Thực trạng pháp luật về kiểm soát suy thoái đất ở Việt Nam 1 Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 25 - 29)

4.1. Về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Tính đến hết năm 2006, việc cấp GCNQSD đất trong cả nước mới đạt 66,7% diện tích cần được cấp, bao gồm các loại đất nông nghiệp, lâm nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn… Trong đó, đất nông nghiệp được cấp chiếm 87%. Có 43/64 tỉnh, thành phố đến nay đã cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Điều này cho thấy, việc cấp

GCNQSD đất đã tạo điều kiện, cơ sở cho nhiều hộ gia đình nông dân ở nông thôn sử dụng đất nông nghiệp. Điều này cho thấy, việc cấp GCNQSD đất đẫ tạo điều kiện, cơ sở cho nhiều hộ gia đình nông dân ở nông thôn sử dụng đất nông nghiệp để thế chấp vay vốn ngân hàng, phục vụ sản xuất, kinh doanh. Nhiều hộ dân đã chuyển đổi, cho thuê… quyền sử dụng đất tạo điều kiện cho việc sử dụng đất nông nghiệp ngày càng thuận tiện và phù hợp với nên kinh tế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế những năm qua cho thấy, một phần diện tích đất nông nghiệp đẫ bị chuyển thành đất ở và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở các địa phương nhất là tại các vùng ven đô thị. Vì vậy, xét về tổng thể diện tích đất nông nghiệp của cả nước có xu hướng ngày càng giảm.

4.2. Về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

Trên cơ sở Nghị quyết số 29/2004/QH 11 của Quốc hội thông qua quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và Nghị quyết số 57/2006/QH 11 thông qua kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 – 2010), theo đó đến năm 2010 diện tích đất trồng lúa cả nước là 3.861.380 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ trở lên (đất chuyên trồng lúa nước) là 3.331.770 ha, nhưng khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ (cuối tháng 4-2008) yêu cầu rà soát, kiểm tra đất nông nghiệp trên phạm vi toàn quốc thì diện tích đất trông fluas đã bị giảm đi nhiều (34.330 ha – số liệu tính đến ngày 1/1/2007 so với số lượng kiểm kê ngày 1/1/2005). Số lượng giảm tập trung ở đồng bằng sông Cửu Long là 15000 ha, ở đồng bằng sông Hồng – 8.000 ha, Đông Nam Bộ - 6.600 ha, Bắc Trung Bộ - 2.340 ha. Các tỉnh có diện tích lúa bị giảm nhiều nhất trong hơn 2 năm qua là Bạc Liêu với 8.597 ha, Sóc Trăng – 3.600 ha, Vĩnh Long – 3.024 ha, Hà Tây – 2.232 ha, Tiền Giang – 2.065 ha, Tây Ninh – 1.675 ha, Thành phố Hồ Chí Minh – 1.599 ha, Hải Dương – 1.118 ha, Bắc Ninh – 997 ha, Vĩnh Phúc – 820 ha, Hà Nội – 647 ha, Hải Phòng – 637 ha, Hưng Yên – 627 ha, Hà Nam và Nam Định – 550 ha. Điều đáng lo ngại là diện tích đất trồng lúa bị giảm đều thuộc hai châu thổ đất đai phì nhiêu của sông Hồng và sông Cửu Long. Ở Bắc

Trung Bộ (Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị) chỉ bị giảm có 800 ha. Tuy nhiên, phần lớn diện tích đất nông nghiệp bị giảm đều sử dụng vào mục đích xây dựng KCN, KCX, các khu vui chơi giải trí (sân gôn) hoặc để hoang hóa. Tính đến 6/2009 toàn quốc có 166 dự án sân golf đang hoạt động và đang triển khai xây dựng, 145 dự án đã được cấp đất, 84 dự án đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư. Diện tích các sân golf là 52.700 ha, bình quân hơn 300 ha cho 1 sân, chiếm dụng 10.500 ha đất nông nghiệp, 2.900 ha đất lúa. Đối với các KCN, KCX… mặc dù đã được cấp giấy phép từ lâu nhưng ruộng vẫn bị bỏ không gây ra tình trạng hết sức lãng phí như: KCN Xuyên Á (Long An) được cấp giấy phép từ năm 1997 với diện tích 306 ha nhưng đến nay mới cho thuê được 0,76%/197 ha diện tích; KCN Nam sông Cần Thơ đã có 2.000 ha đất nông nghiệp bị quy hoạch nhưng vẫn chưa có kế hoạch sử dụng; KCN Phố Nối B (Hưng Yên) được cấp giấy phép hoạt động từ 2003 nhưng mới cho thuê được 37,31%/95 ha diện tích; KCN Hà Nội – Đài Từ được cấp giấy phép năm 1995, mới cho thuê được 18,75%/40 ha diện tích…

