2 1 Các nghiên cứu nước ngoài
2.2.1.1 Sehrish Gul & các cộng sự (2011)
điểm ngân hàng và yếu tố vĩ mô) tác động động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng
thương mại. Các tác giả dùng dữ liệu bảng của 15 NHTM ở Pakistantrong giai đoạn
2005 – 2009.
Bài nghiên cứu của các tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa những yếu tố đặc
trưng của ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi. Bài viết sử
dụng phương pháp bình phương bé nhất (OLS) để điều tra những tác động của tài sản, cho vay, cổ phiếu, tiền gửi, tăng trưởng kinh tế, lạm phát và vốn hóa thị trường đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Kết quả thực nghiệm cho thấy rằng các yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của ngân hàng.
Mô tả các biến:
- Biến phụ thuộc: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIMRi,tR): Thu nhập lãi ròng/Tài sản có sinh lãi
SIZERi,tR: Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản)
Tiền gửi
CAPITALRi,tR: Tỷ lệ vốn (Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản)
LOANRi,tR: Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (Doanh số cho vay / Tổng tài sản)
DEPOSITSRi,tR: Tỷ lệ tiền gửitrên tổng tài sản (Tiền gửi / Tổng tài sản)
GDPRi,tR: Tỷ lệ tăng trưởng GDP
INFRi,tR: Tỷ lệ lạm phát
MCRi,tR: Giá trị vốn hóa thị trường
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng: các biến SIZERi,tR, LOANRi,tR, DEPOSITSRi,tR, GDPRi,tR, INFRi,tRđều tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của 15 NHTM ở Pakistan.
Vậy, nghiên cứu của Sehrish Gul và cộng sự (2011) cho rằng có một số yếu tố
tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM, đó là: Quy mô ngân
hàng (SIZERi,tR), Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản (LOANRi,tR), Tỷ lệ tiền gửi trên tổng tài sản (DEPOSITSRi,tR), Tỷ lệ tăng trưởng GDP (GDPRi,tR), Tỷ lệ lạm phát (INFRi,tR).