Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 31)

2 1 Các nghiên cứu nước ngoài

3.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt

hệ thống cơ sở dữ liệu chính thức và thống nhất nên tác giả phải thu thập dữ liệu từ

nhiều nguồn khác nhau. Báo cáo tài chính của các ngân hàng thương mại được thu

thập từ website của ngân hàng. Ngoài ra, các thông tin về yếu tố kinh tế vĩ mô được thu thập từ website ngân hàng thế giới Worldbank.

Sau khi thu thập dữ liệu, tác giả đã loại bỏ các quan sát không đủ số liệu hoặc

không phù hợp. Kết quả dữ liệunghiên cứu là 154 quan sát của 22 ngân hàng thương

mại cổ phần Việt Nam trong thời gian 2007đến 2013.

Toàn bộ 1 mẫu nghiên cứu, 154 quan sát của 22 ngân hàng thương mại cổ

phần Việt Nam được mô tả theo từng năm (Phụ lục 1, Phụ lục 2)

Nhìn chung, sự phát triển của các ngân hàng cũng đồng bộ với sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, thách thức lớn nhất với Việt Nam hiện nay là nâng cao

lợi nhuận, qua đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân

hàng nói riêng. So với khu vực thì ngân hàng Việt Nam ở mức khá, chưa tốt bằng các ngân hàng ở Malaysia, Singapore. Xét về quy mô và lưới thì các ngân hàng tương

đối nhỏ, do đó nâng cao hiệu quả cạnh tranh trong quá trình hộinhập.

3.2 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam của Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam

3.2.1 Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam Nam

3.2.1.1 Tình hình huy động vốn

Bảng 3.1: Tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn 2007 - 2013

Tổng phương tiện thanh toán qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm(%) Chênh lệch(%) 2007 46.12 12.53 2008 20.31 (25.81) 2009 28.99 8.68 2010 33.3 4.31 2011 12.1 (21.2) 2012 22.4 10.3 2013 18.51 (3.89)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Bảng3.2: Tình huy động vốn trong giai đoạn 2007 -2013

Tình hình huy động qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm(%) Chênh lệch(%) 2007 47.64 11.11 2008 22.87 (24.77) 2009 29.88 7.01 2010 36.24 6.36 2011 12.4 (23.84) 2012 17.9 5.5 2013 15.61 (2.29)

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2007 tăng 46,12%, cao hơn nhiều so

với mức tăng 33,59% của năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu do tài sản ngoại tệ ròng tăng 42,54% đã làm tổng phương tiện thanh toán tăng 14,02%, tài sản có trong nước ròng tăng 47,75% đã làm tổng phương tiện thanh toán tăng 32,08%.

Ngoài ra, cơ cấu tổng phương tiện thanh toán có những thay đổi tích cực, tiền gửi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng phương tiện thanh toán chiếm 83,64%. Trong đó, tỷ trọng tiền gửi bằng VND chiếm 64,46% cao hơn mức 61,17% của năm 2006và 57,93% của năm 2005, tiền gửi bằng ngoại tệ giảm nhẹ 2,44 so với năm 2006. Tỷ

trọng tiền mặt liên tục giảm trong những năm gần đây: năm 2007 là 16,36%, 2006 là 17,21% và 2005 là 19.01%, điều này phản ánh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng ngày càng được ngân hàng mở rọng và phát triển.

Huy động vốn của hệ thống ngân hàng tăng 47,64%, cao hơn so với tốc độ tăng trưởng 36,53% của năm 2006. Trong đó, huy động bằng đồng Việt Nam tăng 53,99% so với mức tăng của năm 2006 là 41,15%, huy động bằng ngoại tệ đạt 29,66% tăng so với năm 2006 là 25,31%.

Sự canh tranh của nhiều kênh huy động vốn khác như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, trái phiếu chính phủ…, các ngân hàng đã có những giải pháp

để tăng cường huy động như đa dạng hoá các hình thức huy động thông qua việc tăng

lãi suất, mở tài khoản thanh toán, dịch vụ thẻ, khuyến mãi hấp dẫn… để thu hút lượng tiền nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2008 tăng 20,31% so với năm 2007, thấp hơn nhiều so với mức tăng 46,12% của năm 2007. Trong đó tài sản có nước ngoài ròng chỉ tăng nhẹ 4,51% so với năm 2007, tốc độ tăng của tài sản có trong nước ròng chỉ dừng ở mức 27,23%.

Cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán có thay đổi tích cực: tỷ trọng tiền mặt

có xu hướng giảm xuống 14,6% so với năm 2007 là 16,36%.

Huy động vốn của toàn hệ thống tín dụng đạt 22,87%, thấp hơn nhiều so với

2007 là 47,64%. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 21,38%, giảm mạnh so với mức tăng trưởng 53,99% của năm 2007. Huy động bằng ngoại tệ tăng 27,74%, giảm nhẹ so với 29,66% của năm 2007.

Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2009 tăng 28,99%, cao hơn so với tốc độ tăng 20,31% của năm 2008 chủ yếu là do tín dụng của nền kinh tế tăng cao.

Ngoài việc tổng phương tiện thanh toán trong năm 2009 có xu hướng tăng thì trong cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán xuất hiện hiều chiều hướng thay đổi tích cực so với năm trước cụ thể: tỷ trọng tiền mặt có xu hướng giảm đạt 14,01% so với năm 2008 là 14,6%. Điều này cho thấy các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

tăng nhanh, tỷlệ dùng tiền mặt trong thanh toán giảm.

năm 2008. Trong đó, huy động vốn bằng VND tăng 30,07% so với mức tăng của 2008

là 21,38%; huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 29,29% so với mức tăng 2008 là 27,74.

Nhìn chung, huy động vốn tăng nhanh 6 tháng đầu năm 2009, đạt mức bình quân trên 3%/tháng trong đó tháng 5/2009 tăng mạnh nhất đạt mức 4,02%. Tuy nhiên trong những tháng cuối năm 2009, tốc độ huy động vốn có dấu hiệu chậm lại, bình

quân tăng 1,67%/tháng trong đó tháng 8/2009 tăng thấp nhất ớ mức 0,82%.

Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2010 tăng 33,3%, cao hơn tốc độ tăng 28,99% của năm 2009 phù hợp với diễn biến của thị trường tín dụng và huy động vốn, tổng phương tiện thanh toán tăng chủ yếu do tài sản trong nước ròng của toàn ngành ngân hàng tăng 41,71%, trong khi tài sản có nước ngoài ròng của toàn ngành giảm 14,63% so với năm 2009.

Về cơ cấu của tổng phương tiện thanh toán: tỷ trọng tiền mặt có xu hướng tăng nhẹ 14,2% so với mức 14,01% của năm 2009.

Huy động vốn của hệ thống tổ chức tín dụng có tốc độ tăng trưởng nhanh dần theo tháng và tình hình chung 2010 tăng trưởng huy động cao hơn tốc độ tăng trưởng

tín dụng. Đến cuối tháng 12/2010, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệthống ngân

hàng tăng 36,24% so với cuối năm trước (đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 3,02%/tháng), cao hơn so với mức tăng 29,88% của cùng kỳ năm 2009 (tốc độ tăng trưởng bình quân 2,49%).

Trong năm 2010 huy động vốn của VND tăng 41%, huy động vốn bằng ngoại tệ tăng 20,95%. Huy động vốn bằng VND có tốc độ tăng trưởng nhanh dần từ tháng 2/2010 đến tháng 6/2010 đạt tốc độ tăng là 6,47% và cao nhất là tháng 12/2010 đạt 6,89%. Trong khi đó huy động vốn bằng ngoại tệ vẫn giảm trong 8 tháng đầu năm

2010, bắt đầutừ tháng 9/2010 huy động vốn do ngoại tệ mới có xu hướng tăng trưởng

khá do nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động nhập khẩu tăng cao.

Tổng phương tiện thanh toán năm 2011 tăng chậm và tốc độ thấp nhất so với

năm 2009 và năm 2010 cụ thể mức tăng là 12,1% so vớimức tăng 28,99% năm 2009

và mức 30,3% năm 2010; phù hợp với diễn biến tăng trưởng tín dụng và huy động vốn ở mức thấp nhất so với năm 2009, năm 2010. Tổng phương tiện thanh toán tăng thấp là do tài sản có trong nước ròng của toàn ngành ngân hàng chỉ tăng 12% trong đó đầu tư

cho ngành kinh tế chỉ tăng 14,33%, ngược lại tài sản có nước ngoài ròng của toàn ngành tăng 12,6% so với năm 2010 chủ yếu do ngân hàng nhà nước mua ngoại tệ để tăng dự trữ ngoại hối.

