2 1 Các nghiên cứu nước ngoài
5.3.1 Đối với các NHTMCP
sản có sinh lời của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, tác giả có một số kiến nghị đối với các nhà quản lý nhằm tăngtỷ suất sinh lợi của ngân hàng :
Tăng cường siết chặt kiểm soát hoạt động cho vay bằng lãi suất và kết hợp phương pháp giải quyết nợ xấu.
Phát triển hệ thống ngân hàng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng, có khả năng cạnh tranh lớn hơn dựa trên nền
tảng công nghệ, quảntrị ngân hàng tiên tiến phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế
về hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng của nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
Xây dựng một chính sách tín dụng là việc cụ thể hoá các quy định về cho vay của mục tiêu kinh doanh tại ngân hàng, đồng thời hình thành cơ chếđể đảm bảo nâng cao lợi nhuận và hạn chế rủi ro. Một chính sách cho vay cần phải có những quy định rõ ràng và phải được truyền đạt đến tất cả các bộ phận có liên quan dưới hình thức văn
bản cụ thểtrong đầu tư đối với khách hàng.
Hướng dẫn chính sách và thủ tục liên quan đến việc tính lãi suất, phí và thời hạn cho vay. Một trong những điều quan tâm của doanh nghiệp khi đến vay vốn ngân hàng là lãi suất bởi lãi suất ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận mang lại cho doanh nghiệp. Do vậy, mức lãi suất phải hợp lý, hình thành trên cơ sở thoả thuận với khách hàng, hài hoà lợi ích ngân hàng và doanh nghiệp.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, sử dụng vốn vay : trong thực tế có một số khách hàng sử dụng sai mục đích, cố tình chiếm dụng vốn vay cho hoạt động khác với hoạt động đã cam kết ban đầu với ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra hồ sơ giải ngân chặt chẽ, giám sát dự án cho vay định kỳ.
Mục tiêu kinh doanh thì phải hoạch định một chính sách tín dụng thích hợp cho
ngân hàng của mình để xác định phương hướng sử dụng các nguồn vốn hiện có, quy mô tín dụng, các loại hình tín dụng và đặc biệt là xác định được lĩnh vực tài trợ mũi
nhọn của ngân hàng mình để quyết định tín dụng phù hợp. Ngân hàng có thể quyết
định khả năng mở rộng hay thu hẹp tín dụng dựa trên việc xây dựng chính sách tín
biến động của môi trường kinh doanh, hạn chế và ngăn ngừa nợ quá hạn, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.
- Tăng cường hiệu quả của hoạt động cho vay, vận dụng quy trình cho vay phù
hợp để tiếp tục cho vay những khách hàng uy tín kinh doanh hiệu quả và hạn chế tăng trưởng tín dụng đối với khách hàng kinh doanh không hiệu quả.
Để nghiệp vụ cho vay có thể phát triển và phát huy vai trò trong nền kinh tế
ngân hàng phải đưa ra một quy trình thực hiện cụ thể bao gồm tiếp thu và áp dụng những biện pháp phân tích và thẩm định tiên tiến trên thế giới, cách thu nợ - thu lãi và
hoàn trả vốn đối với từng dự án, từng doanh nghiệp để có thể cung cấp cho cán bộ tín dụng những nguồn thông tin cụ thể hơn, tạo điều kiện để ra quyết định đúng.
Đối với khách hàng cũ thì cần phải tạo mọi điều kiện để phục vụ khách hàng nhanh hơn, chất lượng hơn, giúp khách hàng cạnh tranh lành mạnh, qua đó thu hút nhiều khách hàng có uy tín đến giao dịch, mở rộng thị phần tín dụng của ngân hàng. Ngân hàng phải thường xuyên phân loại khách hàng theo tiêu chí nhất định để có chính sách ưu đãi nhất định. Những doanh nghiệp có uy tín, có quan hệ tín dụng thường xuyên, trả nợ gốc và lãi đúng hạn thì phải được hưởng ưu đãi như giảm lãi suất tiền vay, tăng lãi suất tiền gửi, giảm phí dịch vụ...
Tăng cường nghiên cứu và dự báo tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế hàng năm có mối tương quan nghịch với tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi của ngân hàng. Điều
này là do tốc độ tăng trưởngcủa nền kinh tế ảnh hưởng bởi lãi suất cho vay các ngân
hàng, khi lãi suất quá cao sẽ làm cho các ngân hàng khó khăn trong việc tìm đối tác cho vay, doanh nghiệp không thể tiếp cận được nguồn vốn vay. Như vậy, các ngân hàng cần phải kiểm soát được lãi suất để hoạt động kinh doanh của ngân hàng có hiệu quả, góp phần làm tăng lợi nhuận của hệ thống ngân hàng, đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Dự báo tốc độ lạm phát trong nền kinh tế
Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ lạm phát có quan hệ tỷ lệ thuận với tỷ suất sinh lợi với tài sản có sinh lãi của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có xu hướng giảm đi do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, hiệu quả đầu tư
thấp, tỷ nợ xấu và hàng tồn kho vẫn ở mức cao, kiểm soát lạm phát chưa mang lại hiệu quả, tiềm ẩn nguy cơ tăng giá. Do đó, các ngân hàng cần phải có xây dựng đội ngũ dự báo chính xác được tôc độ lạm phát trong từng thời kỳ để có những định hướng phát triển phù hợp, nghiêm chỉnh thực hiện chỉ đạo của Chính phủ để góp phần kiềm chế lạm phát, tăng thu nhập thực cho ngân hàng.
