Tình hình thanh khoản

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 42)

2 1 Các nghiên cứu nước ngoài

3.2.1.3 Tình hình thanh khoản

Hệ thống ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn 2007 – 2013 là do tình

trạng dư thừa thanh khoản năm 2007 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Khủng

hoảng thanh khoản diễn ra tại các ngân hàng thương mại Việt Nam do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN.

Chính sách tín dụng nới lỏng của NHNN từ năm 2003 đến 2007, cung tiền tăng 25% mỗi năm trong khi lãi suất và tỷ lệ dữ trữ bắt buộc không đổi đã khiến lạm phát liên tục ở mức cao đến trên 12% vào cuối năm 2007. Tổng dư nợ giữa năm 2007 là gần 100 tỷ đồng, tăng 3 lần so với năm 2003. Lãi suất thực âm, các nhà đầu tư vay tiền đầu tư vào bất động sản bất chấp rủi ro tín dụng khi lãi suất tăng và khả năng suy thoái của nền kinh tế.

Trước sức ép lạm phát và lo ngại rủi ro quá lớn từ các khoản cho vay bất động sản và cổ phiếu từ giữa năm 2007, NHNN đã có những chính sách nhằm rút tiền ra

khỏi lưu thông, tháng 6/2007, NHNN đã điều chỉnh tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Cuối

tháng 1/2008, NHNN thông báo điều chỉnh lãi suất cơ bản, tái cấp vốn và chiết khấu, phát hành 20,3 nghìn tỷ đồng tín phiếu NHNN bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại. Điều này, làm cho tình hình thanh khoản của hệ thống ngân hàng gắp nhiều khó khăn, vốn đã thiếu thanh khoản từ cuối năm 2007.

Mặc dù tiền mặt lưu thông trên thị trường rất nhiều, nhưng khi hệ thống ngân

hàng thiếu lượng tiền mặt để cấp tín dụng cho nền kinh tế cũng cạn kiệt nhanh chóng.

Hệ quả gây ra cuộc khủng hoảng thanh khoản năm 2008, nhiều ngân nhàng phải ngừng cho vay, dẫn đến sự thiếu vốn đột ngột của doanh nghiệp, làm các dự án kinh doanh tạm ngừng thực hiện trong thời gian dài.

Đầu năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính, nguồn vốn của ngân

hàng dư thừa. NHNN đã yêu cầu các ngân hàng tăng cường cho vay sản xuất đồngthời

Chính phủ đã quyết định hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay phục vụ sản xuất kinh doanh vì vậy các doanh nghiệp chủ động tìm đến vay vốn với chi phí thấp của ngân

hàng. Do nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp tăng, làm tăng trưởng tín dụngcủa ngân

hàng tăng theo, đồng thời nguy cơ lạm phát có thể xảy ra nên NHNN đã lần lượt thực

dài hạn từ 40% xuống còn 30% và các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ này đầu năm 2010, tăng lãi suất cơ bản từ 7% đến 8% sau hơn một năm duy trì mức trên và yêu cầu ngân hàng tập trung cho vay phục vụ sản xuất.

Việc sử dụng hàng loạt những biện pháp trên, một số ngân hàng đã lấy vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn quá nhiều hoặc cho vay trên thị trường liên ngân hàng để đem cho vay lại, điều chỉnh liên tục lãi suất để thu hút nguồn tiền từ dân cư.

Mặc dù lãi suất cơ bản đã tăng lên 8% để các ngân hàng có cơ hội tăng thêm lãi suất

huy động lên 10,49% được xem là mức cao nhất được khuyến cáo của NHNN nhưng huy động vẫn không tăng nhiều. Cuối năm 2009, nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy

động hơn mức cho phép qua các hình thức khuyến mãi nhưng chưađáp ứng được nhu

cầu thanh khoản của ngân hàng.