4.3. Về thu hồi đất nông nghiệp

Điều 38 Luật Đất Đai năm 2003 cho phép Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và xây dựng các công trình công cộng, hạ tầng kinh tế - kỹ thuật khác. Vì vậy, việc thu hồi đất, nhất là đất nông nghiệp những năm qua để thực hiện phát triển đất nước cũng đạt được kết quả, đặc biệt là việc phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế, xã hội đã làm thay đổi bộ mặt đất nước. Kinh tế không ngừng tăng trưởng. Tuy nhiên, cùng với việc phát triển, việc thu hồi đất diễn ra ở hầu hết các địa phương và chủ yếu là đất nông nghiệp dẫn đến tình trạng diện tích đất trồng lúa giảm mạnh, nhất là từ 2007 – 2009. Theo thống kê của 49 tỉnh, thành phố từ 07/2004 đến 2009, các địa phương này đã thu hồi gần 750.000 ha đất để thực hiện hơn 29.000 dự án đầu tư; trong đó có hơn 80% là đất nông nghiệp. Đáng chú ý, khoảng 50% diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm là khu vực có diện tích đất nông nghiệp thu hồi

lớn nhất, chiếm khoảng 50% diện tích đất thu hồi trên toàn quốc. Đây là những khu vực đất đai thuộc loại tốt dành cho 2 vụ lúa/năm. Trong tương lai khi dân số tăng lên 100 – 120 triệu người vào năm 2015 thì việc phát triển công nghiệp đô thị ồ ạt, cộng với tình trạng ô nhiễm môi trường và sự nóng lên của trái đất sẽ là những yếu tố sẽ làm cho tình trạng mất dần đất đai, an ninh lương thực và những thiệt hại về kinh tế, môi trường và an ninh xã hội bị đe dọa nếu chúng ta không có những biện pháp kịp thời để hạn chế việc thu hồi đất nông

4.4. Các loại đất và văn bản pháp luật liên quan

Theo số liê ̣u thống kê về hiê ̣n tra ̣ng sử du ̣ng đất tính đến ngày 01/01/2009 của tổng cu ̣c thồng kê

Đơn vị: Nghìn ha Tổng diê ̣n tích Đất đã giao và cho thuê

Cả nước 33105,1 24134,9 (72%)

Đất nông nghiê ̣p 25127,3 21637,1 (86%) Đất phi nông nghiê ̣p 3469,2 1640,4 (47,28%) Đất chưa sử du ̣ng 4508,6 857,4 (19,02%)

Đất trồng lúa nước:

Hiê ̣n chỉ có hơn 9 triê ̣u ha đất nông nghiê ̣p, trong đó có trên 4 triê ̣u ha đất trồng lúa, tuy nhiên diê ̣n tích này đang giảm mô ̣t cách nhanh chóng. Mỗi năm diê ̣n tích trồng lúa của Viê ̣t Nam bi ̣ thu he ̣p 59.000 ha. Vùng giảm mạnh nhất là đồng bằng sông Cửu Long với 175.000 ha đất, kế đến là Đông Nam Bộ 51.000 ha và đồng bằng sông Hồng giảm 36.000 ha

Nguyên nhân:

- Tiến trình công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa đất nước - Thu hút vốn đầu tư nước ngoài mô ̣t cách ồ a ̣t - Quy hoa ̣ch thiếu đồng bô ̣

Hiện trên cả nước có tới 166 dự án sân golf. Trong đó 145 dự án đã cấp đất, 84 cấp giấy phép đầu tư. Diện tích các dự án này đang chiếm dụng tới 10.500 ha đất nông nghiệp, trong đó có 2.900 ha đất lúa.

Văn bản pháp luật liên quan

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 25 - 29)