Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàn
Trang 1LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Trang 2B Ộ TÀI CHÍNH
TRƯƠNG HOÀNG VŨ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM
LU ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ XUÂN QUANG
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hướng dẫn hổ trợ từ người hướng dẫn khoa học là TS Lê Xuân Quang Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào Những số liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo
Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận sai sót nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng cũng như kết quả luận văn của mình
TP Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2015
Tác giả Trương Hoàng Vũ
Trang 4LỜI CẢM ƠN
- -Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi tới trường Đại học Tài Chính - Marketing, đặc biệt quý thầy cô của Đại Học Tài Chính - Marketing đã tận tình chỉ dạy và truyền đạt cho chúng em nhiều kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua để em có nền tàng kiến thức và các kỹ năng để hoàn thành được luận văn thạc sĩ kinh tế
Hơn hết, em xin gửi lời tri ân sâu sắc và chân thành cảm ơn người hướng dẫn khoa học là TS Lê Xuân Quang đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Do khả năng và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, luận văn còn rất nhiều thiếu sót Kính mong quý thầy cô góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn Em xin chân thành cảm ơn
Học viên Trương Hoàng Vũ
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa tiếng việt
1 NHTW Ngân hàng trung ương
2 NHNN Ngân hàng nhà nước
3 NHTM Ngân hàng thương mại
4 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
5 Size Quy mô ngân hàng
6 Deposits Tỷ lệ tiền gửi
7 INF Tỷ lệ lạm phát
8 GDP Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
9 Loan Quy mô cho vay
10 NIM Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên
11 ROA Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản
12 ROE Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu
13 NM Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên
14 NRST Thu nhập cận biên trước giao dịch đặc biệt
15 EPS Thu nhập trên cổ phiếu
16 TCTD Tổ chức tín dụng
17 VND Đồng Việt Nam
18 World Bank (WB) Ngân hàng thế giới
Trang 6DANH MỤC BẢNG, ĐỒ THỊ
Đồ thị 3.1: Tổng phương tiện thanh toán qua các năm
Đồ thị 3.2: Tình hình huy động vốn qua các năm
Đồ thị 3.3: Tình hình tín dụng qua các năm
Đồ thị 3.4: Tỷ lệ nợ xấu qua các năm
Bảng 3.1: Tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn 2007 -2013
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2007 – 2013
Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2007 – 2013
Bảng 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2007 – 2013
Bảng 3.5: Định nghĩa các biến và mối tương quan kỳ vọng giữa các biến phụ thuộc và độc lập
Bảng 4.1 : Thống kê mô tả các biến
Bảng 4.2 : Kết quả phân tích tự tương quan của các biến
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định không có sự tương quan giữa các biến độc lập
Bảng 4.4: Kết quả phân tích kiểm định phương sai của sai số không đổi
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau
Bảng 4.6: Phân tích hồi quy theo 15TFixed effects15T model
15T
Bảng 4.7: Kết quả Khắc phục hiện tượng 15Ttự tương quan giữa các sai số và hiện tượng phương sai thay đổi15Tbằng phương pháp 15TGeneralized Least Square (15TGLS)
Trang 7MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
Chương 1: Giới thiệu chung 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 4
1.6 Bố cục dự kiến của luận văn 4
Chương 2: Tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất inh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và mô hình thực nghiệm 6
2.1 T ỷ suất sinh lời của Ngân hàng thương mại 6
2.1.1 Những tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời của ngân hàng 6
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng 8
2.1.2.1 Các yếu tố khách quan 8
2.1.2.2 Các yếu tố chủ quan 12
2.2 Các nghiên cứu trước đây 16
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài 16
2.2.1.1 Sehrish Gul & các cộng sự (2011) 16
2.2.1.2 Ong Tze San và The Boon Heng (2012) 17
Trang 82.2.2 Nghiên cứu trong nước 18
2.2.2.1 Trần Ngọc Lan (2013) 18
2.2.2.2 Nguyễn Hồng Ngọc (2013) 19
Chương 3: Thiết kế nghiên cứu 22
3.1 Dữ liệu nghiên cứu 22
3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 22
3.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam 22
3.2.1.1 Tình huy động vốn 22
3.2.1.2 Tình hình tín dụng của ngân hàng 28
3.2.1.3 Tình hình thanh khoản 33
3.2.1.4 Tình hình nợ xấu 35
3.2.1.5 Tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng thương mại Việt Nam 39
3.2.2 Các biến nghiên cứu 40
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 44
4.1 Phân tích thống kê mô tả 44
4.2 Phân tích tự tương quan 45
4.3 Kiểm định các giả thuyết hồi quy 46
Trang 94.3.1 Kiểm định không có sự tự tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình
(không bị hiện tượng đa cộng tuyến) 46
4.3.2 Kiểm định phương sai của sai số không đổi (không bị hiện tượng phương sai thay đổi) 47
4.3.3 Kiểm định giữa các sai số không có mối quan hệ tương quan với nhau (không bị hiện tượng tự tương quan) 48
4.3.4 Tổng hợp kết quả kiểm định 49
4.4 So sánh giữa các mô hình trên panel data: 15TPooled Regression15T, Fixed effects model, Random effects model 49
4.5 Kết quả kiểm định độ phù hợp của các biến giải thích 51
Chương 5: Kết luận và kiến nghị 54
5.1 Tóm tắt nghiên cứu 54
5.2 Kết quả nghiên cứu 54
5.3 Kiến nghị 55
5.3.1 Đối với các NHTMCP 55
5.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 57
5.3.3 Đối với Chính phủ 59
5.4 Hạn chế của đề tài 60
5.5 Kiến nghị trong tương lai 60
KẾT LUẬN 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay không một nước nào có thể tránh khỏi vòng xoáy của thời đại, không một nước nào muốn phát triển mà rời xa xu thế đó Đứng trước tình hình đó, nền kinh tế Việt Nam có cơ hội đầu tư, phát triển Trong những năm vừa qua, cùng với những thành tựu đổi mới đất nước, hệ thống ngân hàng đang từng bước nỗ lực đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường còn gặp nhiều khó khăn, tồn tại, những rủi ro tiềm ẩn gây ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của ngân hàng Đặc biệt, trong xu thế tự do hóa tài chính hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước Việt Nam còn có nhiều thiếu sót và hạn chế nhất định trong quá trình hội nhập quốc tế
Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại luôn phải đối mặt với rất nhiều rủi ro như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, rủi ro tỷ giá, rủi ro đạo đức ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Với chức năng là trung gian tài chính, thị trường biến động như trong thời gian vừa qua đã làm lợi nhuận giảm sút, thậm chí trong nhiều trường hợp đã gây thua lỗ không ít ngân hàng thương mại Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi hệ thống ngân hàng Việt Nam phải không ngừng hoàn thiện mình trong quá trình kinh doanh Vì vậy, việc nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam nhằm đưa ra những giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh và hội nhập
Để có thể tồn tại và phát triển bền vững trong cuộc cạnh tranh này, các NHTMCP phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh về mọi mặt Trong quá trình tìm hiểu các nhân tố tác động đến hoạt động kinh doanh mà các ngân hàng gặp phải hiện nay, em xin chọn đề tài “Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” với hy vọng có thể giúp các NHTMCP phát triển trong quá trình hội nhập
Trang 111.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn năm 2007 đến 2013
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài đặt ra cụ thể như:
+ Phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam 2007– 2013
+ Ứng dụng mô hình hồi quy để kiểm định các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam với các nhân tố định lượng như: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tỷ lệ lạm phát
+ Trên cơ sở đó đề nghị các giải pháp làm tăng tỷ suất sinh lợi, nâng cao hiệu quả đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, bảo đảm an toàn và phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng trong tình hình hội nhập kinh tế quốc tế
1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu
Cần xác định những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các Ngân hàng TMCP Việt Nam hiện nay, qua đó nhằm đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao sự phát triển của các ngân hàng trong quá trình hội nhập
1) Phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi đối với hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 – 2013 như thế nào?
2) Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó tác động đến tỷ suất sinh lợi đối với hoạt động kinh doanh trong hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam như thế nào?
3) Những định hướng nào để làm tăng tỷ suất sinh lợi, nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng?
Để trả lời những câu hỏi trên thì đầu tiên em đi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, từ đó đưa ra những nhận xét đánh giá, so sánh những nhân tố này tác động như thế nào trong việc kinh doanh giữa các ngân hàng, từ những vấn đề đó em đưa ra những giải pháp và đề
Trang 12xuất những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng phát triển của các ngân hàng hiện nay, hướng đến mục tiêu làm ổn định và phát triển kinh tế
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi ròng trên tài sản có sinh lãi ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam đang hoạt động kinh doanh trong giai đoạn 2007 – 2013
Phạm vi nghiên cứu:
+ Các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam bằng cách tính toán biến phụ thuộc và biến độc lập dựa trên số liệu của báo cáo tài chính của 22 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2007 - 2013 Trong giai đoạn nghiên cứu tính tới thời điểm hết năm 2013 có khoảng 39 ngân hàng thương mại cổ phần, tuy nhiên chỉ có 22 ngân hàng thương mại cổ phần là có đầy đủ dữ liệu Vì vậy, em chọn 22 ngân hàng để nghiên cứu
+ Các số liệu được công bố trên các thông tin thế giới và Việt Nam liên quan đến các ngân hàng thương mại cổ phần
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn áp dụng phương pháp nghiên cứu trong luận văn này là sử dụng mô hình kinh tế lượng để nghiên cứu mối tương quan giữa các biến trong mô hình, mức
độ giải thích của các biến trong mô hình từ đó kiểm định tính phù hợp của mô hình nghiên cứu với điều kiện thực tế thông qua các công việc: (1) nêu vấn đề cần nghiên cứu và các giả thuyết về mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu; (2) giới thiệu mô hình nghiên cứu để mô tả mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu; (3) thu thập số liệu thực tế; (4) ước lượng các tham số của mô hình; (5) phân tích, kiểm định mô hình dựa trên các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây của các tác giả khác Phân tích hồi qui tuyến tính sẽ được sử dụng để kiểm định mô hình thông qua dữ liệu thứ cấp cần thiết thu thập về các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong nghiên cứu này
Các công cụ phân tích dữ liệu sử dụng để tác giả thực hiện các nghiên cứu như: thống kê mô tả, chạy mô hình hồi quy với Stata 12
Trang 13Nghiên cứu áp dụng phương pháp thống kê mô tả các biến độc lập giải thích cho tác động của các nhân tố tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Tham vấn ý kiến của nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng
Nguồn tài liệu: dữ liệu sử dụng cho luận văn là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn như báo cáo tài chính của 22 ngân hàng thương mại cổ phần Việt nam từ năm 2007 đến năm 2013, dữ liệu tổng cục thống kê, dữ liệu của World Bank
1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học: Đóng góp vào lý luận nghiên cứu các nhân tố tác động đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
+ Luận văn có thể áp dụng cho các Nhà quản trị ngân hàng định hình chính sách để tăng tỷ suất sinh lợi trong tương lai để đạt mục tiêu cụ thể của mình, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường
+ Đối với những cơ quan ban hành chính sách, việc biết được những nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng sẽ giúp cho Chính phú, Ngân hàng Nhà nước có cơ sở ban hành các quy định và chính sách phù hợp cho việc điều hành chính
sách tiền tệ
1.6 Bố cục dự kiến của luận văn
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam” được chia làm 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và cấu trúc của đề tài
Chương 2: Trình bày tổng quan về các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của
Trang 14ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam và mô hình nghiên cứu thực nghiệm
Chương 3: Trình bày dữ liệu nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Trình bày kết quả nghiên cứu và thảo luận kết quả nghiên cứu
Chương 5: Tóm tắt lại kết quả nghiên cứu của đề tài và trình bày một số kiến nghị chính sách, giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trang 15CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1 T ỷ suất sinh lời của Ngân hàng thương mại
2.1.1 Những tỷ lệ đo lường khả năng sinh lời của ngân hàngP0F
1
Các chỉ số như tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) là một chỉ tiêu chủ yếu để đánh giá về hiệu quả quản lý, chỉ tiêu ROA chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng Ngược lại, tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sỡ hữu (ROE) là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, ROE thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ đầu tư vào ngân hàng
Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ròng so với tổng tài sản bình quân của ngân hàng Được phản ánh thông qua hệ số ROA (Return on Asset)
ROA (%) = x 100
Ý nghĩa: Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản có là cho biết một đồng tài sản Có, tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng, qua đó đánh giá chất lượng tài sản có trong ngân hàng
Chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận ròng so với vốn chủ sở hữu bình quân của ngân hàng Được phản ánh thông qua hệ số ROE (Return on Equity)
Ý nghĩa: Một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu
này cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một
1 Xem: Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại
Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân
Trang 16
đồng vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên và tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên là các thước đo tính hiệu quả cũng như khả năng sinh lợi Chúng chỉ ra năng lực của hội đồng quản trị và nhân viên ngân hàng trong việc duy trì sự tăng trưởng của các nguồn thu ( Chủ yếu là thu từ các khoản cho vay, đầu tư và phí dịch vụ) so với mức tăng của chi phí ( Chủ yếu là chi phí trả lãi tiền gửi, những khoản cho vay trên thị trường tiền tệ, tiền lương nhân viên và phúc lợi)
Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lường mức chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và tìm kiếm nguồn vốn có chi phí thấp Chỉ tiêu đánh giá mức chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi so với tài sản có sinh lãi của ngân hàng Được phản ánh thông qua hệ số NIM (Net Interest Margin)
Ý nghĩa: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên giúp nhà quản trị thấy được khả năng sinh
lời và dự báo được khả năng sinh lời trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại Qua đó có thể điều chỉnh, kiểm soát chặt chẽ các loại tài sản có sinh lời, tìm kiềm nguồn vốn có chi phí thấp, đồng thời có chính sách tăng giảm lãi suất một cách hợp lý
Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên (Non Interest Margin - NM) đo lường mức chênh lệch nguồn thu ngoài lãi chủ yếu là nguồn thu từ các dịch vu chi phí ngoài lãi
mà ngân hàng phải gánh chịu (gồm tiền lương, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng) Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thường
âm do chi phí ngoài lãi vượt quá thu từ lãi
hoạt động cận biên (%)
Tổng thu nhập từ lãi – Tổng chi phí từ lãi
Tài sản có sinh lãi
Thu nhập ngoài lãi – Chi phí ngoài lãi Tổng tài sản có
Tổng thu từ hoạt động – Tổng Chi phí hoạt động Tổng tài sản
Trang 17Thu nhập cận biên trước giao dịch đặc biệt đo lường thu nhập của ngân hàng từ những nguồn ổn định bao gồm cả thu nhập từ các khoản cho vay, đầu tư và thu phí từ việc bán các dịch vụ tài chính, so với tổng nguồn vốn của ngân hàng
Thu nhập cận biên trước những giao dịch đặc biệt (NRST)
NRST =
Thu nhập trên cổ phiếu (EPS) đo lường trực tiếp thu nhập của những người sở hữu ngân hàng – các cổ đông – tính trên mỗi cổ phiếu hiện đang lưu hành
EPS =
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Trong nền kinh tế thị trường, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mạiP1F
2 P
chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan Các yếu tố chủ quan là yếu tố bên trong của ngân hàng được xác định bởi các quyết định và chính sách quản
lý của ngân hàng như: Quy mô ngân hàng, tỷ lệ cho vay, quy mô tiền gửi Đồng thời, hiệu quả hoạt động của ngân hàng thường bị tác động bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô Trong các nghiên cứu trước đây, những yếu tố kinh tế vĩ mô thường đươc sử dụng là tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội hàng năm, tỷ lệ lạm phát
2 Xem: Frederic S Mishkin (1997), The Economics of Money, Banking and Financial Markets
3 Xem: Eward W Reed Ph.D (2004), Ngân hàng thương mại
Thu nhập sau thuế + Lãi (lỗ) từ hoạt động kinh doanh chứng khoán + các khoản bất thường khác
Tổng tài sản
Thu nhập sau thuế Tổng cổ phiếu thường hiện hành
Trang 18
những tác động không mong muốn do các yếu tố bên ngoài Trong những nghiên cứu
đã được thực hiện trên thế giới, các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ lạm phát, tốc độ tăng cung tiền, lãi suất thực, tự do hóa thị trường ngoại hối…
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Trong giai đoạn kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao sẽ làm cho doanh nghiệp có điều kiện kinh doanh mở rộng sản xuất, khi đó hoạt động cho vay của ngân hàng tăng do các doanh nghiệp có điều kiện hỗ trợ kinh doanh, khả năng trả nợ cao hơn góp phần vào việc giảm rủi ro tín dụng, giảm chi phí và làm tăng tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Ngược lại, điều kiện kinh tế suy thoái có thể gây tổn thất cho ngân hàng do các khoản vay không hiệu quả gia tăng, và làm ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Brouke (1989) đã đưa ra những bằng chứng thực nghiệm cho thấy tăng trưởng kinh tế làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàngP3F
4 P
Nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002) cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàngP4F
5 P
Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tếP5F
Tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân là chỉ tiêu đo lường tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ánh gia tăng hoạt động kinh tế và thu nhập trong nước Tăng trưởng kinh tế cao cũng phản ánh triển vọng kinh
4 Xem: Bourke, P (1989), Concentration and other determinants of bank profitability in Europe, North American and Australia, pp 65 - 79
5 Xem: Balachandher K.Guru, J.Staunton and B.Shanmugam (2002), Determinants of commercial bank
profitability in Malaysia
6 Xem: Dermerguc – Kunt, A, Huizinga, H (1999), “Determinants of commercial bank interest margins and profitability: Some international evidence
Trang 19
doanh tốt ở tất cả các ngành, trong đó có ngân hàng Vì vậy, có thể dự đoán mức tăng trưởng kinh tế cao, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng cũng cao Trong khi kết quả nghiên cứu của Sufian và Chong (2008), Vong và Chan (2009) lại cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế không có ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Do đó, biến GDP sẽ được kỳ vọng có mối tương quan ngược chiều với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Tốc độ Lạm phát
Trong nghiên cứu của Revell (1979) đã chứng minh được lạm phát tác động đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua mối liên hệ giữa tốc độ tăng của tiền lương và các chi phí hoạt động với tỷ lệ lạm phátP6F
7 P
Khả năng quản lý hiệu quả chi phí hoạt động của ngân hàng phụ thuộc vào khả năng dự báo lạm phát trong tương lai, để dự báo được tốc độ lạm phát phụ thuộc rất nhiều vào sự hoàn thiện môi trường kinh tế vĩ mô
Bằng chứng thực nghiệm trong nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999) đã chỉ
ra rằng lạm phát làm tăng tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Họ cho rằng mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng chỉ ra rằng thu nhập của ngân hàng tăng nhanh hơn chi phí của ngân hàng Tốc độ lạm phát cao đi cùng với lãi suất cho vay cao và vì thế thu nhập cũng cao Nhưng nếu lạm phát xảy ra bất ngờ và ngân hàng tỏ ra chậm chạp trong việc điều chỉnh lãi suất thì chi phí của ngân hàng có thể tăng nhanh hơn thu nhập và do đó ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng
Sử dụng dữ liệu của 154 ngân hàng trong suốt khoảng thời gian từ 1980 - 2006, Aburime (2008) đã nghiên cứu về các yếu tố kinh tế vĩ mô quyết định đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng Nigeria và cũng tìm ra mối tương quan dương giữa tốc độ lạm phát và lợi nhuận của ngân hàngP7F
8 P
Cùng cho kết quả về quan hệ thuận giữa hai biến này còn có các nghiên cứu của Guru và cộng sự (2002), Athanasoglou (2006), Vong và Chan (2009)
