Đối với rừng phòng hộ:

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 51 - 52)

+ Chủ rừng phòng hộ: là các Ban quản lý (đối với các khu rừng có diện tích tập trung từ 5000 ha trở lên hoặc có diện tích dưới 5000 ha nhưng có tầm quan trọng về chức năng phòng hộ) và các tổ chức, cá nhân bao gồm các tổ chức sự nghiệp khác, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, công đồng thôn bản, hộ gia đình, cá nhân.

+ Chủ rừng chịu trách nhiệm trực tiếp trước cơ quan quản lý nhà nước về rừng đối mọi vấn đề nảy sinh liên quan đến diện tích rừng mà họ phải quản lý. Chủ rừng phải lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, sử dụng rừng, đất trồng rừng cũng như tổ chức thực hiện các phương án đã được phê duyệt.

+ Chủ rừng có các nghĩa vụ cơ bản như: có kế hoạch, biện pháp cụ thể để bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có và gây trồng rừng trên đất trống; phải xây dựng hệ thống rừng phòng hộ phù hợp để đảm bảo chức năng phòng hộ và sự bền vững của chúng; hoạt động kinh doanh cần được tiến hành theo đúng

phương án đã phê duyệt, tuân thủ nghiêm ngặt quy chế rừng phòng hộ, không được gây hại đến tác dụng phòng hộ của rừng.

- Đối với rừng đặc dụng: hoạt động tự kiểm soát suy thoái rừng loại này

của chủ rường là nhằm ngăn chặn tình trạng suy giảm cả về số lượng và chất lượng rừng đặc dụng, bảo vệ các giống loài, nguồn gen động thực vật rừng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

+ Chủ rừng đặc dụng là Ban quản lý (đối với các khu rừng đặc dụng là vườn quốc gia, khu bảo tông thiên nhiên tập trung, khu bảo vệ cảnh quan gắn với di tích lịch sử đã được xếp hạng) và các hộ gia đình, cá nhân.

Chủ rừng phải có trách nhiệm lập và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt phương án quản lý, sử dụng rừng và phải tuân thủ theo quy chế rừng đặc dụng đã được quy định trong Quyết định số 08/2001/QĐ-TTg. + Một số nghĩa vụ cơ bản của chủ rừng đặc dụng là: thực dụng các biện pháp nhằm phát triển bền vững tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước và phối hợp với các cấp chính quyền để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác; quản lý, sử dụng rừng đặc dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy chế rừng đặc dụng; mọi cá nhân, tổ chức tiến hành các hoạt động ở khu rừng đặc dụng đều phải được phép của Ban quản lý khu rừng và phải tuân theo nội quy bảo vệ khu rừng đó; việc tiến hành nghiên cứu khoa học trong khu rừng đặc dụng ngoài yêu cầu phải được sự đồng ý của Ban quản lý…

Một phần của tài liệu PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SOÁT SUY THOÁI ĐẤT VÀ RỪNG (Trang 51 - 52)