1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TỔNG QUAN về tỷ GIÁ hối đoái và cơ CHẾ điều HÀNH tỷ GIÁ hối đoái cơ CHẾ điều HÀNH tỷ GIÁ của một số nước ĐANG PHÁT TRIỂN và của VIỆT NAM từ TRƯỚC tới NAY KHUYẾN NGHỊ về GIẢI PHÁP điều HÀNH tỷ GIÁ hối đoái VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN tới

23 680 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 344,67 KB

Nội dung

Sau gần 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc, đạt được thành tựu to lớn trên nhiều lónh vực, trong đó những đổi mới về chính sách tài chính– tiền tệ và tỷ giá hối đoái đ

Trang 1

PHẦN I : PHẦN MỞ ĐẦU

Tỷ giá hối đoái có lịch sử phát triển gắn liền với sự ra đời, tồn tại và phát triển

của thương mại quốc tế và quan hệ kinh tế quốc tế Tỷ giá hối đoái có thể làm thay

đổi vị thế và lợi ích của các nước trong quan hệ kinh tế quốc tế Tỷ giá hối đoái là

vấn đề rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề như giá cả, xuất nhập khẩu, dòng

luân chuyển vốn và việc thực hiện các mục tiêu kinh tế ở tầm vĩ mô Tỷ giá hối đoái

có tác động và ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế của mỗi quốc gia nói riêng và quan hệ

kinh tế quốc tế nói chung, đặc biệt là quan hệ thương mại giữa các nước với nhau

nên nó luôn được các Chính phủ và các tổ chức kinh tế thế giới hết sức quan tâm

Tỷ giá hối đoái là một công cụ quan trọng để thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô, do

vậy, việc điều hành chính sách tỷ giá hối đoái có một tầm quan trọng đặc biệt Sau

gần 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có những biến đổi sâu sắc, đạt được thành tựu to

lớn trên nhiều lónh vực, trong đó những đổi mới về chính sách tài chính– tiền tệ và

tỷ giá hối đoái đã có tác động tích cực, góp phần tạo nên sự ổn đònh môi trường

kinh tế – xã hội, thúc đẩy nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, đây chỉ là những thành

tựu đạt được bước đầu, nhìn chung, vẫn chưa theo kịp với sự phát triển kinh tế và

những đòi hỏi của thực tiễn đất nước trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Trong

điều kiện nước ta hiện nay, việc đúc rút những kinh nghiệm quý giá từ những thành

công và cả những thất bại của các nước và lựa chọn một chính sách tỷ giá hối đoái

phù hợp, thực sự có hiệu quả, cùng với một số chính sách vĩ mô khác thúc đẩy nền

kinh tế phát triển bền vững là một vấn đề hết sức quan trọng

Trang 2

PHẦN II: TỔNG QUAN VỀ TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH

TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI

I Tỷ giá hối đoái

1 Khái niệm:

Có hai khái niệm về tỷ giá hối đoái(Exchange Rate):

- Khái niệm 1: Tỷ giá hối đoái là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai nước

Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền tính bằng đồng tiền khác

Ví dụ: Một người nhập khẩu ở nước Mỹ phải bỏ ra 160.000 USD để mua một tờ séc

có mệnh giá 100.000 GBP để trả tiền hàng nhập khẩu từ nước Anh Như

vậy, giá 1 GBP = 1,6 USD, đây là tỷ giá hối đoái giữa đồng bảng Anh và đồng đôla

Mỹ

- Khái niệm 2: Tỷ giá hối đoái còn được định nghĩa ở một khía cạnh khác, đó là

quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau theo tiêu chuẩn nào đó

+ Trong chế độ bản vị vàng, tiền tệ trong lưu thông là tiền đúc bằng vàng và giấy

bạc ngân hàng được tự do đổi ra vàng căn cứ vào hàm lượng vàng của nó Tỷ giá

hối đoái là quan hệ so sánh hai đồng tiền vàng của hai nước với nhau hoặc là so

sánh hàm lượng vàng của hai đồng tiền hai nước với nhau

Ví dụ: Hàm lượng vàng của 1 bảng Anh là 2,488281 gam và của 1 đô la Mỹ là

0,888671 gam, do đó quan hệ so sánh giữa GBP và USD là:

