác động của nền nông nghiệp hiện đại:
+ Khai thác đất kiệt quệ, không bền vững
+ Hệ thống cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế, bất cập
+ Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chất điều khiển tăng trưởng một cáchquá mức Ở Việt Nam trên 300 loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng (có cảcác loại thuốc bị cấm như Wolfatox, Monitor, DDT)
- Liều lượng thuốc phun 2-3lit/ha
- Số lần phun vùng chè khỏang 30 lần/năm, vùng rau khỏang20-60lần/vụ
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép: 30% số mẫu đất
có dư lương thuốc bảo vệ thực vật vuợt quá tiêu chuẩn 2-40 lần, 55% mẫukhông khí có nồng độ thuốc bảo vệ thực vật vượt quá tiêu chuẩn 2-10 lần+ Sử dụng các công cụ và kỹ thuật hiện đại, mở rộng mạng lưới tưới tiêu
Trang 9=> gây ô nhiễm thoái hóa và ô nhiễm đất, gây mặn hóa hoặc phèn chua
NOx …dẫn đến làm lắng đọng gây mưa acid làm ô nhiễm môi trường đất vàhòa tan kim loại nặng
+ Phế thải sinh hoạt:chất thải sinh hoạt mất vệ sinh,sử dụng phân bắctươi hay bùn thải bón trực tiếp cho đất đặc biệt khu vực nông thôn
Các nhân tố khác:
+ Gia tăng dân số, đồi núi bị phá, nương rẫy bị phá và một phần là do tỷ
lệ các hộ dân chưa định cư định canh còn cao Việt nam trước 1945 rừngchiếm 43% diện tích, hiện nay chỉ còn khoảng 33%, mặc dù có nhiều nỗ lựctrồng và bảo vệ rừng
=> Đất bị xói mòn, diện tích đất canh tác bị thu hẹp, năng suất cây trồngtrên đất bị giảm sút
+ Xuất hiện các khu dân cư với việc xây dựng các khu công nghiệp, tổchức không gian sống chưa hợp lý
+ Bên cạnh đó là do ảnh hưởng của ô nhiếm nhiệt, ô nhiễm do các tácnhân gây phóng xạ
Trang 10B RỪNG VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI RỪNG.
1 Khái niệm.
“Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng,
vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, trenứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính và có độ che phủ của tánrừng là từ 0,1 trở lên.” (Điều 3 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004)
2 Phân loại.
Hệ sinh thái rừng của Việt Nam tương đối đa dạng, phong phú, căn cứvào mục đích sử dụng chủ yếu và đặc điểm sinh thái, hệ sinh thái rừng ViệtNam được phân thành 3 loại đó là: Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừngsản xuất
- Rừng đặc dụng: Sử dụng cho các mục đích bảo tồn thiên nhiên, hệ sinh
thái, nguồn gen sinh vật rừng; phục vụ nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tíchlịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợpphòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường Rừng đặc dụng được phân thành 4loại là vường quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan và khurừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học Cụ thể:
+ Vườn quốc gia: là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dàimột hoặc nhiều hệ sinh thái và đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau: là vùng đất tựnhiên bao gồm mẫu chuẩn hệ sinh thái cơ bản; các nét đặc trưng về sinh cảnhcủa động, thực vật; các khu rừng có giá trị cao về khoa học, giáo dục và dulịch Đồng thời đây cũng là vùng đất tự nhiên đủ rộng để chứa đựng được mộthay nhiều hệ sinh thái và không bị thay đổi bởi những tác động xấu của conngười, tỷ lệ diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần phải bảo tồn phải đạt 70% trởlên; có điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi
+ Khu bảo tồn thiên nhiên: đây là khu vực gồm khu dự trữ thiên nhiên vàkhu bảo tồn loài – sinh cảnh
- Khu dự trữ thiên nhiên: là vùng đất tự nhiên có dự trữ tài nguyên thiên
nhiên và tính đa dạng sinh học cao và được thành lập với mục đích là bảo
Trang 11đảm diễn thế tự nhiên, phục vụ nghiên cứu khoa học Khu dự trữ thiên nhiênphải đảm bảo các điều kiện như: có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, còn giữcác đặc trưng cơ bản của tự nhiên, ít bị tác động có hại của con người; có hệđộng thực vật đa dạng hoặc có các loài đặc hữu đang sinh sống; có tỷ lệ diệntích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn đạt từ 70% trở lên và đảm bảo tránhđược sự tác động trực tiếp của con người.
- Khu bảo tồn các loài sinh – cảnh: là vùng đất tự nhiên được quản lý
bảo vệ nhằm bảo đảm môi trường sống cho một hoặc nhiều loài động vật,thực vật đặc hữu, quý hiếm Vùng đất này phải đảm bảo là nơi đóng vai tròquan trọng trong bảo tồn thiên nhiên, duy trì cuộc sống và sự phát triển củacác loài; là nơi cư trú hoặc nơi có các loài động vật hoang dã, quý hiếm…
+ Khu bảo vệ cảnh quan: là khu vực bao gồm một hay nhiều cảnh quan
có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu và có giá trị văn hóa lịch sử nhằm phục vụ chocác hoạt động văn hóa du lịch hoặc để nghiên cứu – thí nghiệm Bao gồm:khu vực có các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo; khu vực có các
di tích lịch sử đã được xếp hạng hoặc có các cảnh quan như hang động, thamthạch…và khu vực riêng mang tính lịch sử truyền thống của nhân dân địaphương
+ Khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học: là khu vực dành riêngcho các hoạt động nghiên cứu khoa học hoặc dành riêng cho nghiên cứu thínghiệm
- Rừng phòng hộ: Sử dụng cho mục đích bảo vệ nguồn nước, đất, chống
xói mòn, sa mạc hóa, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, góp phần bảo vệ môitrường Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ đầu nguồn;rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển;rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Cụ thể là:
+ Rừng phòng hộ đầu nguồn: là những diện tích rừng thường tập trung
ở thượng nguồn các dòng sông, có tác dụng điều tiết nguồn nước để hạn chế
Trang 12lũ lụt, cung cấp nước cho các dòng chảy và hồ trong mùa khô, hạn chế xóimòn, bảo vệ đất, hạn chế bôi lấp các lòng sông, hồ…
+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay: có tác dụng chủ yếu là phòng
hộ nông nghiệp, bảo vệ các khu dân cư, các khu đô thị, các vùng sản xuất vàcác công trình khác Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay thường tập trung ởven biển
+ Rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển: là loại rừng mọc tự nhiên hoặcđược trồng ở cửa các dòng sông, và được sử dụng để ngăn sóng, bảo vệ cáccông trình ven biển, cố định bùn cát lắng đọng để hình thành các vùng đấtmới
+ Rừng phòng hộ bảo vệ môi trường: là các dải rừng đã và đang đượctrồng các khu dân cư, các khu công nghiệp, các đô thị lớn với chức năngchính là điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường sinh thái ở những khu vực đó vàkết hợp phục vụ nghỉ ngơi, du lịch
- Rừng sản xuất: Gồm các loại sản xuất kinh doanh gỗ, lâm sản khác và
kết hợp phòng hộ, góp phần bảo vệ môi trường Rừng sản xuất gồm: rừng sảnxuất là rừng tự nhiên; rừng sản xuất là rừng trồng; rừng giống
+ Rừng sản xuất là rừng tự nhiên: bao gồm rừng gỗ, rừng tre nứa vàrừng đặc sản khác (quế, sa nhân, các loại dược liệu…);
+ Rừng sản xuất là rừng trồng: căn cứ vào chức năng sản xuất kinhdoanh chủ yếu, loại rừng này có thể là rừng đặc sản hay rừng kinh doanh gỗ
và các lâm sản khác
+ Rừng giống: là loại rừng chuyên về sản xuất, kinh doanh các loạigiống động, thực vật rừng mà chủ yếu là giống thực vật rừng Rừng giống baogồm rừng trồng vừ rừng tự nhiên qua bình tuyển, công nhận
Việc phân chia này có ý nghĩa quan trọng trong công tác kiểm soát suythoái tài nguyên rừng vì mỗi loại rừng có đặc điểm sinh thái và chức năng sửdụng riêng và chỉ có thể bảo vệ và phát triển hiệu quả tài nguyên rừng nếu
Trang 13chúng ta tác động đến chúng theo đúng những quy luật vốn có của nó, phápluật có những quy định khác nhau đối với từng loại rừng.
