1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số rào cản về pháp luật của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này

36 1,5K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

Thị trường Mỹ với dung lượng nhập khẩu khổng lồ nhiều chủng loại hàng hóa là một thị trường mà bất kỳ một nước xuất khẩu nào cũng muốn hướng tới. Thị trường Mỹ đã và đang là thị trường chủ yếu và mục tiêu của nhiều nước.

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thị trường Mỹ với dung lượng nhập khẩu khổng lồ nhiều chủng loại hànghóa là một thị trường mà bất kỳ một nước xuất khẩu nào cũng muốn hướngtới Thị trường Mỹ đã và đang là thị trường chủ yếu và mục tiêu của nhiềunước

Kể từ khi Mỹ tuyên bố bình thường hóa quan hệ với Việt Nam từ năm 1995cho đến nay, quan hệ Việt – Mỹ đã có những bước tiến vượt bậc Trong hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam, Mỹ đang ngày càng trở thành đối tác chiếnlược quan trọng Xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ không ngừng tăng tronglên trong những năm qua Đặc biệt, Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được kýkết đã nâng quan hệ thương mại giữa hai nước lên một tầm cao mới, mở ra cơhội mới cho hàng xuất khẩu của Việt Nam Tuy vậy trên thực tế, tốc độ pháttriển hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ chưa tương xứng với nhữngtiềm năng và lợi thế cho thấy vẫn còn rất nhiều rào cản, hạn chế mà phía ViệtNam chưa thể khắc phục Thêm vào đó qua nhiều vụ tranh chấp lớn xảy ratrong thời gian gần đây như vụ catfish, cà phê Trung Nguyên…chúng ta đã cóthể nhận diện được những rào cản chủ yếu Vấn đề đặt ra cho phía Việt Nam

là làm sao khắc phục vượt qua những rào cản ấy để xuất khẩu vào thị trường

Mỹ một cách hiệu quả nhất

Trong số các rào cản đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹthì rào cản về luật pháp là phức tạp nhất và có tác động rất lớn đến hoạt độngxuất khẩu của Việt Nam Những rào cản này hiện nay không chỉ tồn tại trên lýthuyết mà đang ngày càng hiện rõ, phát tác trong thực tế, cản trở trực tiếp việcthâm nhập thị trường Mỹ của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam Thựctrạng này đòi hỏi Nhà nước và các doanh nghiệp Việt Nam phải nhanh chóngnhận thức rõ những rào cản đó, để từ đó có những giải pháp đối phó phù hợp

Đây cũng chính là lý do khiến em chọn đề tài: “ Một số rào cản về pháp luật

của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này”

làm đề tài cho đề án môn học của mình

Trang 2

Trong điều kiện giới hạn về thời gian cũng như nhận thức, bài nghiên cứucủa em chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót Em rất mong nhận ý kiếnđóng góp, đánh giá của thầy để bản đề án của em được hoàn thiện hơn.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

 Mục đích nghiên cứu: Làm sáng tỏ một số rào cản về pháp luật của Mỹ đãgây khó khăn như thế nào cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị

trường này

 Nhiệm vụ nghiên cứu: Phân tích một số rào cản về pháp luật đối với hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Các rào cản về pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu

 Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống pháp luật về thương mại của Mỹ và hoạt độngxuất khẩu của Việt Nam

4 Kết cấu của đề tài

Đề án em thực hiện ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục phụ bao gồm 3chương với nội dung cụ thể như sau:

Chương 1: Một số rào cản về pháp luật của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Chương 2: Phân tích một số rào cản về pháp luật của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này.

Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp vượt qua rào cản về luật pháp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Trang 3

CHƯƠNG I: MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ PHÁP LUẬT CỦA MỸ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG

NÀY

1 Tìm hiểu về thị trường Mỹ và tầm quan trọng của thị trường Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

1.1 Tổng quan về thị trường Mỹ

1.1.1 Đặc trưng của thị trường Mỹ

Một điều dễ dàng nhận thấy là thị trường Mỹ là một thị trường đầy tiềmnăng mà bất cứ một nước xuất khẩu nào cũng muốn hướng đến Với quy môdân số vào khoảng 280 triệu người và thu nhập bình quân đầu người ước tínhhiện nay vào khoảng 32.000 USD, với một nhu cầu nguyên nhiên liệu khổng

lồ cho việc phát triển nền công nghiệp trong nước, thị trường Mỹ được xem làthị trường có sức tiên thụ lớn nhất trong các nước phát triển Hàng năm kimngạch nhập khẩu của Mỹ là vào khoảng 900 tỷ đôla (số liệu năm 2000)

Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng rất đa dạng và không quá khótính như thị trường Tây Âu và Nhật Bản Hàng nhập khẩu vào Mỹ đa dạng vềchủng loại do nhu cầu tiêu dùng khác nhau của các nhóm người, các chủngtộc và do cơ cấu đa dạng, nhiều ngành nghề của nền kinh tế Mỹ Mỹ nhậpkhẩu đủ loại hàng từ hàng nông sản cho đến các sản phẩm tinh vi hiện đại, từnguyên nhiên liệu cho đến thành phẩm Hàng nhập khẩu vào Mỹ cũng rất linhhoạt về chất lượng vì dân Mỹ có mức thu nhập rất khác nhau Chính nhờ vậy

mà hàng nhập khẩu có thể dễ dàng tiếp cận thị trường Mỹ để phục vụ cho cácphân đoạn thị trường khác nhau

1.1.2 Tìm hiểu về luật pháp nước Mỹ

Đặc điểm nổi bật của hệ thống luật pháp Mỹ là tính đa dạng và phức tạp Luật pháp Mỹ bao gồm hệ thống luật pháp liên bang và luật pháp tiểu bang Bản thân luật liên bang của Mỹ đã bao gồm rất nhiều quy định khác

nhau, mỗi bang của Mỹ lại có hệ thống quy chế luật riêng và tự tập hợp cácquyết định đã công bố của họ Luật pháp các tiểu bang quy định về từngtrường hợp cụ thể không giống nhau, điều này gây rất nhiều khó khăn cho cácdoanh nhân nước ngoài khi làm ăn trực tiếp với đối tác Mỹ

Trang 4

Nói đến luật pháp Mỹ, không thể không nói đến tính phổ thông, yếu tố tình

huống trong luật pháp Luật pháp Mỹ là tiêu biểu cho một trong các hệ

thống luật chính trên Thế giới là hệ thống Common Law- Luật bất thành văn Theo đó việc giải quyết đối với từng trường hợp cụ thể phụ thuộc rất

nhiều vào các quyết định của toà án trong việc giải thích những quy chế luậtpháp của Mỹ Đây là một trong các yếu tố khiến cho hệ thống luật pháp Mỹ

vô cùng phức tạp, khó hiểu và khiến cho vai trò của các luật sư trở nên thiếtyếu trong các cuộc giao dịch giữa đối tác là người nước ngoài và doanh nhân

Mỹ

Khi làm ăn với đối tác Mỹ, các nhà kinh doanh nước ngoài cần nắm nhữngluật sau:

- Luật Công ty của các tiểu bang

- Luật Thuế (Tax Law)

- Luật Chống độc quyền (Anti- Trust Laws)

- Luật Bảo đảm năm 1933 và Luật Bảo đảm của các tiểu bang

- Luật Quy định về Lao động và hưu trí (Labour and Pension Law)

- Luật Môi trường (Environmental Law)

- Quy định về Đầu tư nước ngoài (Regulation of Foreign Investment)

Và một số đạo luật quan trọng :

+ Luật Clayton của Liên bang (The Federal Clayton Act)

+ Luật Sherman (Sherman Act)

+ Luật Chống độc quyền Hart Scott- Rodino năm 1976 (the Scott- RodinoAnti- Trust Improvement Act of 1976)

Luật được sử dụng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu :

- Luật Thương mại năm 1974

- Luật Thuế suất năm 1930

- Luật về Thương mại và Thuế suất 1984

- Luật tổng hợp về Thương mại và Cạnh tranh năm 1988

- Luật Quản lý Xuất khẩu năm 1979,

Trang 5

Có thể thấy chỉ riêng hệ thống văn bản luật của Mỹ rất phức tạp cũng đủgây nhiều khó khăn cho doanh nhân nước ngoài Thêm vào đó, luật Mỹ chủyếu lại là án lệ (case law) mà thực tế các án lệ ở các nơi lại rất khác nhau và

vô cùng phong phú nên việc nắm bắt được hết các án lệ là một điều khôngtưởng Vì thế, khi muốn kinh doanh trên đất Mỹ, nhất thiết thương nhân nướcngoài cần phải có sự tư vấn, hỗ trợ của các luật sư

1.2 Vai trò của Mỹ đối với nền kinh tế thế giới và hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam.

1.2.1 Đối với nền kinh tế thế giới

Trật tự thế giới hiện nay là trật tự nhất siêu đa cực trong đó Mỹ là siêucường duy nhất Mỹ luôn giữ vị trí bá chủ trên thế giới về kinh tế cũng nhưchính trị quân sự Nền kinh tế khổng lồ và hết sức năng động của Mỹ tạo cho

Mỹ một vị thế hàng đầu vững chắc và một tiếng nói có trọng lượng trong mọimối quan hệ quốc tế Cụ thể là: nền kinh tế Mỹ hiện nay chiếm khoảng 1/3GDP toàn cầu và khoảng ½ mức tăng trưởng nhập khẩu của cả thế giới Mỹđồng thời là nước có giá trị FDI ra nước ngoài nhất nhì thế giới Đồng USD –đồng tiền của Mỹ luôn là đồng tiền mạnh nhất thống trị các quan hệ giao dịchthương mại, đầu tư và các quan hệ kinh tế khác trên thế giới Nền công nghệ

Mỹ là một nền công nghệ hiện đại luôn ở vị trí dẫn đầu và đồng thời Mỹ cũng

là nước chuyển giao công nghệ nhiều nhất trên thế giới

Một vài nét đó cũng đủ cho thấy sức mạnh kinh tế Mỹ và tiềm năng to lớncủa nó Hơn nữa vai trò chi phối của nền kinh tế Mỹ đối với thế giới, đặc biệt

là đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương có được không chỉ nhờ quy

mô khổng lồ của nó mà quan trọng hơn là nhờ vào quan hệ mật thiết của nềnkinh tế Mỹ đối với nền kinh tế thế giới và khu vực Trong lịch sử Mỹ đã dựavào thế mạnh tuyệt đôi của mình để thành lập hoặc tham gia thành lập một số

tổ chức kinh tế và chính trị mà trong đó Mỹ giữ vai trò khống chế, chẳng hạnnhư: Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO, Qũy tiền tệ thế giới IMF,Ngân hàng thế giới WB

Vì thế, bất kỳ động thái nào của nước Mỹ cũng có ảnh hưởng nhất định đếncục diện toàn bộ nền kinh tế thế giới nói chung, từ đó ít nhiều cũng có tácđộng đến nền kinh tế của mỗi quốc gia Điều này có thể thấy rõ qua một sốcuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và đặc biệt là vụ khủng bố xảy ra vào

Trang 6

11/9/2001 ở Mỹ đã khiến nền kinh tế thế giới biến động mạnh trong một thờigian dài.

1.2.2 Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam

Nhân dịp kỷ niệm 15 năm quan hệ Việt – Mỹ , Bộ trưởng Bộ CôngThương Vũ Huy Hoàng đã nêu những đánh giá của mình về mối quan hệ kinh

tế thương mại giữa Việt Nam và Mỹ trong thời gian qua

Theo ông, với việc Mỹ thông qua quy chế thương mại bình thường vĩnhviễn cho Việt Nam vào cuối năm 2006, quan hệ kinh tế-thương mại giữa hainước đã được bình thường hóa hoàn toàn Trong những năm qua, quan hệ này

đã phát triển rất tốt đẹp Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất củaViệt Nam

Năm 2009, mặc dù, nhu cầu nhập khẩu của Mỹ giảm mạnh do tác động củakhủng hoảng tài chính, song xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn ước đạtkhoảng 12,5 tỷ USD, tương đương với khoảng 21% tổng kim ngạch xuất khẩucủa ta Hiện nay, Mỹ là một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.Nhiều tập đoàn, công ty lớn của Mỹ như Intel, IBM, Citi Group, CocaCola, Pepsi Cola, Chevron, AES đã hiện diện tại Việt Nam Tuy nhiên, xuấtkhẩu của ta sang Mỹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do chưa được hưởng ưu đãithuế quan phổ cập chung dành cho các nước đang và kém phát triển (GSP)cũng như một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta đang phải chịu thuếchống bán phá giá của Mỹ như cá tra, cá basa và tôm…Túi PE đựng hàng của

ta cũng đang bị Mỹ điều tra bán phá giá

Khi đánh giá về vị thế của thị trường Mỹ trong chiến lược phát triển kinh tếthương mại của Việt Nam trong thời kỳ tới ông cho rằng: Mỹ chắc chắn vẫn

là thị trường xuất khẩu quan trọng nhất trong chiến lược phát triển kinh thương mại của Việt Nam Đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu rất lớn và

tế-đa dạng, nhất là đối với những mặt hàng mà ta tế-đang và có tiềm năng xuấtkhẩu lớn như dệt may, giày dép, đồ gỗ, thủy sản, điện tử, điện và gia công cơkhí

Mỹ được đánh giá là một trong những đối tác đầu tư có tiềm năng lớn nhất

mà ta cần phải thu hút Các doanh nghiệp Mỹ rất mạnh về vốn và công nghệ,đặc biệt là các công nghệ nguồn và cao Những lĩnh vực mà các doanh nghiệp

Mỹ có lợi thế cạnh tranh đầu tư ở Việt Nam gồm các dịch vụ tài chính, ngân

Trang 7

hàng, bảo hiểm, công nghệ cao, hóa dược, năng lượng, cơ khí chế tạo và cơ sở

hạ tầng

2 Tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ

2.1 Tình hình chung.

Theo số liệu mới công bố của Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong bốn tháng

đầu năm, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mỹ đạt hơn năm

tỷ USD, tăng hơn 17% so với cùng kỳ năm ngoái

Trong đó, xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đạt 4,1 tỷ USD, tăng hơn 13%;

và nhập khẩu từ Mỹ vào Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD, tăng 33,4% Việt Namđứng thứ 27 trong các nước xuất khẩu hàng hóa vào Mỹ

Trong 4 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ đạtkim ngạch 1,7 tỷ USD, tăng 10,8% so với cùng kỳ năm 2009, chiếm hơn 6%thị phần nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ Mức tăng trưởng này nằm trongbối cảnh chung là sức mua hàng dệt may của thị trường Mỹ đã được cải thiện,tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm 2009

Đứng thứ hai về giá trị xuất khẩu vào Mỹ trong 4 tháng đầu năm là nhóm

đồ gỗ và nội thất với kim ngạch đạt 522 triệu USD, tăng hơn 25% so với cùng

kỳ năm ngoái; trong đó, đồ gỗ nội thất đạt 509,8 triệu USD, tăng 25,3%; vàcác sản phẩm đồ gỗ khác đạt khoảng 12 triệu USD, tăng gần 32% Việt Namvẫn giữ vị trí thứ tư trong các nước xuất khẩu đồ gỗ nội thất sang Mỹ

Tiếp theo là xuất khẩu giày dép đạt giá trị 468,8 triệu USD, tăng 1,9% sovới cùng kỳ năm 2009, thấp hơn mức tăng trưởng nhập khẩu giày dép nóichung của Mỹ (3,8%), song vẫn ở vị trí thứ hai trong số các nước xuất khẩugiày dép vào Mỹ, sau Trung Quốc

Cũng giống như đối với mặt hàng dệt may, Indonesia và Mexico là hai đốithủ cạnh tranh đáng lưu ý với các mức tăng trưởng tương ứng là 34,9% và28,3%

Trong 4 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu hàng nông sản đạt 224 triệu USD,tăng hơn 15%, đứng thứ tư về giá trị trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếucủa Việt Nam sang Mỹ.Tổng kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản đạt 190,5triệu USD, tăng trên 10% so với cùng kỳ năm ngoái Việt Nam tiếp tục đứng

Trang 8

vị trí thứ sáu trong số 10 nước xuất khẩu thủy sản chủ yếu sang Mỹ Trong sốnhóm qhàng này, cá tra và basa tăng cao trong tháng 4, đạt 3.342 tấn với kimngạch đạt hơn 44 triệu USD (tăng 18,7%).