Trang 3

So sánh hàm lượng vàng của hai tiền tệ với nhau gọi là ngang giá vàng Hay

nói một cách khác, ngang giá vàng của tiền tệ là cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái

trong chế độ bản vị vàng

+ Trong chế độ lưu thông tiền giấy, tiền đúc trong lưu thông không còn nữa, giấy

bạc ngân hàng không còn tự do đổi ra vàng theo hàm lượng vàng của nó, do đó,

ngang giá vàng không còn làm cơ sở hình thành tỷ giá hối đoái

Việc so sánh hai đồng tiền với nhau được thực hiện bằng so sánh sức mua của hai

tiền tệ với nhau, gọi là ngang giá sức mua của tiền tệ

Ví dụ: Trong điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị của Anh và Mỹ là như nhau Một

tấn lúa mì loại 1 ở Anh có giá là 100 GBP, ở Mỹ có giá là 178 USD

Ngang giá sức mua là:

Đây là tỷ giá hối đoái giữa bảng Anh và đôla Mỹ

Các nhà kinh tế thường đề cập đến hai loại tỷ giá hối đoái :

- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (en) : Đây là tỷ giá hối đoái được biết đến nhiều

nhất do ngân hàng nhà nước công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng hàng

ngày

- Tỷ giá hối đoái thực tế (er) : Được xác định er = en * Pn/Pf

Pn : Chỉ số giá trong nước

Pf : Chỉ số giá nước ngoài

Tỷ giá hối đoái thực tế loại trừ được sự ảnh hưởng của chên lệch lạm phát giữa các

nước và phản ánh đúng sức mua và sức cạnh tranh của một nước

2 Phương pháp yết tỷ giá:

Trang 4

- Yết tỷ giá trực tiếp : Tỷ giá là giá một đơn vị ngoại tệ tính bằng số đơn vị nội

tệ Hầu hết các nước trên thế giới đều dùng phương pháp yết tỷ giá trực tiếp, trong

đó có Việt Nam

Nguồn: https://voer.edu.vn

- Yết tỷ giá gián tiếp : Tỷ giá là giá một đơn vị nội tệ tính bằng số đơn vị ngoại

tệ Hiện nay, trên thế giới chỉ có 5 đồng tiềm dùng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp,

đó là GBD, AUD, NZD, EUR và SDR

Nguồn: https://voer.edu.vn

Trang 5

3 Phân loại tỷ giá hối đoái

Trong thực tế tùy từng nơi từng lúc khi quan tâm đến một khía cạnh nào đó của tý

giá hối đoái người ta thường gọi đến tên đến loại tỷ giá hối đoái đó Do vậy cần

thiết phải phân loại tỷ giá hối đoái

Dựa vào những căn cứ khác nhau người ta chia ra nhiều loại tỷ giá khác nhau :

Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối :

+ Tỷ giá điện hối : Tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển

ngoại hối bằng điện (telegraphic transfer – T/T)

+ Tỷ giá thư hối : Tỷ giá mua bán ngoại hối mà ngân hàng có trách nhiệm chuyển

ngoại hối bằng thư (mail transfer M/T)

- Căn cứ vào chính sách tỷ giá :

+ Tỷ giá chính thức : Tỷ giá do Nhà nước công bố được hình thành trên cơ sở ngang

giá vàng

+ Tỷ giá chợ đen : Tỷ giá hình thành tự phát trên thị trường do quan hệ cung cầu

quy định

+ Tỷ giá cố định : Tỷ giá không biến động trong phạm vi thời gian nào đó

+ Tỷ giá thả nổi : Tỷ giá hình thành tự phát trên Thị trường và Nhà nước không can

thiệp vào sự hình thành và quản lý tỷ giá này

Tỷ giá thả nổi hoàn thành : tỷ giá được xác định hoàn toàn tự do theo quy luật cung

cầu trên thị trường ngoại hối mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của Ngân hàng

Trung ương

Tỷ giá thả nổi có điều tiết : Ngân hàng Trung ương tiến hành can thiệp tích cực trên

thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất định

- Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thanh toán :