3 Suy thoái rừng
* Khái niệm:
- Suy giảm diện tích che phủ của rừng
- Suy giảm sinh khối và chất lượng của rừng
- Suy giảm các chức năng của rừng
- Suy giảm nguồn gen, thành phần loài, số lượng và chất lượng các hệsinh thái
* Nguyên nhân: 6 nguyên nhân chính
- Đốt nương làm rẫy, du canh du cư (40-50% diện tích rừng mất đi hàngnăm)
- Chuyển đất rừng sang sản xuất cây khác, cây kinh doanh (cà phê ở TâyNguyên…)
- Khai thác quá mức phục hồi tự nhiên
- Kỹ thuật khai thác lạc hậu, làm lãng phí tài nguyên
- Ảnh hưởng của chiến tranh
- Cháy rừng (tự nhiên và nhân tạo)
4 Thực trạng suy thoái rừng ở Việt Nam
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, diện tích rừng bị suy giảm từ 43%
xuống còn 28,2% (1943 - 1995) Rừng ngập mặn ven biển cũng bị suy thoáinghiêm trọng giảm 80% diện tích do bị chuyển đổi thành các ao - đầm nuôitrồng thuỷ hải sản thiếu quy hoạch
Diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm 2005), nhưng tỷ lệ rừngnguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của các nước trongkhu vực
Đây là một thách thức lớn đối với Việt Nam trong ứng phó với biến đổikhí hậu, trong các hoạt động thực hiện mục tiêu năm 2010 của Công ước đadạng sinh học nhằm tăng cường hiệu quả bảo tồn và dịch vụ của các hệ sinh
Trang 14thái rừng trong giảm thiểu thiên tai, bảo vệ tài nguyên nước, giảm phát thải
CO2
Hiện nước ta có khoảng trên 10 triệu ha rừng tự nhiên, trong đó có gần 3triệu ha rừng bị suy thoái Những năm qua, nạn phá rừng, mất rừng ngày càngnghiêm trọng, hàng ngàn diện tích ha rừng càng bị thu hẹp lại Mất rừng vàsuy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hoá và làm nghèo đất tại nhiều địaphương Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức
sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây lũ lụt, hạn hán gây khókhăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tìnhtrạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực càng đáng lo ngại hơn, đặc
biệt suy thoái rừng làm phá vỡ các hệ sinh thái quan trọng… (nguồn: Theo http://vovnews.vn 27/10/2010).
Từ thực tiễn suy thoái đất và suy thoái rừng ở Việt Nam, ta có thể thấy
được rằng suy thoái đất và rừng là hai vấn đề nổi cộm của nước ta hiện nay,tạo ra nhiều khó khăn và thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế, xã hội
và bảo vệ môi trường Có thể nói suy thoái đất và rừng có quan hệ qua lại vớinhau, là hệ quả của nhau Suy thoái đất làm suy giảm chất lượng môi trườngsống, cạn kiệt tài nguyên động thực vật, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, dẫnđến suy giảm cả về số lượng và chất lượng của rừng Mặt khác, suy thoái rừng
sẽ gây ra tác động xấu tới môi trường, đặc biệt là đối với môi trường đất Diệntích rừng suy giảm sẽ làm gia tăng các hiện tượng xói mòn, rửa trôi, khô hạn
và sa mạc hóa, ngập úng, xói lở bờ sông, xói lở ven biển…Tình trạng suythoái đất và rừng ở nước ta ngày càng gia tăng và đang trở thành mối quanngại lớn của Nhà nước, các cấp chính quyền, cơ quan, tổ chức cũng như củamỗi cá nhân Vì vậy, cần tăng cường, bổ sung các quy định, các văn bản phápluật để có thể kiểm soát được tình trạng suy thoái đất và rừng hiện nay
Trang 15II PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG
A PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT.
1 Hệ thống văn bản pháp luật về kiểm soát suy thoái đất
Ngày nay, khi vấn đề về môi trường đất ngày càng trở nên nghiêm trọngthì việc giải quyết nó không còn là ý thức của mỗi cá nhân mà nó còn là vấnđề của toàn xã hội cần được pháp luật quan tâm Nhận thức được điều này nênpháp luật ngày càng tác động mạnh đến việc kiểm soát suy thoái môi trườngđất thông qua hàng loạt những văn bản quan trọng chứa đựng nội dung liênquan đến việc kiểm soát suy thoái tài nguyên đất Bao gồm:
- Luật bảo vệ môi trường 2005
- Luật đất đai 2003
- Bộ luật hình sự 1999
- Pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi bổ sung 2007,2008)
- Nghị định của chính phủ số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Nghị định của chính phủ số 26/2003/NĐ-CP ngày19/03/2003 về xửphạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
- Nghị định của chính phủ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 về xửphạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
- Quyết định số 17/2001/QĐ-BNN-BNTV ngày 06/03/2001 ban hànhdanh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cầm