Nhập khẩu của Việt Nam từ Mỹ trong 4 tháng đầu năm đạt hơn 1 tỷ USD,tăng 33% so với cùng kỳ năm 2009 do tăng nhập khẩu một số mặt hàng chủyếu Nhập khẩu phế liệu từ ngành công nghiệp thực phẩm và thức ăn gia súcđạt giá trị 169 triệu USD; thịt và nội tạng làm thực phẩm 116,8 triệu USD; lòphản ứng và máy móc thiết bị cơ khí 112 triệu USD; phương tiện giao thông

74 triệu USD; bông vải sợi 57 triệu USD; và đồ gỗ 55 triệu USD

Thương vụ Việt Nam tại Mỹ ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu của ViệtNam sang Mỹ năm 2010 tăng ở mức khoảng 15% so với năm 2009, ước đạthơn 14 tỷ USD

2.2 Nhận xét.

Những thành tựu đạt được trong quan hệ Thương mại Việt – Mỹ đặc biệt làviệc ký kết và thực thi Hiệp định thương mại song phương đã thúc đẩy hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ vượt bậc Tuy nhiên trênthực tế vẫn còn nhiều hạn chế Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thịtrường Mỹ tăng với tốc độ khá nhanh song về số tuyệt đối lại không lớn Nếu

so với dung lượng nhập khẩu vô cùng lớn và những thuận lợi tiềm năng trongquan hệ thương mại giữa hai nước thì kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vẫnchỉ là các con số hết sức khiêm tốn Các mặt hàng xuất khẩu tuy nhiều nhưngkhối lượng và kim ngạch quá nhỏ

Nguyên nhân đầu tiên của thực trạng này là do cơ cấu xuất khẩu của ViệtNam sang Mỹ chưa hợp lý, chủ yếu vẫn là hàng nông sản thực phẩm, hàngthô, sơ chế nên giá trị không cao Thứ hai, hàng Việt Nam trong một thời giandài chỉ được xuất sang Mỹ qua trung gian nên doanh thu bị chia sẻ Gần đâycác nhà xuất khẩu mới chú ý đến hình thức xuất khẩu trực tiếp nhưng còn rấtnhiều bỡ ngỡ khi tự mình tiếp cận thị trường này Thêm vào đó những rào cảnvào thị trường Mỹ rất đa dạng và phức tạp trong khi phía Việt Nam chưa có

sự quan tâm thích đáng cũng như chưa có biện pháp đối phó hợp lý cũng lànguyên nhân khiến cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam phát triển chưađược như mong đợi

Trang 9

3 Nhận diện một số rào cản về luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ.

Luật sư James Lockett thuộc Công ty Baker & McKenzie (Hà Nội), chobiết dự báo của WTO trong thời gian tới do khủng hoảng kinh tế sẽ xảy ranhiều vụ kiện chống bán phá giá Nhiều quốc gia sẽ áp dụng nhiều rào chắn

kỹ thuật nhằm bảo hộ cho hàng hóa sản xuất trong nước Các doanh nghiệpxuất khẩu sẽ ngày càng khó khăn hơn bởi các nguy cơ này

3.1 Chống bán phá giá - nguy cơ cao

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết tính từ vụkiện chống bán phá giá đầu tiên năm 1994 (gạo, Colombia), cho đến ngày15/6/2009, hàng hóa xuất khẩu Việt Nam đã là đối tượng bị kiện của 39 vụkiện phòng vệ thương mại Riêng trong quý I năm nay đã có 4 vụ kiện (giày -Braxin, giày và đế giày cao su - Canada, túi nhựa PE - Hoa Kỳ, đĩa ghi DVD -

Ấn Độ)

Ngân hàng Thế giới công bố, từ Hội nghị thượng đỉnh G20 vào tháng11/2008 cho đến nay, các nước thuộc G20 đã áp dụng 47 biện pháp hạn chếthương mại Nhiều biện pháp thắt chặt an toàn thực phẩm nhập khẩu vào thịtrường Hoa Kỳ đã được triển khai, trong đó có nhiều quy định mới liên quanđến các mặt hàng nông sản, hải sản, đồ gỗ xuất khẩu vào thị trường này

Tháng 12/2009, một luật mới của Hoa Kỳ sẽ được ban hành và thực thi,luật mới buộc các lô hàng cá da trơn nhập khẩu sẽ phải chịu sự kiểm tra bởiBan Thanh tra và An toàn thực phẩm (FSIS) Theo tổ chức này, các quy địnhkiểm tra sẽ định nghĩa cá da trơn và phạm vi bao trùm của các quy định sẽđược áp dụng với cơ sở chế biến cá da trơn trong đó sẽ tính đến các điều kiệnnuôi và vận chuyển cá đến cơ sở chế biến

Ngoài ra, đối với các sản phẩm đồ gỗ, đạo luật Lacey sửa đổi đang yêu cầucác nhà nhập khẩu phải khai báo chi tiết đối với từng loại hàng thực vật về tênkhoa học (giống và loài), giá trị nhập khẩu, khối lượng thực vật, tên của cácquốc gia mà thực vật được thu hoạch theo lộ trình từ cuối năm 2008 cho đếntháng 4/2010 Với đạo luật này trong thời gian sắp tới các nhà nhập khẩu cóthể yêu cầu các nhà xuất khẩu có hệ thống kiểm tra chi tiết, tìm lại xuất xứ thuhoạch để thực hiện một cách chính xác việc khai báo và chịu trách nhiệm vềnhững thông tin đã cung cấp về sản phẩm Vì vậy, các doanh nghiệp xuất

Trang 10

khẩu các mặt hàng nằm trong phạm vi điều chỉnh của đạo luật này cần lập hồ

sơ thu thập thông tin xuất xứ về sản phẩm

Hàng may mặc và giày dép dành cho trẻ em cũng có những quy định mới,

về lượng chì trong sản phẩm và trong sơn bề ngoài của sản phẩm hiện nay là600ppm, nhưng bắt đầu từ ngày 14/9/2009 lượng chì trong sơn bề ngoài củasản phẩm chỉ còn 90 ppm và lượng chì trong sản phẩm chỉ còn 300 ppm Vềnhãn mác, yêu cầu phải bao gồm tên của nhà sản xuất, thời gian, địa điểm sảnxuất và các thông tin về sản phẩm

Theo tiến sỹ Nguyễn Thị Thu Trang, Thư ký Hội đồng tư vấn các biệnpháp phòng vệ thương mại quốc tế - TRC: Trong nhiều năm chúng ta chỉ bịkiện chống bán phá giá và biện pháp tự vệ Tuy nhiên, với vụ kiện chống trợcấp mà Hoa Kỳ tiến hành đối với túi nhựa Việt Nam đầu năm nay, chúng ta