Tuy nhiên, nghiên cứu của Sufian và Chong (2008) lại cho kết quả âm Họ giải
7 Xem: Rewell, J (1979), Inflation and financial institutions
8 Xem: Aburime, T.U., (2008), Determinants of bank profitability: Macroeconomic evidence from Nigeria.
Trang 20thích ở Philippines, trong thời kỳ lạm phát cao, các ngân hàng dễ bị tổn thương và lạm phát là nhân tố chính gây áp lực cho các định chế tài chính này Lạm phát gây mất ổn định kinh tế vĩ mô, làm cho rủi ro của ngân hàng tăng cao và tỷ suất lợi nhuận giảm xuống
Tốc độ lạm phát hằng năm (INF) được đo lường tốc độ tăng trưởng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tấy cả hàng hóa và dịch vụ Lạm phát ảnh hưởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu Trong nghiên cứu thực nghiệm của Dermirguc – Kunt và Huizinga (2001) kết luận rằng lạm phát thúc đẩy tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Lạm phát cao thường gắn liền với lãi suất cho vay cao, tỷ suất sinh lợi đạt được sẽ caoP8F
9 P
Tuy nhiên, nếu dự đoán trước được tỷ lệ lạm phát, ngân hàng có thể điều chỉnh lãi suất
để tăng doanh thu nhanh hơn chi phí Ngược lại, nếu lạm phát không dự đoán được, ngân hàng không thể thực hiện điều chỉnh riêng lẽ đối với lãi suất vì vậy chi phí có thể tăng nhanh hơn so với doanh thu Trong nghiên cứu của Athanasoglou et al (2005), Aburime (2008), Sehrish Gul et al (2011) cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát và tỷ suất sinh lợi Kết quả này được giải thích do các nhà quản trị đã dự đoán được mức độ lạm phát và chủ động điều chỉnh lãi suất cho phù hợp để đạt tỷ suất sinh lợi cao Đối với nghiên cứu của Husni Khrawish et al (2008), Deger Aper và Adem Anbar (2011) cho thấy điều ngược lại tương quan nghịch chiều giữa lạm phát và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Bài nghiên cứu mong đợi mối tương quan giữa lạm phát
và tỷ suất sinh lợi là cùng chiều Như vậy, ở những quốc gia khác nhau, tác động của lạm phát lên tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng theo chiều hướng hoàn toàn khác nhau
Lãi suất thực
Lãi suất thực là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng quan trọng đến
tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Các nghiên cứu trước đây đều cho rằng lãi suất thực có tác động cùng chiều với tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Alper và Anbar (2011) cho rằng tỷ suất lợi nhuận tăng cùng với sự tăng của lãi suất thựcP9F
10 P
Hai ông đã chứng minh
9 Xem: Dermerguc – Kunt, A, Huizinga, H (2001), “Financial Structure and Bank Profitability” in Financial Structure and Economic Growth: A Cross – Country Comparison of Banks, Markets, and Development
10 Xem: Deger Apler and Adem Anbar (2011), Bank specific and macroeconomic determinants of commercial bank profitability: Empirical evidence from Turkey
Trang 21
rằng điều này là đúng thông qua mô hình thực nghiệm của mình Theo Aburime (2008), khi lãi suất thực tăng hay giảm, nó sẽ tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua doanh thu Các bằng chứng thực nghiệm của Molyneux và Thornton (1992) và Demirgüç-Kunt và Huizinga (1999) đã chứng minh được ngân hàng sẽ đạt tỷ suất lợi nhuận cao khi lãi suất thực cao
Sự phát triển của thị trường chứng khoán
Thị trường chứng khoán càng phát triển rộng, càng năng động và càng hiệu quả khi đất nước trở nên giàu có hơn Vì thế, các nước đang phát triển thường có ít thị trường chứng khoán phát triển Theo những nghiên cứu của Kunt và Huizinga (1999), Kunt và Huizinga (2001), Naceur và Goaied (2008)P10F
11
Pchỉ ra rằng ngân hàng sẽ có cơ hội nâng cao tỷ suất lợi nhuận ở những nước có thị trường chứng khoán phát triển Vì khi thị trường chứng khoán phát triển, các ngân hàng có thể dễ dàng tăng vốn của mình, mà vốn lại là một nhân tố quan trọng góp phần làm tăng lợi nhuận của ngân hàng Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán phát triển, thông tin tài chính của các công ty sẽ minh bạch hơn, nhờ đó các ngân hàng có thể đưa ra các quyết định cho vay chính xác, góp phần làm giảm rủi ro tín dụng, từ đó làm tăng lợi nhuận và nâng cao khả năng sinh lợi cho ngân hàng
Quy mô ngân hàng
Quy mô ngân hàng là một trong các yếu tố nội bộ quyết định tỷ suất lợi nhuận vì trên thực tế các ngân hàng luôn cố gắng mở rộng kinh doanh của mình bằng cách tăng tài sản và nguồn vốn Nói chung, các ngân hàng lớn có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao từ lợi thế kinh tế theo quy mô trong hệ thống ngân hàng Biến số quy mô cũng bao hàm các yếu tố về chi phí, đa dạng hóa sản phẩm và rủi ro Một mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng là kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu của Alper và Anbar (2011) Có một lượng lớn các nghiên cứu về ảnh hưởng của lợi thế kinh tế theo quy mô đến tỷ suất lợi nhuận ngân hàng Bourke (1989); Molyneux và
11 Xem: Naceur, S.B and Goaied (2001), Determinants of the Tunisian Banking Industry Profitability: Panel Evidence
Trang 22
Thornton (1992)P11F
12 P
; Bikker và Hu (2002)P12F
13 P
; Goddard et al (2004)P13F
14
Pchứng minh rằng lợi thế kinh tế theo quy mô là kết quả của mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng
Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng lại có quan hệ ngược chiều với khả năng đa dạng hóa Các ngân hàng tận dụng lợi thế của sự đa dạng hóa nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, nhưng nó cũng có thể làm giảm tỷ suất lợi nhuận Trong một nghiên cứu khác, Boyd, J.H và D.E Runkle (1993)P14F
16
Pcho thấy một sự tăng trưởng thị phần của một ngân hàng có thể dẫn đến
sự gia tăng trong tỷ suất sinh lợi và lợi nhuận Điều này có thể được giải thích bởi giả định đó là các ngân hàng lớn được hưởng lợi từ lợi thế kinh tế theo quy mô bằng cách cung cấp dịch vụ của họ với giá rẻ hơn và hiệu quả hơn so với các ngân hàng nhỏ Nếu Chính phủ tạo ra các rào cản nhằm hạn chế sự thành lập các ngân hàng mới (như Việt Nam đã làm trong năm 1997), các ngân hàng lớn sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận cao hơn
Hiện nay, trong hoạt động kinh doanh ngân hàng thì tổng tài sản được sử dụng như chỉ tiêu để dánh giá quy mô của ngân hàng (SIZE) Biến quy mô ngân hàng được đưa vào mô hình hồi quy để xem xét tính kinh tế theo quy mô (economies of scale) và tình kinh tế không theo quy mô (díeconomies of scale) Nếu quy mô ngân hàng có mối tương quan dương với tỷ suất sinh lợi càng tăng, mở ra cơ hội cho các
12 Xem: Molyneux, P., Thorton, J (1992), Determinants of European bank profitability, pp 1173 – 78
13 Xem: Biker, J.A., Hu, H (2002), “Cyclical patterns in profits, provisioning and lending of banks and
procyclicality of the new basel capital requirements, pp 143 – 175
14 Xem: Goddard, J., Molyneux, P and Wilson, J (2004), The profitability of European bank: A cross – sectional and dynamic panel analysis, pp 363 – 381
15 Xem: Boyd, J and D Runkle (1993), “Size and performance of banking firms: Testing the predictions of theory”, pp 47 – 67
16 Xem: Athanasoglou, P P., Brissimis, S N., Delis, M D (2006), “Bank – specific, industry – specific and macroecomic deterninats of bank profitability”, pp 121 – 136
Trang 23
ngân hàng có thể tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng kênh phân phổi để nâng cao tỷ suất sinh lợi Tuy nhiên, trong trường hợp xuất hiện mối tương quan âm chứng
tỏ nếu mở rộng quy mô thêm nữa làm cho chi phí tăng cao, tỷ suất sinh lợi vì thế giảm đi Các nghiên cứu của Molyneux và Thornton (1992), Bikker và Hu (2002), Goddard et al (2004), Sufian và Chong (2008)P16F
17 P
, Naceur và Goaied (2008), Sehrish Gul et al (2011)P17F
18