sử dụng ở Việt nam
2 Nội dung cơ bản của pháp luật về kiểm soát suy thoái đất
2.1 Nghĩa vụ làm tăng khả năng sinh lợi của đất.
Nghĩa vụ sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nhằm hạn chế tình trạngsuy thoái tài nguyên đất Điều 11.2 Luật đất đai 2003 quy định việc sử dụng
Trang 16đất phải đảm bảo “tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh” Cụ thể
- Đất trồng lúa nước:
+ Hạn chế sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp, trương hợp cần thiếtphải chuyển một phần diện tích đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vàomục đích khác thì Nhà nước có biện pháp bổ sung diện tích đât hoặc tăng hiệuquả sử dụng đất chuyên trồng lúa nước
+ Cải tạo, tăng độ màu mỡ của đất
+ Không được chuyển sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp nếukhông được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép
+ Nhà nước có chính sách hỗ trợ, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, ápdụng khoa học và công nghệ hiện đại cho vùng quy hoạch trồng lúa nước cónăng suất, chất lượng cao (Điều 74, Luật đất đai 2003) Trong trường hợpNhà nước đã giao đất cho các chủ thể sử dụng đất nhưng họ không sử dụngtrong thời hạn 12 tháng liền (đối với đất trồng cây hàng năm), 18 tháng liền(đối với đất trồng cây lâu năm), 24 tháng liền (đối với đất trồng rừng) thì đất
có thể bị thu hồi
- Đất có mặt nước ven biển:
+ Sử dụng nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làmmuối phải tuân theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã phê duyệt + Chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ đất, tăng sự bồi tụ đất ven biển
+ Bảo vệ hệ sinh thái, môi trường và cảnh quan
+ Không cản trở việc bảo vệ an ninh quốc gia và giao thông biển ( Điều79.2 LĐĐ 2003)
- Đất chuyên dùng:
+ Các chủ thể có nhu cầu sử dụng đất vào các mục đích chuyên dùng nhưxây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, sử dụng trong hoạt động khoáng sản, sảnxuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm…đều phải tuân thủ các quy định của phápluật về bảo vệ tài nguyên đất
Trang 17+ Xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất chi tiết, quy hoạch sử xây dựng đô thị, điểm dân cư nông thôn đãđược xet duyệt ( Điều 85.2 LĐĐ 2003)
+ Đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản, chủ thể phải tuân theo các quyđịnh về bảo vệ và cải tạo đất được quy định tại Luật khoáng sản và Luật bảo
vệ môi trường, khi kết thúc việc thăm dò, khai thác, người sử dụng có tráchnhiệm trả lại đất đúng với trạng thái được quy định trong hợp đồng thuê đất từban đầu (theo Điều 94.3 LĐĐ 2003, Điều 44 LBVMT 2005)
Ví dụ : Các doanh nghiệp khai thác chế biến Kaolin, Fenspat, sắt được
cấp phép trên địa bàn huyện Thanh Thủy đều phải thực hiện nghĩa vụ thuếcho Nhà nước, trong đó một số doanh nghiệp đã nộp thuế thu nhập doanhnghiệp, thuế tài nguyên, tiền thuê đất, thuế bảo vệ môi trường tại Chi cục thuếhuyện như: Công ty TNHH YFA năm 2007 đã nộp 129,2 triệu đồng, Công tyTNHH Sông Thao nộp 3,2 triệu đồng, các Doanh nghiệp khác báo cáo nộp tạiCục thuế tỉnh
(Nguồn: Theo Sở TN&MT tỉnh Phú Thọ)
+ Đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm, các chủ thể cần có cácbiện pháp để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu đếnmôi trường, đồng thời cũng có trách nhiệm trả lại đất đúng trạng thái đượcquy định trong hợp đồng thuê đất khi kết thúc việc khai thác nguyên liệu.+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải được quy hoạch thành khu tậptrung, khu xa dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, đăc biệt làphải hợp vệ sinh môi trường và tiết kiệm tài nguyên đất
Ví dụ: Việc xây dựng công viên nghĩa trang Thiên đường Sóc Sơn Có
tổng diện tích 100ha phù hợp với Quy hoạch vùng Tủ đô đến năm 2020, vàtầm nhìn đến năm 2050 Phó Chủ tịch thành phố yêu cầu UBND huyện SócSơn và UBND xã Minh Phú phải làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhândân; làm rõ về tiêu chuẩn quy hoạch, vệ sinh môi trường, khoảng cách ly phảiđảo bảo phù hợp với quy định cũng như chủ trương về hạ tầng kỹ thuật, hạ
Trang 18tầng xã hội của thành phố Công viên nghĩa trang Thiên đường Sóc Sơn cótổng diện tích 100 ha Giai đoạn 1 thực hiện 40 – 50 ha với tổng mức đầu tưkhoảng 300 tỷ đồng, bao gồm các khu vực chức năng chính: khu cát tang; khuhỏa tàng; hệ thống các công trình dich vụ; hệ thống các công trình tâm linh;
hệ thống cây xanh, công viên, vườn hoa, hồ nước, kiến trúc cảnh quan và câyxanh cách ly; hệ thống giao thông liên hoàn của công viên nghĩa trang và cáccông trình đầu môi hạ tàng kỹ thuất…Dự kiến, đến hết quý III/2011, giai đoạn
1 của Công viên nghĩa trang Thiên Đường Sóc Sơn sẽ hoàn thành và đưa vào
sử dụng
(Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường)
Như vậy, tùy theo từng loại đất mà các cá nhân, tổ chức cần có nhữngbiện pháp phù hợp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên đất Ngoài ra,
có nhiều quy định của pháp luật mang tính khuyến khích, hỗ trợ phát triểncanh tác nông nghiệphữu cơ bền vững, sản xuất và sử dụng các loại phân bónhữu cơ, các loại thuốc bảo vệ thực vật thân thiện với môi trường Pháp luậtkiểm soát suy thoái tài nguyên đất còn có quy định việc nhập khẩu các chếphẩm sinh học, các chất độc hại, chất phóng xạ,các loài động vật, thực vật,nguồn gen, vi sinh vật có liên quan tới bảo vệ môi trường đất phải được sựđồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường Quy địnhnày nhằm hạn chế tới mức tối đa sự tác động một cách tùy tiện của các chủthể sử dụng đất trong quá trình họ tác động vào đất
Nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo đất, phục hồi khi có ô nhiễm và suy thoái xảy ra.+ Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất đầu tư lao động, vật tư, tiềnvốn và áp dụng thành quả khoa học kỹ thuật để: bảo vệ, cải tạo, làm tăng độmàu mỡ của đất
+ Khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống đồi trọc vào sửdụng
Trang 19Ví dụ: Theo Sở TN&MT tỉnh Gia Lai, Dự án chuyển đổi 50.000 ha rừng
nghèo, đất trống đồi trọc của tỉnh Gia Lai sang trồng cao su đã được phêduyệt Quy hoạch phát triển đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
+ Phát triển kết cấu hạ tầng để làm tăng giá trị của đất (Điều 12 LĐĐ2003)
+ Chính sách giao đất không thu tiền sử dụng (LĐĐ 2003) Đây là mộttrong những hình thức khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp laođộng nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng thủy sản, đầu tư vào cáchoạt động có lợi cho đất
Ví dụ: Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, tính đến hết năm 2009, Quảng
Ninh đã đẩy mạnh giao đất, giao rừng cho các TPKT Trong đó các hộ giađình là đối tượng chiếm tỷ trọng lớn nhất: 152.092 ha (chiếm hơn 1/3 tổng sốđất rừng toàn tỉnh, với diện tích bình quân mỗi hộ có từ 4-5 ha, nhiều hộ nhậntới 30ha); tiếp đến là các doanh nghiệp lâm nghiệp: 96,973 ha; Các Ban Quảnlý rừng: 60.109 ha; các tổ chức và doanh nghiệp khác: 52.084 ha; đơn vị lựclượng vũ trang: 10.549 ha; Cộng đồng thôn, bản:811 ha Diện tích 54.744 hacòn lại hiện do UBND các địa phương quản lý chưa được giao
+ Trong quá trình tiến hành các hoạt động trên đất, khi xảy ra tình trạngsuy thoái đất, ô nhiễm môi trường đất thì các tổ chức, cá nhân cùng các cơquan Nhà nước cần có biện pháp khắc phục hậu quả Trước tiên, cần xác địnhcác nguyên nhân gây suy thoái đất và có biện pháp hạn chế hoặc loại bỏnguyên nhân chính Tiếp theo, phải thực hiện ngay các biện pháp cải tạo đất,làm tăng độ màu mỡ cho đất và các biện pháp khác để phục hồi môi trườngđất, trong đó các cơ quan chức năng cần hướng dẫn một cách cụ thể chongười dân địa phương về các biện pháp phục hồi đất để đạt hiệu quả cao nhất.Những tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm thì phải bồi thường thiệt hại đồng thờigánh chịu mọi chi phí khắc phục môi trường
+ Các chủ thể khai thác tài nguyên phải đóng ký quỹ cải tạo, phục hồimôi trường trong các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên nói chung và
Trang 20tài nguyên đất nói riêng theo quy đinh (Điêu 114.1 LBVMT 2005), nhằm hạnchế tối đa tình trạng các chủ thể gây ô nhiễm và suy thoái đất khi tiến hànhcác hoạt động trên đất.