đã bắt đầu phải đối mặt với công cụ cuối cùng của nhóm các biện pháp phòng

vệ thương mại, hết sức nguy hiểm trong trường hợp cụ thể của Việt Nam khinhiều nước chưa công nhận nước ta có nền kinh tế thị trường

3.2 Gia tăng các rào cản về tiêu chuẩn, chất lượng hàng hoá

Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng trong khó khăn, các nền kinh tế đềuđang có xu hướng tăng cường các rào cản thương mại Nhật Bản vừa siết chặthơn các điều kiện về tiêu chuẩn, kỹ thuật với sản phẩm thuỷ sản nhập khẩu;Hoa Kỳ và Pháp ra quy định cao hơn giảm tỷ lệ hàm lượng chì, keo trong gỗnhập khẩu của Việt Nam xuống rất thấp; Hoa Kỳ thông qua dự luật PBNS yêucầu giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam và Trung Quốc Hoa Kỳcũng mới thực hiện Luật Điều chỉnh bổ sung các mặt hàng xuất khẩu vào HoaKỳ

Những mặt hàng mà cơ quan an toàn vệ sinh thực phẩm của Hoa Kỳ đặcbiệt lưu ý là: Sách vở, dụng cụ học tập, sản phẩm dùng để vệ sinh răng miệng

và đồ gỗ Có những quy định rất nhỏ như nếu lớp sơn trên dây kéo quần dànhcho trẻ em có hàm lượng chì thì sản phẩm đó sẽ vĩnh viễn bị cấm nhập vàoHoa Kỳ Ngành xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vào Hoa Kỳ cũng sẽ bị ảnhhưởng nghiêm trọng bởi Đạo luật Nông nghiệp 2008 - bắt đầu có hiệu lực từnăm 2009

Thương vụ Việt Nam tại Canada cũng khuyến cáo các DN xuất khẩu sangthị trường này cần lưu ý tuân thủ những qui định Luật về Dán nhãn và quảng

Trang 11

cáo hàng dệt may và Luật Thuế hải quan Ngoài ra, chất liệu sợi dùng trongquần áo trẻ em cần tuân thủ quy định về độ cháy Thương vụ Việt Nam tạiCanada cũng cho biết, nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu thường giao dịch dựatrên cơ sở mẫu hàng, do vậy các mẫu hàng cần phải tuân thủ đúng quy định

và tiêu chuẩn của Canada về an toàn, độ bền, trọng lượng, chất liệu, chấtlượng

Điều đáng báo động là sau gần 3 năm gia nhập WTO, các DN Việt Namvẫn còn nhiều hạn chế khi đối mặt với nguy cơ chống bán phá giá cũng nhưlúng túng, bị động với các rào cản về tiêu chuẩn hàng hoá (do không hiểu biếtpháp luật quốc tế) VCCI khuyến cáo DN cần sớm trang bị kiến thức cơ bản

về kiện chống bán phá giá, thường xuyên nắm bắt thông tin về khả năng bịkiện chống bán phá giá tại thị trường liên quan, từng bước chuẩn hoá hệ thống

sổ sách kế toán, lưu giữ tất cả các dữ liệu có thể làm bằng chứng chứng minhkhông bán phá giá Quan trọng hơn, các DN phải lưu ý đến các giải pháp thịtrường nhằm tránh từ xa nguy cơ bị kiện Chuyển dần từ cạnh tranh bằng giásang cạnh tranh bằng chất lượng, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường

Trang 12

CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MỘT SỐ RÀO CẢN VỀ PHÁP LUẬT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG MỸ

1 Một số vụ tranh chấp lớn phát sinh trong thời gian gần đây

Trước đây, khi quan hệ thương mại Việt- Mỹ chưa phát triển thì chính giớicũng như giới doanh nhân của hai nước chưa thực sự phải để tâm chú ý đếnmột số vụ tranh chấp lẻ tẻ trong hoạt động xuất khẩu vốn đã quá nhỏ bé củaViệt Nam sang thị trường Mỹ Tuy vậy khi quan hệ thương mại hai nướcbước sang trang mới, khi hai nước ngày càng trở thành bạn hàng quan trọngcủa nhau, đặc biệt là trong bối cảnh Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ vừađược ký kết thì những vụ tranh chấp gần đây đã khiến hai bên phải có cái nhìnthực tế hơn và thận trọng hơn Qua những vụ tranh chấp này, những rào cảntrong thương mại lần đầu tiên đã hiện lên rõ nét, nhờ đó những nhà xuất khẩuViệt Nam có thể nhận thức một cách cụ thể hơn về các rào cản cũng như rút

ra thêm được một số bài học kinh nghiệm khi thâm nhập thị trường Mỹ, đó làcác hàng rào tiêu chuẩn, hàng rào quy định hạn chế nhập khẩu của Mỹ, ràocản liên quan đến vấn đề bảo hộ thương hiệu tại Mỹ… những vấn đề màdường như còn quá mới lạ và phức tạp đối với các nhà nhập khẩu Việt Nam

1.1 Cuộc chiến Catfish

Diễn biến:

Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá Basa, cá tra (là hai loại cá da trơn sang Mỹ)

từ năm 1977 và dần dần thâm nhập, tạo được chỗ đứng trên thị trường nhờphẩm chất tốt, giá rẻ hơn cá da trơn nội địa của Mỹ Trong hai năm 1999-

2000, khối lượng hai loại cá này nhập khẩu vào Mỹ tăng khá nhanh (chiếm từ2%- 3% tổng sản lượng cá da trơn tiêu thụ trên thị trường này) làm cho cácnhà nuôi cá da trơn (mà chủ yếu là cá nheo) Mỹ lo ngại Hiệp hội các chủ trại

cá nheo Mỹ CFA bắt đầu chiến dịch tấn công các sản phẩm cá da trơn ViệtNam Ngay từ cuối năm 2000, thông qua báo chí, Mỹ bắt đầu cố tình đưanhững thông tin sai lệch để bôi xấu hình ảnh cá tra và cá Basa của Việt Nam

