Kết hợp bảo vệ đất và rừng

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 68 - 71)

- Đối với rừng sản xuất: việc kiểm soát suy thoái rừng sản xuất đòi hỏ

5. Kết hợp bảo vệ đất và rừng

- Để chống thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, chúng ta đã và đang thực hiện các chính sách, chương trình và dự án như: giao đất khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng và bảo vệ rừng đầu nguồn, sản xuất theo mô hình nông lâm kết hợp, phát triển cây lâu năm, cây bản địa trên đất dốc, bảo tồn và sử dụng bền vững đất rừng ngập nước, quản lí lưu vực sông và đất ven bờ.

- Tăng độ che phủ của rừng bảo vệ đất. Thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ, Việt Nam đã nỗ lực bảo vệ, phục hồi và trồng rừng mới. Nhờ đó, tỷ lệ đất có rừng che phủ đã được cải thiện đáng kể, nâng lên 33,2% vào năm 2000 và đến năm 2008 đạt tới 39%. Như vậy, trung bình mỗi năm nước ta có thêm 0,6% diện tích đất được che phủ rừng. Để nhanh chóng nâng diện tích đất được che phủ rừng, Việt Nam đã và đang triển khai dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Đây là chương trình lâm nghiệp quan trọng cấp quốc gia với vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách Nhà nước. Trong đó các địa phương tập trung trồng mới rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ; bảo tồn và tôn tạo vốn rừng

hiện có, nâng cao chất lượng của rừng; thực hiện các giải pháp nhằm chống khai thác rừng bừa bãi, phá hoại rừng để sử dụng vào mục đích khác…

Năm 2008, diện tích rừng sản xuất trồng được là trên 193.400 ha. Trong đó có khoảng 143.000 ha được trồng bằng các nguồn vốn của các thành phần kinh tế khác. Đây là tín hiệu chuyển biến đáng tích cực.

KẾT LUẬN

Có thể nói rằng, đất và rừng là hai loại tài nguyên quan trọng và vô cùng quý giá đối với sự sinh tồn của con người và các loài động thực vật. Đất là gốc gác cội nguồn, là nơi con người hình thành và tiến hóa qua từng giai đoạn phát triển. Rừng là môi trường sống của con người, từ lúc con người tồn tại, họ đã dựa vào đó để săn bắt, hái lượm, kiếm kế sinh nhai. Từ xa xưa, đất và rừng luôn gắn liền với con người và có vai trò quan trọng đối với tất cả cả loài sinh vật trên trái đất.

Tuy nhiên, cùng với nhịp độ của cuộc sống, tài nguyên đất và rừng đang dần dần bị hủy hoại. Đời sống vật chất ngày càng cao, kinh tế ngày càng phát triển thì tác động của con người lên môi trường ngày càng lớn và gây ra hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Tài nguyên đất và rừng đang ngày càng suy giảm. Tình trạng ô nhiễm và suy thoái đất ngày càng tăng. Mất rừng, phá rừng, mất đa dạng sinh học…ngày càng trở nên phổ biến. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường.

Hiện nay, đã có các văn bản pháp luật, các nghị định, quy định về kiểm soát suy thoái đất và rừng. Nhưng pháp luật vẫn còn nhiều kẽ hở và thiếu các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Trên thực tế thì việc thực thi luật pháp còn hạn chế và chưa có ảnh hưởng sâu rộng trên phạm vi cả nước. Vì vậy, cần phải đưa ra các giải pháp để có thể hoàn thiện và thực hiện tốt công tác kiểm soát suy thoái đất và rừng. Để đây không còn là nhiệm vụ của các cấp chính quyền mà là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân trên toàn xã hội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình

Luật Môi Trường, Hà Nội, năm 2010.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo quốc gia về Môi trường tại Hội nghị Nhóm tư vấn 2000, Hà Nội, tháng 10/2000.

3. Cục môi trường, Tài liệu Hội thảo các Vấn đề Thương mại, Môi trường và Phát triển ở Việt Nam, năm 2001.

4. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI.

5. Nhà xuất bản Sự thật, Hệ thống Văn bản pháp luật mới về Khoa học, Công nghệ và Môi trường, năm 1999, năm 2000, năm 2001.

6. Http://www.dantri.com.vn/

7. Http://www.vnexprss.net/

8. Http://www.tin247.com.vn/

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w