Ví dụ: Các chủ thể của các Dự án sau đã đi tiên phong trong công tác lập
ký quỹ phục hồi môi trường:
Mỏ đá vôi Trúc Mai 2, huyện Võ Nhai, Thái Nguyên của CTCP vậtliệu chịu lửa Thái Nguyên
Công trường Núi quặng thuộc Mỏ sắt Trại Cau – CTCP gang thépThái Nguyên, khai thác quặng từ coste +34 đến coste -30
Mỏ Thác Lạc 3 thuộc Mỏ sắt Trại Cau – CTCP gang thép TháiNguyên, khai thác quặng sắt từ coste +43 đến coste -22
Mỏ sắt Hoan, xã Cây Thị, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên củadoanh nghiệp Anh Thắng
2.2 Những hành vi bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động trên đất
Các hành vi bị nghiêm cấm trong khi tiến hành các hoạt động trên đấtđược quy định cụ thể đối với từng lĩnh vực hoạt động
- Nông nghiệp:
+ Hạn chế sử dụng PBHH, các loại hóa chất, thuốc BVTV trong canhtác nông nghiệp gây ô nhiễm môi trường đất, nước, làm thoái hóa, biến chất,bạc màu đất, làm suy thoái đa dạng sinh học nông nghiệp…(Điều 46,LBVMT 2005)
+ Nghiêm cấm việc sử dụng những biện pháp bảo vệ thực vật có khảnăng gây nguy hiểm cho người, cho sinh vật có ích, hủy hoại môi trường đất
Trang 21hiểm Theo đó, mọi biện pháp có khả năng gây nguy hiểm đều bị cấm (dù cho
nó gây ra hậu quả hay là không)
Ví dụ: (Nguồn: Theo Vietbao.vn – ngày 10/9/2010).
Hiện nay trên thị trường, bên cạnh các mặt hàng về giống, thuốc bảo vệthực vật, thú y nằm trong danh mục quản lý của Nhà nước, còn có các loạithuốc bị hạn chế sử dụng, cấm sử dụng đang được bày bán công khai tại cácchợ trên địa bàn các tỉnh Sở NN&PTNT tỉnh Băc Kan đã có công văn gửiUBND các huyện, thị xã về việc kiểm tra giống, vật tư nông nghiệp trên thịtrường, thành lập đoàn kiểm tra tại 3 huyện Chợ Đồn, Na Rì, Chợ Mới Quakiểm tra đã phát hiện một số tồn tại như một số đại lý chưa niêm yết giá, bêncạnh đó qua công tác kiểm tra, đã phát hiện một số chủ hộ kinh doanh không
đủ điều kiện kinh doanh giống, thuốc bảo vệ thực vật, không có hóa đơn,chứng từ hợp pháp chứng minh nguồn gốc hàng hóa Đoàn kiểm tra đã đìnhchỉ việc kinh doanh của các cửa hàng trên để hoàn tất thủ tục
Thời gian qua, huyện Chợ Mới đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngànhgồm Phòng nông nghiệp, trạm BVTV, Thú y, Quản lý Thị trường, công anhuyện đã tích cực kiểm tra các cửa hàng, đại lý và tại các chợ trên địa bànhuyện đã phát hiện và xử lý một số trường hợp buôn bán thuốc bảo vệ thựcvật trái phép đoàn kiểm tra đã nhắc nhở, đề nghị tiêu hủy giống tại chỗ Đểđảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, tránh tình trạng thuốc bảo vệ thực vậttrôi nổi trên thị trường như hiện nay, các cơ quan chức năng cần tích cực kiểmtra phát hiện những trường hợp không có chứng chỉ hành nghề buôn bánthuốc bảo vệ thực vật, kinh doanh không đúng mặt hàng trong danh mục, kiênquyết xử lý theo quy định Bên cạnh đó người tiêu dùng cũng cần sáng suốtkhi lựa chọn mua thuốc bảo vệ thực vật đúng chủng loại đảm bảo chất lượng.Không nên mua những loại thuốc không có nguồn gốc xuất xứ, tránh muaphải thuốc kém chất lượng
- Công nghiệp: Hạn chế hoặc cấm các ngành CN tiềm ẩn nguy cơ có hạicho môi trường đất Ngành hoạt động kém hiệu quả, phát sinh nhiều chất thải
Trang 22nguy hại Ví dụ: các khu tái chế rác thải thì không được xây dựng ở môitrường nhạy cảm như ở gần các dòng sông hay khu dân cư
- Hoạt động khác: Cấm lấn chiếm đất đai, bỏ hoang, sử dụng không cómục đích, vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố Tất cảnhững hành vi trên đều tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm và suy thoái đất
- Cấm mọi hành vi “hủy hoại đất” (biến dạng địa hình, gây ô nhiễm; làmmất hoặc làm giảm khả năng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định),trường hợp người sử dụng đất có hành vi cố ý hủy hoại đất (với mọi hành vi)thì đều bị thu hồi đất theo quy định của pháp luật
- Cấm chôn lấp, thải các chất nguy hại, phóng xạ chưa qua xử lý (Khoản
4 và 5 của Điều 7 LBVMT 2005)
- Cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu tráchnhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định của PL về quản lý vàbảo vệ tài nguyên đất
2.3 Trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước.
Chức năng kiểm soát suy thoái tài nguyên đất là một trong các chức năngcủa hệ thống các cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai Hệ thống cơ quan nàyđược thành lập thống nhất từ trung ương đến cơ sở Căn cứ vào thẩm quyền,
có thể phân chia hệ thống các cơ quan này thành hai loại: Cơ quan có thẩmquyền chung và cơ quan có thẩm quyền riêng
Cơ quan có thẩm quyền chung bao gồm: Chính phủ và Ủy ban nhân dâncác cấp Các cơ quan có thẩm quyền riêng gồm: Bộ Tài nguyên và Môitrường, vụ đất đai Bộ Tài nguyên và Môi trường,nsở Tài nguyên và Môitrường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các bộ ngành có liênquan, tổ chức thanh tra chuyên ngành về tài nguyên đất Cụ thể chức năngkiểm soát tài nguyên đất được quy định như sau:
* Chính phủ: Chỉ đạo mọi hoạt động của các cơ quan khác Quản lý
chung về đât đai và kiểm soát suy thoái tài nguyên trong phạm vi cả nước Tạikhoản 5 điều 10 Luật tổ chức Chính phủ quy định Chính phủ có quyền
Trang 23“Quyết định chính sách cụ thể về bảo vệ, cải thiện và giữ gìn môi trường; chỉđạo tập trung giải quyết tình trạng suy thoái môi trường ở các khu vực trọngđiểm; kiểm soát ô nhiễm, ứng cứu và khắc phục sự cô môi trường”.