Ba luận điểm chính mà CFA đưa ra để chống nhập khẩu cá tra và cá BasaViệt Nam gồm:

Một là, họ cho rằng cá da trơn Việt Nam đã nhập khẩu ồ ạt vào Mỹ làm chogiá cá Mỹ cũng rớt theo (khoảng 10% trong năm 2001)

Trang 13

Hai là, họ nói cá Việt Nam nuôi trong môi trường nước bị ô nhiễm, thậmchí trên những dòng sông còn dư lượng chất điôxin mà Mỹ rải xuống ViệtNam trong thời kỳ chiến tranh, do vậy không bảo đảm chất lượng và an toànthực phẩm cho người tiêu dùng

Ba là, sản phẩm cá da trơn Việt Nam do cũng được gọi là Catfish nên đãtạo ra sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng Mỹ và vô hình chung đã ăn theo uytín của cá nheo Mỹ

Với những lập luận này, đầu tháng 2/2002, phía Mỹ bắt đầu một chiến dịchquảng cáo kéo dài 9 tháng, tiêu tốn 5,2 triệu USD do Viện Cá nheo Mỹ (TICI)phát động và được CFA tài trợ để chống lại việc nhập khẩu cá tra và cá Basacủa Việt Nam Dưới áp lực của CFA, ngày 5/10/2001, Hạ viện Mỹ thông qua

dự luật H.R 2964, chỉ cho phép sử dụng tên cá “Catsfish” cho riêng các loàithuộc họ Ictaluriade, thực chất là cho riêng cá nheo Mỹ (Ictalurus Punctatus).Tiếp đó, ngày 25/10/2001, Thượng viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua 35 Điềuluật bổ sung cho Dự luật số H.R 2330 về phân bổ ngân sách nông nghiệp nămtài chính 2002, trong đó có Điều luật số SA 2000, quy định Cục Quản lý Thựcphẩm và dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) không được sử dụng ngân sách được cấp

để làm thủ tục cho phép nhập khẩu các loài cá da trơn mang tên “Catfish” trừkhi chúng thuộc họ Ictaluriade Tiếp đó, Tổng thống Mỹ đã ký Dự luật Ngânsách chi tiêu Nông nghiệp, trong đó có gắn điều khoản bổ sung SA 2000, cảntrở việc xuất khẩu cá da trơn của các nước, trong đó có Việt Nam vào Mỹ

cá nheo Mỹ Mặt khác, theo bản báo cáo “Tình hình nuôi thuỷ sản” ngày

Trang 14

10/10/2001 của Cơ quan nghiên cứu kinh tế thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ vànhững kết luận của công trình nghiên cứu “Xu hướng hiện tại trên thị trường

cá nheo Mỹ” do công ty Consulting Trends International của Mỹ công bốngày 26/10/2001, dựa trên việc phân tích các tài liệu chính thức của Chínhphủ Mỹ thì: nguyên nhân chủ yếu gây nên việc giảm giá cá nheo Mỹ là do cácchủ trại nuôi cá này đã tăng đầu tư quá mức cho các ao nuôi, khiến sản lượng

cá thương phẩm tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2000 Riêng năm 2000 cáctrại nuôi cá Catfish ở miền Nam nước Mỹ đã có tới hơn 44.000 ha mặt nước

ao hồ sản xuất ra 270.000 tấn cá, chiếm 70% tổng sản lượng Catfish của Mỹ.Cung vượt cầu khiến giá cả giảm là điều tất yếu Bên cạnh đó, mặt hàng cánheo phải cạnh tranh với sản phẩm gia cầm đang giảm giá trên thị trường Mỹ.Điều này cùng với tình trạng khó khăn chung do suy giảm kinh tế và sức muacũng như sự thiếu sót trong hệ thống phân phối cá Catfish đã tác động trựctiếp lên giá cá nheo

Thứ hai, với việc viện dẫn lý do an toàn vệ sinh thực phẩm, Mỹ muốn ápdụng các hạn chế về tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm Tuy vậy lập luận này bịbác bỏ vì những lý do sau: Sự thật là cá da trơn Việt Nam có chất lượng cao,thơn ngon, cơ thịt mềm mại, được xuất khẩu sang nhiều thị trường trên thếgiới và được người tiêu dùng khắp nơi đều ưa chuộng Đồng thời, chất lượngsản phẩm và chất lượng nước để nuôi cá hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu về antoàn vệ sinh và sức khoẻ của người tiêu dùng Mỹ Từ năm 1998, chương trìnhkiểm soát dư lượng thuỷ sản nuôi đã được thực hiện trên các vùng nuôi tậptrung của Việt Nam, kết quả giám sát thường xuyên được gửi đến Cục Quản

lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) và chương trình này đã đượcchính FDA công nhận Sau khi các phương tiện thông tin đại chúng Mỹ làmrùm beng về chất lượng cá Catfish Việt Nam, vào tháng 11/2000, một đoàn

20 thành viên gồm các giáo sư của trường đại học Aubum, một số công tynuôi và chế biến cá nheo Mỹ do Chủ tịch Hiệp hội nuôi cá nheo của BangAlabama dẫn đầu đã sang Việt Nam tìm hiểu tình hình nuôi và chế biến cá tra

và cá Basa tại các bè cá, ao nuôi và các nhà máy chế biến tại An Giang vàCần Thơ Đoàn đã đánh giá tốt về công nghệ nuôi, chế biến, điều kiện đảmbảo an toàn vệ sinh thực phẩm của cá da trơn Việt Nam

Thứ ba, với việc buộc tội Việt Nam đã sử dụng tên cá Catfish trên nhãnhiệu hàng hoá để tạo sự nhầm lẫn đối với người tiêu dùng Mỹ, Mỹ muốn lưu