P cũng cho thấy mối tương quan không thống nhất về mối tương quan giữa quy mô ngân hàng và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Vì vậy bằng mô hình nghiên cứu thực nghiệm đề tài sẽ xác định mối quan hệ giữa quy mô và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng
Biến đại diện cho quy mô ngân hàng được tính như sau:
SIZE = Logarithm (Tổng tài sản)
Quy mô cho vay
Ngân hàng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, làm trung gian tài chính để thúc đẩy dòng chảy vốn từ người tiết kiệm sang người cần cho vay, làm cho dòng vốn luân chuyển nhanh hơn trong nền kinh tế Ở các nước đang phát triển, hệ thống ngân hàng còn trở thành cầu nối giữa người tiết kiệm và nhà sản xuất, nhà đầu
tư Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận Doanh thu từ hoạt động cho vay sẽ bù đắp chi phí tiền gửi, tỷ lệ dự trữ, chi phí kinh doanh quản lý, chi phí rủi ro đầu tư Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng tác động đến nhiều đối tượng trong nền kinh tế như: Người gửi tiền, người vay,
cổ đông, khách hàng tiềm năng… (Muhammad và các cộng sự, 2011)
Thực tế cho thấy, khi doanh nghiệp muốn vay vốn, ngân hàng phải dựa trên nhiều tiêu chí để đánh giá mức tín nhiệm của ngân hàng đối với doanh nghiệp Những doanh nghiệp nào có vốn lớn, tài sản lớn, khả năng trả nợ cao sẽ rất dễ dàng vay với lãi suất thấp Nghiên cứu Sehrish Gul et al (2011) đã thực hiện phân tích số liệu ngân hàng thương mại ở Ấn độ và Pakistan chỉ ra rằng hiệu quả hoạt động cho vay ảnh
17 Xem: Fadzlan Sufian and Royfaizal Razali Chong (2008), Determinants of bank profitability in a development economy: Empirical evidence from the Philippines, pp 91 – 112
18 Xem: Sehrish Gul, Faiza Ishad, Khailid Zaman (2011), “Factors affecting bank profitability in Pakistan”, pp
61 – 87
Trang 24
hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng Việc gia tăng hoạt động cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng (Burki và Niazi, 2006)
Cho vay là nguồn thu nhập chính và thường có mối tương quan dương với hiệu quả hoạt động của ngân hàng trừ khi ngân hàng có rủi ro vượt mức chập nhận được (Rhoades và Rutz, 1982) Vì thế, quy mô cho vay càng lớn thì tỷ suất sinh lợi của ngân hàng càng cao Tuy nhiên, nếu ngân hàng tăng tỷ lệ cho vay cao hơn so với tài sản, khi đó lợi nhuận sẽ giảm làm rủi ro tăng lên do các khoản nợ xấu Do đó, mối tương quan thuận hay nghịch giữa quy mô cho vay và lợi nhuận sẽ phụ thuộc vào chất lượng của khoản vay Athanasoglou et al (2006), Derger Alper và Adem Anbar (2011), đã tìm thấy mối tương quan nghịch giữa dư nợ cho vay và tỷ suất sinh lợi
Ở nước ta, do tác động của khủng hoảng kinh tế nên các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2007 – 2013, nợ xấu trở thành vấn đề nghiêm trọng đối với lĩnh vực ngân hàng nói chung Vì vậy, trong nghiên cứu này tác giả mong đợi
sẽ có mối tương quan nghịch giữa quy mô cho vay và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
Công thức tính LOAN như sau:
LOAN =
Quy mô tiền gửi
Tiền gửi là nguồn huy động vốn chính của ngân hàng Khi tiền gửi tăng cao và vốn huy động được sử dụng mục đích cho vay những khách hàng tốt càng nhiều thì khả năng sinh lợi càng cao
Trong những nghiên cứu trước đây, Naceur và Goaied (2001) cho rằng các ngân hàng hoạt động tốt đều duy trì mức độ tiền gửi cao là yếu tố quyết định hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tunisian trong khoảng thời gian 1980 – 1995 Atonina Davydenko (2010)P18F
19
P nghiên cứu ở ngân hàng Ukraine đưa ra kết luận tỷ lệ tiền gửi ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Một số nghiên cứu khác thì cho rằng chỉ tiêu tỷ lệ tiền gửi tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng (Allen và Rai, 1996), (Holden và Banany, 2004), (Sehrish Gul và cộng sự, 2011)
19 Xem: Antonina Davydenko (2010), “Determinants of bank profitability in Ukraine, pp 1 – 31
Doanh số cho vay Tổng tài sản
Trang 25
Tiền gửi là nguồn huy động vốn chính có chi phí thấp của các ngân hàng Khi tiền gửi tăng cao và vốn huy động được sử dụng để cho vay đúng mục đích những khách hàng tốt càng nhiều thì ngân hàng càng có nhiều khả năng sinh lợi Trong nghiên cứu trước đây, Sehrish Gul et al (2011) đưa ra kết luận biến đại diện cho tiền gửi có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi của ngân hàng, điều này cho thấy sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng khi một ngân hàng không thể
hạ thấp lãi suất huy động so với mặt bằng chung để thu hút tiền gửi Tại nghiên cứu này, tác giả mong đợi mối quan hệ ngược chiều giữa biến đại diện tiền gửi và tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi (NIM) của ngân hàng
Biến đại diện cho quy mô tiền gửi được sử dụng là tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITS) và được tính như sau:
DEPOSITS =
2.2 Các nghiên cứu trước đây
2.2.1 Các nghiên cứu nước ngoài
2.2.1.1 Sehrish Gul & các cộng sự (2011), đã nghiên cứu các yếu tố (thuộc đặc điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô) tác động động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại Các tác giả dùng dữ liệu bảng của 15 NHTM ở Pakistan trong giai đoạn
2005 – 2009
Bài nghiên cứu của các tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố đặc trưng của ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi Bài viết sử dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để điều tra những tác động của tài sản, cho vay, cổ phiếu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị trường đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các yếu tố khách quan
và yếu tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng
Trang 26CAPITALR i,t R: Tỷ lệ vốn (Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản)
LOANR i,t R: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Doanh số cho vay / Tổng tài sản) DEPOSITSR i,t R: Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (Tiền gửi / Tổng tài sản)
GDPR i,t R: Tỷ lệ tăng trưởng GDP
INFR i,t R: Tỷ lệ lạm phát
MCR i,t R: Giá trị vốn hóa thị trường
DEPOSITSR i,t R, GDPR i,t R, INFR i,t Rđều tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của
15 NHTM ở Pakistan
Vậy, nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng sự (2011) cho rằng có một số yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM, đó là: Quy mô ngân hàng (SIZER i,t R), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANR i,t R), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSR i,t R), Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPR i,t R), Tỷ lệ lạm phát (INFR i,t R)
2.2.1.2 Ong Tze San và The Boon Heng (2012)P19F
20
Pđã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại Malaysia Các tác giả dùng dữ liệu bảng của 20 NHTM ở Malaysia (gồm 9 ngân hàng Malaysia và 11 ngân hàng
nước ngoài) trong giai đoạn 2003 – 2009
Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa những yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và điều kiện kinh tế vĩ mô của Malaysia trong một mẫu của 140 quan sát trong giai đoạn 2003 - 2009 Kết quả cho thấy các Ngân hàng Malaysia có những yếu
tố tác động đến tỷ suất sinh lợi như: Tỷ lệ dự phòng, chi phí so với thu nhập và tỷ lệ thanh khoản, nhưng lại không thấy được những yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng trong nghiên cứu này
- Biến phụ thuộc: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIMR i,t R): Thu nhập lãi ròng/Tài sản có sinh lãi
- Biến độc lập:
EAR i,t R: Tổng vốn chủ sỡ hữu so với tổng tài sản
20 Xem: Ong Tze San and The Boon Heng (2012), Factors affecting bank profitability of Malaysia commercial banks, pp 649 – 660
Trang 27
LLRR i,t R: Tỷ lệ dự phòng (Nguồn dự phòng/Tổng cho vay)
CORSR i,t R: Chi phí so với thu nhập
LIQR i,t R: Tỷ lệ thanh thanh khoản (Tài sản thanh khoản/ Tiền gửi không kỳ hạn) SIZER i,t R: Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản)