* Ủy ban nhân dân các cấp: chiu trách nhiệm quản lý Nhà nước ở địa
phương, có quyền quyết định việc thực hiện các chính sách về bảo vệ, cảithiện tài nguyên đất của các cơ quan cấp trên, khắc phục sự cố môi trường đấttrong phạm vi địa phương Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệmphát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời những vi phạm pháp luật về bảo vệ vàcải tạo đất, kiểm soát suy thoái đất tại địa phương
* Bộ TN&MT: Chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên đất ở trung ương, trình Chính phủcác dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác về bảo vệtài nguyên môi trường đất Đồng thơi chịu trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thựchiện thanh tra về tài nguyên đât trên cả nước Thực hiện chức năng thanh tra,kiểm tra, giải quyết khiếu nại, chống tiêu cực và xử lý các vi phạm pháp luậtvề bảo vệ tài nguyên môi trường đất trong cả nước, thực hiện việc hợp tácquốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất, tổ chức và chỉ đạothực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học côngnghê…
Ví dụ: Cục BVMT (Bộ TNMT) đã phối hợp với Trung tâm Công nghệ
xử lý môi trường (BQP) thử nghiệm áp dụng công nghệ tiêu hủy thuốc BVTVtồn đọng bằng phương pháp thiêu đốt trên hệ thống lò hai cấp
Vụ đất đai thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan giúp Bộ Tàinguyên và Môi trường thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chuyên mônđối với tài nguyên đất trong phạm vi cả nước
Trang 24+ Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sựlãnh đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của của Bộ Tài nguyên và Môitrường
+ Có quyền hạn và nhiệm vụ: giúp UBND cấp tỉnh lập quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện; Tổ chức thực hiện điều tra khảo sát, đođạc, đánh giá, phân hạng đất và lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lậpquản lý, chỉnh lý hồ sơ địa chính, thống kê, kiểm kê đất đai, ký hợp đồng thuêđất theo quy định của PL, đăng ký giao dịch bảo đảm về quyền sử dụng đất,tài sản gắn liền với đất đối với các tổ chức; tham gia định giá các loại đất trênđịa bàn tỉnh theo khung giá, nguyên tắc, phương pháp đinh giá các loại đất doChính phủ quy định…
* Bộ NN&PTNT và các bộ ngành khác có liên quan cùng các cơ quan
khác chịu trách nhiệm phối hợp với BTN&MT thực hiện chưc năng chuyênmôn về kiểm soát suy thoái đất
* Thanh tra về bảo vệ và cải tạo đất: là tổ chức thanh tra chuyên ngành
về tài nguyên đất Cơ quan này được tổ chức thống nhất trong cả nước, thựchiện việc thanh tra việc chấp hành PL về bảo vệ và cải tạo tài nguyên đất củangười sử dụng đất và các chu thể khác
Như vậy, mỗi cơ quan đều có một chức năng riêng Tuy nhiên, các cơquan đều có sự thống nhất và quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệthống đồng bộ thống nhất
3 Xử lý vi phạm pháp luật về tài nguyên đất
3.1 Những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất
- Chôn vùi, thải vào đất các chất thải, chất độc hại, chất thải phóng xạchưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn cho phép gây ô nhiễm đất
- Sử dụng các chế phẩm vi sinh, phân bón hóa học, thuốc BVTV gây ônhiễm môi trường đất
Trang 25- Sử dụng các biện pháp BVTV có khả năng gây nguy hiểm cho conngười, sinh vật, hủy hoại đất
- Hủy hoại đất (biến dạng địa hình, gây ô nhiễm, làm mất hoặc giảm khảnăng sử dụng đất theo mục đích đã được xác định)
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu tráchnhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định
3.2 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với vi phạm pháp luật về bảo vệ tài nguyên đất
Theo quy định của pháp luật, người nào lấn chiếm đất đai, không sửdụng đất hoặc sử dụng không đúng mục đích, chuyển mục đích sử dụng đấttrái phép, hủy hoại đất, không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ cácnghĩa vụ trước nhà nước hoặc thực hiện các vi phạm pháp luật về đất và bảo
vệ môi trường đất thì tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính hoặc truycứu trách nhiệm hình sự, ngoài ra còn có thể áp dụng trách nhiệm dân sự
Trách nhiệm hành chính
- Trách nhiệm hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụngđối với các chủ thể khi họ vi phạm hành chính liên quan đến việc kiểm soátsuy thoái tài nguyên đất (trách nhiệm hành chính không phụ thuộc vào việc họgây ra thiệt hại hay chưa)
- Một số văn bản cụ thể xử lý vi phạm hành chính
+ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002 (sửa đổi, bổ sung 2007,2008)
+ Nghị định 182/2004/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnhvực đất đai
+ Nghị định 26/2003/NĐ-CP ngày 19/03/2003 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ và kiểm dịch thực vật
+ Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 về xử phạt vi phạm hànhchính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Trang 26Ví Dụ: Ngày 20/08/2010 cục Cảnh Sát Môi Trường (C49) đã phát hiện
công ty Vietstar (Tp.HCM) chôn lấp 5000 tấn rác thải trái phép Cụ thể, Công
ty xử lý rác sinh hoạt Vietstar bị xử phạt vi phạm hành chính tổng cộng 230triệu đồng do hành vi chôn lấp rác thải không đúng nơi quy định, không đúngchức năng đã được cấp phép Ngoài ra, Vietstar bị buộc phải bốc dỡ toàn bộchất thải đã chôn lấp trái phép để đưa đi xử lý đúng nơi quy định
2 Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 2-7 năm
3 Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù 5-10 năm
4 Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5-10 triệu đồng, cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1-5 năm”
Trách nhiệm dân sự
Các chủ thể gây ô nhiễm đất phải chịu trách nhiệm dân sự trong trườnghợp có thiệt hại do hành vi của họ gây ra Họ phải bồi thường theo mức thiệthại thực tế và mọi chi phí để khắc phục ô nhiễm tài nguyên đất
4 Thực trạng pháp luật về kiểm soát suy thoái đất ở Việt Nam
4.1 Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Tính đến hết năm 2006, việc cấp GCNQSD đất trong cả nước mới đạt66,7% diện tích cần được cấp, bao gồm các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp,đất ở đô thị, đất ở nông thôn… Trong đó, đất nông nghiệp được cấp chiếm87% Có 43/64 tỉnh, thành phố đến nay đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấychứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp Điều này cho thấy, việc cấp
Trang 27GCNQSD đất đã tạo điều kiện, cơ sở cho nhiều hộ gia đình nông dân ở nôngthôn sử dụng đất nông nghiệp Điều này cho thấy, việc cấp GCNQSD đất đẫtạo điều kiện, cơ sở cho nhiều hộ gia đình nông dân ở nông thôn sử dụng đấtnông nghiệp để thế chấp vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất, kinh doanh.Nhiều hộ dân đã chuyển đổi, cho thuê… quyền sử dụng đất tạo điều kiện choviệc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng thuận tiện và phù hợp với nên kinh tếthị trường ở Việt Nam Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, một phầndiện tích đất nông nghiệp đẫ bị chuyển thành đất ở và đất sản xuất kinh doanhphi nông nghiệp ở các địa phương nhất là tại các vùng ven đô thị Vì vậy, xétvề tổng thể diện tích đất nông nghiệp của cả nước có xu hướng ngày cànggiảm.