Trang 6

+ Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Bilateral Exchange Rate - NER) : là giá

cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua qua một đồng tiền khác mà chưa đề

cập đến tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ giữa chúng

+ Tỷ giá thực song phương (Real Exchange Rate – RER) : là tỷ giá danh nghĩa đã

được điều chỉnh theo mức chênh lệch lạm phát giữa hai nước, nó là chỉ số thể hiện

sức mua của đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Vì thế có thể xem tỷ giá thực là

thước đo sức cạnh tranh trong mậu dịch quốc tế của một quốc gia so với một quốc

gia khác

+ Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal effective Exchange Rate - NEER) :là chỉ

số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn lại

+ Tỷ giá thực đa phương (Real effective Exchange Rate – REER) : Bằng tỷ giá

danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát ở trong nước với tất cả

các nước còn lại, do đó, nó phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ với tất cả các

đồng tiền còn lại

- Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế :

+ Tỷ giá séc : Tỷ giá mua bán các loại séc ngoại tệ

+ Tỷ giá hối phiếu trả tiền ngay : Tỷ giá mua bán các loại hối phiếu có kỳ hạn bằng

ngoại tệ

+ Tỷ giá chuyển khoản : Tỷ giá mua bán ngoại hối trong đó việc chuyển khoản

ngoại hối không phải bằng tiền mặt, bằng cách chuyển khoản qua ngân hàng

+ Tỷ giá tiền mặt : Tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc chuyển trả ngoại hối bằng tiền

mặt

- Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối :

+ Tỷ giá mở cửa : Tỷ giá vào đầu giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của

chuyến giao dịch đầu tiên trong ngày

Trang 7

+ Tỷ giá đóng cửa : Tỷ giá vào cuối giờ giao dịch hay tỷ giá mua bán ngoại hối của

chuyến giao dịch cuối cùng trong ngày

+ Tỷ giá giao nhận ngay : Tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại hối sẽ

được thực hiện chậm nhất trong 2 ngày làm việc

+ Tỷ giá giao nhận có kỳ hạn : Tỷ giá mua bán ngoại hối mà việc giao nhận ngoại

hối sẽ được thực hiện theo thời hạn nhất định ghi trong hợp đồng (có thể là 1, 2, 3

tháng sau)

- Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối của ngân hàng :

+ Tỷ giá mua : tỷ giá mà ngân hàng mua ngoại hối vào

+ Tỷ giá bán : Tỷ giá mà ngân hàng bán ngoại hối ra

II Cơ chế điều hành tỷ giá :

1 Cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn:

Tỷ giá hối đoái được xác định hoàn toàn tự do theo qui luật cung cầu của thị trường

ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của Ngân hàng Trung ương Giá của

một đồng tiền nội tệ đối với một đồng ngoại tệ được xác định tại điểm mà cung

ngang bằng cầu Khi xuất khẩu tăng hoặc luồng vốn đầu tư nước ngoài tăng sẽ làm

tăng cung ngoại tệ, đồng tiền ngoại tệ giảm giá và ngược lại

Các nhà kinh tế trọng hiện đại( đại diện là Milton Friedman) luôn ủng hộ tỷ giá thả

nổi, vì cho rằng chế độ tỷ giá này tạo nên sự ổn định các thị trường và yêu cầu chính

phủ các quốc gia nên dựa vào sự nhạy cảm của thị trường tiền tệ để làm cơ sở cho

các quyết định trong điều hành chính sách tiền tệ

Chế độ tỷ giá này được đánh giá là giúp cho chính sách tiền tệ quốc gia được độc

lập, cán cân thanh toán quốc tế được tự động điều chỉnh cho cân bằng Tuy vậy, chế

độ tỷ giá này lại gây sự biến động thường xuyên của tỷ giá hối đoái, khiến cho hoạt

động chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác luôn hàm chứa rủi ro

Trang 8

2 Cơ chế tỷ giá thả nổi có điều tiết:

Là chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định Mặc dù lý thuyết

nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng

tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nú quá bất ổn định Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố

định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho

tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm

cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên

thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định Hầu hết các đồng tiền trên thế giới

sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn

toàn phản ứng theo thị trường

Ngân hàng Trung ương sẽ tiến hành can thiệp lên thị trường ngoại hối nhằm ảnh

hưởng lên tỷ giá, nhưng Ngân hàng Trung ương không cam kết duy trì một tỷ giá cố

định hay biên độ dao động nào xung quanh tỷ giá trung tâm Nói cách khác, Ngân

hàng Trung Ương thực hiện các nghiệp vụ mua bán ngoại tệ để điều tiết thị trường

ngoại hối, song can thiệp của Ngân hàng Trung ương không nhằm mục đích để cố

định tỷ giá như đối với các chế độ tỷ giá cố định

3 Cơ chế tỷ giá cố định:

Là chế độ tỷ giá mà Ngân hàng Trung ương buộc phải can thiệp trên thị trường

ngoại hối để duy trì tỷ giá biến động xung quanh một mức tỷ giá cố định (gọi là tỷ