Giữa năm 2010, các ngân hàng thương mại cam kết cho vay bằng VND lãi suất

12%/năm, huy động 10%/năm, thực tế thì lãi suất cho vay 13 – 15%/năm, huy động

11%/năm. Ngày 5/11/2010, NHNN tăng lãi suất cơ bản từ 8% lên 9%, các thành viên

Hiệp hội ngân hàng nâng mức lãi suất huy động đồng thuận lên trần 12%/năm. Tuy nhiên, sự cạnh tranh lãi suất huy động của các ngân hàng nhỏ, đẩy mặt bằng lên

14%/năm có lúc lên đến 18%/ năm, lãi suất cho vay 21%/năm, lãi suất quađêm trên thị

trường liên ngân hàng trên 13%/năm – có thời điểm lên tới 20%/năm. Vì vậy, ngày

11/11/2010, NHNN công bố bơm mạnh vốn lên thị trường mở, mở thêm kỳ hạn 14 ngày để bình ổn thị trường liên ngân hàng.

Ngày 15/12/2010, NHNN chính thức chỉ đạo các ngân hàng thương mại không vượt quá trần lãi suất 14%/năm và sẽ có biện pháp mạnh đối với những ngân hàng thương mại vượt trần lãi suất. Cuối tháng 12/2010, tình hình lãi suất ổn định trở lại, lãi

suất cho vay giảm về 18% - 20%, lãi suất qua đêm giảm 10% - 12%.

Tháng 9/2011, Ngân hàng nhà nước điều chỉnh lãi suất tái cấp vốn tăng lên 15%/năm và lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng tăng lên

16%/năm. Vào tháng 10/2011, một số tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn thanh toán

tạm thời do mất cân bằng giữa huy động vốn ngắn hạn và cho vay trung – dài hạn,

nhưng đã được NHNN hỗ trợkịp thời thông qua tái cấp vốn và nghiệp vụ thị trường

Nghiệp vụ thị trường mở được NHNN sử dụng linh hoạt, phù hợp với diễn biến

vốn khả dụng của hệthống và diễn biến lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. Ngoài

ra, việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trần lãi suất huy động, kết hợp với biện pháp tái cấp vốn trên thị trường liên ngân hàng đã

khiến lãi suất huyđộng và cho vay giảm dần trong những tháng cuối năm 2011.

Ngân hàng nhà nước đã điều chỉnh lãi suất một cách có định hướng, đồng thời có sự điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với tình hình kinh tế vĩ mô và tiền tệ, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm mạnh cuối năm 2011. Cuối năm 2012, mặt bằng lãi

suất huy động bằng VND giảm 3% - 6%/năm, lãi suất cho vay giảm 5% - 9%/năm so

với cuối năm 2011.

Thanh khoản bằng VND của hệ thống tổ chức tín dụng được cải thiện, các tổ chức tín dụng đã chú trọng hơn trong việc quản trị rủi ro thanh khoản, đảm bảo an toàn hệ thống, không còn tình trạng căng thẳng thanh khoản, các tổ chức tín dụng mua một lượng lớn trái phiếu Chính phủ để cơ cấu lại danh mục đầu tư và dự phòng thanh khoản. Hoạt động của các tổ chức tín dụng về cơ bản an toàn, lành mạnh, thị trường đã được khôi phục và tiếp tục duy trì ổn định.

Đến cuối năm 2013, lãi suất trên thị trường dao động quanh mức 2% - 5%/năm

tuỳ theo kỳ hạn, lãi suất huy động và đồng VND trên thị trường giảm 2% - 5%/năm,

từng bướcchấm dứt tình trạng cạnh tranh lãi suất.

Lãi suất huy động giảm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng giảm mạnh lãi suất cho vay để chia sẻ khó khăn đối với doanh nghiệp. Lãi suất cho vay đối với các

lĩnh vực ưu tiên ở mức 7,5% - 9%/năm; lĩnh vực sản xuất kinh doanh ở mức

11,5%/năm; cho vay trung và dài hạn ở mức 11,5% - 13%/năm. Mặc dù lãi suất huy

động giảm nhưng tổng huy động vẫn tăng 15,61% so với cuối năm 2012. Thanh khoản

tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả cho toàn hệ thống. 3.2.1.4 Tình hình nợ xấu

Bảng 3.4: Tình hình nợ xấu trong giai đoạn 2007 - 2013

Tình hình nợ xấu qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm(%) Chênh lệch(%) 2007 1.55 - 2008 2.1 0.55 2009 1.99 (0.11) 2010 2.04 (0.05) 2011 2.86 0.82 2012 4.08 1.22 2013 3.63 (0.45)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Cuối năm 2007, nợ xấu toàn hệ thống là 16.000 tỷ đồng, chiếm 1,55% tổng dư nợ của nền kinh tế. Bong bóng chứng khoán và bất động sản 2006, 2007 cộng hưởng với chính sách tín dụng quá nóng ở mức 37,8% năm 2007.

Kể từ cuối năm 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, sau đó là vấn đề lạm phát caovà hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế trong nước, do đó môi trường kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lượng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng

nhanh hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng. Tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng là

2,1% cao hơn so với năm 2007. Cho thấy, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ năm 2008, nền kinh tế nước ta đã chịu tác động tiêu cực và kinh tế vĩ mô có nhiều yếu tố không thuận lợi. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, nợ xấu của hệ thống các TCTD có chiều hướng gia tăng nhanh.

Cuối năm 2009, tỷ lệ nợ xấu trong toàn ngành ngân hàng ở mức 1,99% thấp hơn tỷ lệ năm 2008 là 2,1%; tỷ lệ nợ xấu đối với các khoản vay đặc biệt ở mức khoảng 6,5% nguyên ngân do nợ quá hạn tại các ngân hàng tăng lên đáng kể và chủ yếu khoản vay bất động sản.

Hệ thống ngân hàng tăng trưởng tín dụng quá nóng do chính sách vay hỗ trợ lãi suất, cho vay nới lỏng để kích thích sản xuất tiêu dùng thông thường, chất lượng khoản

vay cũng như năng lực kiểm soát rủi ro của ngân hàng yếu đi khi mở rộng quy mô hoạt động quá nhanh. Chất lượng cơ sở hạ tầng và năng lực quản lý rủi ro của ngân hàng không theo kịp tốc độ tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, tăng trưởng tài sản của các ngân hàng giảm sút so với tăng trưởng các khoản vay bởi các ngân hàng chú trọng quá nhiều vào tăng trưởng tín dụng cũng khiến rủi ro tăng cao.

Tuy nhiên, NHNN vẫn tăng cường kiểm tra, thanh tra hoạt động cho vay tại các

ngân hàng cho nên nợ xấu vào năm 2009 vẫn chưa đáng lo ngại, hoạt động tín dung và

dịch vụ của hệ thống ngân hàng khá bình ổn.

Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam tính đến cuối năm 2010 vào khoảng 2,04%, nợ xấu từ phía các doanh nghiệp quốc doanh chiếm 60% tổng nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu không giảm do tăng trưởng tín dụng nóng từ năm trước và việc quản lý tín dụng không hiệu quả tại các ngân hàng.

Cuối năm 2011, tỷ lệ nợ xấu ở mức 2,86%. Nợ xấu của hệ thống ngân hàng tính

đến tháng 6/2011 khoảng 75.000 tỷđồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó

nợ xấu có khả năng mất vốn chiếm 47% trong tổng nợ xấu và chủ yếu là trong lĩnh vực bất động sản. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh so với cuối năm 2010, đáng

chú ý nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5 – phải trích lập 100% dự phòng) tăng mạnh.

Do nợ xấu tăng nhanh trong năm 2011 là điểm tối trong hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng.

Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu đạt 4,08%. NHNN đã tích cực chỉ đạo các tổ chức tín

dụng triển khai giải pháp kiềm chế nợxấu gia tăng, thu hồi nợ đến hạn và chủ động xử

lý nợ xấu phù hợp quy định của pháp luật. Do đó, nợ xấu có xu hướng giảm đáng kể. Dự phòng rủi ro đã trích lập chưa sử dụng đến cuối tháng 11/2012 đạt 78.600 tỷ đồng

(tương đương 58,31% nợ xấu). Ngoài ra, nợ xấu đã được các tổ chức tín dụng xử lý

ước đạt 45.000 tỷ đồng, các biện pháp cơ cấu lại nợ đã góp phần kiềm chế nợ xấu tăng nhanh và hỗ trợ khách hàng vay vốn. Nhiều tổ chức tín dụng đã chấp nhận giảm lợi nhuận, tiết kiệm chi phí, kể cả tiền lương, tiền thưởng của người lao động để tập trung trích lập dự phòng rủi ro cho xử lý nợ xấu.

Đến cuối năm 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm về mức 3,63%. Tuy mức giảm nợ xấu còn chưa nhiều nhưng cho thấy được dấu hiệu tích cực phản ảnh những nỗ lực của

ngành ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu.

Tháng 7/2013, NHNN đã thành lập Công ty quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), đây là một công cụ đặc biệt của NHNN nhằm góp phần đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tài chính lành mạnh, giảm thiểu rủi ro cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng một cách hợp lý.

Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng cũng đã tích cực, chủ động thực hiện các giải pháp để kiềm chế nợ xấu gia tăng và xử lý nợ xấu như: cơ cấu lại nợ để hỗ trợ doanh

nghiệp tiếp cận được vốn vay phục vụ sản xuất, kiểm soát chặt chẽ và giảm chi phí

hoạt động, thu hồi nợ, trích lập dự phòng và xử lý nợ xấu, xử lý tài sản đảm bảo, thực hiện các giả pháp nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế nợ xấu phát sinh mới, bán nợ xấu cho VAMC.

Đồ thị 3.4: Tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Tổng kết báo cáo thưởng niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng, nguyên nhân do tín dụng tăng trưởng nóng qua các năm. Đến năm 2012 thì tình hình

kinh tế khó khăn nên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp dẫn đến

tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động kinh doanh tăng mạnh, khả năng trả nợ

của doanh nghiệp suy giảm do hàng tồn kho không tiêu thụ được, thị trường bất động sản đóng băng, tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh. Năm 2013, tỷ lệ nợ xấu giảm nhờ các giải pháp

3.2.1.5 Tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thốngngân hàng trong những năm 2006 – 2007 đã

khiến lĩnh vực ngân hàng thu hút rất nhiều sự chú ý của các hà đầu tư trong và ngoài

nước. Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng ngân hàng thương mại tăng lên đáng kể.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một biến cố lớn đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng một mặt với những khó khăn do sự biến động của nền kinh tế, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của

Chính phủ. Trong tình hìnhcác doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tín dụng thắt chặt, các

ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Trong năm 2009, tăng trưởng tài sản của các ngân hàng tụt lại so với tăng trưởng cho vay bởi các ngân hàng chủ yếu tập trung nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng. mặc dù vậy, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 36,39% so với năm 2008; tổng vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng đạt 282.611,77 tỷ đồng; chiếm 9,32% tổng tài

sản; tăng 37,43% so với cuối năm 2008. Kết quả tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn

điều lệ cho thấy tổ chức tín dụng cũng quan tâm đến nguồn nội lực, từng bước nâng cao năng lực tài chính.

Các tổ chức tín dụng đều có thu nhập lớn hơn chi phí, tuy nhiên các tỷ suất sinh

lợi như chỉ số ROA, ROE của ngành ngân hàng giảm so với cuối năm 2008 do tác

động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; ROE đạt khoảng 9,7%; ROA đạt khoảng 1%.

Năm 2010, một số ngân hàng vượt và đạt chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên có một số

ngân hàng buộc phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận. Trong năm 2010 tỷ trọng thu

nhập lãi trong tổng thu nhập của 10 ngân hàng lớn nhất của Viêt Nam là 76,8%. Còn các chỉ số khác về tỷ suất sinh lợi như: chỉ số ROA của ngành ngân hàng đạt 1,29%, chỉ số ROE của ngành ngân hàng đạt 14,56%.

Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của toàn hệ thống ngân hàng tăng 15,1% so với

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)