4.2 Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:
Trên cơ sở Nghị quyết số 29/2004/QH 11 của Quốc hội thông qua quyhoạch sử dụng đất đến năm 2010 và Nghị quyết số 57/2006/QH 11 thông qua
kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010), theo đó đến năm 2010 diện tíchđất trồng lúa cả nước là 3.861.380 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ trở lên (đấtchuyên trồng lúa nước) là 3.331.770 ha, nhưng khi có quyết định của Thủtướng Chính phủ (cuối tháng 4-2008) yêu cầu rà soát, kiểm tra đất nôngnghiệp trên phạm vi toàn quốc thì diện tích đất trông fluas đã bị giảm đi nhiều(34.330 ha – số liệu tính đến ngày 1/1/2007 so với số lượng kiểm kê ngày1/1/2005) Số lượng giảm tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là 15000 ha,
ở đồng bằng sông Hồng – 8.000 ha, Đông Nam Bộ 6.600 ha, Bắc Trung Bộ 2.340 ha Các tỉnh có diện tích lúa bị giảm nhiều nhất trong hơn 2 năm qua làBạc Liêu với 8.597 ha, Sóc Trăng – 3.600 ha, Vĩnh Long – 3.024 ha, Hà Tây– 2.232 ha, Tiền Giang – 2.065 ha, Tây Ninh – 1.675 ha, Thành phố Hồ ChíMinh – 1.599 ha, Hải Dương – 1.118 ha, Bắc Ninh – 997 ha, Vĩnh Phúc – 820
-ha, Hà Nội – 647 -ha, Hải Phòng – 637 -ha, Hưng Yên – 627 -ha, Hà Nam vàNam Định – 550 ha Điều đáng lo ngại là diện tích đất trồng lúa bị giảm đềuthuộc hai châu thổ đất đai phì nhiêu của sông Hồng và sông Cửu Long Ở Bắc
Trang 28Trung Bộ (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị) chỉ bị giảm có 800 ha Tuynhiên, phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều sử dụng vào mục đíchxây dựng KCN, KCX, các khu vui chơi giải trí (sân gôn) hoặc để hoang hóa.Tính đến 6/2009 toàn quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đangtriển khai xây dựng, 145 dự án đã được cấp đất, 84 dự án đã được cấp giấychứng nhận đầu tư Diện tích các sân golf là 52.700 ha, bình quân hơn 300 hacho 1 sân, chiếm dụng 10.500 ha đất nông nghiệp, 2.900 ha đất lúa Đối vớicác KCN, KCX… mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng vẫn bị
bỏ không gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An)được cấp giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 ha nhưng đến nay mới chothuê được 0,76%/197 ha diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đã có 2.000 hađất nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCNPhố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới chothuê được 37,31%/95 ha diện tích; KCN Hà Nội – Đài Từ được cấp giấy phépnăm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 ha diện tích…
4.3 Về thu hồi đất nông nghiệp
Điều 38 Luật Đất Đai năm 2003 cho phép Nhà nước thu hồi đất để sửdụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và xâydựng các công trình công cộng, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật khác Vì vậy, việcthu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp những năm qua để thực hiện phát triển đấtnước cũng đạt được kết quả, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạtầng kinh tế, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt đất nước Kinh tế không ngừngtăng trưởng Tuy nhiên, cùng với việc phát triển, việc thu hồi đất diễn ra ở hầuhết các địa phương và chủ yếu là đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng diện tíchđất trồng lúa giảm mạnh, nhất là từ 2007 – 2009 Theo thống kê của 49 tỉnh,thành phố từ 07/2004 đến 2009, các địa phương này đã thu hồi gần 750.000
ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư; trong đó có hơn 80% là đất nôngnghiệp Đáng chú ý, khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằmtrong vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi
Trang 29lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc Đây lànhững khu vực đất đai thuộc loại tốt dành cho 2 vụ lúa/năm Trong tương laikhi dân số tăng lên 100 – 120 triệu người vào năm 2015 thì việc phát triểncông nghiệp đô thị ồ ạt, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nónglên của trái đất sẽ là những yếu tố sẽ làm cho tình trạng mất dần đất đai, anninh lương thực và những thiệt hại về kinh tế, môi trường và an ninh xã hội bị
đe dọa nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời để hạn chế việc thuhồi đất nông
4.4 Các loại đất và văn bản pháp luật liên quan
Theo số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng đất tính đến ngày01/01/2009 của tổng cục thồng kê
Đơn vị: Nghìn ha
Tổng diện tích Đất đã giao và cho thuê
● Đất trồng lúa nước:
Hiện chỉ có hơn 9 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó có trên 4 triệu hađất trồng lúa, tuy nhiên diện tích này đang giảm một cách nhanh chóng Mỗinăm diện tích trồng lúa của Việt Nam bị thu hẹp 59.000 ha Vùng giảm mạnhnhất là đồng bằng sông Cửu Long với 175.000 ha đất, kế đến là Đông Nam
Bộ 51.000 ha và đồng bằng sông Hồng giảm 36.000 ha
Nguyên nhân:
- Tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- Thu hút vốn đầu tư nước ngoài một cách ồ ạt
- Quy hoạch thiếu đồng bộ
- Sử dụng đất sai mục đích: sân golf, các khu công nghiệp…
Trang 30Hiện trên cả nước có tới 166 dự án sân golf Trong đó 145 dự án đã cấpđất, 84 cấp giấy phép đầu tư Diện tích các dự án này đang chiếm dụng tới10.500 ha đất nông nghiệp, trong đó có 2.900 ha đất lúa.
