ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VĂN DIỄN THI HµNH NGHÜA Vô D¢N Sù TRONG B¶N ¸N Vµ QUYÕT §ÞNH H×NH Sù CñA TßA ¸N ë VIÖT NAM Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - 2014 Lêi cam ®oan T«i xin cam ®oan ®©y lµ c«ng tr×nh nghiªn cøu khoa häc cña riªng t«i. C¸c sè liÖu, vÝ dô vµ trÝch dÉn trong luËn v¨n ®¶m b¶o ®é tin cËy, chÝnh x¸c vµ trung thùc. Nh÷ng kÕt luËn khoa häc cña luËn v¨n ch-a tõng ®-îc ai c«ng bè trong bÊt kú c«ng tr×nh nµo kh¸c. T¸c gi¶ luËn v¨n NguyÔn V¨n DiÔn MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM ............................................................ 6 1.1. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ .................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền và căn cứ áp dụng hình phạt tiền ................. 6 1.1.2. Khái niệm hình phạt tịch thu tài sản và căn cứ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ..................................................................................... 10 1.1.3. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự và căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự ..... 12 1.1.4. Khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ............ 13 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ................................................................... 13 1.3. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ............................ 14 1.3.1. Khái niệm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ................................................................................................. 14 1.3.2. Đặc điểm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ................................................................................................. 20 1.4. CƠ SỞ CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ................................... 20 1.4.1. Cơ sở của qui định nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ...... 20 1.4.2. Cơ sở của qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ......................................................................................... 24 1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ............................................................................................. 26 1.5.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 ................................................................ 26 1.5.2. Giai đoạn từ 01/01/1990 - 30/6/1993 .................................................. 30 1.5.3. Giai đoạn từ 1993 đến nay .................................................................. 32 1.6. LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ .................. 38 1.6.1. Thi hành án công ................................................................................. 38 1.6.2. Tổ chức thi hành án bán công ............................................................. 39 1.6.3. Tổ chức thi hành án tƣ nhân................................................................ 40 Chương 2: QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM .................. 41 2.1. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ................................................. 41 2.1.1. Qui định pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại chủ động thi hành án ............................................. 41 2.1.2. Qui định pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án theo đơn yêu cầu ................................ 45 2.2. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ ............................ 51 2.2.1. Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án chủ động ........................... 51 2.2.2. Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án theo đơn yêu cầu .............. 53 2.3. ƢU ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ...................... 55 2.3.1. Ƣu điểm............................................................................................... 55 2.3.2. Tồn tại ................................................................................................. 56 2.3.3. Nguyên nhân ....................................................................................... 57 2.4. THỰC TIỄN THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ ........ 61 2.4.1. Thực tiễn thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ......................................................................................... 61 2.4.2. Một số ví dụ cụ thể .............................................................................. 66 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM .................................................................... 78 3.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÒA ÁN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN, HÌNH PHẠT TỊCH THU TÀI SẢN VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ KHÁC ........................................................................ 78 3.1.1. Hình phạt tiền ...................................................................................... 78 3.1.2. Hình phạt tịch thu tài sản .................................................................... 79 3.1.3. Các quyết định dân sự khác ................................................................ 81 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................. 82 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật ........................................................................... 82 3.2.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất .................................................................... 86 3.2.3. Hoàn thiện về bộ máy tổ chức, con ngƣời .......................................... 86 3.2.4. Tăng cƣờng sự phối hợp của các cơ quan liên quan ........................... 88 3.2.5. Tăng cƣờng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ..................... 89 3.2.6. Tăng cƣờng hợp tác quốc tế về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự .................................................................. 92 KẾT LUẬN .................................................................................................... 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) 62 Bảng 2.2: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) 64 Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) từ 01/10/2013 đến 31/3/2014 65 Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) từ 01/10/2013 đến 31/3/2014 65 Bảng 3.1: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nƣớc ta giai đoạn 2008-2013 78 Bảng 3.2: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nƣớc ta giai đoạn 2008-2013 79 Bảng 3.3: Số bị cáo bị áp dụng các quyết định dân sự khác ở nƣớc ta giai đoạn 2008-2013 81 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự mang tính quyền lực nhà nƣớc nhằm thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án trong thực tiễn. Nhiệm vụ của giai đoạn này nhằm thi hành các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và thi hành các quyết định dân sự khác mà Tòa án áp dụng đối với ngƣời bị kết án. Đó cũng chính là việc tƣớc bỏ một phần hay toàn bộ tài sản của ngƣời bị kết án để sung quỹ Nhà nƣớc hoặc để thu hồi, khắc phục những hậu quả về vật chất mà ngƣời phạm tội đã gây ra; bảo đảm lợi ích của Nhà nƣớc, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân góp phần giữ vững kỷ cƣơng, phép nƣớc, tăng cƣờng pháp chế xã hội chủ nghĩa. Với ý nghĩa là giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết một vụ án, thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự có mối quan hệ hữu cơ với các giai đoạn tố tụng: khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Nếu mục đích của thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự không đạt đƣợc thì hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng: điều tra, truy tố, xét xử trƣớc đó cũng trở nên vô nghĩa. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đã bộc lộ một số mặt hạn chế, bất cập, chƣa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Do vậy việc nghiên cứu đề tài: "Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam" để trên cơ sở đó giải quyết các vƣớng mắc trong lý luận và thực tiễn và góp phần hoàn thiện hơn về mặt lập pháp các qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay các nhà luật học đã có tƣơng đối nhiều công trình nghiên 1 cứu, bài viết về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự trên các sách báo, tạp chí (Tạp chí Tòa án nhân dân, Tạp chí kiểm sát, Tạp chí dân chủ và pháp luật, Tạp chí luật học v.v...). Tuy nhiên các công trình, bài viết mới chỉ đi vào những vấn đề chung mà chƣa đi sâu vào việc nghiên cứu về cơ sở lý luận cũng nhƣ những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn. Trong các giáo trình giảng dạy cũng chỉ đề cập rất ít và ở góc độ cơ bản về vấn đề này. Tác giả của luận văn có thể nêu một vài ví dụ các công trình, bài viết sau: GS.TSKH Lê Cảm: "Một số vấn đề lý luận chung về các giai đoạn tố tụng hình sự", Tạp chí Kiểm sát, số 02/2004; PGS.TS Nguyễn Ngọc Chí: "Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Khoa học, (Luật học), số 26, 2010; Hoàng Thị Sơn: "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Tạp chí Luật học, số 6, 1998, Nguyễn Thanh Thủy: "Hoàn thiện pháp luật thi hành án dân sự", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2001; Lê Kim Dung: "Civil Execution in ViêtNam; Reality Problems and Suggestion Towrds a WellFunctioning System" (Thi hành án dân sự Việt Nam; thực tiễn, vấn đề và những gợi ý hướng tới một hệ thống hoàn thiện), Luận văn thạc sĩ Luật học, 2002; Lê Xuân Hồng: "Xã hội hóa một số nội dung thi hành án dân sự", Luận văn thạc sĩ Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, 2002; Nguyễn Quang Thái: "Đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự ở Việt Nam", Luận văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2003; Yến Minh: "Luật thi hành án dân sự còn nhiều bất cập", báo điện tử Bắc Ninh, ngày 21/8/2012; "Công tác thi hành án dân sự còn nhiều vướng mắc, bất cập", đăng trên trang thông tin điện tử của Tổng Cục thi hành án dân sự Bộ Tƣ pháp ngày 13/08/2013 v.v... Các công trình nói trên đã đề cập đến các 2 khía cạnh khác nhau của việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án nhƣng chƣa có công trình nào nghiên cứu một cách tƣơng đối toàn diện và tƣơng đối có hệ thống về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án và các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án dƣới cấp độ một luận văn thạc sĩ Luật học. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu một cách có hệ thống một số vấn đề lý luận và thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự cũng nhƣ lý luận và thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án để đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở nƣớc ta. * Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt đƣợc mục đích trên, tác giả của luận văn đã đặt ra và giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự cũng nhƣ lý luận và thực tiễn về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. - Đánh giá thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án; nêu ra mặt đƣợc, mặt chƣa đƣợc của việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án bao gồm các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự và thực tiễn áp dụng. Luận văn cũng đồng thời nghiên cứu thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa ở Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật và thực tiễn thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự với thời gian từ năm 2005 đến năm 2013. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa Mác - Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, hoàn thiện Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, về chính sách thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về pháp luật hình sự và pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Cơ sở thực tiễn của các báo cáo chuyên đề vÒ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, của Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Vụ Kiểm sát thi hành án - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao v.v... Cơ sở phƣơng pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Trong khi thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp sau: phƣơng pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, lịch sử, lôgíc, so sánh, thống kê. 6. Ý nghĩa của luận văn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình 4 sự của tòa án ở Việt Nam. Việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án có ý nghĩa góp phần hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, hƣớng dẫn áp dụng thống nhất các qui định về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, giúp cơ quan thi hành án có các biện pháp hữu hiệu nhằm giáo dục, cải tạo ngƣời phạm tội trở thành ngƣời có ích và tái hòa nhập với xã hội. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. Chương 2: Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam. 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 1.1. KHÁI NIỆM NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ 1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền và căn cứ áp dụng hình phạt tiền 1.1.1.1. Khái niệm hình phạt tiền Theo Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, định nghĩa: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được qui định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [29]. Mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị ngƣời phạm tội, giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội đồng ngoài ra còn nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Mặc dù đƣợc ghi nhận khá sớm trong pháp luật hình sự, song vẫn chƣa có một khái niệm pháp lý chính thức nào về hình phạt tiền trong các văn bản pháp luật hình sự và cho đến nay hình phạt tiền mới chỉ đƣợc ghi nhận trong các giáo trình, sách báo pháp lý chuyên ngành. Có thể kể đến một số quan điểm sau: - Phạt tiền là một loại hình phạt đƣợc áp dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung, khi hình phạt chính là loại hình phạt khác. Phạt tiền do Tòa án quyết định trong những trƣờng hợp do luật định mà theo đó ngƣời bị kết án bị tƣớc một số tiền tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm, đồng thời xem xét đến tình hình tài sản của ngƣời bị kết án và sự biến động của giá cả. - Phạt tiền là hình phạt không tƣớc tự do, nhẹ hơn hình phạt cải tạo 6 không giam giữ, buộc ngƣời bị kết án phải nộp sung công quỹ nhà nƣớc một khoản tiền nhất định. - Phạt tiền là hình phạt tƣớc của ngƣời phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc. Các khái niệm trên mặc dù đã cố gắng chỉ ra các dấu hiệu pháp lý đặc trƣng của hình phạt tiền nhƣng còn dài dòng, chƣa phù hợp với một khái niệm mang tính chất pháp lý. Khái niệm "Phạt tiền là hình phạt tƣớc của ngƣời phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc" sử dụng thuật ngữ pháp lý "ngƣời phạm tội" để chỉ đối tƣợng bị áp dụng hình phạt tiền là chƣa hợp lý vì chỉ những ngƣời bị Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tiền mới bị tƣớc một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc. Do vậy, sẽ là chính xác hơn nếu sử dụng thuật ngữ "ngƣời bị kết án" thay cho thuật ngữ "ngƣời phạm tội". Phạt tiền là hình phạt đƣợc qui định trong Bộ luật hình sự Việt Nam tƣớc đi của ngƣời bị kết án một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nƣớc là khái niệm ngắn gọn phản ánh tƣơng đối đầy đủ các dấu hiệu đặc trƣng cũng nhƣ nội dung pháp lý của hình phạt tiền. 1.1.1.2. Căn cứ áp dụng hình phạt tiền Theo qui định của Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009: 1. Hình phạt chính bao gồm: ... b) Phạt tiền; ... 2. Hình phạt bổ sung bao gồm: ... e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính; [29]. Trong hệ thống hình phạt Việt Nam, hình phạt tiền có thể đƣợc áp 7 dụng là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung. Trong tổng số 272 điều luật qui định về tội phạm cụ thể, số điều luật qui định hình phạt tiền là hình phạt chính có 74/272 chiếm tỷ lệ 27,2%. Khoản 1 Điều 30 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định căn cứ để áp dụng phạt tiền là hình phạt chính nhƣ sau: “1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính đối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tự công cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộ luật này qui định” [29]. Nhƣ vậy, phạt tiền đƣợc qui định là hình phạt chính cho ba nhóm tội phạm sau: + Nhóm tội phạm có tính chất vụ lợi, ví dụ nhƣ: tội buôn lậu; tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới; tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm; tội đầu cơ; tội trốn thuế; tội lừa dối khách hàng... + Nhóm tội phạm dùng tiền làm phương tiện phạm tội, ví dụ nhƣ: tội đánh bạc; tội tổ chức đánh bạc; tội gá bạc... + Nhóm tội phạm khác: đây là một số tội tuy không thuộc hai trƣờng hợp trên nhƣng nhà làm luật thấy rằng cần thiết áp dụng phạt tiền là hình phạt chính đối với ngƣời phạm tội nhằm đạt đƣợc tối đa mục đích của hình phạt. Ví dụ nhƣ: tội gây rối trật tự công cộng; tội hành nghề mê tín dị đoan; tội truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy; tội vi phạm qui chế về khu vực biên giới; tội xuất nhập cảnh trái phép; tội ở lại nƣớc ngoài hoặc ở lại Việt Nam trái phép... Ngoài ra để quyết định áp dụng phạt tiền là hình phạt chính thì phải căn cứ theo qui định chung tại Điều 45 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009: “Khi quyết định hình phạt, Tòa án căn cứ vào qui định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự” [29]. 8 Một điều kiện không thể bỏ qua khi quyết định áp dụng phạt tiền là hình phạt chính là điều kiện kinh tế của ngƣời phạm tội phải có khả năng thực hiện nộp một khoản tiền nhất định theo hình thức một lần hay nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định. Phạt tiền còn đƣợc áp dụng là hình phạt bổ sung trong hệ thống hình phạt Việt Nam. Khoản 2 Điều 30 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định căn cứ để áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung nhƣ sau: “2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổ sung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma túy hoặc những tội phạm khác do Bộ luật này qui đinh” [29]. Trong tổng số 272 điều luật qui định về tội phạm cụ thể, số điều luật qui định hình phạt tiền là hình phạt bổ sung có 111/272 chiếm tỷ lệ 40,8%. Phạt tiền là đƣợc qui định là hình phạt bổ sung cho ba nhóm tội phạm sau: + Nhóm tội phạm về tham nhũng, ví dụ nhƣ: tội tham ô; tội nhận hối lộ; tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ... + Nhóm tội phạm về ma túy, ví dụ nhƣ: tội trồng cây thuốc phiện hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy; tội sản xuất trái phép chất ma túy; tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy ... + Nhóm tội phạm khác: đây là một số tội tuy không thuộc hai trƣờng hợp trên nhƣng nhà làm luật thấy rằng cần thiết áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung đối với ngƣời phạm tội nhằm đạt đƣợc tối đa mục đích trừng trị ngƣời phạm tội và mục đích phòng chống tội phạm. Ví dụ nhƣ: tội mua bán ngƣời; tội mua bán, đánh tráo hoặc chiếm đoạt trẻ em; tội vu khống và một số tội phạm về xâm phạm sở hữu... Để áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung thì Tòa án còn căn cứ vào qui định chung tại Điều 45 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Điểm khác biệt so với trƣờng hợp áp dụng phạt tiền là hình phạt chính 9 thì khi áp dụng phạt tiền là hình phạt bổ sung, điều kiện kinh tế của ngƣời phạm tội không phải là điều kiện bắt buộc để áp dụng. 1.1.2. Khái niệm hình phạt tịch thu tài sản và căn cứ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản 1.1.2.1. Khái niệm hình phạt tịch thu tài sản Theo Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, định nghĩa: “Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội. Hình phạt được qui định trong Bộ luật hình sự và do Tòa án quyết định” [29]. Mục đích của hình phạt là nhằm trừng trị ngƣời phạm tội, giáo dục họ trở thành ngƣời có ích cho xã hội đồng ngoài ra còn nhằm đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Điều 40 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009, định nghĩa: “Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước” [29]. Tịch thu tài sản là biện pháp cƣỡng chế rất nghiêm khắc về mặt kinh tế. So sánh với các hình phạt chính không tƣớc quyền tự do và cả với một số hình phạt bổ sung khác thì hình phạt tịch thu tài sản còn nghiêm khắc hơn rất nhiều. Tính nghiêm khắc của hình phạt này thể hiện ở chỗ ngƣời bị kết án có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của họ sung vào quỹ Nhà nƣớc, nhằm mục đích triệt để thu hồi các tài sản của ngƣời bị kết án do thu lợi bất chính mà có, đồng thời triệt tiêu cơ sở kinh tế của họ nhằm ngăn ngừa họ có thể sử dụng các tài sản đó vào hoạt động phạm tội, gây nguy hại cho xã hội, thông qua đó giáo dục ngƣời bị kết án ý thức tôn trọng pháp luật, không phạm tội mới và răn đe những ngƣời có nguy cơ phạm tội trong xã hội, thực hiện phòng ngừa chung trong xã hội. Nhƣ vậy, chức năng cơ bản của loại hình phạt này là chức năng phòng ngừa tội phạm. 10 1.1.2.2. Căn cứ áp dụng hình phạt tịch thu tài sản Theo qui định tại điểm đ khoản 2 Điều 26 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 thì tịch thu tài sản là hình phạt bổ sung nên chỉ đƣợc áp dụng cùng các hình phạt chính chứ không đƣợc áp dụng một cách độc lập. Trong tổng số 272 điều luật qui định về tội phạm cụ thể, số điều luật có qui định hình phạt tịch thu tài sản là 42/272 chiếm tỷ lệ 15,44%. Điều 40 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định điều kiện áp dụng hình phạt tịch thu tài sản nhƣ sau: Tịch thu tài sản chỉ đƣợc áp dụng đối với ngƣời bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng trong trƣờng hợp do Bộ luật này qui định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho ngƣời bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống [29]. Nhƣ vậy với ngƣời bị kết án về tội ít nghiêm trọng không bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Ngoài ra thể hiện tính nhân đạo của Nhà nƣớc ta thì trong trƣờng hợp ngƣời bị kết án bị tịch thu toàn bộ tài sản các cơ quan tố tụng trong quá trình thực hiện vẫn phải để cho ngƣời bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống. Các tội có thể bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là các tội thuộc nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia theo nhƣ qui định của Điều 92 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009; các tội xâm phạm sở hữu; các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; các tội về ma túy; các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng; các tội về chức vụ. Tài sản bị tịch thu phải thuộc sở hữu của ngƣời bị kết án hoặc tài sản ngƣời phạm tội có đƣợc do thu lời bất chính nhƣng cơ quan chức năng không thể chứng minh đƣợc. 11 1.1.3. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự và căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự 1.1.3.1. Khái niệm quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự Quyết định dân sự nhƣ quyết định về án phí; các quyết định dân sự thuộc phần các biện pháp tƣ pháp qui định trong chƣơng VI Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 nhƣ: quyết định tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41); quyết định trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại; quyết định buộc công khai xin lỗi (Điều 42). 1.1.3.2. Căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự Cơ sở pháp lý để thực hiện vấn đề này là Bộ luật tố tụng hình sự. Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự nhƣ sau: Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đƣợc tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trong trƣờng hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thƣờng, bồi hoàn mà chƣa có điều kiện chứng minh và không ảnh hƣởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự. Đây là điều luật mới, đƣợc bổ sung vào Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Các hoạt động của cơ quan Nhà nƣớc nói chung và của các cơ quan tiến hành tố tụng nói riêng đều cần một khoản chi phí nhất định. Chính vì vậy mà Nhà nƣớc buộc ngƣời bị kết án phải chịu một khoản chi phí là án phí để bù đắp các chi phí tiến hành tố tụng hình sự. Ngƣời phạm tội trong quá trình thực hiện tội phạm nếu có lỗi và làm phát sinh các thiệt hại về tài sản, sức khỏe, tính mạng và danh dự, nhân phẩm của ngƣời khác nên ngoài trách nhiệm hình sự còn phải chịu trách nhiệm về dân sự. Khi các cơ quan tiến hành tố tụng chứng minh, giải quyết trách nhiệm hình sự cũng phải chứng minh, giải quyết các quan hệ dân sự phát sinh do 12 hành vi phạm tội và đó là các căn cứ áp dụng quyết định dân sự trong bản án, quyết định hình sự nhƣ quyết định: trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại, công khai xin lỗi. 1.1.4. Khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Hình phạt phạt tiền và tịch thu tài sản dù với vai trò là hình phạt chính hoặc bổ sung do Tòa án quyết định trong bản án, quyết định hình sự thì đều dẫn đến một hậu quả là tƣớc bỏ của ngƣời bị kết án một phần hoặc toàn bộ tài sản, tiền nên về bản chất dƣới góc độ pháp luật dân sự thì đó lại là các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định hình sự trong bản án, quyết định hình sự và ngoài ra còn nhiều nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định dân sự khác mà tòa án quyết định buộc ngƣời bị kết án phải chịu. Các quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự nhƣ trên sau khi đƣợc Tòa án quyết định áp dụng thì phát sinh các nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự mà ngƣời bị kết án phải thi hành. Do đó có thể đƣa ra khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nhƣ sau: Nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là các nghĩa vụ phát sinh từ các quyết định về hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác do Tòa án quyết định trong bản án, quyết định hình sự đối với người bị kết án mà người bị kết án phải chấp hành. 1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ Các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, quyết định án phí trong bản án, quyết định hình sự là các hình phạt thể hiện tính tuyệt đối quyền lực Nhà nƣớc, ngƣời bị kết án sẽ bị Tòa án quyết định áp dụng mà không có bất cứ sự thỏa thuận nào trong quá trình tố tụng. Sau khi các quyết định này có hiệu lực pháp luật thì ngƣời bị kết án phải thi 13 hành và ngƣời đƣợc thi hành là Nhà nƣớc, tiền và tài sản thu đƣợc sẽ sung quỹ Nhà nƣớc. Các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định về trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại, công khai xin lỗi tuy mang tính quyền lực Nhà nƣớc nhƣng không phải tuyệt đối vì trong quá trình tố tụng các cơ quan tố tụng có thể cho các bên thỏa thuận giải quyết trừ các trƣờng hợp thiệt hại vật chất là yếu tố thuộc cấu thành của tội phạm. Đến giai đoạn thi hành các nghĩa vụ này các bên vẫn tiếp tục có quyền thỏa thuận thi hành cho dù không đƣợc thỏa thuận ở giai đoạn tố tụng. 1.3. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ 1.3.1. Khái niệm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Để làm sáng tỏ khái niệm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, trƣớc hết cần làm rõ khái niệm thi hành án. Theo Hán - Việt từ điển của tác giả Đào Duy Anh, "Thi hành" là "đem cái việc đã trù định sẵn mà làm ra cho có hiệu quả" [1]. Theo Đại Từ điển tiếng Việt, thi hành là "thực hiện điều đã chính thức quyết định" [48]. Nhƣ vậy, thi hành bản án và quyết định hình sự có thể đƣợc hiểu là đem bản án và quyết định hình sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật ra thi hành trên thực tế cho có hiệu quả. Bản án, quyết định hình sự của Tòa án đƣợc hiểu là văn bản pháp lý của Tòa án nhân danh Nhà nƣớc tuyên tại phiên tòa, giải quyết về các vấn đề trong vụ án hình sự. Hiện nay, xung quanh bản chất pháp lý của khái niệm thi hành án nói chung trong đó có khái niệm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án, còn có nhiều ý kiến khác nhau. Quan điểm thứ nhất của TS. Phan Hữu Thƣ và ThS. Nguyễn Công Bình cho rằng, thi hành án là một giai đoạn tố tụng. 14 Quan điểm thứ hai của PGS.TS Võ Khánh Vinh và TS. Đinh Trung Tụng cho rằng, thi hành án là một giai đoạn mang tính hành chính - tƣ pháp: Không thể đồng nhất hoạt động thi hành án với hoạt động tố tụng. Các quan điểm trên đều có hạt nhân hợp lý và đều dựa trên những luận cứ khoa học nhất định nhƣng về vấn đề này tác giả cho rằng thi hành án là hoạt động tƣ pháp, bởi những lý do sau đây: Thứ nhất, trƣớc hết cần khẳng định, thi hành án là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn xét xử, hoạt động xét xử là tiền đề của hoạt động thi hành án. Hoạt động thi hành án lệ thuộc và chịu sự chi phối của hoạt động xét xử, bởi lẽ thi hành án đƣợc tiến hành dựa trên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án, nói cách khác, căn cứ pháp lý để thi hành án là bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cơ quan thi hành án có trách nhiệm ra quyết định thi hành án và thi hành đúng theo phán quyết của Tòa án, không đƣợc suy diễn các phán quyết của Tòa án trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Ngoài sự lệ thuộc nói trên, việc thi hành chịu sự chi phối của hoạt động xét xử còn đƣợc thể hiện ở chỗ: nếu bản án, quyết định của Tòa án chƣa rõ ràng, cơ quan thi hành án có thể đề xuất các cơ quan xét xử có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định đó. Trong quá trình đƣa bản án, quyết định ra thi hành, Tòa án có thẩm quyền tạm hoãn thi hành án theo luật định hoặc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm, mà hậu quả pháp lý của nó có thể làm thay đổi kết quả thi hành án hay cách thức thi hành án của cơ quan thi hành án. Thi hành án là giai đoạn diễn ra ngay sau giai đoạn xét xử và các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án là cơ sở để tiến hành hoạt động thi hành án. Song không thể nói đây là cơ sở pháp lý duy nhất, mà mới chỉ là điều kiện cần. Để tiến hành hoạt động thi hành án có hiệu quả, phải có các điều kiện đủ là có cơ quan thi hành án, các nguyên tắc, trình tự, thủ tục thi 15 hành án đƣợc qui định cụ thể trong pháp luật thi hành án. Cho nên, hoạt động thi hành án không chịu sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng mà chịu sự điều chỉnh của pháp luật thi hành án. Thứ hai, mặc dù có sự lệ thuộc và chịu sự chi phối nhƣ trên, nhƣng ở giai đoạn thi hành án, tính chất tố tụng đã chấm dứt, bởi lẽ khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, chức năng xét xử đã hoàn thành, chân lý đã đƣợc làm sáng tỏ, có tội hay vô tội, đúng hay sai đã đƣợc phân xử rõ ràng. Ở thời điểm này, quyền lực của Nhà nƣớc mới chỉ đƣợc thể hiện trên các bản án, quyết định công nhận các sự kiện pháp lý, các quan hệ pháp luật hoặc buộc ngƣời bị kết án có nghĩa vụ phải làm một việc hoặc không làm một việc vì lợi ích của Nhà nƣớc hoặc của ngƣời đƣợc thi hành án, chứ việc công nhận này chƣa đƣợc thể hiện trên thực tế. Để thực hiện nhiệm vụ đƣa các phán quyết của Tòa án trở thành hiện thực trên thực tế, cơ quan thi hành án phải có sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan, trong đó có Tòa án. Thứ ba, thi hành án không mang tính chất hành chính, bởi hành chính là hoạt động chấp hành, điều hành, các quyết định hành chính đƣợc đƣa ra trên cơ sở mệnh lệnh có tính bắt buộc thi hành của cấp trên đối với cấp dƣới. Hoạt động của cơ quan hành chính chủ yếu xoay quanh ngƣời đứng đầu là Thủ trƣởng cơ quan hành chính, trong khi đó thi hành án là hoạt động tƣ pháp có những điểm khác cơ bản. Trƣớc hết, khái niệm tƣ pháp hiểu theo nghĩa rộng, là một hệ thống các thiết chế, các tổ chức bảo vệ pháp luật, duy trì, bảo đảm công lý, công bằng xã hội, trong đó hoạt động xét xử của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền là Tòa án giữ vai trò, vị trí quan trọng, là khâu trung tâm. Vì vậy, khi nói tới Tòa án là nói tới biểu tƣợng điển hình của việc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, là nơi biểu hiện rực rỡ nhất bản chất của pháp luật. Khái niệm tƣ pháp hiểu theo nghĩa hẹp, đó là hoạt động xét xử của Tòa án, thông qua những thủ tục tố tụng nhất định, 16 đối với những vụ việc vi phạm pháp luật, tranh chấp của các chủ thể trong đời sống xã hội, nhằm bảo vệ pháp luật, duy trì, bảo đảm công lý, công bằng xã hội. Vì vậy, toàn bộ các hoạt động điều tra, truy tố và các hoạt động bổ trợ tƣ pháp (Giám định, Luật sƣ, Công chứng, Hộ tịch, Tƣ vấn pháp luật...) đều nhằm phục vụ cho quá trình làm sáng tỏ chân lý, tìm ra sự thật của các vụ việc đã diễn ra trên thực tế, để trên cơ sở đó, Tòa án đƣa ra phán quyết theo qui định của pháp luật. Kết thúc giai đoạn xét xử, Tòa án quyết định những vấn đề thuộc về nội dung vụ án, xác định trách nhiệm pháp lý và chế tài thích hợp cho từng đối tƣợng cụ thể, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nƣớc, cơ quan, tổ chức và của công dân. Các bản án và quyết định xét xử của Tòa án không những nhân danh Nhà nƣớc mà còn thể hiện quyền lực tối cao của Nhà nƣớc có hiệu lực thi hành, chính vì vậy, Điều 106 Hiến pháp năm 2013 qui định: "Bản án, quyết định của Tòa án nhân dân có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan phải nghiêm chỉnh chấp hành" [32]. Tuy nhiên, các bản án và quyết định của Tòa án muốn trở thành hiện thực trong cuộc sống thì phải thông qua hoạt động thi hành án. Là một trong các hoạt động tƣ pháp, với mục đích chung là: Bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nƣớc, của tập thể, bảo vệ tính mạng, tài sản tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân. Từ sự phân tích ở trên, có thể đƣa ra khái niệm thi hành án nhƣ sau: Thi hành án là hoạt động tư pháp do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền tiến hành theo trình tự, thủ tục do pháp luật qui định để đưa bản án, quyết định của Tòa án hoặc các quyết định khác theo qui định của pháp luật, được thự c hiệ n trên thự c tế , nhằ m bả o đ ả m lợ i ích củ a Nhà nư ớ c, quyề n, lợ i ích hợ p pháp của các công dân, tổ 17 chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa. Thi hành án đối với bản án, quyết định hình sự của Tòa án gồm hai phần: Phần thứ nhất là thi hành án hình sự (gồm: Thi hành án phạt tù; Thi hành án tử hình; Thi hành án treo; Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ; Thi hành án phạt cấm cƣ trú; Thi hành án phạt quản chế; Thi hành án phạt trục xuất; Thi hành án phạt tƣớc một số quyền công dân; Thi hành án phạt cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; Thi hành biện pháp tƣ pháp bắt buộc chữa bệnh; Thi hành biện pháp tƣ pháp giáo dục tại xã, phƣờng, thị trấn; Thi hành biện pháp tƣ pháp đƣa vào trƣờng giáo dƣỡng). Phần thứ hai là thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án. Theo qui định tại khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: "Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự" [25]. Gồm: Thi hành hình phạt tiền; thi hành hình phạt tịch thu tài sản và thi hành các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự nhƣ: thi hành nghĩa vụ công khai xin lỗi; thi hành nghĩa vụ sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại; thi hành nghĩa vụ hoàn trả tài sản; thi hành nghĩa vụ cấp dƣỡng. Điều này có nghĩa các bản án, quyết định hình sự của tòa án đã có hiệu lực pháp luật mới đƣợc đem thi hành theo qui định tại khoản 1, Điều 2 Luật thi hành án dân sự năm 2008 (trừ một số trƣờng hợp mặc dù chƣa có hiệu lực pháp luật nhƣng vẫn đƣợc thi hành ngay theo qui định tại khoản 2, Điều 2 của Luật thi hành án dân sự năm 2008). Đó là các bản án, quyết định hình sự đƣợc qui định tại khoản 1, Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 nhƣng chƣa quá thời hiệu yêu cầu thi hành án đối với phần thi hành nghĩa vụ công khai xin lỗi; thi hành nghĩa vụ sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại; thi hành nghĩa vụ hoàn trả tài sản; thi hành nghĩa vụ cấp dƣỡng. Theo qui định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự năm 2008 thì những bản án, quyết định hình 18 sự đƣợc đƣa ra thi hành phần nghĩa vụ dân sự bao gồm hai loại: Thứ nhất, những bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Đó là bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; bản án, quyết định của Tòa án cấp phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm của Tòa án. Thứ hai, những bản án, quyết định của Tòa án chƣa có hiệu lực pháp luật nhƣng đƣợc thi hành ngay. Đó là bản án, quyết định hình sự của Tòa án cấp sơ thẩm về cấp dƣỡng, bồi thƣờng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tổn thất tinh thần