GDPR i,t R: Tỷ lệ tăng trưởng GDP
CPIR i,t R: Chỉ số giá tiêu dùng
chi phí so với thu nhập (CORSR i,t R), tỷ lệ thanh khoản (LIQR i,t R) đều tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của 20 NHTM ở Malaysia
Vậy, nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2008) cho rằng có một
số yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM, đó là: tỷ lệ
dự phòng (LLRR i,t R), chi phí so với thu nhập (CORSR i,t R), tỷ lệ thanh khoản (LIQR i,t R) Tuy nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô không ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngân hàng
2.2.2 Nghiên cứu trong nước
2.2.2.1 Trần Ngọc Lan (2013)P20F
21 P
: Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Trong luận văn thạc sĩ kinh tế của mình, Tác giả Trần Ngọc Lan đã tìm hiểu thực trạng hoạt động chung của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, dùng dữ liệu bảng của 09 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2006 – 2012
- Biến phụ thuộc: ROAR i,t R, ROER i,t
- Biến độc lập:
SIZER i,t R: Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản)
CAR i,t R: Vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản
LIQR i,t R: Tỷ lệ thanh thanh khoản (Tài sản lưu động/ Tổng tài sản)
P_LR i,t R: Quản lý rủi ro tín dụng (Dự phòng rủi ro tín dụng/Dư Nợ)
C_IR i,t R: Quản lý chi phí (Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động)
21 Xem: Trần Ngọc Lan (2013): Các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng TMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM
Trang 28
RGDPR i,t R: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm
INFR i,t R: Tỷ lệ lạm phát
RIRR i,t R: Lãi suất thực
(SIZER i,t R), quản lý rủi ro tín dụng (P_LR i,t R), tỷ lệ thanh khoản (LIQR i,t R), tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế hàng năm (RGDPR i,t R), lạm phát (INFR i,t R) đều tác động có
ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của 09 NHTM trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Nhìn chung, trong nghiên cứu Trần Ngọc Lan đã cung cấp bằng chứng thực về một số nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thương mại trên thị trường chứng khoán Tuy nhiên, nghiên cứu dựa vào 09 ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán đó cũng là hạn chế do lấy mẫu Vì vậy, không thể thấy được tổng quan các nhân tố này có tác động đến những của các ngân hàng không niêm yết Ngoài ra, còn hạn chế trong nghiên cứu yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi thông qua hai chỉ tiêu ROA, ROE nhưng còn những yếu tố tác động đến tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cũng chưa được nghiên cứu
2.2.2.2 Nguyễn Hồng Ngọc (2013)P21F
22 P
: Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần
Tương tự, trong luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hồng Ngọc sử dụng khảo sát để đưa ra các nhân tố tác động đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng trên thị trường chứng khoản giai đoạn 2005 - 2012
Mô hình hổi quy
Yit = βo + β1X1it + β2X2it + β3X3it + β4X4it + β5X5it + β6X6it + β7X7it + uR it
Trong đó:
Yit là tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng i ở năm t
XR 1 R: Quy mô ngân hàng
XR 2 R: Quy mô vốn chủ sỡ hữu
XR 3 R: Quy mô tiền gửi
22 Xem: Nguy ễn Hồng Ngọc (2013): Những yếu tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh Tế TPHCM
Trang 29
XR 4 R: Rủi ro tín dụng
XR 5 R: Mức độ đa dạng hóa
XR 6 R: Rủi ro kinh doanh
XR 7 R: tốc độ tăng trưởng nền kinh tế
ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán giai đoạn 2005 – 2012, có 69 quan sát Các biến quy mô vốn chủ sở hữu (XR 2 R), rủi ro tín dụng (XR 4 R), mức độ đa dạng hóa (XR 5 R), rủi
ro trong kinh doanh (XR 6 R) đều tác động có ý nghĩa thống kê đến ROA của 09 NHTM trên thị trường chứng khoán
Đối với tác giả Nguyễn Hồng Ngọc:
Đã chọn 7 biến liên quan tới nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận và cũng hạn chế 09 ngân hàng thương mại niêm yết trên sàn chứng khoán Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu chỉ có 09 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán nên không thể đại diện được yếu tố này có tác động cho thấy đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam Nghiên cứu chủ yếu là nhân tố tác động đến ROA, nhưng để xác định được tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua các biến khác như ROE, NIM ; điều này cũng là câu hỏi lớn cho các nghiên cứu tiếp theo
U
Kết luận chương 2:
Trong quá trình hội nhập kinh tế dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt đòi hỏi các ngân hàng TMCP Việt Nam có những chính sách nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi Dựa trên
mô hình nghiên cứu và các kết quả nghiên cứu trong nước trước đây, đặc điểm nổi bậc
là các nghiên cứu đều sử dụng chỉ số lợi nhuận trên tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) là biến phụ thuộc đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng, những yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi (NIM) còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam Do đó, trong nghiên cứu của tác giả sẽ đề cập đến những nhân tố sẽ tác động đến lợi nhuận tài sản sinh lãi (NIM) của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Phân tích những nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản có sinh lãi (NIM) giúp cho nhà quản trị ngân hàng xác định được những nhân tố cần phải điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế Trong bài nghiên cứu này, các nhân
tố tác động đến tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi (NIM) được chia ra làm hai
Trang 30nhóm, bao gồm:
Các nhân tố chủ quan tác động đến hoạt động của ngân hàng là các nhân tố chịu
sự ảnh hưởng của chính sách quản lý, bao gồm: quy mô ngân hàng, cho vay khách hàng, quy mô tiền gửi
Các nhân tố khách quan tác động đến hoạt động của ngân hàng không chịu sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý, bao gồm: tốc độ tăng trưởng hàng năm, lạm phát…
Trang 31CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.1 Dữ liệu nghiên cứu
Dữ liệu nghiên cứu là số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013 Do tại Việt Nam chưa có
hệ thống cơ sở dữ liệu chính thức và thống nhất nên tác giả phải thu thập dữ liệu từ
nhiều nguồn khác nhau Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại được thu thập từ website của ngân hàng Ngoài ra, các thông tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website ngân hàng thế giới Worldbank
Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả đã loại bỏ các quan sát không đủ số liệu hoặc không phù hợp Kết quả dữ liệu nghiên cứu là 154 quan sát của 22 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong thời gian 2007 đến 2013
Toàn bộ 1 mẫu nghiên cứu, 154 quan sát của 22 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được mô tả theo từng năm (Phụ lục 1, Phụ lục 2)
Nhìn chung, sự phát triển của các ngân hàng cũng đồng bộ với sự phát triển của nền kinh tế Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với Việt Nam hiện nay là nâng cao lợi nhuận, qua đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng So với khu vực thì ngân hàng Việt Nam ở mức khá, chưa tốt bằng các ngân hàng ở Malaysia, Singapore Xét về quy mô và lưới thì các ngân hàng tương đối nhỏ, do đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong quá trình hội nhập
3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
3.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam
3.2.1.1 Tình hình huy động vốn
Tình hình huy động vốn từ năm 2007 đến năm 2013 như sau:
Trang 32Bảng 3.1: Tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn 2007 - 2013