Trong cơ cấu của phương tiện thanh toán: tỷ trọng tiền mặt trong lưu thông ngoài hệ thống ngân hàng tăng 9,78%.

Tổng huy động vốn từ nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 12,4% so với cuối năm trước, thấp hơn mức tăng 36,24% của năm 2010.

Đến cuối năm 2011, huy động vốn bằng VND tăng 14,6% so với cuối năm 2010. Tốc độ huy động vốn toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam ngày càng chậm lại trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế suy giảm, sản xuất kinh doanh khó khăn và NHNN điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, giảm lượng cung tiền ra nền kinh tế.

Tổng phương tiệnthanh toán năm 2012 tăng 22,4% so với năm 2011 cao hơn so

với tốc độ tăng của năm 2011 là 12,1%, phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tiền tệ theo xu hướng mở rộng tín dụng, các giải pháp kiềm chế đôla hoá phát huy tác dụng.

Tính đến cuối năm 2012, tình hình huy động vốn của toàn hệ thống tăng 17,9%, tăng cao hơn so với mức 12,4% của năm 2011. Cho thấy kênh đầu tư tiền gửi tại hệ thống ngân hàng là khá hấp dẫn.

Tổng phương tiện thanh toán trong năm 2013 tăng 18,51% so với năm 2012 thì

thấp hơnmức tăng 22,4% của năm 2012. Cho thấy mục tiêu điều hành chính sách tiền

tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo thanh khoản của các tổ chức tín dụng kinh tế.

Đến cuối tháng 12/2013, huy động vốn toàn hệ thống tăng 15,61% thấp hơn mức tăng trưởng năm 2012 là 17,9%, trong đó bằng ngoại tệ tăng 13,7%, bằng VND tăng khá cao 15,93% so với cuối năm 2012. Thanh khoản của hệ thống ngân hàng

thương mại tiếp tục được cải thiện, đảm bảo khả năng thanh toán và chi trả của hệ

Đồ thị 3.1:Tổng phương tiện thanh toán trong giai đoạn 2007 – 2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Đồ thị 3.2: Tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2007 - 2013

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Nhìn chung, trong giai đoạn năm 2007 đến năm 2013 thì tổng phương tiện

phương tiện thanh toán đạt 46,12% và tăng trưởng huy động đạt 47,64%). Do mục tiêu

NHNN trong những tháng đầu năm 2007 là điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt và

tăng trưởng huy động nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản; tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tăng trưởng huy động đạt mức thấp nhất trong năm 2011 (tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán đạt 12,1% và tăng trưởng huy động đạt 12,4%) phù hợp với mục tiêu của NHNN là điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ.

3.2.1.2 Tình hình tín dụng của ngân hàng

Tình hình tín dụng của các ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2013 như sau

Bảng 3.3: Dư nợ tín dụng trong giai đoạn 2007 -2013

Dư nợ tín dụng qua các năm

Tỷ lệ tăng trưởng qua các năm(%) Chênh lệch(%) 2007 53.89 28.45 2008 25.43 (28.46) 2009 37.53 12.1 2010 31.19 (6.43) 2011 14.3 (16.89) 2012 8.91 (5.39) 2013 12.51 3.6

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo thường niên của Ngân Hàng Nhà Nước)

Dưnợ cho vay của hệ thống ngân hàng tăng 53,89% so với năm 2006, cao hơn

nhiều so với mức tăng 25,44% của năm 2006, góp phần đáp ứng có hiệu quả nhu cầu

vốn của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế.

Tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn (gồm ngành nông – lâm –

thuỷ sản) chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành hệ thống ngân

hàng, khoảng 28,92%. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp và thương nghiệp đã cải

thiện hơn so với năm trước, chiếm 26,2% và 18,24%, tỷ trọng cho ngành xây dựng được duy trì ở mức như năm 2006 chiếm 14,15% trong tổng dư nợ.

Tín dụng tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế: Dư nợ cho vay của toàn hệ thống ngân hàng tăng 25,43%, thấp hơn so với mức tăng 53,89% của năm 2007. Trong đó, tăng trưởng tín dụng bằng VND đạt 27,56% và tăng

trưởng tín dụng bằng ngoại tệ đạt 17,61%.