của công dân; quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Theo qui định những bản án, quyết định hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật không đƣợc thi hành ngay mà còn phải qua một trình tự, thủ tục, tổ chức thi hành. Đó là việc Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự nơi tòa án đã xét xử sơ thẩm vụ án trong thời hạn năm ngày làm việc kể từ ngày nhận đƣợc bản án, quyết định (chủ động ra quyết định thi hành án đối với quyết định về: hình phạt tiền; tịch thu tài sản; tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính; nộp án phí) hoặc nhận đƣợc đơn yêu cầu thi hành án (ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án đối với quyết định về: công khai xin lỗi; sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại; hoàn trả tài sản; cấp dƣỡng) theo qui định tại Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Từ sự phân tích trên, có thể đi đến kết luận: Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án là hoạt động tư pháp của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên tiến hành theo trình tự thủ tục do pháp luật qui định để đưa bản án, quyết định hình sự của Tòa án được thực hiện trên thực tế buộc người bị kết án phải thực hiện quyết định về hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản và các quyết định 19 dân sự khác (bằng tài sản hay phi tài sản) nhằm bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợ p pháp củ a các công dân, tổ chứ c, bả o vệ trậ t tự pháp luậ t xã hộ i chủ nghĩ a. 1.3.2. Đặc điểm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Xuất phát từ đặc điểm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự mà thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự cũng có những đặc điểm nhƣ sau: Đối với các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định về hình phạt tiền, tịch thu tài sản, quyết định án phí trong bản án, quyết định hình sự đƣợc cơ quan thi hành án chủ động thi hành và trong quá trình thi hành không có sự thỏa thuận thi hành án mà thể hiện hoàn toàn đơn phƣơng của quyền lực Nhà nƣớc. Tiền, tài sản thu đƣợc từ kết quả thi hành các nghĩa vụ này đƣợc sung vào quỹ Nhà nƣớc. Đối với các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định dân sự khác nhƣ: trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại, công khai xin lỗi cơ quan thi hành án không chủ động thi hành mà chỉ thi hành khi ngƣời đƣợc quyền lợi về tiền, tài sản hay nhân thân có đơn yêu cầu thi hành án. Trong quá trình thi hành các bên có quyền thỏa thuận với nhau, ngƣời bị kết án có khoảng thời hạn nhất định để tự nguyện thi hành và chỉ khi ngƣời bị kết án không tự nguyện thi hành thì mới bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế thi hành án. Quyền về nhân thân, tiền, tài sản thu đƣợc từ kết quả thi hành các nghĩa vụ này do cá nhân, tổ chức trong bản án, quyết định hình sự đã tuyên đƣợc hƣởng. 1.4. CƠ SỞ CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ 1.4.1. Cơ sở của qui định nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết 20 định hình sự Hành vi phạm tội là hành vi nguy hiểm cho xã hội và cần phải bị trừng trị nghiêm khắc cũng nhƣ để phòng chống tội phạm thì phải sử dụng một hệ thống các hình phạt trong đó có hình phạt tiền, tịch thu tài sản. Khi Tòa án quyết định áp dụng hình phạt tiền, tịch thu tài sản cũng có nghĩa là buộc ngƣời bị kết án phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tiền, tài sản hay nói cách khác là nghĩa vụ dân sự. Trong quá trình chứng minh và giải quyết trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội các cơ quan tiến hành tố tụng cần làm rõ các điều kiện về tài sản để áp dụng hình phạt tiền, tịch thu tài sản đối với ngƣời phạm tội sao cho chính xác và để các nghĩa vụ dân sự này có tính khả thi. Ngoài ra hành vi phạm tội xảy ra không chỉ xâm hại đến những quan hệ do pháp luật hình sự bảo vệ mà còn gây thiệt hại cho các quan hệ dân sự nên có hai loại trách nhiệm đƣợc đặt ra khi giải quyết vụ án hình sự, đó là: trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định một nguyên tắc cơ bản là vấn đề dân sự đƣợc giải quyết đồng thời với trách nhiệm hình sự trong cùng vụ án hình sự. Theo đó, khi giải quyết vụ án hình sự mà tội phạm xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản… của cá nhân, tổ chức thì ngoài việc điều tra, truy tố, xét xử về hình sự, áp dụng hình phạt đối với ngƣời phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải giải quyết vấn đề bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và tinh thần cho cá nhân, tổ chức bị thiệt hại theo qui định của pháp luật. Luật tố tụng hình sự Việt Nam từ năm 1945 đã qui định vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm đƣợc giải quyết đồng thời với trách nhiệm hình sự trong cùng vụ án hình sự, nhƣng chỉ đến Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 mới đƣợc coi là một nguyên tắc cơ bản. Khi thực hiện hành vi phạm tội, một mặt ngƣời phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, mặt khác họ còn phải chịu trách nhiệm dân sự với tính 21 chất là một chế tài đƣợc áp dụng đối với ngƣời gây thiệt hại. Do đó, khi áp dụng trách nhiệm dân sự đối với ngƣời phạm tội không chỉ làm tăng khả năng trừng trị mà còn có ý nghĩa giáo dục đối với bản thân họ và có tác dụng răn đe, phòng ngừa chung. Hơn nữa, quan hệ dân sự trong vụ án hình sự không đơn thuần chỉ là một quan hệ dân sự thông thƣờng mà việc thực hiện trách nhiệm dân sự của bị can, bị cáo còn nhằm thực hiện trách nhiệm hình sự của họ. Chẳng hạn, trƣờng hợp ngƣời phạm tội bị buộc trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại do họ gây ra (kể cả thiệt hại về tinh thần) là để thực hiện một biện pháp tƣ pháp đƣợc qui định tại Điều 42 Bộ luật hình sự năm 2009, tức là để thực hiện một yêu cầu của trách nhiệm hình sự. Ngoài ra, việc giải quyết vấn đề dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, đồng thời còn có giá trị nhƣ là chứng cứ để chứng minh về tội phạm, là cơ sở để áp dụng trách nhiệm hình sự đối với bị can, bị cáo. Chƣơng II Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định những nguyên tắc cơ bản của Luật tố tụng hình sự, trong đó có nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự (Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự). Trong quá trình tố tụng, ngoài việc phải chứng minh và giải quyết phần trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng còn phải chứng minh và giải quyết phần trách nhiệm dân sự trong vụ án một cách chính xác, khách quan, bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Định hƣớng này không những có tác dụng giải quyết triệt để, khách quan những quan hệ dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm mà còn góp phần làm sáng tỏ những nội dung thuộc trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội trong việc định tội danh và định khung hình phạt hoặc việc khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội gây ra. Vì vậy, quan niệm cho rằng giải quyết trách nhiệm dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm chỉ xuất hiện ở giai đoạn xét xử và thuộc thẩm quyền của Tòa án là 22 không đúng với qui định của Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự. Nguyên tắc này đòi hỏi ngay từ giai đoạn khởi tố vụ án hình sự vấn đề dân sự đã phải là một trong những nội dung cần phải thu thập chứng cứ đề chứng minh làm rõ và thuộc trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự. Tòa án, với chức năng của mình trên cơ sở những chứng cứ đã thu thập đƣợc của Cơ quan điều tra và trong phạm vi quyết định truy tố của Viện kiểm sát tiến hành xét xử, ra phán quyết những vấn đề thuộc trách nhiệm dân sự cùng với việc giải quyết những nội dung của trách nhiệm hình sự trong cùng một bản án. Nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ có phạm vi áp dụng đối với những quan hệ về bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng xuất hiện do việc thực hiện tội phạm. Có nhiều vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm gây thiệt hại cho các quan hệ dân sự, bao gồm: Hành vi phạm tội xâm hại đến sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm, tài sản thì ngoài việc làm phát sinh trách nhiệm hình sự còn làm phát sinh trách nhiệm dân sự của những ngƣời tham gia tố tụng. Hoặc những vấn đề có liên quan đến tiền và tài sản nhƣ: tang vật, án phí, tịch thu vật, tiền hoặc tài sản do phạm tội mà có, đòi lại tài sản, đòi bồi thƣờng thiệt hại… Tuy nhiên, không phải tất cả vấn đề dân sự nào liên quan đến tiền hoặc tài sản mà cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết cũng đều nằm trong phạm vi điều chỉnh của nguyên tắc qui định tại Điều 28 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Theo đó, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ bao gồm việc đòi trả lại tài sản bị chiếm đoạt, đòi bồi thƣờng giá trị tài sản do bị can, bị cáo chiếm đoạt nhƣng bị mất hoặc bị hủy hoại, buộc phải sửa chữa tài sản bị hƣ hỏng, đòi bồi thƣờng thiệt hại về lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại do tài sản bị chiếm đoạt; đòi bồi thƣờng thiệt hại về vật chất và tinh thần do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm. Nói cách khác, vấn đề dân sự trong vụ án hình sự chỉ đƣợc xác định trong phạm vi "trách nhiệm bồi thường 23 thiệt hại ngoài hợp đồng" theo qui định tại chƣơng XXI Bộ luật dân sự năm 2005 là những quan hệ bồi thƣờng thiệt hại phát sinh do tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của tổ chức, cá nhân bị tội phạm xâm hại. Vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đƣợc giải quyết khi khởi tố vụ án hình sự mà không cần có đơn khởi kiện của đƣơng sự. Khi vụ án hình sự có vấn đề dân sự phát sinh do việc thực hiện tội phạm bị khởi tố thì việc dân sự đó đƣơng nhiên đƣợc xem xét và giải quyết mà không cần phải khởi kiện riêng bằng một thủ tục khác nữa. Đây là một điểm khác biệt so với việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án dân sự. Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự phải tuân theo các qui định của luật tố tụng hình sự. Tuy về thực chất vấn đề dân sự trong vụ án hình sự là quan hệ pháp luật hình sự nhƣng nó lại phát sinh trên cơ sở hành vi phạm tội, nên nó không chỉ đơn thuần là những quan hệ dân sự mà còn là căn cứ quan trọng cho việc xác định tội phạm, hình phạt cũng nhƣ các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với ngƣời phạm tội. Vì vậy, khi xem xét, giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự về nội dung phải tuân theo các qui định của Bộ luật dân sự năm 2005 nhƣng về hình thức (về mặt thủ tục) phải tuân theo trình tự, thủ tục của Luật tố tụng hình sự chứ không phải là trình tự, thủ tục của Luật tố tụng dân sự nhƣ trong vụ án dân sự thuần túy. 1.4.2. Cơ sở của qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định về bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án nhƣ sau: 1. Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành và phải đƣợc các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng. Cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan trong phạm vi trách nhiệm của mình phải chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết 24 định của Toà án và phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về việc chấp hành đó. 2. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan nhà nƣớc, chính quyền xã, phƣờng, thị trấn, tổ chức và công dân phải phối hợp với cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án. Các cơ quan nhà nƣớc, chính quyền xã, phƣờng, thị trấn có trách nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án [25]. Tại khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Tòa án: 5. Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự. Chính quyền xã, phƣờng, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giúp chấp hành viên trong việc thi hành án. Nếu cần phải áp dụng biện pháp cƣỡng chế thi hành án thì cơ quan Công an và các cơ quan hữu quan khác có nhiệm vụ phối hợp [25]. Điều 267 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định về thi hành hình phạt tiền hoặc tịch thu tài sản: Quyết định đƣa bản án phạt tiền hoặc tịch thu tài sản ra thi hành phải đƣợc gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp, chấp hành viên, ngƣời bị kết án và chính quyền xã, phƣờng, thị trấn nơi ngƣời bị kết án cƣ trú. Việc tịch thu tài sản đƣợc tiến hành theo quy định tại Điều 40 của Bộ luật hình sự [25]. Trong bản án, quyết định hình sự có các quyết định về hình phạt tiền, 25 tịch thu tài sản, quyết định về án phí và các quyết định dân sự khác đã làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của ngƣời bị kết án và các nghĩa vụ dân sự này phải có các qui định pháp luật để thi hành. Vì là các nghĩa vụ dân sự nên các qui định để thi hành sẽ thuộc về pháp luật dân sự và trình tự thủ tục theo qui định của Luật thi hành án dân sự năm 2008. 