Tổng phương tiện thanh
toán qua các năm
Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm(%)
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)
Bảng 3.2: Tình huy động vốn trong giai đoạn 2007 -2013
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)
Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2007 tăng 46,12%, cao hơn nhiều so với mức tăng 33,59% của năm 2006 Nguyên nhân chủ yếu do tài sản ngoại tệ ròng tăng 42,54% đã làm tổng phương tiện thanh toán tăng 14,02%, tài sản có trong nước ròng tăng 47,75% đã làm tổng phương tiện thanh toán tăng 32,08%
Ngoài ra, cơ cấu tổng phương tiện thanh toán có những thay đổi tích cực, tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán chiếm 83,64% Trong
đó, tỷ trọng tiền gửi bằng VND chiếm 64,46% cao hơn mức 61,17% của năm 2006và 57,93% của năm 2005, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm nhẹ 2,44 so với năm 2006 Tỷ
Trang 33trọng tiền mặt liên tục giảm trong những năm gần đây: năm 2007 là 16,36%, 2006 là 17,21% và 2005 là 19.01%, điều này phản ánh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng ngày càng được ngân hàng mở rọng và phát triển
Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 47,64%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006 Trong đó, huy động bằng đồng Việt Nam tăng 53,99%
so với mức tăng của năm 2006 là 41,15%, huy động bằng ngoại tệ đạt 29,66% tăng so với năm 2006 là 25,31%
Sự canh tranh của nhiều kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ…, các ngân hàng đã có những giải pháp
để tăng cường huy động như đa dạng hoá các hình thức huy động thông qua việc tăng lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, khuyến mãi hấp dẫn… để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế
Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2008 tăng 20,31% so với năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng 46,12% của năm 2007 Trong đó tài sản có nước ngoài ròng chỉ tăng nhẹ 4,51% so với năm 2007, tốc độ tăng của tài sản có trong nước ròng chỉ dừng ở mức 27,23%
Cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán có thay đổi tích cực: tỷ trọng tiền mặt
có xu hướng giảm xuống 14,6% so với năm 2007 là 16,36%
Huy động vốn của toàn hệ thống tín dụng đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với
2007 là 47,64% Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 21,38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53,99% của năm 2007 Huy động bằng ngoại tệ tăng 27,74%, giảm nhẹ so với 29,66% của năm 2007
Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2009 tăng 28,99%, cao hơn so với tốc
độ tăng 20,31% của năm 2008 chủ yếu là do tín dụng của nền kinh tế tăng cao
Ngoài việc tổng phương tiện thanh toán trong năm 2009 có xu hướng tăng thì trong cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán xuất hiện hiều chiều hướng thay đổi tích cực so với năm trước cụ thể: tỷ trọng tiền mặt có xu hướng giảm đạt 14,01% so với năm 2008 là 14,6% Điều này cho thấy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tăng nhanh, tỷ lệ dùng tiền mặt trong thanh toán giảm
Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 29,88%, cao hơn mức 22,87% của
Trang 34năm 2008 Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 30,07% so với mức tăng của 2008
là 21,38%; huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 29,29% so với mức tăng 2008 là 27,74
Nhìn chung, huy động vốn tăng nhanh 6 tháng đầu năm 2009, đạt mức bình quân trên 3%/tháng trong đó tháng 5/2009 tăng mạnh nhất đạt mức 4,02% Tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2009, tốc độ huy động vốn có dấu hiệu chậm lại, bình quân tăng 1,67%/tháng trong đó tháng 8/2009 tăng thấp nhất ớ mức 0,82%
Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2010 tăng 33,3%, cao hơn tốc độ tăng 28,99% của năm 2009 phù hợp với diễn biến của thị trường tín dụng và huy động vốn, tổng phương tiện thanh toán tăng chủ yếu do tài sản trong nước ròng của toàn ngành ngân hàng tăng 41,71%, trong khi tài sản có nước ngoài ròng của toàn ngành giảm 14,63% so với năm 2009
Về cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán: tỷ trọng tiền mặt có xu hướng tăng nhẹ 14,2% so với mức 14,01% của năm 2009
Huy động vốn của hệ thống tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh dần theo tháng và tình hình chung 2010 tăng trưởng huy động cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng Đến cuối tháng 12/2010, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 36,24% so với cuối năm trước (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,02%/tháng), cao hơn so với mức tăng 29,88% của cùng kỳ năm 2009 (tốc độ tăng trưởng bình quân 2,49%)
Trong năm 2010 huy động vốn của VND tăng 41%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 20,95% Huy động vốn bằng VND có tốc độ tăng trưởng nhanh dần từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010 đạt tốc độ tăng là 6,47% và cao nhất là tháng 12/2010 đạt 6,89% Trong khi đó huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn giảm trong 8 tháng đầu năm
2010, bắt đầu từ tháng 9/2010 huy động vốn do ngoại tệ mới có xu hướng tăng trưởng khá do nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động nhập khẩu tăng cao
Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 tăng chậm và tốc độ thấp nhất so với năm 2009 và năm 2010 cụ thể mức tăng là 12,1% so với mức tăng 28,99% năm 2009
và mức 30,3% năm 2010; phù hợp với diễn biến tăng trưởng tín dụng và huy động vốn
ở mức thấp nhất so với năm 2009, năm 2010 Tổng phương tiện thanh toán tăng thấp là
do tài sản có trong nước ròng của toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 12% trong đó đầu tư
Trang 35cho ngành kinh tế chỉ tăng 14,33%, ngược lại tài sản có nước ngoài ròng của toàn ngành tăng 12,6% so với năm 2010 chủ yếu do ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối
Trong cơ cấu của phương tiện thanh toán: tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 9,78%
Tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 12,4% so với cuối năm trước, thấp hơn mức tăng 36,24% của năm 2010
Đến cuối năm 2011, huy động vốn bằng VND tăng 14,6% so với cuối năm
2010 Tốc độ huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn và NHNN điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm lượng cung tiền ra nền kinh tế
Tổng phương tiện thanh toán năm 2012 tăng 22,4% so với năm 2011 cao hơn so với tốc độ tăng của năm 2011 là 12,1%, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ theo xu hướng mở rộng tín dụng, các giải pháp kiềm chế đôla hoá phát huy tác dụng
Tính đến cuối năm 2012, tình hình huy động vốn của toàn hệ thống tăng 17,9%, tăng cao hơn so với mức 12,4% của năm 2011 Cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng là khá hấp dẫn
Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2013 tăng 18,51% so với năm 2012 thì thấp hơn mức tăng 22,4% của năm 2012 Cho thấy mục tiêu điều hành chính sách tiền
tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng kinh tế
Đến cuối tháng 12/2013, huy động vốn toàn hệ thống tăng 15,61% thấp hơn mức tăng trưởng năm 2012 là 17,9%, trong đó bằng ngoại tệ tăng 13,7%, bằng VND tăng khá cao 15,93% so với cuối năm 2012 Thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ thống
Trang 36Đồ thị 3.1: Tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn 2007 – 2013
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)
Đồ thị 3.2: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2007 - 2013
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)
Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2013 thì tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng huy động đạt cao nhất trong năm 2007 (tăng trưởng tổng