Trang 15

ý đến vấn đề bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp được ghi nhận trong luật pháp

Mỹ Tuy vậy, lập luận này cũng bị bác bỏ do: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩuthuỷ sản của Việt Nam khẳng định rằng các doanh nghiệp chế biến và xuấtkhẩu cá Tra và cá Basa của Việt Nam hoàn toàn không muốn hai loài cá trêncủa Việt Nam bị nhầm là cá nheo nuôi của Mỹ Cá tra và cá Basa của ViệtNam là các loài cá đặc hữu của vùng Đồng bằng Châu thổ sông Mekongthuộc giống Pangasius, họ Pangasidae, bộ Siluriformer- bộ cá gồm hơn 2500loài cá da trơn, phân bố trên khắp Thế giới, kể cả cá nheo Mỹ (Iclaluruspunctatus) Về mặt khoa học và tập quán thương mại, không thể lấy tên mộtnhóm sản phẩm lớn của thuỷ sản Thế giới để dành riêng một loài nào trong số

đó Việc Mỹ muốn rằng chỉ có loài cá nheo Mỹ mới được mang tên Catfish làkhông thoả đáng Về phía mình, các doanh nghiệp Việt Nam đã thực hiệnnghiêm túc quyết định số 178/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ và cácquy định của Bộ Thuỷ sản, Bộ Thương Mại về việc ghi nhãn mác hàng hoá.Trên tất cả các bao bì của sản phẩm thuỷ sản xuất khẩu đều ghi rõ dòng chữtiếng Anh “Sản phẩm của Việt Nam” hoặc “Sản xuất tại Việt Nam” và thựchiện việc ghi đầy đủ cả tên khoa học lẫn tên thương mại theo đúng quy địnhcủa cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Mỹ là Cục Quản lý Thựcphẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu vào thị trường

Mỹ Cụ thể là: Đối với cá Basa- tên khoa học là Pangasius Bocourti, tênthương mại: Basa; Đối với cá tra- tên khoa học là Pangasius Hipophthalmus,tên thương mại: Swai Striped Catfish, Sutchi Catfish

Rõ ràng là quyết định của Hạ viện Mỹ đã đi ngược lại luận cứ khoa học vàtập quán khoa học thông thường trên thế giới, đi ngược lại lợi ích của đôngđảo người tiêu dùng Mỹ, chỉ nhằm bảo vệ lợi ích một nhóm nhỏ các chủ trạinuôi cá nheo của Mỹ

1.2 Vụ tranh chấp thương hiệu café Trung Nguyên

Diễn biến

Cà phê Trung Nguyên hiện là một nhãn hiệu cà phê rất được ưa chuộng ởViệt Nam và cũng đã được xuất khẩu sang Singapore, Nhật Bản, Hồng Kông,Trung Quốc, Úc…Tháng 7/2000, Trung Nguyên và Rice Field Corp bắt đầuđàm phán về việc nhập khẩu cà phê Trung Nguyên sang Mỹ Tháng 1/2001,hợp đồng đầu tiên được ký và cà phê Trung Nguyên đã có mặt trên thị trường

Mỹ Đến lúc này Trung Nguyên mới nghĩ đến việc đăng ký bảo hộ thương

Trang 16

mại của mình Thật bất ngờ, Rice Field Corp đã nộp hồ sơ đăng ký từ tháng10/2000 với nhãn hiệu “Trung Nguyên- Cà phê hàng đầu Buôn Mê Thuột”bằng tiếng Việt Tháng 8/2001, Trung Nguyên lập tức khẩn trương nộp hồ sơđăng ký với nhãn hiệu “Trung Nguyên- Nguồn cảm hứng sáng tạo mới” (bằngtiếng Anh) và yêu cầu tuyên bố vô hiệu đối với hồ sơ của Rice Field Corp.Chưa thấy hồ sơ nào được công nhận và vụ việc đang được các cơ quan chứcnăng của Mỹ xem xét

Phân tích

Trong trường hợp của Trung Nguyên nổi lên một vấn đề lớn, đó là vấn

đề thương hiệu và bảo hộ thương hiệu

Xét trên phương diện luật pháp, Trung Nguyên đã vướng vào một rào cản

mà hiện cũng đang rất bức xúc trong nhiều vụ tranh chấp giữa các doanh nhânViệt Nam và Mỹ Xét từ góc độ văn hoá thì vấn đề nằm ở chỗ Trung Nguyênchưa thực sự hiểu rõ về thị trường Mỹ cũng như đối tác đang làm ăn vớimình Do chưa hiểu rõ về thị trường Mỹ nên Trung Nguyên đã không nhậnthức được tầm quan trọng của vấn đề thương hiệu và bảo hộ thương hiệu trênthị trường mới mẻ này Cũng chính vì chưa nghiên cứu kỹ về đối tác nênTrung Nguyên đã quá tin tưởng, để đối tác "hớt tay trên" Trên thực tế, TrungNguyên có nhiều cơ hội để thắng với việc áp dụng điều khoản 6bis Công ướcParis vì nhãn hiệu cà phê Trung Nguyên được coi là nổi tiếng ở Việt Nam, tuyvậy Trung Nguyên vẫn phải chịu hậu quả khá nặng nề do việc không quantâm đủ đến vấn đề bảo hộ thương hiệu Thiệt hại ước tính của Trung Nguyêntrong vụ việc này lên đến gần một triệu USD, bao gồm các khoản phí thuêluật sư và thiệt hại do chiến lược kinh doanh mở rộng thị trường tại Mỹ bịchậm lại

Ngoài vụ Catfish và cà phê Trung Nguyên nói trên, còn nhiều vụ tranhchấp khác xảy ra trong thời gian vừa qua trong hoạt động xuất khẩu của ViệtNam sang Mỹ Ví dụ, trong ngành dệt may, Việt Tiến đã bị một Việt Kiều ở

Mỹ đăng ký mất thương hiệu, Vinataba thì chưa xuất khẩu đã bị đăng ký sởhữu ở hàng chục nước Các nhãn hiệu nổi tiếng của Việt nam như Vinatea,Vinacafe, bia Sài Gòn đều đã bị đăng ký ở nước ngoài, đặc biệt là Mỹ TômViệt Nam vừa bị kiện là bán phá giá tại Mỹ, Thực tế đó đòi hỏi các nhà xuấtkhẩu Việt Nam phải có cái nhìn nghiêm túc hơn về vấn đề rào cản và cấp thiết

Trang 17

phải tìm ra những giải pháp vượt qua các rào cản nếu muốn đẩy mạnh hoạtđộng xuất khẩu trên thị trường Mỹ.