5.3.2 Đối với Chính phủ
Chính phủ cần có những chính sách tạo điều kiện cho kinh tế tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, duy trì đảm bảo ổn định hệ thống tiền tệ, tín dụng ngân hàng, tăng cường kỷ luật tài chính, phấn đấu giảm bội chi ngân sách, bảo đảm dư nợ Chính phủ, nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn. Chính phủ cần có những chính sách khuyến khích đầu tư trong nước, thu hút đầu tư
nước ngoài, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Bên cạnh
đó, Chính phủ cần nghiên cứu và lượng hóa tác động của tăng trưởng kinh tế đến lạm phát để có những chính sách hợp lý cho từng thời kỳ, đảm bảo cho kinh tế phát triển
bền vững và lạmphát ở mức vừa phải.
Xây dựng một hành lang pháp lý vững chắc liên quan đến việc phát triển thương mại điện tử là một yếu tố quan trọng làm tăng lòng tin của người sử dụng vào
hệ thống thanh toán điện tử quốc gia, tạo điều kiện cho hoạt động thanh toán qua ngân
hàng phát triển. Đảm bảo sự công bằng, minh bạch giữa các tổ chức tín dụng, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, đảm bảo sự an toàn hiệu quả của các ngân hàng. Thông qua hệ thống pháp luật sẽ trở thành công cụ để Chính phủ kiểm soát sự cạnh tranh giữa các ngân hàng, đồng thời xem xét rà soát đối chiếu các quy định hiện hành của Pháp luật Việt Nam để điều chỉnh phù hợp với các thông lệ quốc tế. Mở rộng thị trường trong nước với quốc tế trên cơ sở xóa cơ chế bao cấp, bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam, giúp lộ trình tài chính thích hợp và đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả tăng lợi nhuận và sự cạnh tranh lành mạnh của các NHTM Việt Nam và tránh tình trạng bị rơi vào khủng hoảng tài chính trong tiến trrình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Đẩy mạnh phát triển thị trường tiền tệ và thị trường vốn: việc phát triển thị
dụng nguồn vốn tối đa, góp phần nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện thúc đẩy quá trình
luân chuyển vốn giữa các doanh nghiệp và nền kinh tế, tăng tính thanh khoản. Bên cạnh đó, đẩy mạnh phát triển thị trường vốn vì thị trường vốn có liên quan chặt chẽ với thị trường tiền tệ và hiệu quả hoạt động của các NHTM, cung cấp nguồn vốn trung
và dài hạn cho các doanh nghiệp trong nền kinh tế, tạo điều kiện cho các NHTM đa
dạng hóa nguồn vốn và có điều kiện huy động nguồn vốn trung và dài hạn.
Tiếp tục tạo điều kiện cho NHNN phát huy và nâng cao tính độc lập, trách
nhiệm của mình: tạo điều kiện cho NHNN chủ động điều hành chính sách tiền tệ theo
sự biến động của thị trường nhằm đảm bảo việc thi hành chính sách tiền tệ một cách hiệu quả, chỉ đạo NHNN có những biện pháp xử lý nợ quá hạn và xử lý dứt điểm các
khoản nợ tồn đọng trong hệ thống ngân hàng.
5.3.3 Đối với Ngân hàng Nhà nước
Hoàn thiện hệ thống pháp luật trong hoạt động ngân hàng
NHNN cần tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật, phù hợp với các chuẩn
mực quốc tế về an toàn kinh doanh tiền tệ - ngân hàng. Xây dựng môi trường pháp
luật trong lĩnh vực tiền tệ, góp phần tạo môi trường lành mạnh, an toàn và công bằng
thúc đẩy cạnh tranh. NHNN cần có những chính sách phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh của doanh nghiệp phát triển, các ngân hàng có thể nâng cao chất lượng tín dụng hiệu quả hơn.
Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra, giám sát ngân hàng
Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN, chất lượng cán bộ của NHNN và hiện đại hóa công nghệ ngân
hàng của NHNN. Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhằm nâng
cao hiệu quả điều hành chính sách vĩ mô theo hướng xây dựng một ngân hàng trung ương hiện đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong việc điều hành chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ và các cơ quan khác trong hoạt động của
NHNN.
giảm sát của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng được triển khai một cách hiệu quả và đồng bộ trên toàn quốc. Xây dựng và ban hành chuẩn mực tối thiểu quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay và an toàn hoạt động ngân hàng của Việt Nam phù hợp với
các chuẩn mực quốc tế hiện hành. Đồng thời, NHNN cần phải hoàn thiện hệ thống dự
báo, thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM để có những cảnh báo kịp thời, nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Nâng cao năng lực quản trị điều hành, năng lực xây dựng chính sách, năng lực dự báo của NHNN
Cơ cấu lại tổ chức và chức năng nhiệm vụ của NHNN nhẳm nâng cao hiệu quả điều hành vĩ mô theo hướng xây dựng NHTW hiên đại phù hợp với thông lệ chung của thế giới, đảm bảo tính độc lập của NHNN trong điều chỉnh chính sách tiền tệ và quản lý nhà nước về hoạt động ngân hàng. Hạn chế sự can thiệp của Chính phủ, các cơ quan, tổ chức đối với hoạt động của NHNN.
Xây dựng chiến lược phát triển công nghệ ngân hàng
Hệ thống thông tin quản lý cho toàn bộ hệ thống ngân hàng phục vụ cho công tác diều hành kinh doanh, kiểm soát hoạt động ngân hàng, quản lý tài sản vốn, quản trị rủi ro, quản lý công nợ, công tác kế toán, hệ thống thanh toán liên ngân hàng, hệ thống giao dịch điện tử và giám sát từ xa.
5.4 Hạn chế của đề tài
Mặc dù dã rất cố gắng nhưng đề tài vẫn còn những hạn chế lớn.Bài nghiên cứu
chỉ giới hạn các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam, chỉ lấy số liệu 22 ngân hàng TMCP trong hệ thống Ngân hàng Việt Nam đang hoạt động hiện nay và số biến trong mô hình còn hạn chế (5 biến), những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng còn nhiều yếu tố chưa được đề cập trong mô hình như: chi phí, rủi ro tín dụng,
rủi ro thanh khoản…. Ngoài ra, bài nghiên cứu chỉ tìm hiểu từ giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 nên các kết luận của bài nghiên cứu chỉ có giá trị trong giai đoạn này.
5.5 Kiến nghị trong tương lai
Dựa vào kết quả nghiên cứu của đề tài, tác giả kiến nghị một số hướng nghiên cứu trong tương lai như sau:
thời gian dài hơn và cỡ mẫu rộng hơn để đánh giá được đúng hơn về thực trạng hoạt động của ngân hàng trong quá khứ, từ đó đưa ra những đề xuất phù hợp trong tương
lai.
Thứ hai, các nghiên cứu trong tương lai có thể sử dụng thêm các yếu tố môi trường kinh doanh, các biến rủi ro và môi trường pháp lý đặc thù trong môi trường ngân hàng để xác định mức độ tác động của các yếu tố này đối với lợi nhuận của ngân
hàng.
Thứ ba, các nghiên cứu trong tương lai có thể nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, đồng thời so sánh với hiệu quả của các ngân hàng Việt Nam qua đó xác định được những yếu kém cần cải tiến của các ngân hàng Việt Nam.
U
Kết luận chương 5 :
Dựa vào kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân
hàng thương mại Việt Nam ở chương 4, chương này tập trung vào việc đưa ra giả pháp
vận dụng các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào các yếu tố quy mô cho vay, tốc độ tăng trưởng ủa nền kinh tế, tốc độ lạm phát.
KẾT LUẬN
Việt Nam đang đốimặt với sự canh tranh khốc liệt trong nền kinh tế thị trường
mở. Nước ta đang hội nhập vào kinh tế khu vực và thế giới, thách thức cơ hội luôn song hành, sức mạnh cạnh tranh sẽ giành cho những ai tận dụng được những cơ hội và sẵn sàng đối mặt với thách thức để tìm đến thành công. Trong quá trình hội nhập, ngân hàng thương mại của Việt Nam sẽ chịu sức ép cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài. Vì vậy, các ngân hàng cần những chiến lược kinh doanh hiệu quả để tồn tại và phát triển. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được đánh giá thông qua tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi của ngân hàng (NIM).
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Lợi nhuận
ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi trên tài sản có sinh lãi. Các nhân tố tác động đến lợi nhuận ngân hàng được chia thành nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan. Nhân tố chủ quan là nhân tố mang đặc tính nội tại của ngân hàng gồm quy mô
ngân hàng, quy mô tiền gửi, quy mô cho vay. Các nhân tố kinh tế vĩ mô không chịu sự ảnh hưởng của các quyết định quản lý của ngân hàng gồm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, tốc độ lạm phát.
Kết quả phân tích cho thấy biến tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế (GDP) tác
động nghịch chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Trong khi đó, biến quy mô cho vay (LOANS) và tốc độ lạm phát (INF) có tác dộng cùng chiều với tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM). Điều này có nghĩa là mở rộng quy mô cho vay, kiểm soát được lạm phát thì tỷ lệ thu nhập lãi cận biên tăng, tỷ lệ lãi cận biên tăn quá cao thì tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm.
Ngân hàng/Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng