Tình hình tín dụng của ngân hàng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 37)

2 1 Các nghiên cứu nước ngoài

3.2.1.2 Tình hình tín dụng của ngân hàng

Tình hình tín dụng của các ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2013 như sau

Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2007 -2013

Dư nợ tín dụng qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm(%) Chênh lệch(%) 2007 53.89 28.45 2008 25.43 (28.46) 2009 37.53 12.1 2010 31.19 (6.43) 2011 14.3 (16.89) 2012 8.91 (5.39) 2013 12.51 3.6

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Dưnợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn

nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006, góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu

vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành nông – lâm –

thuỷ sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành hệ thống ngân

hàng, khoảng 28,92%. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp đã cải

thiện hơn so với năm trước, chiếm 26,2% và 18,24%, tỷ trọng cho ngành xây dựng được duy trì ở mức như năm 2006 chiếm 14,15% trong tổng dư nợ.

Tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế: Dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng 25,43%, thấp hơn so với mức tăng 53,89% của năm 2007. Trong đó, tăng trưởng tín dụng bằng VND đạt 27,56% và tăng

trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đạt 17,61%.

Về cơ cấu tín dụng, tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng đạt 28,84%. Tỷ trong cho vay ngành thương nghiệp chiếm 18,67%, cao hơn mức 18,24% của năm 2007. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc về cơ bản vẫn duy trì ổn định như năm 2007, chiếm 25,81%; 13,76%; 5,29% tổng dư nợ cho

vay toàn ngành.

Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53%, cao hơn nhiều 23,38% của năm 2008. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 43,51% cao hơn

nhiều so với mức tăng năm 2008 chie khoảng 25,02%, tín dụng bằng ngoại tệ 15,12%

thấp hơn mức tăng năm 2008 khoảng 17,62%. Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng chủ yếu do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế.

Trong 2 tháng đầu năm 2009, tín dụng bằng VND tăng thấp theo xu hướng từ cuối nữa năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do mức độ được hỗ trợ lãi suất giảm dần. Cơ cấu tín dụng ngân hàng phân theo các

ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín dụng

phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22,8% (năm 2008 chiếm 22,84%), tỷ trọng tín dụng ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008 chiếm 18,67%), đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%, xây dựng chiếm 12,9%,; vận tải, kho bãi, thông

tin liên lạc chiếm 5,4% ít biến động so với năm 2008.

Tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong 4 tháng đầu năm 2010 và bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh kề từ tháng 5/2010 với tốc độ tăng phổ biến trên 2%/tháng. Tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế tính đến cuối tháng 12/2010 tăng 31,19% so với cuối năm 2009 thấp hơn mức tăng 37,53% của năm 2009.

Xét về cơ cấu hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2010 diễn biến

ngược chiều so với năm 2009. Tín dụng cho nền kinh tế bằng VND tăng 27,24% trong

dư nợ tín dụng của ngoại tệ tăng nhanh đạt mức tăng 48,45% trong năm 2010, gấp 3,2 lần so với mức tăng của năm 2009.

Tổng tín dụng tăng trưởng khá ở tất cả các nhóm tín dụng. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong toàn hệ thống đạt 44,12%; tiếp đến ngân hàng thương mại nhà nước đạt 27,85%; nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 24,47%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng

20,91%.

Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế có sự thay đổi đáng kể so với cơ cấu của

năm 2009 phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dẫn tỷ trọng của

các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng

trong nền kinh tế, tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển ngành nông – lâm – ngư chiếm

9,6% trong khi tín dụng cho ngành công nghiệp, xây dựng đạt 39,1% trong năm 2010. Tính đến cuối năm 2011 thì tín dụng ước tính tăng 14,3%, mức tăng thấp hơn mức tăng năm 2010 là 31,19%. Tín dụng tăng thấp là do ngân hàng nhà nước chủ động

điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng ở

mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NĐ

– CP bằng cách Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng trưởng tín dụng, góp phần kiềm chế lạm phát và từng bước giảm dần tốc độ tăng giá.

Trong cơ cấu tăng trưởng tín dụng, tín dụng bằng VND tăng 10,2%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 18,7%, nhưng từ tháng 8/2011 tín dụng ngoại tệ đã có xu hướng tăng chậm lại trong khi đó vốn cho sản xuất kinh doanh tăng 15%, vốn cho nông nghiệp nông thôn tăng 24%, có thời điểm đến 30%; tín dụng cho xuất khẩu thậm chí tăng 58%; vốn cho chứng khoán và bất động sản lại giảm mạnh.