giá trung tâm) trong một biên độ hẹp đã được định trước Chế độ tỷ giá này giảm

bớt rủi ro của việc chuyển đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác do tỷ giá được

cố định Tuy nhiên ngày nay nó ít được các nước sử dụng do gây ra các vấn đề phụ

thuộc của Chính sách tiền tệ vào các biến động của bên ngoài và cán cân thanh toán

không thể tự động cân bằng

4 Cơ chế tỷ giá linh hoạt: Là sự kết hợp ba cơ chế tỷ giá trên

Thực tế cho thấy không có một cơ chế tỷ giá nào là tối ưu trong mọi trường hợp

đồng thời cũng chỉ ra rằng giữ được tỷ giá ổn định dựa trên việc tìm kiếm thường

Trang 9

xuyên sự cân đối tối ưu giữa tính chất tự thân thị trường với sự can thiệp nhà nước

là điều kiện tốt cho tăng trưởng kinh tế trong từng thời kỳ nhất định Cơ chế tỷ giá

ngày càng được nhiều nước lựa chọn là sự điều chỉnh tỷ giá có tính mềm dẻo, linh

hoạt mooht cách thận trọng thích ứng với những biến động dựa trên quan hệ cung

cầu thị trường có sự điều tiết tích cực của nhà nước Khả năng cạnh tranh của xuất

khẩu, trạng thái cán cân thương mại và thanh toán, dự trữ quốc gia, biến động cơ

cấu sản xuất, niềm tin vào đồng nội tệ, vào chính phú, vào tương lai-nghĩa là các

nhân tố chủ yếu đo lường trạng thái và chi phối mạnh động lực phát triển nền kinh

tế đất nước-đều phụ thuộc sâu sắc vào tỷ giá hối đoái chính thức

Một cơ chế linh hoạt sẽ có những tác động tích cực sau:

● Tỷ giá linh hoạt giúp hạn chế tăng cung tiền, tác nhân gây lạm phát trong thời

gian qua

● Tỷ giá linh hoạt giúp VND theo kịp phản ứng của thị trường khi USD đang mất

giá mạnh trên toàn cầu

● Hạn chế, sàng lọc nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài trong bối cảnh nền

kinh tế chưa hấp thu hiệu quả vốn vào

PHẦN III: CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG

PHÁT TRIỂN VÀ CỦA VIỆT NAM TỪ TRƯỚC TỚI NAY

I Cơ chế điều hành tỷ giá của một số nước đang phát triển

1 Cơ chế điều hành tỷ giá của Trung Quốc

Sau hơn 20 năm tiến hành công cuộc cải cách kinh tế, Trung Quốc đang nổi lên là

một nền kinh tế năng động và có nhiều triển vọng Phát huy những tiềm năng kinh

tế - xã hội - tự nhiên có nhiều lợi thế với những bước đi thận trọng và hiệu quả

trong quá trình chuyển đổi, Trung Quốc đang nổi dậy để trở thành một trung tâm

mới của nền kinh tế thế giới - một cực khác của Châu Á cũng Nhật Bản

Quá trình chuyển đổi chế độ tỷ giá ở Trung Quốc có thể chia thành 4 giai đoạn:

Trang 10

● Giai đoạn 1949 - 1979 : Trong thời kỳ này, nền kinh tế Trung Quốc quản lý

theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ thực hiện quản lý tập trung đối