Trang 37phương tiện thanh toán đạt 46,12% và tăng trưởng huy động đạt 47,64%) Do mục tiêu NHNN trong những tháng đầu năm 2007 là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và tăng trưởng huy động nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng huy động đạt mức thấp nhất trong năm 2011 (tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt 12,1% và tăng trưởng huy động đạt 12,4%) phù hợp với mục tiêu của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ
3.2.1.2 Tình hình tín dụng của ngân hàng
Tình hình tín dụng của các ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2013 như sau
Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2007 -2013
(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)
Dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006, góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu
vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế
Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành nông – lâm – thuỷ sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành hệ thống ngân
hàng, khoảng 28,92% Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp đã cải thiện hơn so với năm trước, chiếm 26,2% và 18,24%, tỷ trọng cho ngành xây dựng được duy trì ở mức như năm 2006 chiếm 14,15% trong tổng dư nợ
Tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế: Dư
nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng 25,43%, thấp hơn so với mức tăng 53,89% của năm 2007 Trong đó, tăng trưởng tín dụng bằng VND đạt 27,56% và tăng
Trang 38trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đạt 17,61%
Về cơ cấu tín dụng, tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng đạt 28,84%
Tỷ trong cho vay ngành thương nghiệp chiếm 18,67%, cao hơn mức 18,24% của năm
2007 Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc về cơ bản vẫn duy trì ổn định như năm 2007, chiếm 25,81%; 13,76%; 5,29% tổng dư nợ cho vay toàn ngành
Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53%, cao hơn nhiều 23,38% của năm 2008 Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 43,51% cao hơn
nhiều so với mức tăng năm 2008 chie khoảng 25,02%, tín dụng bằng ngoại tệ 15,12% thấp hơn mức tăng năm 2008 khoảng 17,62% Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng chủ yếu do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế
Trong 2 tháng đầu năm 2009, tín dụng bằng VND tăng thấp theo xu hướng từ cuối nữa năm 2008 Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009
do mức độ được hỗ trợ lãi suất giảm dần Cơ cấu tín dụng ngân hàng phân theo các ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008 Tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22,8% (năm 2008 chiếm 22,84%), tỷ trọng tín dụng ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008 chiếm 18,67%), đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%, xây dựng chiếm 12,9%,; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc chiếm 5,4% ít biến động so với năm 2008
Tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong 4 tháng đầu năm 2010 và bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh kề từ tháng 5/2010 với tốc độ tăng phổ biến trên 2%/tháng Tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế tính đến cuối tháng 12/2010 tăng 31,19% so với cuối năm 2009 thấp hơn mức tăng 37,53% của năm 2009
Xét về cơ cấu hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2010 diễn biến ngược chiều so với năm 2009 Tín dụng cho nền kinh tế bằng VND tăng 27,24% trong năm 2010, thấp hơn nhiều mức tăng 43,51% so với cùng kỳ năm trước Trong khi đó,
Trang 39dư nợ tín dụng của ngoại tệ tăng nhanh đạt mức tăng 48,45% trong năm 2010, gấp 3,2 lần so với mức tăng của năm 2009
Tổng tín dụng tăng trưởng khá ở tất cả các nhóm tín dụng Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong toàn hệ thống đạt 44,12%; tiếp đến ngân hàng thương mại nhà nước đạt 27,85%; nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 24,47%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng 20,91%
Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế có sự thay đổi đáng kể so với cơ cấu của năm 2009 phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dẫn tỷ trọng của các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng trong nền kinh tế, tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển ngành nông – lâm – ngư chiếm 9,6% trong khi tín dụng cho ngành công nghiệp, xây dựng đạt 39,1% trong năm 2010
Tính đến cuối năm 2011 thì tín dụng ước tính tăng 14,3%, mức tăng thấp hơn mức tăng năm 2010 là 31,19% Tín dụng tăng thấp là do ngân hàng nhà nước chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng ở mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NĐ – CP bằng cách Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát và từng bước giảm dần tốc độ tăng giá
Trong cơ cấu tăng trưởng tín dụng, tín dụng bằng VND tăng 10,2%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 18,7%, nhưng từ tháng 8/2011 tín dụng ngoại tệ đã có xu hướng tăng chậm lại trong khi đó vốn cho sản xuất kinh doanh tăng 15%, vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng 24%, có thời điểm đến 30%; tín dụng cho xuất khẩu thậm chí tăng 58%; vốn cho chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh
Mặc dù, tín dụng tăng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập chung vốn vao lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất
Tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp kỷ lục 8,91% vào thời điểm cuối năm 2012 thấp hơn mức tăng trưởng năm 2011 là 14,3%, liên tục tăng trưởng âm trong 5 tháng
Trang 40đầu năm; 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%; sau 11 tháng năm 2012 tín dụng mới nhích lên được hơn 4% Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011 Điều này, cho thấy chủ trương hạn chế đôla hoá của Chính phủ, tín dụng nông nghiệp nông thôn tăng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng khoảng 6,15% Ngoài ra, dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% trong nền kinh tế
Tín dụng tăng trưởng thấp chủ yếu là do mặt bằng lãi suất quá cao từ cuối năm
2011 và đầu năm 2012 dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ và khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh Do đó, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cũng giảm mạnh, hàng tồn kho cao nền doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh Vì vậy, các ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu
Những tháng cuối năm 2012, hệ thống ngân hàng đã quyết liệt thực hiện những giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về chi phí vốn vay và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng Vì vậy, tín dụng tăng trưởng thấp nhưng đã dần trở lại qua các tháng, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm đã giảm mạnh từ mức 65,8% ngày 15/7/2012 xuống còn 19,2% vào cuối năm 2012
Đến cuối năm 2013 tín dụng tăng trưởng đạt 12,51% đã cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2012 là 8,91% riêng Quý III/2013 tăng trưởng tín dụng đạt 4%, mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 đã vượt chỉ tiêu mà Ngân hàng nhà nước đặt ra là tốc
độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mức 12% trong năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần tăng trưởng kinh tế
Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích đã giảm dần Đến cuối tháng 11/2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 17%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%; tín dụng đối với xuất khẩu tăng 3,32%; tín dụng đối với công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84% so với