Văn bản pháp luật liên quan
- Bộ NNPTNT đang xây dựng Đề án ''Quy hoạch sử dụng đất lúa đến
năm 2020, tầm nhìn 2030'' với mục tiêu đất trồng lúa phải được quản lý chặtchẽ, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả Theo đó, duy trì diện tích đất canh tác đến
2010 là 4,05 triệu ha, đến năm 2015 là 3,85 triệu ha và năm 2020 là 3,7 triệu
ha Từ năm 2030 giữ ổn định lâu dài là 3,6 triệu ha, trong đó đất chuyên lúanước là 3,2 triệu ha
- Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/08/2009 của Chính phủ Quy định
bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ vàtái định cư
- Điều 74 Luật Đất đai 2003-Đất chuyên trồng lúa nước
- Quyết định 1946/QĐ-TTg (ngày 26/11/2009)-Về việc phê duyệt quyhoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020
● Đất có mặt nước ven biển
- Đất có mặt nước ven biển theo quy định là đất được Nhà nước cho thuê
thu tiền thuê đất hàng năm đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sửdụng vào mục đích nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,làm muối
- Hiện nay những hành vi trái pháp luật trên biển diễn ra khá phổ biến ởnhiều địa phương ven biển, dẫn tới cạn kiệt tài nguyên, hủy hoại môi trườngsinh thái, làm giảm khả năng chống lụt, bão, chống sóng gió cho địa phươngven biển, không bảo đảm sự phát triển bền vững:
+ Khai thác titan (Nam Trung Bộ)
+ Lấn biển nuôi trồng thủy hải sản( ĐBSCL)
+ Xây dựng các khu resort
+ Tàn phá rừng phòng hộ ven biển
Trang 31Văn bản pháp luật liên quan
- Quyết định số 373/QĐ-TTg ngày 23/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Đề án đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, bảo vệ và pháttriển bền vững biển và hải đảo Việt Nam
- Điều 79.2 Luật đất đai 2003
- Luật Khoáng sản ngày 20/3/1996
- Luật số 46/2005/QH 11, Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khoángsản (2005)
- Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ quy địnhchi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản (sửa đổi)
- Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngay 29/7/2004 quy định về xử phạt viphạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- Thông tư số 20/2005/TT-BTC ngày 16/3/2005 của Bộ Tài Chính quyđịnh chế độ thu, nộp và quản lý, sử dụng lệ phí cấp giấy phép hoạt độngkhoáng sản
● Đất chuyên dùng
- Đất được xác định sử dụng vào mục đích không phải là nông nghiệp,lâm nghiệp, làm nhà ở bao gồm: đất xây dựng các công trình công nghiệp,khoa học, kĩ thuật, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, đê điều, văn hóa,
xã hội, giáo dục, y tế, thể dục, thể thao, dịch vụ; đất sử dụng cho nhu cầu quốcphòng, an ninh; đất dùng cho thăm dò, khai thác khoáng sản, đá, cát, đất làmmuối; đất di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh; đất nghĩa trang,nghĩa địa; đất có mặt nước sử dụng vào các mục đích không phải là nôngnghiệp
Văn bản
- Điều 85.2, Luật đất đai 2003
- Điều 94.3 Luật đất đai 2003
Trang 32- Nghi định Chính phủ số 182/2004 NĐ-CP ngày 29/10/2004 về xử phạthành chính trong lĩnh vực đất đai (hết hiệu lực)
- Nghị định số 105/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính tronglĩnh vực đất đai (thay thế nghị định 182/2004)- có hiệu lực vào ngày 1/1/2010,theo đo mức phạt tối đa sẽ từ 30-500 triệu đồng
- Thông tư 16/2010/TT-BTNMT- Quy định trình tự, thủ tục cưỡng chếthi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Thông tư 16/2010/TT- BTNMT quy định trình tự, thủ tục cưỡng chế thihành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
d Một số kết quả đạt được
Sau hơn 20 năm đổi mơi, việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp,lâm nghiệp nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng: Sản xuất chuyểnmạnh từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa, đã hình thành những sản xuấttập trung, chuyên canh lớn, tạo đà cho nước ta trở thành nước xuất khẩu gạothứ hai trên thế giới, khắc phục tình trạng thiếu hụt lương thực trong nhiềunăm trước đây Điều này đã khẳng định chính sách đúng đắn của Đảng vàNhà nước về nông nghiệp, nông thôn, nhất là chính sách đất đai (Nghị quyếtĐại hội Đảng lần thứ VIII về chuyển dịch cơ cấu kinh tế…, Luật Đất đai
1993, 2003) về giao đất cho hộ gia định nông dân sử dụng ổn định, lâu dài đãtạo điều kiện để giải phóng các tiềm lực lao động, nhất là tại các khu vựcnông thôn Tuy nhiên, do chính sách giao đất nông nghiệp của chúng ta (theoNghị định 64/CP về giao đất nông nghiệp Nghị định 02/CP về giao đất lâmnghiệp năm 1994) đã làm cho tình trạng sử dụng đất nông nghiệp mang tínhmanh mún, dẫn tới hiệu quả sử dụng đất thấp Hiện cả nước có trên 75 thửaruộng, với khoản 9 triệu 259 nghìn hộ nông dân, riêng vùng đồng bằng sôngHồng hiện có 857.000 ha canh tác nhưng thực sự thuộc sự quản lý của 2,8ntriệu hộ dân, cho nên bình quân mỗi hộ chỉ có 0,31 ha Vì các thửa ruộng quánhỏ nên riêng diện tích đất được dùng làm bờ ruộng đã chiếm tới 20.000 ha.Chủ trương dồn điền, đổi thửa bước đầu đã tạo phương thức tập trung đất
Trang 33canh tác, giúp nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tăn thêmdiện tích canh tác và nâng cao năng suất cây trồng Chẳng hạn, tại Hưng Yên
từ 89.000 ha tăng lên đến 92.309 ha Tuy nhiên, tại 9 tỉnh đồng bằng Bắc Bộmới chỉ có 2 tỉnh hoàn thành bước đầu công việc này Bên cạnh đó, việcchuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp, lâm nghiệp cho cấn bộ, công chứcdiễn ra ở hầu hết các địa phương Đặc biệt, trong tổng số 4,6 triệu ha đất lâmnghiệp của 697 nông, lâm trường quốc doanh trong cả nước, thì có đến 7.700ha/46 triệu ha đã bị các nông lâm, lâm trường tự ý cho thuê, cho mượn nhằmmục đích kiếm lời; gần 54.000 ha khác đang bị lấn chiếm, xâm canh, nhiềudiện tích đất sản xuất trong nông, lâm trường bị tổ chức, cá nhân ở địaphương lấn chiếm… Trong khi đó, đất nông nghiệp khi thu hồi dành cho cácdoanh nghiệp nhà nước vẫn được bao cấp về đất dẫn tới tình trạng sử dụng đấtđai lãng phí, sai mục đích là khá phổ biến
Những vấn đề trên xuất phát từ chỗ: Trong quá trình chuyển đổi mụcđích sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp trồng cây hàng năm sang trồngcây lâu năm, chuyển nhượng, cho thuê đất nông nghiệp… do tình trạng quảnlý lỏng lẻo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nên không ít người đãtrục lợi trong việc mua bán trao tay để “cướp” đất của người khác; đồng thờiNhà nước cũng không có căn cứ pháp lý để giải quyết, xử lý Nhiều trườnghợp do mua bán trao tay hoặc đất đã nằm trong vùng quy hoạch, giải tỏa, đất
đã bị thế chấp nên người mua bị mất trắng Điều này đã góp phần làm chotình hình xã hội ngày càng thêm bất ổn, trong khi cơ quan nhà nước phải mấtnhiều thời gian để xác minh, điều tra, làm cho các cụ việc kéo dài, gây bứcxúc trong nhân dân