Về cơ cấu tín dụng, tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông thôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay theo ngành của hệ thống ngân hàng đạt 28,84%. Tỷ trong cho vay ngành thương nghiệp chiếm 18,67%, cao hơn mức 18,24% của năm 2007. Tỷ trọng cho vay ngành công nghiệp; vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc về cơ bản vẫn duy trì ổn định như năm 2007, chiếm 25,81%; 13,76%; 5,29% tổng dư nợ cho

vay toàn ngành.

Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng 37,53%, cao hơn nhiều 23,38% của năm 2008. Trong đó, tín dụng bằng VND tăng 43,51% cao hơn

nhiều so với mức tăng năm 2008 chie khoảng 25,02%, tín dụng bằng ngoại tệ 15,12%

thấp hơn mức tăng năm 2008 khoảng 17,62%. Tổng dư nợ tín dụng cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng tăng chủ yếu do tác động của các chính sách kích thích kinh tế, đáp ứng nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế.

Trong 2 tháng đầu năm 2009, tín dụng bằng VND tăng thấp theo xu hướng từ cuối nữa năm 2008. Từ tháng 3 đến tháng 9 năm 2009, tín dụng đã tăng mạnh trở lại để hưởng ứng và tranh thủ chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế. Tuy nhiên, mức tăng đã chậm lại trong 3 tháng cuối năm 2009 do mức độ được hỗ trợ lãi suất giảm dần. Cơ cấu tín dụng ngân hàng phân theo các

ngành kinh tế thay đổi không nhiều so với tỷ trọng của năm 2008. Tỷ trọng tín dụng

phục vụ phát triển nông thôn chiếm 22,8% (năm 2008 chiếm 22,84%), tỷ trọng tín dụng ngành thương nghiệp chiếm 19,2% (năm 2008 chiếm 18,67%), đối với ngành khác như công nghiệp chiếm 26,5%, xây dựng chiếm 12,9%,; vận tải, kho bãi, thông

tin liên lạc chiếm 5,4% ít biến động so với năm 2008.

Tổng tín dụng cho nền kinh tế tăng chậm trong 4 tháng đầu năm 2010 và bắt đầu có dấu hiệu tăng nhanh kề từ tháng 5/2010 với tốc độ tăng phổ biến trên 2%/tháng. Tổng tín dụng của hệ thống ngân hàng cho nền kinh tế tính đến cuối tháng 12/2010 tăng 31,19% so với cuối năm 2009 thấp hơn mức tăng 37,53% của năm 2009.

Xét về cơ cấu hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng năm 2010 diễn biến

ngược chiều so với năm 2009. Tín dụng cho nền kinh tế bằng VND tăng 27,24% trong

dư nợ tín dụng của ngoại tệ tăng nhanh đạt mức tăng 48,45% trong năm 2010, gấp 3,2 lần so với mức tăng của năm 2009.

Tổng tín dụng tăng trưởng khá ở tất cả các nhóm tín dụng. Trong đó, nhóm ngân hàng thương mại cổ phần vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong toàn hệ thống đạt 44,12%; tiếp đến ngân hàng thương mại nhà nước đạt 27,85%; nhóm ngân hàng liên doanh và ngân hàng nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tín dụng đạt 24,47%; nhóm công ty tài chính, cho thuê tài chính đạt tốc độ tăng trưởng tín dụng

20,91%.

Cơ cấu tín dụng theo ngành kinh tế có sự thay đổi đáng kể so với cơ cấu của

năm 2009 phản ánh sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dẫn tỷ trọng của

các ngành dịch vụ, công nghiệp và giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng

trong nền kinh tế, tỷ trọng tín dụng phục vụ phát triển ngành nông – lâm – ngư chiếm

9,6% trong khi tín dụng cho ngành công nghiệp, xây dựng đạt 39,1% trong năm 2010. Tính đến cuối năm 2011 thì tín dụng ước tính tăng 14,3%, mức tăng thấp hơn mức tăng năm 2010 là 31,19%. Tín dụng tăng thấp là do ngân hàng nhà nước chủ động

điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng, kiểm soát tốc độ tăng trưởng ở

mức thấp hơn đáng kể so với chỉ tiêu của Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 11/NĐ

– CP bằng cách Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các tổ chức tín dụng kiểm soát tăng

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)