với hoạt động ngoại hối, áp dụng chế độ tỷ giá cố định và tỷ giá này do Ngân

hàng nhân dân Trung Quóc công bố

● Giai đoạn 1980 - 1990 : Cùng với cải cách kinh tế năm 1979, chế độ tỷ giá

được thay đổi theo hướng gia tăng yếu đố thị trường Bên cạnh tỷ giá chính

thức do Ngân hàng nhân dân Trung Quốc công bố, còn có tỷ giá mua bán trên

thị trường Mặc dù tỷ giá chính thức được điều chỉnh nhiều lần nhưng tỷ giá

trên thị trường ngoại tệ luôn có xu hướng cao hơn tỷ giá chính thức

● Từ năm 1991, Trung Quốc hướng tới chuyển đổi chế độ tỷ giá cố định sang chế

độ tỷ giá thả nổi có quản lý Tuy nhiên, tỷ giá chính thức vẫn được áp dụng hơn

tỷ giá thị trường Từ năm 1993, thị trường ngoại hối giữa các doanh nghiệp

ơhast triển mạnh hơn và hơn 80% sử dụng tỷ giá của thị trường Sự sai lệch

giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá thị trường gây ra những tác động tiêu cực,

lượng ngoại tệ do dân cư nắm giữ là rất lớn trong khi dự trữ ngoại hối của quốc

gia còn hạn chế

● Từ năm 1994, Trung Quốc có nhiều chuyển biến lớn trong việc điều hành chính

sách tỷ giá: đưa tỷ giá chính thức lên mức cân bằng với tỷ giá thị trường để

thống nhất hai tỷ giá thực hiện chế độ tỷ giá thả nổi có quản lý, tạo điều kiện

Từ năm 1994 đến nay, Trung Quốc vẫn áp dụng có chế tỷ giá thả nổi có quản lý

của Nhà nước Ngân hàng nhân dân Trung Quốc chủ yếu sử dụng biện pháp

kinh tế thông qua việc mua bán ngoại tệ trên thị trường để điều chỉnh tỷ giá ở

mức độ phù hợp

2 Cơ chế điều hành tỷ giá của Hàn Quốc

Quan điểm của Hàn Quốc là chính sách tỷ giá và ngoại hối phải được xây dựng từ

chính sách kinh tế Để ổn định được giá trị đồng tiền trong nước, cải thiện điều kiện

Trang 11

và cán cân thanh toán, chính sách tỷ giá hối đoái và quản lý ngoại hối phải được

hoạch định một cách hợp lý trong từng thời kỳ Chính sách tỷ giá cũng phải nhằm

góp phần thực hiện các mục tiên: khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng

dự trữ ngoại tệ, hạn chế việc chuyển giao vốn điều lệ ra nước ngoài…

Quan điểm này của Hàn Quốc đã được thực hiện trong hơn 50 năm qua kể từ sau

chiến tranh thế giới thứ hai và được cụ thể hóa ở từng thời kỳ Có thể chia quá trình

áp dụng chính sách tỷ giá hối đoái đa dạng và phức tạp của Hàn Quốc từ những năm

1945 đến nay ra làm 3 giai đoạn:

● Hệ thống tỷ giá cố định từ những năm 1945 đến cuối những năm 1960

● Hệ thống tỷ giá hối đoái linh hoạt, thống nhất từ cuối những năm 1960 đến đầu

năm 1980

● Hệ thống tỷ giá “giỏ ngoại tệ phức hợp” từ 1982 đến nay

3 Cơ chế điều hành tỷ giá của Thái Lan

Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Châu Á năm 1997 mà Thái Lan là

nới đầu tiên giảm giá đồng tiền của mình

Nhằm kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, Thái Lan đã dùng chính sách phá

gía nhẹ đồng THB vào thánh 5 năm 1981 và tháng 11 năm 1984 Nhưng cũng từ đó

đến khi cuộc khủng hoảng xảy ra thì tỷ giá của THB so với USD gần như cố định,

chỉ dao động quanh 25 THB/USD Tuy nhiên, xuất khẩu của Thái Lan chiếm hơn

70% GDP hàng năm, lại tập trung vào một số mặt hàng chỉ lực, cán cân thương mai

thâm hụt từ 10% năm 1990 lên 60 - 70% so với xuất khẩu năm 1997 Nền kinh tế

Thái Lan bắt đầu sa sút từ cuối năm 1995, tốc độ tăng trưởng giảm, thâm hụt tài

khoản vãng lai cao, nợ nước ngoài tăng Thị trường chứng khoán suy sujo từ cuối

năm 1996, các nhà đầu tư quốc tế lại tấn công vào đồng THB làm chi giá trị đồng

THB giảm mạnh Đến ngày 02/7/1997, chính phủ Thái Lan tuyên bố thả nổi đồng

THB Đến cuối năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan lên đến 88 tỷ USD và dự trữ

Ngày đăng: 13/10/2015, 11:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w