Tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 48)

2 1 Các nghiên cứu nước ngoài

3.2.1.5 Tỷ suất sinh lợi của Ngân hàng thương mại Việt Nam

Sự phát triển mạnh mẽ của hệ thốngngân hàng trong những năm 2006 – 2007 đã

khiến lĩnh vực ngân hàng thu hút rất nhiều sự chú ý của các hà đầu tư trong và ngoài

nước. Sau gần 20 năm hoạt động, số lượng ngân hàng thương mại tăng lên đáng kể.

Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 là một biến cố lớn đối với nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng một mặt với những khó khăn do sự biến động của nền kinh tế, một mặt chịu sự chi phối từ các chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều hành lãi suất, tiền tệ của

Chính phủ. Trong tình hìnhcác doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, tín dụng thắt chặt, các

ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn và sử dụng vốn hiệu quả.

Trong năm 2009, tăng trưởng tài sản của các ngân hàng tụt lại so với tăng trưởng cho vay bởi các ngân hàng chủ yếu tập trung nhiều hơn đến tăng trưởng tín dụng. mặc dù vậy, tổng tài sản của toàn hệ thống tăng 36,39% so với năm 2008; tổng vốn chủ sở hữu của các tổ chức tín dụng đạt 282.611,77 tỷ đồng; chiếm 9,32% tổng tài

sản; tăng 37,43% so với cuối năm 2008. Kết quả tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn

điều lệ cho thấy tổ chức tín dụng cũng quan tâm đến nguồn nội lực, từng bước nâng cao năng lực tài chính.

Các tổ chức tín dụng đều có thu nhập lớn hơn chi phí, tuy nhiên các tỷ suất sinh

lợi như chỉ số ROA, ROE của ngành ngân hàng giảm so với cuối năm 2008 do tác

động khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu; ROE đạt khoảng 9,7%; ROA đạt khoảng 1%.

Năm 2010, một số ngân hàng vượt và đạt chỉ tiêu lợi nhuận, tuy nhiên có một số

ngân hàng buộc phải điều chỉnh giảm chỉ tiêu lợi nhuận. Trong năm 2010 tỷ trọng thu

nhập lãi trong tổng thu nhập của 10 ngân hàng lớn nhất của Viêt Nam là 76,8%. Còn các chỉ số khác về tỷ suất sinh lợi như: chỉ số ROA của ngành ngân hàng đạt 1,29%, chỉ số ROE của ngành ngân hàng đạt 14,56%.

Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của toàn hệ thống ngân hàng tăng 15,1% so với năm 2010; trong đó có gần 50% các tổ chức tín dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010. Lợi nhuận của hệ thống tăng chủ yếu do sự tăng trưởng của một số ngân hàng có

quy mô tài sản và vốn chủ sở hữu lớn, có năng lực điều hành và quản trị rủi ro, hoạt

dụng có lợi nhuận giảm so với năm 2010; trong đó hơn 10% số lượng các tổ chức tín dụng vì nhiều lý do, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả dẫn đến kết quả kinh doanh thua lỗ làm cho mức lợi nhuận của ngành ngân hàng Việt Nam trong năm 2011 chỉ ở

mức trung bình. Các chỉ số ROA và ROE của ngành 2011lần lượt đạt 1,29%; 11,86%.

Bối cảnh nền kinh tế năm 2012, lợi nhuận toàn hệ thống ngân hàng giảm mạnh:

NHNN cho biết lợi nhuận toàn ngành ngân hàng năm 2012 là 28.600 tỷ đồng, tụt giảm gần 50% so với năm 2011. Trong hệ thống ngân hàng, thu nhập lãi ròng xuống còn 3,3%, chỉ ố ROA và ROE của ngành ngân hàng năm 2012 đạt 0,73% và 9,54%.

Kinh tế Việt Nam trong năm 2013, hiệu quả kinh doanh của ngành ngân hàng thấp, do ảnh hưởng chung của biến động nền kinh tế, hệ thống doanh nghiệp hoạt động kém, phá sản hàng loạt khiến tín dụng giảm, nợ xấu cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận

của các ngân hàng. Các chỉ số về tỷ suất sinh lợi ROA và ROE lần lượt là 0,53% và

5,6% thấp hơn so với năm 2012; nguyên nhân là do sự sụt giảm mạnh của tỷ lệ thu nhập lãi cận biên và sự gia tăng trong chi phí dự phòng của các ngân hàng.

Một phần của tài liệu CÁC NHÂN tố tác ĐỘNG đến tỷ SUẤT SINH lợi của NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN VIỆT NAM (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)