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, việc chuyển dịch đấtnông nghiệp đã làm cho đại bộ phận người nông dân không còn đất hoặc cònrất ít và đã làm cho đại bộ phận người nông dân không còn đất hoặc còn rất ítđât và đã làm nảy sinh tình trạng phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, cácmiền ngày càng lớn Điều này xuất phát từ chỗ, khi chuyển dịch cơ cấu nền
Trang 34kinh tế nông nghiệp, Nhà nước chưa có một chiến lược tổng thể về quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hôi một cách cụthể, dẫn đến tình trạng thu hồi đất vô tội vạ Bên cạnh đõ, chính sách vềchuyển đổi nghề nghiệp cho người nông dân khi thu hồi đất, chính sách hỗtrợ, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất, chính sách hỗ trợ, bồi thường thiệt hạikhi thu hồi đất chưa phù hợp; năng lực quản lý yếu kém của một bộ phận cán
bộ, công chức trong lĩnh vực đất đai lại mang tính hành chính, thủ tục đã làmcho tình trạng sử dụng đất nông, lâm nghiệp hết sức lãng phí thậm chí là sửdụng bừa bãi và kém hiệu, làm cho nguy cơ tụt hậu về phát triển kinh tế nôngnghiệp không có sự bên vững và có thể nảy sinh nhiều vấn đề bất cập kháctrong xã hội
5 Kiến nghị và Giải pháp
5.1.Để giải quyết những bức xúc trong quản lý và sử dụng đất nông
nghiệp hiện nay, với tính cách là bước chuyển căn bản, giải pháp quan trọnghiện nay là tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghịBan Chấp hành Trung ương lần thứ VII ĐCSVN (khóa X) về “Vấn đề nôngnghiệp, nông dân, nông thôn” Việc thực hiện Nghị quyết này sẽ tạo tính độtphá trong giải quyết một loạt các vấn đề về phát triển kinh tế nông htoon,trong đó việc sử dụng đất cho quá trình CNH, HĐH là bước đi vô cùng quantrọng Để làm điều này, cần có sự đổi mới về tư duy, coi hoạt động sản xuấtnông nghiệp của nông dân phải là nền tảng để ổn định phát triển Chính vìvậy, Nhà nước cần hoạch định chính sách đối với khu vực này một cách cụthể trong quá trình phát triển, nhất là chính sách quản lý và sử dụng đất nông,lâm nghiệp cùng với những bước đi, cách làm và lộ trình thực hiện và đặt nótrong mối quan hệ với nông dân và nông thôn và phải được coi là trung tâmtrong hệ thống chính sách của Nhà nước
5.2 Để đảm bảo an ninh lương thực và thực hiện nhiệm vụ xuất khẩu lúa
gạo trong những năm tiếp theo, yêu cầu trước tiên là phải đảm bảo diện tíchlúa ít nhất 4 triệu héc-ta thì cần phải khắc phục tình trạng quản lý và sử dụng
Trang 35đất, đặc biệt là nông nghiệp không hiệu quả Trên cơ sở văn bản 277 thôngbáo ý kiến kết luận của Phó Thu tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn SinhHùng về vấn đề quy hoạch tổng thể sử dụng đất trồng lúa toàn quốc đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030, các cơ quan có chức năng quản lý đất đai (BộNN&PTNT kết hợp với Bộ TN&MT) cần rà soát lại tình hình quản lý và sửdụng quỹ đất nông nghiệp: đất thu hồi sử dụng cho các mục đích giải trí (sângolf), đất giao cho các doanh nghiệp nhưng không sử dụng để hoanh hóa, đấtnông, lâm trường sử dụng không có hiệu quả hoặc hiệu quả thấp… Từ đó làm
cơ sơ cho các địa phương xây dựng phương án quy hoạch chuyển đổi cơ cấussanr xuất nông nghiệp, tạo điều kiện cho người dân tính toán chuyển đổi đất
để hình thành các vùng sản xuất chuyên môn hóa (cà phê, điều, cao su, cácloại cây lấy lá, gỗ phục vụ cho phát triển ngành công nghiệp nhẹ, các vùngtrồng hoa quả xuất khẩu, vùng nuôi tôm, cá… Đặc biệt đất nông nghiệp tạivùng đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long không thể thay đổi mục đích
sử dụng một cách tùy tiện), khắc phục tình trạng sử dụng manh mún, kémhiệu quả, và đảm bảo áp dụng các biện pháp khoa học, công nghệ trong sảnxuất nông nghiệp Các biện pháp này có thể thực hiện như sau:
- Chuyển đổi đất 2 vụ lúa ở vùng ĐBSH, ĐBSCL, DHNTB sang mô hìnhsản xuất lúa + cá, hoặc nuôi trồng thủy sản
- Chuyển đổi một số diện tích đất lúa vùng cao khó tưới sang sản xuấtcác loại hoa màu lương thực ở vùng trung du, miền núi và các vung bãi vensông sang trồng dâu nuôi tăm (Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Nam Định,Ninh Bình, Hà Tây, Bắc Ninh), vùng trung du (Vĩnh Phúc, Bắc Giang) và khuvực Tây Nguyên (Lâm Đồng)
- Chuyển đổi một số diện tích lúa trên vùng cao ở vùng ĐBSCL, vùngDHNTB sang trồng bông, đậu, lạc, chuyên rau và trồng cây ăn quả
- Vùng ven các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM, CầnThơ…) có thể chuyển đổi một phần đất lúa sang trồng rau sạch, rau cao cấp,hoa và cây cảnh Về chính sách thuế sử dụng đất nông nghiệp: Hiện việc miễn
Trang 36giảm tiền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trong hạn mức chỉcòn năm cuối (hết 2010), song do giá cả các loại nông sản, hàng hóa nôngthôn cũng như hàng hóa trong cả nước đều do quá trình lạm phát đã tác độnglớn tới đời sống của đại bộ phận nông dân Vì vậy, trong những năm tiếp theo,Nhà nước cần xem xét và tiếp tục miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp.
5.3 Xây dựng và ban hành đồng bộ các tiêu chí về hạn mức chuyển
nhượng đất nông nghiệp, nhất là hạn mức đôi với việc sử dụng đất cho pháttriển kinh tế trang trại, có sự phân biệt về hạn mức đối với các chủ hộ, trangtrại là người địa phương sở tại và các chủ đầu tư không trực tiếp sống tại địaphương Quy định này sẽ giảm bớt việc mua bán, chuyển dich đất đai ồ ạt đểkiếm lời cũng như làm phá vỡ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp
đã được phê duyệt và chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp thiếu căn
cứ làm ảnh hưởng đến quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, quốcphòng, an ninh của cả nước nói chung Để thực hiện, các địa phương cần tiếptục đẩy nhanh việc cấp mới hoặc cấp đổi lại GCNQSD đất theo quy định củaNghị định 88/CP ngày 19/10/2009, nhằm tạo mặt bằng chung để Nhà nướcthực hiện chức năng quản lý trong việc đăng ký theo dõi sự biến động về đấtgiúp cho cơ quan hoạch định chính sách về quản lý trong việc đăng ký theodõi sự biến động về đất, giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách về quảnlý và sử dụng đất có cơ sơ pháp lý để thực hiện nhiệm vụ
5.4 Tiếp tục hoàn thiện khung giá đất nông nghiệp, làm cơ sở cho việc
định giá đất, mức giá khi Nhà nước thu hồi và bôi f thường về đất cho người
sử dụng khi bị thu hồi, nhất là loại đất tốt khi bị thu hồi để xây dựng các cơ sởkinh doanh thì mứcgiá có thể cao hơn từ 3- 10 lần so với gí đất phi nôngnghiệp khác Điều này sẽ hạn chế thu hồi đât trồng lúa sang sử dụng vào mụcđích phi nông nghiệp Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần rà soat và loại bỏ cácthủ tục hành chính không cần thiết trong việc chuyển quyền sử dụng đất đểnông dân thực hiện các quyền: Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê quyền
sử dụng đất… tạo điều kiện cho thị trường bât động sản hoạt động lành mạnh