2 1 Các nghiên cứu nước ngoài
2.2.1.2 Ong Tze San và The Boon Heng (2012)
20
Pđã nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại Malaysia. Các tác giả dùng dữ
liệu bảng của 20 NHTM ở Malaysia (gồm 9 ngân hàng Malaysia và 11 ngân hàng
nướcngoài) trong giai đoạn 2003 – 2009.
Bài viết này xem xét mối quan hệ giữa những yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng và điều kiện kinh tế vĩ mô của Malaysia trong một mẫu của 140 quan sát
trong giai đoạn 2003 - 2009. Kết quả cho thấy các Ngân hàng Malaysia có những yếu
tố tác động đến tỷ suất sinh lợi như: Tỷ lệ dự phòng, chi phí so với thu nhập và tỷ lệ thanh khoản, nhưng lại không thấy được những yếu tố vĩ mô tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng trong nghiên cứu này.
Mô tả các biến:
- Biến phụ thuộc: Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIMRi,tR): Thu nhập lãi ròng/Tài sản có sinh lãi
- Biến độc lập:
EARi,tR: Tổng vốn chủ sỡ hữu so với tổng tài sản
20 Xem: Ong Tze San and The Boon Heng (2012), Factors affecting bank profitability of Malaysia commercial banks, pp 649 – 660.
LLRRi,tR: Tỷ lệ dự phòng (Nguồn dự phòng/Tổng cho vay)
CORSRi,tR: Chi phí so với thu nhập
LIQRi,tR: Tỷ lệ thanhthanh khoản (Tài sản thanh khoản/ Tiền gửi không kỳ hạn)
SIZERi,tR: Quy mô ngân hàng (Logarit của tổng tài sản)
GDPRi,tR: Tỷ lệ tăng trưởng GDP
CPIRi,tR: Chỉ số giá tiêu dùng
Kết quả của nghiên cứu này cho thấy rằng: các biến tỷ lệ dự phòng (LLQRi,tR),
chi phí so với thu nhập (CORSRi,tR), tỷ lệ thanh khoản (LIQRi,tR) đều tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suất sinh lợi của 20 NHTM ở Malaysia.
Vậy, nghiên cứu của Ong Tze San và The Boon Heng (2008) cho rằng có một
số yếu tố tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ suấtsinh lợi của các NHTM, đó là: tỷ lệ
dự phòng (LLRRi,tR), chi phí so với thu nhập (CORSRi,tR), tỷ lệ thanh khoản (LIQRi,tR). Tuy
nhiên kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng và các yếu tố vĩ mô không ảnh hưởng đến lợi nhuận trong ngân hàng.
2.2.2 Nghiên cứu trong nước