2 Phân tích một số rào cản về pháp luật đối với hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam sang thị trường Mỹ.

2.1 Một số quy định có tính chất hạn chế nhập khẩu của Mỹ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Rào cản về luật pháp đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹrất đa dạng Rào cản luật pháp có thể phát sinh trước hết từ những quy địnhhạn chế nhập khẩu của Mỹ Trong đó có thể thấy một số quy định chỉ áp dụngtrong một số trường hợp đặc biệt, tưởng như không ảnh hưởng gì đến hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam Tuy vậy, trong thời gian qua, một số doanhnghiệp Việt Nam do chưa hiểu rõ nên đã bị phía Mỹ quy kết là vi phạmnhững quy định đặc biệt mà thực ra Việt Nam không có chủ ý, chẳng hạn như

vụ Mỹ kiện phía Việt Nam bán phá giá cá nheo Thực tế đó chứng tỏ một điều

là những quy định hạn chế của Mỹ rất dễ trở thành những rào cản đối với hoạtđộng xuất khẩu của Việt Nam nếu phía Việt Nam không có nhận thức đầy đủdẫn đến vô tình vi phạm

2.1.1. Những quy định về hạn chế các hoạt động cạnh tranh không lành mạnh

+ Những quy định về bồi thường thương mại

Trong hệ thống pháp luật thương mại Mỹ có một số đạo luật quy định vềchế độ bồi thường trong những trường hợp cụ thể khi hàng hoá nước ngoàiđược hưởng lợi thế không công bằng trên thị trường Mỹ hoặc hàng của Mỹ bịphân biệt đối xử trên thị trường nước ngoài Trong số các quy định liên quanđến chế độ bồi thường thương mại trước hết phải kể đến các quy định về thuếđối kháng (Luật Thuế Đối kháng hay còn gọi là Luật Thuế Bù giá(Countervailling Duty Law) và các quy định về chống bán phá giá (LuậtChống bán phá giá (Anti- Dumping Law)

- Quy định về thuế bù giá

Quy định này cho phép Chính phủ Mỹ áp dụng các biện pháp bảo hộ khihàng nhập khẩu được trợ giá của Ghính phủ nước ngoài nhằm nâng cao năng

Trang 18

lực cạnh tranh của hàng hoá khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, gây nên hoặc

đe doạ gây nên thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước của Mỹ.Luật này được áp dụng như sau:

Khi có khiếu nại, Uỷ ban Thương mại Quốc tế (International TradeAdministration) thuộc Bộ Thương Mại Mỹ (US Department of Commerce) sẽtiến hành điều tra xác định mức trợ giá Sau đó ITC sẽ chịu trách nhiệm điềutra xem hàng nhập khẩu có gây thiệt hại nghiêm trọng cho sản xuất trongnước hay không Nếu ITC sau khi điều tra xác định được là hàng nhập khẩu

đã gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước thì thuế bù giávới mức thuế bằng mức trợ giá của chính phủ nước ngoài sẽ tự động được ápdụng

- Quy định về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu:

Quy định về thuế chống bán phá giá hàng nhập khẩu được đề cập đến trongLuật Thuế quan 1930 và trong quy định về hạn chế các biện pháp cạnh tranhkhông lành mạnh được ban hành theo Luật Chống bán Phá giá 1916 Theo cácquy định về chống bán phá giá, một hành động bán phá giá hàng nhập khẩuđược nhận dạng bởi hai đặc điểm chính sau: (a) Nhà nhập khẩu bán sản phẩmtại nước ngoài là Mỹ với mức giá thấp hơn mức giá bán tại nước sản xuất và(b) Nhà nhập khẩu phải thực hiện việc bán hàng này trong điều kiện thôngthường và có hệ thống, thể hiện ý đồ cạnh tranh không lành mạnh gây ảnhhưởng xấu đến nền sản xuất ở Mỹ

Đối với cả hai trường hợp trợ giá và bán phá giá, khi có khiếu nại gửi lên

Bộ Thương Mại Mỹ rằng các nhà xuất khẩu nước ngoài đang cạnh tranhkhông lành mạnh với các nhà sản xuất trong nước bằng việc bán hàng nhậpkhẩu với giá thấp hơn chi phí thực tế hay thấp hơn giá bán buôn tại chínhnước họ, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ tiến hành điều tra sơ bộ và xác định mức độtrợ giá hoặc bán phá giá Trên cơ sở đó, Bộ Thương Mại Mỹ sẽ yêu cầu cơquan Hải quan Mỹ: (a) Yêu cầu chủ hàng nhập khẩu kí quỹ bằng tiền mặthoặc có bảo lãnh để có thể nộp thuế trợ giá hoặc thuế chống bán phá giá nếusau này hàng xuất khẩu được nhận định là phải đóng loại thuế này và (b) Tạmngừng việc thông quan cho hàng hoá cho đến khi Bộ Thương Mại đã xác địnhđược thực sự việc trợ giá hoặc bán phá giá gây ảnh hưởng đến ngành sản xuấttrong nước và tính toán chính xác mức độ trợ giá hoặc bán phá giá

Ngày đăng: 17/04/2013, 17:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w