1.5. SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ Lịch sử hình thành và phát triển của việc qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự chính là lịch sử hình thành và phát triển của việc qui định thi hành án dân sự vì thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là một phần trong thi hành án dân sự. Dƣới thời Pháp thuộc, thi hành án dân sự hình thành với tên gọi Thừa phát lại. Nhƣng đến khi Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, công tác thi hành án nói chung, thi hành án dân sự nói riêng đã có sự thay đổi căn bản về chất. Nhìn lại chặng đƣờng lịch sử hình thành và phát triển của thi hành án dân sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, chúng ta có thể chia thành các giai đoạn sau đây. 1.5.1. Giai đoạn từ 1945 đến 1989 Là giai đoạn mà tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự chƣa đƣợc dựa trên một văn bản pháp luật chính thức có hiệu lực pháp lý cao do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền ban hành (Quốc hội hoặc Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội). Giai đoạn này, công tác thi hành án dân sự đặt dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Tòa án. Tuy nhiên, về vấn đề quản lý nhà nƣớc và hình thức tổ chức thi hành án dân sự có những thay đổi nhất định qua các thời kỳ: 1945 - 1949, 1950 1980, 1981 - 1989. * Thời kỳ 1945 - 1949 Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ cộng 26 hòa ra đời, hệ thống tƣ pháp mới đƣợc thiết lập trong cả nƣớc. Trên cơ sở Sắc lệnh ngày 10/10/1945 của Chủ tịch Hồ Chí Minh về việc giữ tạm thời các luật, lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ cho đến khi ban hành những Bộ luật chung thống nhất cho toàn quốc, nếu những đạo luật ấy "không trái với những nguyên tắc độc lập của Nhà nƣớc Việt Nam và chính thể dân chủ cộng hòa", chế định Thừa phát lại tiếp tục đƣợc duy trì. Tại Nghị định số 37 ngày 01/12/1945 về tổ chức Bộ Tƣ pháp, phòng giám đốc Hộ vụ đƣợc thành lập, trong đó có Ban công lại thực hiện nhiệm vụ quản lý Thừa phát lại. Cũng theo tinh thần Sắc lệnh 10/10/1945 nói trên, những qui định về thủ tục thi hành án dân sự tiếp tục đƣợc áp dụng, đáp ứng yêu cầu hoạt động tƣ pháp trong những năm đầu của chính quyền cách mạng. Ngày 24/01/1946, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 13 về tổ chức các Tòa án và các ngạch thẩm phán đã đặt cơ sở pháp lý đầu tiên cho tổ chức thi hành án dân sự Việt Nam. Tại khoản 3, Điều 3 của Sắc lệnh qui định: Ban tƣ pháp xã có quyền thi hành những mệnh lệnh của thẩm phán cấp trên. Nhƣ vậy, tổ chức thi hành án dân sự đã đƣợc hình thành ngay trong những năm đầu Cách mạng tháng Tám thành công và tồn tại dƣới hai hình thức là: Thừa phát lại và Ban tƣ pháp xã. Tuy tồn tại hai lực lƣợng thi hành án, nhƣng việc thực hiện thi hành án do Thừa phát lại hay Ban tƣ pháp xã tiến hành, đều thể hiện quyền lực nhà nƣớc và đƣợc đảm bảo bởi sức mạnh cƣỡng chế của Nhà nƣớc. Điều này đƣợc thể hiện tại Sắc lệnh số 130 ngày 19/7/1946 của Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Điều thứ nhất của Sắc lệnh này qui định: Các bản toàn sao hoặc trích sao bản án hoặc mệnh lệnh do các phòng Lục sự phát cho các đƣơng sự để thi hành bản án, hoặc mệnh lệnh của các Tòa án hộ đều có thể thức thi hành, ấn định". 27 "Vậy, Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa truyền cho các Thừa phát lại theo yêu cầu của đƣơng sự thi hành bản án này, các ông Chƣởng lý, và Biện lý kiểm sát việc thi hành án, Cai thị chỉ huy binh lực giúp đỡ mỗi khi đƣơng sự chiếu luật yêu cầu [3]. Về trình tự thi hành án, Thông tƣ số 24-BK ngày 26/4/1949 của Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp về việc thi hành án Hình và Hộ đã qui định cụ thể những nguyên tắc chấp hành, thể thức chấp hành, cách thức thi hành các bản án, quyết định của Tòa án. Thông tƣ đã xác định trách nhiệm thi hành án của Thừa phát lại, Ban tƣ pháp xã và nhấn mạnh vai trò của Ủy ban nhân dân cấp xã và các cơ quan liên quan trong việc hỗ trợ thi hành án. * Thời kỳ 1950 - 1980 Ngày 22/5/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 85/SL về "Cải cách bộ máy tƣ pháp và luật tố tụng" tạo nên sự thay đổi có tính chất bƣớc ngoặt trong tổ chức và hoạt động tƣ pháp nói chung và thi hành án dân sự nói riêng. Tại Điều 9 Sắc lệnh qui định: "Thẩm phán huyện dƣới sự kiểm soát của biện lý có nhiệm vụ đem chấp hành các án Hình về khoản bồi thƣờng hay bồi hoàn và các án Hộ mà chính Tòa án huyện và Tòa án trên đã tuyên" [3]. Theo qui định này, việc thi hành án dân sự do Thừa phát lại và Ban tƣ pháp xã thực hiện trƣớc đây đƣợc thay thế bằng thẩm phán huyện dƣới sự chỉ đạo trực tiếp của Chánh án. Điều này đã làm thay đổi căn bản cơ chế tổ chức, hoạt động thi hành án dân sự. Thi hành án dân sự từ chỗ căn cứ vào yêu cầu của đƣơng sự đã trở thành trách nhiệm của Nhà nƣớc. Tòa án chủ động thi hành án dân sự mà không chờ yêu cầu của ngƣời đƣợc thi hành án. Trên cơ sở Hiến pháp 1959, Quốc hội ban hành Luật tổ chức Tòa án nhân dân 1960. Tại Điều 24 của Luật xác định: "Tại các Tòa án nhân dân địa phương có nhân viên thi hành án làm nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định dân sự, những khoản xử về bồi thường và tài sản trong các bản án, quyết 28 định hình sự" [23]. Vấn đề vị trí, chức năng, nhiệm vụ của nhân viên chấp hành án đƣợc xác định rõ trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Ngày 13/10/1972, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã ra Quyết định số 186/CT về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên. Nhà nƣớc không tổ chức cơ quan thi hành án dân sự riêng mà chỉ đặt Chấp hành viên tại các Tòa án nhân dân địa phƣơng để thực hiện chuyên trách việc thi hành án dân sự. Chấp hành viên có nhiệm vụ thi hành những bản án, quyết định dân sự, những khoản xử phạt tiền, tịch thu tài sản, bồi thƣờng, hoàn trả lại tài sản trong các bản án, quyết định hình sự; giúp Chánh án Tòa án nhân dân đôn đốc, kiểm tra công tác thi hành án tại các Tòa án nhân dân cấp dƣới. Chấp hành viên thực hiện nhiệm vụ dƣới sự chỉ đạo của Chánh án Tòa án nhân dân nơi mình công tác. Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Chấp hành viên có quyền định cho đƣơng sự một thời hạn để thi hành án, áp dụng biện pháp cƣỡng chế mà pháp luật cho phép sau khi có sự thỏa thuận của Chánh án nơi Chấp hành viên công tác, yêu cầu lực lƣợng bảo vệ trật tự trị an giúp sức khi cần thiết, đề nghị Tòa án cấp có thẩm quyền hoãn, tạm đình chỉ thi hành án. Đồng thời, Chấp hành viên có trách nhiệm thi hành đầy đủ và nhanh chóng bản án, quyết định của Tòa án (Điều 4, Điều 5 Quyết định số 86/TC ngày 13/10/1972). Ngoài ra, pháp luật còn qui định trách nhiệm của Ủy ban hành chính xã, phƣờng cùng các cơ quan có liên quan trong việc tổ chức hỗ trợ thi hành án.Viện kiểm sát nhân dân các cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc chấp hành bản án, quyết định của Tòa án nhân dân (Điều 17 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 1960). * Thời kỳ 1981 - 1989 Hiến pháp 1980 ra đời đã tạo tiền đề cho sự ra đời các văn bản pháp 29 luật khác. Trong đó có các Đạo luật về tổ chức của bộ máy nhà nƣớc, nhằm kiện toàn bộ máy nhà nƣớc, phân tích rõ chức năng của từng loại cơ quan, tăng cƣờng hiệu lực quản lý nhà nƣớc bằng pháp luật. Theo qui định tại Điều 16 Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 1981 thì việc quản lý Tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức đƣợc giao cho Bộ Tƣ pháp. Nghị định số 143 /HĐBT ngày 22/11/1981 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) đã qui định: Bộ Tƣ pháp có chức năng quản lý Tòa án nhân dân địa phƣơng về mặt tổ chức, trong đó bao gồm cả việc quản lý công tác thi hành án dân sự. Sau khi thực hiện việc chuyển giao công tác thi hành án dân sự, ngày 18/7/1982, Bộ Tƣ pháp và Tòa án nhân dân tối cao đã ký Thông tƣ liên ngành số 472 về "quản lý công tác thi hành án trong thời kỳ trƣớc mắt" đã qui định: ở địa phƣơng tại các Tòa án cấp tỉnh có Phòng thi hành án nằm trong cơ cấu bộ máy của Tòa án để giúp Chánh án chỉ đạo công tác thi hành án; ở các Tòa án cấp huyện có Chấp hành viên hoặc cán bộ làm công tác thi hành án dƣới sự chỉ đạo của Chánh án. Việc quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực thi nhiệm vụ của Chấp hành viên vẫn do Chánh án Tòa án nhân dân cùng cấp đảm nhiệm. Cơ chế thi hành án này đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan tƣ pháp và Tòa án từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. 1.5.2. Giai đoạn từ 01/01/1990 - 30/6/1993 Ngày 28/8/1989 Pháp lệnh thi hành án dân sự ra đời, đặt nền móng cho việc tăng cƣờng, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, qui chế Chấp hành viên đƣợc ban hành kèm theo Nghị định số 68/HĐBT ngày 06/3/1990 của Hội đồng Bộ trƣởng. Theo qui định của các văn bản nói trên, thì chỉ có Chấp hành viên là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định của Tòa án (trƣớc đây việc thi hành án, ngoài Chấp hành viên còn có thể do cán bộ thi hành án thực hiện). Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Chấp hành viên 30 theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân địa phƣơng. Theo Pháp lệnh này, cơ chế kết hợp quyền tự định đoạt của đƣơng sự với sự chủ động của cơ quan thi hành án và Chấp hành viên đã tạo ra sự phát triển mới trong công tác thi hành án dân sự. Điều đó đƣợc thể hiện bằng việc qui định: ngƣời bị kết án phải có đơn yêu cầu thi hành án thì Tòa án có thẩm quyền mới tiến hành việc thi hành án (Điều 14 Pháp lệnh); Cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án trong những trƣờng hợp nhất định nhằm bảo vệ kịp thời lợi ích của Nhà nƣớc, quyền lợi hợp pháp của tập thể và công dân nhƣ đối với những bản án, quyết định phạt tiền, tịch thu tài sản và án phí, bồi thƣờng thiệt hại tài sản xã hội chủ nghĩa… Để hƣớng dẫn và cụ thể hóa Pháp lệnh 1981, hàng loạt những văn bản pháp luật đã đƣợc ban hành nhƣ: Thông tƣ liên ngành số 06-89/ TTLN ngày 17/7/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Tƣ pháp; Thông tƣ liên ngành số 07- 89/TTLN ngày 10/12/1989 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ... Cùng với sự hoàn thiện hơn về pháp luật, đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án cũng đƣợc củng cố và tăng cƣờng, đƣợc chuyên môn hóa, có chức danh, tiêu chuẩn riêng và chịu trách nhiệm trƣớc Nhà nƣớc về việc thực hiện các phán quyết của Tòa án. Tuy vậy, sự điều hành chỉ đạo công tác thi hành án vẫn chƣa đƣợc thay đổi phù hợp. Cơ quan thi hành án, Chấp hành viên thuộc Tòa án, do Tòa án trực tiếp chỉ đạo về nghiệp vụ và chịu trách nhiệm báo cáo trƣớc cấp trên về kết quả hoạt động thi hành án. Mọi quyết định quan trọng trong thủ tục thi hành án đều thuộc thẩm quyền của Chánh án, Chấp hành viên với trách nhiệm là "ngƣời đƣợc Nhà nƣớc giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định của Tòa án" thực ra chỉ là những ngƣời thừa hành sự chỉ đạo của Chánh án, không có quyền năng thực sự để đảm bảo thực thi nhiệm vụ của mình. Mặt khác, 31 Chánh án với tƣ cách là ngƣời chịu trách nhiệm về tổ chức và hoạt động xét xử lại là ngƣời chỉ đạo việc thi hành những phán quyết của Tòa án nên không khách quan và quá tải về công việc. Đội ngũ cán bộ thi hành án luôn bị xáo trộn, không đƣợc qui hoạch, đào tạo bồi dƣỡng thƣờng xuyên. Cơ sở vật chất, phƣơng tiện phục vụ hoạt động thi hành án hầu nhƣ không đƣợc trang bị làm ảnh hƣởng đến công tác thi hành án. 1.5.3. Giai đoạn từ 1993 đến nay Để khắc phục hạn chế nói trên, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa IX ngày 06/10/1992 đã thông qua nghị quyết về việc bàn giao công tác thi hành án từ Tòa án nhân dân các cấp sang cơ quan của Chính phủ. Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự dân sự năm 1989 đã tạo bƣớc ngoặt lớn về tổ chức và hoạt động thi hành án, đƣa công tác này sang một giai đoạn mới, đáp ứng yêu cầu của đất nƣớc trong thì kỳ đổi mới. Theo đó, công tác thi hành án dân sự đƣợc chuyển từ Tòa án nhân dân các cấp sang các cơ quan của Chính phủ. Mô hình tổ chức cơ quan thi hành án dân sự đƣợc thiết lập với hai loại cơ quan: Cơ quan quản lý thi hành án dân sự và Cơ quan thi hành án dân sự. Địa vị pháp lý của Chấp hành viên, quyền tự định đoạt của đƣơng sự tiếp tục đƣợc khẳng định. Ngoài ra, Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993 cũng có những qui định nhằm xác lập cơ chế phối hợp của các ngành, cấp trong công tác thi hành án dân sự. Tuy nhiên, do đƣợc ban hành trong điều kiện khẩn trƣơng nhằm kịp thời triển khai thi hành nghị quyết về bàn giao công tác thi hành án dân sự từ Tòa án nhân dân các cấp sang cơ quan của Chính phủ, nên những sửa đổi, bổ sung của Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 là rất khiêm tốn, chủ yếu tập trung vào sự chuyển đổi cơ chế thi hành án, mà không có sự sửa đổi, bổ sung về mặt trình tự, thủ tục thi hành án. Do đó việc sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 1993 là nhu cầu cấp bách nhằm đáp ứng thực tiễn đòi hỏi. 32 Ngày 14/01/2004, Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội thông qua Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, với 8 chƣơng, 70 điều. So với Pháp lệnh năm 1993, đã tăng thêm 1 chƣơng, 20 điều. Về mặt nội dung, Pháp lệnh năm 2004 đã đƣợc sửa đổi, bổ sung một cách cơ bản, có nhiều nội dung đã đƣợc phát triển thêm, có nhiều nội dung hoàn toàn mới đƣợc bổ sung cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, với tiến trình cải cách tƣ pháp và cải cách hành chính hiện nay. Những kết quả đạt đƣợc sau hơn bốn năm thực hiện Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 là cơ bản. Tuy nhiên, so với đòi hỏi của thực tiễn và yêu cầu nhiệm vụ đặt ra trong tình hình mới thì Pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004 đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, làm giảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc, tính nghiêm minh của Pháp luật; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức và Nhà nƣớc theo bản án, quyết định của Tòa án chƣa đƣợc bảo đảm, nhiều việc gây bức xúc trong xã hội. Thực tiễn này đã đặt ra yêu cầu phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế thi hành án; đổi mới qui trình, thủ tục thi hành án dân sự; nâng cao vị thế, vai trò, trách nhiệm của hệ thống tổ chức thi hành án dân sự trong bộ máy nhà nƣớc để đáp ứng đòi hỏi của công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đặc biệt đó của công tác thi hành án dân sự đối với công cuộc xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đã qui định: "Xây dựng cơ chế bảo đảm mọi bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật phải được thi hành, các cơ quan hành chính vi phạm bị xử lý theo phán quyết của Tòa án phải nghiêm chỉnh chấp hành" [20]. Để tiếp tục đƣa các chủ trƣơng, đƣờng lối đó của Đảng về cải cách tƣ pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự vào thực tiễn cuộc sống, ngày 33 14/11/2008, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XII đã biểu quyết với đa số phiếu tán thành thông qua Luật thi hành án dân sự gồm có 9 chƣơng 183 Điều, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2009 và Nghị quyết số 24/2008/QH12 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008 chứa đựng nhiều nội dung mới quan trọng thể hiện chủ trƣơng cải cách tƣ pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự và xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, cụ thể bao gồm: Một là, Quốc hội thông qua Luật thi hành án dân sự năm 2008 thay thế Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004 đã khẳng định giá trị hiệu lực pháp lý cao của các qui phạm pháp luật trong lĩnh vực thi hành án dân sự. Có thể nói trong lịch sử lập pháp Việt Nam, riêng trong lĩnh vực thi hành án thì Luật thi hành án dân sự năm 2008 là văn bản chuyên ngành đầu tiên về thi hành án dân sự có hiệu lực pháp lý cao nhất. Hai là, qui định mới về thi tuyển chấp hành viên trƣớc khi bổ nhiệm. Một trong những nội dung của định hƣớng xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 đó là: "Nghiên cứu thực hiện cơ chế thi tuyển để chọn ngƣời bổ nhiệm vào các chức danh tƣ pháp; tiến tới thực hiện chế độ thi tuyển đối với một số chức danh tƣ pháp" [20]. Phù hợp yêu cầu đó, Luật thi hành án dân sự năm 2008 lần đầu tiên đã qui định việc thi tuyển chấp hành viên là thủ tục, điều kiện bắt buộc trƣớc khi bổ nhiệm. Tuy nhiên, việc thi tuyển chấp hành viên cũng có trƣờng hợp ngoại lệ đƣợc qui định tại nghị quyết của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự, đó là để phù hợp với điều kiện cụ thể về nguồn công chức làm công tác thi hành án tại các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa trong giai đoạn hiện nay, Quốc hội đã giao Chính phủ qui định những cơ quan thi hành án dân sự cụ thể ở các địa bàn nêu trên đƣợc tuyển chọn ngƣời có trình độ cử nhân 34 luật làm Chấp hành viên không qua thi tuyển trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày Luật thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực thi hành. Ba là, qui định mới về bổ nhiệm chấp hành viên không kỳ hạn. Thực hiện chủ trƣơng cải cách tƣ pháp, xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW: "Tăng thời hạn bổ nhiệm chức danh tƣ pháp hoặc thực hiện chế độ bổ nhiệm không có kỳ hạn" [20], Luật thi hành án dân sự năm 2008 đã qui định mới về việc bổ nhiệm chấp hành viên không kỳ hạn thay vì việc bổ nhiệm chấp hành viên theo nhiệm kỳ năm năm nhƣ qui định pháp luật hiện hành. Bốn là, qui định mới về cƣỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của ngƣời bị kết án thì đƣợc hỗ trợ tiền thuê nhà. Việc trích lại một khoản tiền cho ngƣời bị kết án trong trƣờng hợp họ bị cƣỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất là hết sức cần thiết, thể hiện tính nhân đạo của Nhà nƣớc ta, phù hợp với định hƣớng xây dựng nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây là khoản tiền trong số tiền bán tài sản để đảm bảo cho ngƣời bị kết án tạo lập chỗ ở khác hoặc thuê nhà ở. Do đó, Luật thi hành án dân sự đã qui định: Trong trƣờng hợp cƣỡng chế giao nhà là nhà ở duy nhất của ngƣời bị kết án cho ngƣời mua đƣợc tài sản bán đấu giá, nếu xét thấy sau khi thanh toán các nghĩa vụ thi hành án mà ngƣời bị kết án không còn đủ tiền để thuê nhà hoặc tạo lập nơi ở mới thì trƣớc khi làm thủ tục chi trả cho ngƣời đƣợc thi hành án, Chấp hành viên trích lại số tiền bán tài sản một khoản tiền để ngƣời bị kết án thuê nhà phù hợp với giá thuê nhà trung bình tại địa phƣơng trong thời hạn một năm. Năm là, qui định mới về việc miễn thi hành án đối với các khoản phải thu cho ngân sách Nhà nƣớc có giá trị không quá 500.000 đồng. Có thể nói tính nhân đạo là một trong những ƣu việt của nhà nƣớc pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong đó Nhà nƣớc ta luôn có những chính sách hỗ trợ đối với cá nhân, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Chính vì vậy, tại Nghị quyết số 35 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự đã qui định miễn thi hành đối với các khoản thu cho ngân sách nhà nƣớc có giá trị không quá 500.000 đồng, mà thời gian tổ chức thi hành đã quá 5 năm tính đến thời điểm Luật thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực thi hành nhƣng ngƣời bị kết án không có điều kiện thi hành án. Sáu là, qui định mới về chủ trƣơng xã hội hóa một số công việc liên quan đến công tác thi hành án dân sự. Thực hiện chủ trƣơng xã hội hóa một số công việc trong lĩnh vực thi hành án dân sự theo qui định tại Nghị quyết số 49-NQ/TW: Từng bƣớc thực hiện việc xã hội hóa và qui định những hình thức, thủ tục để giao cho tổ chức không phải là cơ quan Nhà nƣớc thực hiện một số công việc thi hành án...; nghiên cứu chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên), trƣớc mắt có thể tổ chức thí điểm tại một số địa phƣơng, sau vài năm, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực tiễn sẽ có bƣớc đi tiếp theo [20]. Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc hội về việc thi hành Luật thi hành án dân sự đã nhất trí giao cho Chính phủ qui định và tổ chức thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại (Thừa hành viên) tại một số địa phƣơng. Ngoài những qui định mới cơ bản nêu trên, Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã sửa đổi, bổ sung làm rõ hơn một số qui định quan trọng khác nhƣ: về hệ thống tổ chức thi hành án; qui định Chấp hành viên đƣợc sử dụng công cụ hỗ trợ khi thi hành công vụ; tăng thời hiệu yêu cầu thi hành án; bổ sung các biện pháp bảo đảm thi hành án; bổ sung một số điều khoản về các biện pháp cƣỡng chế thi hành án và thủ tục cƣỡng chế thi hành án; đơn giản hóa một số thủ tục hành chính không cần thiết trong quá trình thi hành án, v.v... Ngày 23/11/2012 Quốc hội đã thông qua nghị quyết số 36/2012/QH13 về việc tiếp tục thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Ngày 24/6/2013, Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp đã ban hành Quyết định số 36 1531/QĐ-BTP về việc chọn địa phƣơng mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại. Theo đó, Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp quyết định mở rộng địa bàn thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng sau đây: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Nghệ An, Bình Định, Đồng Nai, Bình Dƣơng, Tiền Giang, An Giang, Vĩnh Long. Đối với Thành phố Hồ Chí Minh, mở rộng thực hiện thí điểm chế định Thừa phát lại tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào áp dụng trong thực tiễn cho thấy Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã bộc lộ những bất cập. Trong hai ngày 20 và 21 tháng 12 năm 2011, Bộ Tƣ pháp tổ chức Hội nghị sơ kết hai năm thi hành Luật thi hành án dân sự năm 2008, báo cáo của Bộ Tƣ pháp thừa nhận việc thi hành luật còn nhiều hạn chế. Cụ thể, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản hƣớng dẫn Luật thi hành án dân sự năm 2008 còn chậm, một số văn bản triển khai xây dựng từ năm 2009 nhƣng đến nay chƣa đƣợc ban hành. Đặc biệt, báo cáo nêu 30 khuyết điểm của Luật thi hành án dân sự năm 2008 và các văn bản hƣớng dẫn thi hành, cần đƣợc sửa đổi, bổ sung hoặc hƣớng dẫn cụ thể. Trong đó, hạn chế lớn nhất của Luật thi hành án dân sự năm 2008 là lấy chấp hành viên thi hành án dân sự làm trung tâm của hoạt động thi hành án. Hiện nay Dự thảo mới nhất Luật thi hành án dân sự năm 2008 sửa đổi đã đƣợc lấy ý kiến đóng góp. Dự thảo Luật thi hành án dân sự (sửa đổi) dự kiến bổ sung mới 11 điều, sửa đổi 65/183 điều và bãi bỏ 4/183 điều so với Luật hiện hành. Trong đó dự thảo chủ yếu sửa đổi, bổ sung một số qui định nhƣ: quyền, nghĩa vụ của đƣơng sự trong thi hành án dân sự; vai trò, trách nhiệm tòa án trong thi hành án dân sự; thủ tục thi hành án dân sự; trách nhiệm xác minh điều kiện thi hành án… Dự thảo Luật thi hành án dân sự (sửa đổi) 37 đã đƣợc trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2014) và hiện tại đã đƣợc thông qua. 1.6. LUẬT CỦA MỘT SỐ NƢỚC VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ Tùy theo đặc điểm về truyền thống pháp lý, điều kiện kinh tế - xã hội ở từng quốc gia mà tổ chức thi hành án dân sự đƣợc pháp luật qui định là một tổ chức công, bán công hoặc là do tƣ nhân đảm nhiệm. 