Pháp luật về kiểm soát suy thoái động thực vật rừng hoang dã

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 56 - 59)

- Đối với rừng sản xuất: việc kiểm soát suy thoái rừng sản xuất đòi hỏ

2.2.4.Pháp luật về kiểm soát suy thoái động thực vật rừng hoang dã

Các điều luật và nghị định,chỉ thị quy đinh về việc kiểm soát suy thoái động thực vật rừng hoang dã.

Điều 30. Luật bảo vệ môi trường 2005 có các quy định cụ thể đối với

việc bảo vệ các loài động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng: Đối với việc bảo vệ đa dạng sinh học, phải được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư địa phương và các đối tượng có liên quan. Đồng thời quy định cụ thể các biện pháp bảo vệ các loài động vật, thực vật quý hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng (Điều 30).

- Nhóm I: Nhóm IA (nhóm loài thực vật) và nhóm IB (nhóm loài động vật). Đây là nhóm loài đặc hữu có giá trị đặc biệt về kinh tế, số lượng, trữ lượng rất ít hoặc đang có nguy cơ tuyệt chủng (bách xanh, thông đỏ, trầm…). Pháp luật nghiêm cấm khai thác sử dụng các loài thuộc nhóm I vì mọi mục đích (trừ mục đích gây nuôi, phát triển). Ngoài ra, trong trường hợp đặc biệt phục vụ nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác quốc tế thì phải được được phép của thủ tướng chính phủ, theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Nhóm II: nhóm IIA (thực vật) và nhóm IIB (động vật), là những loài có giá trị kinh tế cao đang bị khai thac cạn kiệt và gần kề nguy cơ tuyệt chủng (pơ mu,giáng hương,sơn dương,mèo rừng…). Pháp luật hạn chế khai thác, sử dụng hoặc trong trường hợp được khai thác, sử dụng thì các tổ chức, cá nhân phải tuân theo qui định về số lượng, chủng loại, khu vực, phương thức khai thác…tùy theo từng loại.

•Chỉ thị số 359/TTg ngày 29/05/1996 về những biện pháp cấp bách bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã gồm 9 biện pháp cụ thể.

•Bộ NN&PT, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động, thực vật hoang dã thông thường. Trong trường hợp động vật hoang dã phá hoại sản xuất hoặc đe dọa tính mạng con người thì chỉ được phép xua đuổi. Việc áp dụng phòng vệ chính đáng chỉ được thực hiện khi xua đuổi không thành và tính mạng con người bị uy hiếp trực tiếp.

•Pháp luật cũng qui định các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng…không được kinh doanh những món ăn đặc sản hoặc sản phẩm là động vật hoang dã, quý hiếm săn bắt từ tự nhiên, trừ trường hợp đã được cấp phép kinh doanh.

Ví dụ: UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ký 4 quyết định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản cho 4 đối tượng với số tiền xử phạt là hơn 200 triệu đồng.

Xử phạt ông Nguyễn Mậu Dũng, trú tại Pờ Ê, Kon Plông, tỉnh Kon Tum 21,5 triệu đồng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 0,6m3 gỗ lim xanh xẻ; 0,9m3 gỗ dổi xẻ; 0,6m3 gỗ xẻ chò chỉ và tịch thu toàn bộ số gỗ nêu trên. Xử phạt ông Nguyễn Văn Dũng, trú tại 35/17, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh 46,5 triệu đồng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép: 15 cá thể rùa vàng, trọng lượng 21kg; 42 cá thể rùa Núi Viền, trọng lượng 82kg; 7 cá thể kỳ đà hoa, trọng lượng 20kg (thuộc loại động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIB); 37 cá thể rùa hộp lưng đen, trọng lượng 29kg thuộc loại động vật hoang dã thông thường; tịch thu toàn bộ số động vật hoang dã mua bán, vận chuyển trái phép.

Xử phạt ông Nguyễn Quốc Toản, trú tại xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An 150 triệu đồng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép 6 cá thể tê tê trọng lượng 33kg (còn sống); 34 cá thể tê tê (ướp đá), trọng lượng 114kg; 35 cá thể rùa răng, trọng lượng 26kg (thuộc loại động vật hoang dã quý hiếm nhóm IIB); tịch thu toàn bộ số hàng hóa mua bán trái phép.

Xử phạt ông Võ Văn Tùng, trú tại thị trấn Đập Đá, An Nhơn, tỉnh Bình Định số tiền 25 triệu đồng về hành vi mua bán, vận chuyển trái phép: 8 cá thể rùa Núi Vàng, trọng lượng 8kg; 31 cá thể rùa Núi Viền, trọng lượng 32kg; 20 cá thể rùa đất lớn, trọng lượng 34kg; tịch thu toàn bộ số động vật hoang dã mua bán, vận chuyển trái phép.

Ngoài ra, phương tiện của 4 chủ vận chuyển lâm sản, động vật trái phép cũng bị tạm giữ cho đến ngày thi hành xong quyết định xử phạt

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 56 - 59)