Phân tích tự tương quan

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 54)

2 1 Các nghiên cứu nước ngoài

4.2 Phân tích tự tương quan

Bên cạnh phân tích thống kê mô tả, nghiên cứu sử dụng hàm corr để phân tích mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa các biến cũng được phân tích. Kết quả phân tích tương quan tuyến tính được thể hiện ở bảng 4.2

Bảng 4.2 : Kết quả phân tích tự tương quan của các biến

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu từ phần mềm Stata 12. Dựa vào bảng phân tích tương quan trên, ta thấy:

+ Biến SIZERi,t R, DEPOSITSRi,tR, GDPRtR tác động ngược chiều lên biến phụ thuộc

NIMRi,tR.

+ Biến LOANRi,tR, INFRtR, tác động cùng chiều lên biến phụ thuộc NIMRi,tR.

Kết quả tương quan trên phù hợp với hầu hết các nghiên cứu trước trên thế giới

và phù hợp với kỳvọng của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu này tại Việt Nam.

Bảng 4.2 thể hiện mối quan hệ tương quan tuyến tính theo từng cặp biến được

lường mức độ tương quan tuyến tính giữa các biến.

Hệ số tương quan giữa NIM với biến quy mô cho vay (LOAN): +0.42, tốc độ lạm phát: +0.074 là dương cho thấy sự tương quan thuận giữa NIM và các biến này. Trong đó, biến quy mô cho vay tác động khá mạnh lên NIM. Điều này có thể giải thích được là do hoạt động sinh lợi chủ yếu của ngân hàng, số dư cho vay khách hàng càng lớn thì lợi nhuận sẽ càng cao.

Đối với các biến còn lại, biến quy mô ngân hàng (SIZE): - 0.292, quy mô tiền

gửi (DEPOSITS): -0.087, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: - 0.194 có mối tương

quan nghịch với NIM. Điều này có thể giải thích khi quy mô ngân hàng càng lớn, quy mô tiền gửi càng lớn làm cho chi phí hoạt động cao thì tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi càng thấp.

Trong mô hình nghiên cứu, ta thấy Biến quy mô ngân hàng (SIZE) mối tương quan cùng chiều với biến quy mô tiền gửi (DEPOSITS) và có mối tương quan nghịch chiều với biến quy mô cho vay (LOAN), tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP), tốc độ lạm phát (INF). Điều này có thể giải thích khi trong nền kinh tế ổn định, tốc độ lạm phát được dự báo trước, hoạt động cho vay ổn định, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng càng lớn thì làm tăng quy mô ngân hàng. Ngược lại, khi tình hình kinh tế biến động, lạm phát tăng cao, hoạt động cho vay không đạt hiệu quả, nợ xấu cao sẽ làm giảm quy mô ngân hàng.

Ngoài ra, biến quy mô cho vay (LOAN) có mối tương quan cùng chiều biến quy mô tiền gửi (DEPOSITS) và có mối tương quan nghịch chiều với tốc độ tăng

trưởng của nền kinh tế (GDP), tốc độ lạm phát (INF). Trong trường hợp này, ta thấy

được khách hàng gửi tiền càng lớn, kinh tế ổn định, tốc độ lạm phát được dự báo trước thì thúc đẩy hoạt động cho vay phát triển. Ngược lại, kinh tế bất ổn, lạm phát tăng vượt mức dự báo, khách hàng gửi tiền vào ngân hàng giảm sẽ làm giảm quy mô cho vay của

ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)