Mặc dù, tín dụng tăng ở mức thấp nhưng cơ cấu tín dụng chuyển theo hướng tích cực, tập chung vốn vao lĩnh vực sản xuất, nông nghiệp và xuất khẩu, giảm cho vay đối với lĩnh vực phi sản xuất.

Tăng trưởng tín dụng đạt mức thấp kỷ lục 8,91% vào thời điểm cuối năm 2012

đầu năm; 7 tháng đầu năm tăng trưởng tín dụng của toàn nền kinh tế vẫn gần như bằng 0%; sau 11 tháng năm 2012 tín dụng mới nhích lên được hơn 4%. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 11,51%, tín dụng bằng ngoại tệ giảm 1,56% so với cuối năm 2011.

Điều này, cho thấy chủ trương hạn chế đôla hoá của Chính phủ, tín dụng nông nghiệp

nông thôn tăng 8%, tín dụng xuất khẩu tăng 14%, tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

tăng khoảng6,15%. Ngoài ra, dư nợ cho vay các lĩnh vực không khuyến khích giảm và

chiếm tỷ trọng khoảng 4,4% trong nền kinh tế.

Tín dụng tăng trưởng thấp chủ yếu là do mặt bằng lãi suất quá cao từ cuối năm 2011 và đầu năm 2012 dưới tác động của chính sách thắt chặt tiền tệ và khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn dẫn đến tỷ lệ doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh. Do đó, nhu cầu vay vốn để mở rộng sản xuất cũng giảm mạnh, hàng tồn kho cao nền doanh nghiệp không đủ điều kiện vay

vốn, tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh. Vì vậy, các ngân hàng phải thận trọng hơn trong việc

kiểm soát chặt chẽ tín dụng nhằm ngăn chặn nợ xấu.

Những tháng cuối năm 2012, hệ thống ngân hàng đã quyết liệt thực hiện những giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh về chi phí vốn vay và khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng. Vì vậy, tín dụng tăng trưởng thấp nhưng đã dần trở lại qua các tháng, tỷ trọng dư nợ cho vay với lãi suất trên 15%/năm đã giảm mạnh từ mức 65,8% ngày 15/7/2012 xuống còn

19,2% vào cuối năm 2012.

Đến cuối năm 2013 tín dụng tăng trưởng đạt 12,51% đã cao hơn so với mức tăng trưởng năm 2012 là 8,91% riêng Quý III/2013 tăng trưởng tín dụng đạt 4%, mức tăng trưởng tín dụng năm 2013 đã vượt chỉ tiêu mà Ngân hàng nhà nước đặt ra là tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống mức 12% trong năm 2013 nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường và góp phần tăng trưởng kinh tế.

Cơ cấu tín dụng tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, nhất là với các lĩnh vực ưu tiên, tỷ trọng cho vay đối với lĩnh vực không khuyến khích đã giảm dần. Đến cuối tháng 11/2013, tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng khoảng 17%; tín dụng đối với doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 24,51%; tín dụng đối với xuất khẩu tăng 3,32%; tín dụng đối với công nghiệp hỗ trợ tăng 10,84% so với

cuối năm 2012.

Tín dụng năm 2013 có mức tăng trưởng cao hơn năm 2012 là do tín dụng được điều hành linh hoạt, theo hướng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn hoạt động của các

tổ chức tín dụng, tích cực tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp như: xem xét

điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, tạo điều kiện cho khách hàng có thể tiếp cận vốn vay một cách dễ dàng.

Đồ thị 3.3: Tình hình tín dụng trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Trong giai đoạn 2007 đến 2013 thì tăng trưởng tín dụng có xu hướng giảm, nguyên nhân do Ngân hàng nhà nước thực hiện điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiềm chế lạm phát nên mặt bằng lãi suất cho vay có thời điểm tương đối cao. Ngoài ra, do kinh tế trong nước khủng hoảng nên hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn dẫn đến doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động tăng mạnh từ đó nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh cũng giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao do khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm và hệ quả của việc tăng trưởng tín dụng nóng trong những năm trước, các ngân hàng phải kiểm soát chặt chẽ việc cho vay để ngăn chặn nợ xấu. Vì vậy,

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)