1.6.1. Thi hành án công Ở mô hình này tổ chức thi hành án bao gồm hệ thống các cơ quan thuộc bộ máy nhà nƣớc, các Chấp hành viên và công chức, viên chức hƣởng lƣơng từ ngân sách nhà nƣớc. Mô hình tổ chức thi hành án công có thể phân làm hai loại: Cơ quan thi hành án nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án và các cơ quan hành chính tƣ pháp hoặc cơ quan thuế. - Cơ quan thi hành án nằm trong Tòa án Tổ chức thi hành án ở các nƣớc này là một bộ phận nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án, Chấp hành viên là công chức đặt tại Tòa án do Chánh án hoặc Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp bổ nhiệm. Toàn bộ hoạt động thi hành án đặt dƣới sự giám sát chỉ đạo của Chánh án Tòa án địa phƣơng hoặc thẩm phán thi hành án. Mặc dù vậy, hoạt động thi hành án đƣợc tiến hành theo một thứ tự chặt chẽ cho Chấp hành viên tiến hành theo qui định của pháp luật. Điển hình là Trung Quốc. Tòa án đảm nhiệm việc thi hành án dân sự, bản án, quyết định dân sự và phần tài sản trong bản án, quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật do Tòa án nhân dân sơ thẩm thi hành. Những bản án, quyết định mà pháp luật qui định do Tòa án nhân dân thi hành sẽ do Tòa án nhân dân nơi ngƣời bị kết án cƣ trú hoặc nơi có tài sản của ngƣời bị kết án tiến hành. Công tác thi hành án do Thi hành viên đảm nhiệm. Căn cứ vào yêu cầu thực tế, Tòa án nhân dân cơ sở, Tòa án nhân dân trung cấp có thể lập cơ 38 quan thi hành án. Chức trách của cơ quan thi hành án do Tòa án nhân dân tối cao qui định. - Cơ quan thi hành án thuộc cơ quan hành chính hoặc cơ quan thuế, các cơ quan thi hành án loại này đƣợc chia làm hai dạng sau: Một là, mô hình tổ chức thi hành án dân sự công, độc lập tạo thành một hệ thống từ Trung ƣơng đến địa phƣơng thuộc thẩm quyền quản lý của các cơ quan quản lý hành chính tƣ pháp. Ví dụ nhƣ Thái Lan: Tổ chức cơ quan thi hành án bao gồm: Ban thƣ ký, Ban tài chính, Ban thi hành án dân sự, Ban thực hiện dịch vụ theo chỉ định các vụ phá sản; Trung tâm nhận giữ tài sản, Ban kết toán thi hành án và nhận giữ tài sản của các khu vực và tỉnh thành. Hai là, mô hình tổ chức thi hành án dân sự công, độc lập tạo thành một hệ thống từ Trung ƣơng đến khu vực đặt dƣới sự quản lý của Hội đồng thuế quốc gia. Ví dụ nhƣ ở Thụy Điển, các cơ quan thi hành án thuộc hệ thống các cơ quan nhà nƣớc. ở cấp Trung ƣơng có cơ quan thi hành án trực thuộc Bộ tài chính, ở địa phƣơng tƣơng đƣơng với 10 khu vực hành chính có 10 cơ quan thi hành án khu vực. Trong mỗi cơ quan thi hành án có Giám đốc, Chấp hành viên, nhân viên thanh tra với nhân viên hành chính. 1.6.2. Tổ chức thi hành án bán công Tổ chức thi hành án bán công là tổ chức thi hành án mà do công chức thực hiện đối với một số việc thi hành án nhất định nhƣ thu thuế, thi hành án đối với bất động sản và quyền tài sản, tịch thu tài sản sung công quỹ, phạt tiền... vừa cho viên chức thừa hành đảm nhiệm phần lớn công việc thi hành án dân sự trên nguyên tắc lấy thu bù đắp chi phí thi hành án. Tƣơng tự nhƣ tổ chức thi hành án công, tổ chức thi hành án bán công cũng có thể nằm trong cơ cấu tổ chức của Tòa án, hoặc các cơ quan hành chính. 39 Ví dụ ở Đức: Việc thi hành án dân sự do Tòa án khu vực đảm nhiệm. ở Tòa án này có thẩm phán, nhân viên Tòa án, Chấp hành viên và nhân viên thi hành án. Chấp hành viên chịu sự giám sát trực tiếp của Chánh án Tòa án cấp khu vực. Tuy là công chức nhƣng Chấp hành viên thực hiện công việc của mình một cách độc lập, có con dấu riêng, đƣợc hƣởng một khoản lƣơng cố định. Chấp hành viên không làm việc tại cơ quan Tòa án mà mở văn phòng riêng và đƣợc quyền tuyển nhân viên giúp việc. Chấp hành viên đƣợc hƣởng lƣơng, đƣợc hƣởng 15% lệ phí thi hành án các khoản tiền thanh toán chi phí khác nhƣ: đi lại, sao chụp tài liệu. 1.6.3. Tổ chức thi hành án tư nhân Là mô hình tổ chức chủ yếu theo qui chế Thừa phát lại. Thừa phát lại do Nhà nƣớc bổ nhiệm, là ngƣời hành nghề theo qui chế tự do, Nhà nƣớc không trả lƣơng mà hƣởng thù lao theo luật định. Thừa phát lại vừa thực hiện chức năng công quyền (lập văn bản, thu hồi nợ, làm đại diện) và chức năng trợ giúp khác cho ngƣời đƣợc thi hành án.Thừa phát lại - tổ chức nghề nghiệp, không phải là cơ quan nhà nƣớc. Tuy nhiên, việc thi hành án có sự giám sát của Tòa án, trực tiếp là thẩm phán thi hành án. Trong quá trình thi hành án, nếu có các vấn đề tranh chấp phát sinh, thì thẩm phán thi hành án giải quyết. Thừa phát lại không phải là công chức nhà nƣớc mà là ngƣời đƣợc Nhà nƣớc bổ nhiệm để thực hiện sứ mệnh công nhƣng theo qui chế của ngƣời hành nghề tự do, không ăn lƣơng Nhà nƣớc mà tự hạch toán. Điển hình cho mô hình này là Cộng hòa Pháp. 40 Chương 2 QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM 2.1. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ 2.1.1. Qui định pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại chủ động thi hành án Các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền; quyết định tịch thu tài sản; quyết định truy thu tiền, tài sản thu lời bất chính; quyết định về án phí trong bản án, quyết định hình sự là các nghĩa vụ dân sự thuộc loại thi hành án chủ động của cơ quan thi hành án. * Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định về án phí Theo qui định tại Điều 98 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định về án phí nhƣ sau: Án phí là tất cả chi phí để tiến hành tố tụng hình sự bao gồm tiền thù lao cho ngƣời làm chứng, ngƣời bị hại, ngƣời giám định, ngƣời phiên dịch, ngƣời bào chữa trong trƣờng hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ định và các khoản chi phí khác theo qui định của pháp luật; án phí dân sự trong vụ án hình sự [25]. Tại Điều 99 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định trách nhiệm chịu án phí: 1. Án phí do ngƣời bị kết án hoặc Nhà nƣớc chịu theo qui định của pháp luật. 2. Ngƣời bị kết án phải trả án phí theo quyết định của Tòa án. 3. Trong trƣờng hợp vụ án đƣợc khởi tố theo yêu cầu của 41 ngƣời bị hại, nếu Tòa án tuyên bố bị cáo không có tội hoặc vụ án bị đình chỉ theo qui định tại khoản 2 Điều 105 của Bộ luật này thì ngƣời bị hại phải trả án phí [25]. Án phí trong bản án, quyết định hình sự bao gồm án phí không có giá ngạch và án phí có giá ngạch. Án phí không có giá ngạch gồm án phí hình sự sơ thẩm và án phí hình sự phúc thẩm. Án phí có giá ngạch trong bản án, quyết định hình sự là các án phí phát sinh khi giải quyết các vấn đề dân sự trong vụ án hình sự căn cứ theo các qui định về án phí dân sự. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 01/2012/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 06 năm 2012 để hƣớng dẫn áp dụng một số qui định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án. * Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định về hình phạt tiền trong bản án, quyết định hình sự Áp dụng hình phạt tiền đối với ngƣời phạm tội sẽ tiết kiệm đƣợc những chi phí xã hội cho việc giáo dục, cải tạo, hạn chế mặt tiêu cực có thể phát sinh do áp dụng hình phạt tù mà vẫn đạt đƣợc mục đích cải tạo, giáo dục, phòng ngừa. Ngƣời phạm tội không bị cách ly khỏi xã hội, đƣợc sống và làm việc trong một môi trƣờng hoàn toàn bình thƣờng qua đó cũng thể hiện nguyên tắc nhân đạo của pháp luật hình sự Nhà nƣớc ta. Hình phạt tiền tạo ra khả năng cá thể hóa hình phạt đối với các trƣờng hợp phạm tội khác nhau về tính chất cũng nhƣ mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, góp phần thực hiện chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng của luật hình sự Việt Nam. Theo qui định của pháp luật hình sự, hình phạt tiền vừa là loại hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung. Tuy nhiên, hình phạt tiền không thể đƣợc áp dụng đồng thời vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung đối với một trƣờng hợp phạm tội cụ thể với một loại tội cụ thể. Việc qui định về tính 42 chất "lƣỡng tính" của hình phạt tiền chỉ làm tăng sự linh hoạt trong việc áp dụng hình phạt tiền đối với các loại tội trong các trƣờng hợp cụ thể khác nhau. Với tƣ cách là hình phạt chính, xét theo thứ tự từ nhẹ đến nặng, hình phạt tiền đƣợc xếp ở vị trí thứ hai, nặng hơn hình phạt cảnh cáo nhƣng lại nhẹ hơn hình phạt cải tạo không giam giữ và tù có thời hạn. Nhƣ vậy hình phạt tiền đóng vai trò làm cầu nối giữa hình phạt cảnh cáo, biện pháp ít nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt với cải tạo không giam giữ là biện pháp xử lý nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn tạo ra sự liên tục theo hƣớng tăng dần mức độ nghiêm khắc của các hình phạt tạo ra tính thống nhất trong hệ thống hình phạt. Với tƣ cách là hình phạt bổ sung, phạt tiền cùng với các hình phạt bổ sung khác trong hệ thống hình phạt (Điều 28 khoản 2 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009) đã làm phong phú các biện pháp hình sự đƣợc áp dụng nhằm thực hiện chức năng xã hội của hình phạt. * Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định tịch thu tài sản; quyết định tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm trong bản án, quyết định hình sự Nghĩa vụ dân sự từ quyết định tịch thu tài sản trong bản án, quyết định hình sự đƣợc qui định trong chƣơng chế định hình phạt của Bộ luật hình sự nó là một hình phạt còn nghĩa vụ dân sự từ quyết định về tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm đƣợc qui định trong chế định các biện pháp tƣ pháp của Bộ luật hình sự qui định nó là một biện pháp tƣ pháp. Quyết định về tịch thu vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm là biê ̣n pháp nhằ m tƣớc đoa ̣t công cu ̣ , phƣơng tiê ̣n pha ̣m tô ̣i , nhƣ̃ng lơ ̣i ić h bấ t chính do phạm tội mà có , vâ ̣t cấ m lƣu hành có tác du ̣ng hỗ trơ ̣ hiǹ h pha ̣t , tác đô ̣ng vào ý thƣ́c ngƣời pha ̣m tô ̣i làm cho mu ̣c đić h phòng ngƣ̀a đƣơ c̣ hiê ̣u quả và triệt để hơn . Thƣ̣c tiễn thi hành Bộ luật hình sự cho thấ y , đây là biện pháp tƣ pháp rấ t cầ n thiế t và có pha ̣m vi áp du ̣ng rô ̣ng , tầ n suấ t áp du ̣ng cao . Điều 40 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định về tịch thu tài sản: 43 Tịch thu tài sản là tƣớc một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của ngƣời bị kết án sung quỹ nhà nƣớc. Tịch thu tài sản chỉ đƣợc áp dụng đối với ngƣời bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trƣờng hợp do Bộ luật này qui định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho ngƣời bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống [29]. Điều 41 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định về tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm: 1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nƣớc đƣợc áp dụng đối với: a) Công cụ, phƣơng tiện dùng vào việc phạm tội; b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán, đổi chác những thứ ấy mà có; c) Vật thuộc loại Nhà nƣớc cấm lƣu hành. 2. Đối với vật, tiền bị ngƣời phạm tội chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp. 3. Vật, tiền thuộc tài sản của ngƣời khác, nếu ngƣời này có lỗi trong việc để cho ngƣời phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tội phạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nƣớc [29]. Đối tƣợng bị tịch thu qui định ở hai Điều luật 40 và Điều 41 có khác nhau về quyền sở hữu, nguồn gốc. Đối tƣợng bị tịch thu của Điều 40 là tài sản phải thuộc sở hữu của ngƣời bị kết án hoặc tài sản ngƣời phạm tội có đƣợc do thu lời bất chính nhƣng cơ quan chức năng không thể chứng minh đƣợc và bị Tòa án tuyên sung quỹ Nhà nƣớc. Đối tƣợng bị tịch thu của Điều 41 là tài sản có liên quan đến tội phạm và tùy vào tính chất của đối tƣợng mà Tòa án có thể quyết định tiêu hủy hoặc sung quỹ Nhà nƣớc 44 * Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định về truy thu tiền, tài sản thu lời bất chính trong bản án, quyết định hình sự Bằng hành vi phạm tội, ngƣời phạm tội đã thu lời đƣợc tiền, tài sản và tiền, tài sản đã bị tiêu dùng thì khi bị kết án, tòa án sẽ tuyên phải truy thu tiền, tài sản thu lời bất chính đó để sung công quỹ Nhà nƣớc. Theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: "Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu sung quỹ Nhà nước" [25]. 2.1.2. Qui định pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án theo đơn yêu cầu Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi thƣờng thiệt hại; buộc công khai xin lỗi, cấp dƣỡng trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành theo đơn yêu cầu của cơ quan thi hành án. Điều 42 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định ngƣời phạm tội phải trả lại vật hoặc tiền bạc đã chiếm đoạt đƣợc cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp. Trong trƣờng hợp tài sản bị chiếm đoạt hay bị sử dụng trái phép bị hƣ hỏng do ngƣời phạm tội gây ra thì Tòa án buộc họ phải sửa chữa thiệt hại gây ra. Nếu tài sản đó không sửa chữa đƣợc hoặc việc hoàn trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp không thể đƣợc do tài sản đó bị mất, bị hủy hoại, bị tiêu dùng… thì Tòa án buộc họ phải bồi thƣờng các thiệt hại vật chất đã gây ra. Nếu là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe thì ngƣời phạm tội phải bồi thƣờng những thiệt hại đó cho ngƣời bị hại nhƣ bồi thƣờng mọi phí tổn và thu nhập bị giảm sút do tình trạng này gây ra cho ngƣời bị hại nhƣ : tiền thuốc men , tiền bồi dƣỡng , tiền chi phí khác , tiền tàu xe, tiền chôn cất , và mức giảm sút về thu nhập của ngƣời không có sức lao động mà ngƣời bị hại khi còn sống có nghĩa vụ nuôi dƣỡng. Ngoài ra, Bộ luật hình sự Việt Nam còn qui định trong trƣờng hợp phạm tội ít nghiêm 45 trọng, gây thiệt hại về tinh thần thì Tòa án có thể buộc tội ngƣời phạm tội công khai xin lỗi ngƣời bị hại. * Nghĩa vụ dân sự từ quyết định buộc công khai xin lỗi trong bản án và quyết định hình sự Nghĩa vụ buộc công khai xin lỗi đƣợc qui định trong chế định các biện pháp tƣ pháp của Bộ luật hình sự và là một biện pháp tƣ pháp. Nghĩa vụ buộc công khai xin lỗi trong thực tiễn xét xử rất hiếm đƣợc áp dụng nguyên nhân là các tội phạm cụ thể mà Luật qui định buộc ngƣời phạm tội phải xin lỗi công khai còn ít, thực tiễn xét xử ngƣời bị hại ít khi yêu cầu ngƣời phạm tội xin lỗi. Chƣa kể tính cƣỡng chế thi hành đối với biện pháp tƣ pháp này trên thực tế không cao. Các văn bản hƣớng dẫn thi hành các biện pháp này hiện còn thiếu. * Nghĩa vụ dân sự từ quyết định sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại, quyết định cấp dưỡng Xét về nguồn gốc lịch sử, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những chế định có lịch sử sớm nhất của pháp luật dân sự. Tuy nhiên, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là chế định gây nhiều tranh cãi, có nhiều quan điểm của các nhà nghiên cứu luật pháp cũng nhƣ các cán bộ làm công tác thực tiễn. Trải qua các giai đoạn lịch sử khác nhau, chế định bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng luôn đƣợc hoàn thiện bởi các chuyên gia pháp lý. Ở nƣớc ta, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng đã đƣợc qui định trong Quốc triều Hình luật và Hoàng Việt luật lệ. Pháp luật mỗi nƣớc có thể có những qui định khác nhau liên quan đến xác định mức bồi thƣờng, tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản luôn tồn tại - đó là: "Ngƣời gây thiệt hại phải bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời bị thiệt hại". Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long đều chƣa có sự phân biệt rõ nét về trách nhiệm bồi thƣờng dân sự. Sự phân biệt rạch ròi giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự chỉ ra đời trên cơ sở ba bộ 46 luật đầu tiên (Bộ luật Nam Kỳ ban hành ngày 10/3/1883; bộ Dân luật Bắc Kỳ ban hành ngày 01/4/1931; bộ Dân luật Trung Kỳ ban hành ngày 31/10/1936) và các nguyên lý chung về trách nhiệm bồi thƣờng dân sự lần đầu đƣợc ghi nhận một cách cụ thể tại Điều 712 đến Điều 716 (Bộ Dân luật Bắc Kỳ); Điều 761 đến Điều 767 (Bộ Dân luật Trung Kỳ) và cho đến năm 1972 chính quyền Sài Gòn có ban hành bộ Dân luật Sài Gòn từ Điều 729 đến Điều 739 đề cập về trách nhiệm bồi thƣờng dân sự. Cách mạng tháng Tám thành công, đánh dấu một bƣớc ngoặt mới: Nhà nƣớc Việt Nam dân chủ ra đời, ngay lúc này chúng ta chƣa thể ban hành đƣợc các văn bản qui phạm pháp luật ngay. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội diễn ra hàng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lần lƣợt ký Sắc lệnh số 90/SL ngày 10/10/1945 và Sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 thừa nhận luật lệ cũ trên tinh thần không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dân chủ cộng hòa của Nhà nƣớc ta. Những qui định trong Sắc lệnh số 97/SL đã đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của luật dân sự. Lần đầu tiên những nguyên tắc thực sự dân chủ, tiến bộ mang tính nhân dân sâu sắc đƣợc pháp điển hóa. Nhƣ nguyên tắc: "Những quyền dân sự đều đƣợc luật bảo vệ khi ngƣời ta hành xử nó đúng với quyền lợi của nhân dân" hay "ngƣời ta chỉ đƣợc hƣớng dụng và sử dụng các vật thuộc quyền sở hữu của mình một cách hợp pháp và không gây thiệt hại đến quyền lợi của nhân dân". Việc giải quyết các quan hệ bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm của ngành tòa án. Qua thực tiễn xét xử, vận dụng và kế thừa những qui định pháp luật đã có, Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ 173/UBTP ngày 23/3/1972 hƣớng dẫn công tác xét xử, trong đó nói rõ điều kiện phát sinh, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại, nguyên tắc, cách xác định thiệt hại... Thông tƣ số 03 ngày 5/4/1983 bổ sung giải quyết bồi thƣờng thiệt hại 47 trong các vụ tai nạn giao thông... đều là văn bản dƣới luật, lại ban hành trong điều kiện nền kinh tế tập trung bao cấp, tuy đề cập đến nhiều vấn đề xong chỉ mang tính định hƣớng, chƣa cụ thể... Bên cạnh đó, xu hƣớng phát triển kinh tế đất nƣớc theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc, đòi hỏi phải có Bộ luật dân sự điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội rộng lớn. Bộ luật dân sự ra đời pháp điển hóa một bƣớc quan trọng tạo ra một văn bản pháp luật thống nhất nhằm khắc phục những tình trạng tản mạn, trùng lặp, mâu thuẫn của pháp luật dân sự trƣớc đó. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng là một trong những trách nhiệm dân sự, đƣợc áp dụng với những ngƣời có hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại cho ngƣời khác. Chế định "Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng" đƣợc hệ thống ở chƣơng V, phần thứ 3 với các qui định từ Điều 604 đến Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2005 làm cơ sở pháp lý quan trọng trong việc giải quyết bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng của các cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền. Nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, đồng thời giải quyết khách quan, nhanh chóng, công bằng theo qui định của pháp luật. Theo khoản 5 Điều 281 Bộ luật dân sự năm 2005 thì một trong những căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự đó là: "Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật". Theo qui định tại Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 thì sự kiện "gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật" là căn cứ làm phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng ngoài hợp đồng. Nhà làm luật trong trƣờng hợp này đã đồng nghĩa "trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng" với "nghĩa vụ bồi thƣờng do hành vi trái pháp luật" - Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2005 đã xác nhận sự đồng nghĩa này. Những trƣờng hợp thiệt hại đƣợc bồi thƣờng đƣợc qui định 48 tại Điều 608 (tài sản bị xâm phạm), Điều 609 (sức khỏe bị thiệt hại), Điều 610 (tính mạng bị thiệt hại) Bộ luật dân sự năm 2005. Pháp luật nhà nƣớc ta sử dụng nhiều phƣơng thức khác nhau để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân và tổ chức khi bị xâm phạm bởi những hành vi trái pháp luật. Khi một ngƣời có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại đối với ngƣời khác làm phát sinh các quan hệ pháp luật về bồi thƣờng thiệt hại. Nhƣ vậy, bồi thƣờng thiệt hại là quan hệ phát sinh từ hậu quả của hành vi trái pháp luật xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản các quyền lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc của các chủ thể khác. Bồi thƣờng thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải bù đắp, đền bù những tổn thất về vật chất, về tinh thần cho bên bị thiệt hại. Điều kiện để phát sinh trách nhiệm này là phải có thiệt hại, có hành vi trái pháp luật, có quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra có lỗi của ngƣời gây thiệt hại. Trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại ngoài hợp đồng rất đa dạng, một trong những sự đa dạng đó là đối tƣợng bị thiệt hại. Đối tƣợng bị thiệt hại có thể là tài sản, nhƣng cũng có thể là tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín (sự cụ thể hóa các quyền nhân thân đƣợc pháp luật bảo hộ). Là một loại trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ phát sinh khi thỏa mãn các căn cứ do pháp luật qui định. Việc xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại có ý nghĩa hết sức quan trọng: là cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thƣờng, mức bồi thƣờng... Cơ sở phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc đề cập tại Điều 307 (trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại) và Điều 604 (căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại) của Bộ luật dân sự năm 2005. Nhƣ vậy, trên cơ sở qui định tại hai điều 49 luật này, căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại đƣợc xác định gồm 4 điều kiện: phải có thiệt hại xảy ra; phải có hành vi gây thiệt hại; có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả xảy ra và ngƣời gây thiệt hại phải có lỗi. * Nghĩa vụ dân sự từ quyết định trả lại tài sản Nghĩa vụ hoàn trả tiền, tài sản thƣờng đƣợc áp dụng trong phần các tội xâm phạm sở hữu đƣợc qui định trong Bộ luật hình sự. Khi tiền, tài sản bị ngƣời phạm tội chiếm đoạt trái pháp luật thì pháp luật cụ thể Điều 42 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định ngƣời phạm tội phải trả lại vật hoặc tiền bạc đã chiếm đoạt đƣợc cho chủ sở hữu hoặc ngƣời quản lý hợp pháp. Với tài sản bị chiếm đoạt trái phép mà không bị hƣ hỏng, giảm giá trị hay nói cách khác không làm phát sinh nghĩa vụ bồi thƣờng ngoài hợp đồng nhƣ đã phân tích ở phần trên thì khi xét xử Tòa án sẽ quyết định hoàn trả tài sản bị chiếm đoạt cho ngƣời chủ sở hữu hoặc quản lý hợp pháp mà không tuyên kèm theo nghĩa vụ bồi thƣờng. Trong trƣờng hợp tài sản bị chiếm đoạt hƣ hỏng, giảm giá trị hoặc không thu hồi đƣợc thì khi xét xử tòa án quyết định hoàn trả tài sản bị chiếm đoạt cho ngƣời chủ sở hữu hoặc quản lý hợp pháp và tuyên kèm theo nghĩa vụ bồi thƣờng bằng giá trị. Với tiền bị chiếm đoạt trái pháp luật cũng còn có nhiều quan điểm trong việc ra quyết định hoàn trả tiền gốc bị chiếm đoạt có hay không kèm lãi suất tƣơng ứng với thời gian bị chiếm đoạt? Đặc biệt với hai tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản qui định tại Điều 139 và Điều 140 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 vì với hai tội danh này nhiều khi do thiếu hiểu biết nên nạn nhân cũng có một phần lỗi. Trong thực tiễn xét xử Tòa án thƣờng chỉ quyết định hoàn trả tiền gốc bị chiếm đoạt và không kèm lãi suất tƣơng ứng với thời gian bị chiếm đoạt. 50 2.2. QUI ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ 2.2.1. Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án chủ động Các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản, án phí, truy thu tài sản là những nghĩa vụ dân sự thuộc loại thi hành án chủ động của cơ quan thi hành án. Khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008 qui định về ra quyết định thi hành án cho những quyết định trên của Tòa án: 1. Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự chủ động ra quyết định thi hành đối với phần bản án, quyết định sau đây: a) Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí; b) Trả lại tiền, tài sản cho đƣơng sự; c) Tịch thu sung quỹ nhà nƣớc, tịch thu tiêu huỷ vật chứng, tài sản; d) Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nƣớc; đ) Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc bản án, quyết định, Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi nhận đƣợc quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Toà án chuyển giao hoặc do đƣơng sự giao trực tiếp, Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án và phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành [28]. Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là thể hiện tính cƣỡng chế của quyền lực Nhà nƣớc. Ngƣời bị kết án phải thi hành án 51 nghĩa vụ dân sự nếu không tự nguyện thi hành án sẽ bị áp dụng các biện pháp cƣỡng chế để thu tiền, tài sản với những qui định chặt chẽ và nghiêm ngặt. Đặc điểm riêng của các loại nghĩa vụ này là ngƣời đƣợc thi hành nghĩa vụ dân sự là Nhà nƣớc có nghĩa là tiền, tài sản thu đƣợc của ngƣời bị kết án đƣợc nộp vào ngân sách Nhà nƣớc và các nghĩa vụ dân sự này của ngƣời bị kết án phải đƣợc ƣu tiên thi hành trƣớc. Chủ thể với vai trò là ngƣời đƣợc thi hành án là Nhà nƣớc, chủ thể với vai trò là ngƣời bị thi hành án là cá nhân bị kết án. Một đặc điểm riêng nữa của các loại nghĩa vụ này là pháp luật về thi hành án dân sự không qui định thời hiệu thi hành án. Thời hiệu thi hành bản án hình sự tại Điều 55 Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 qui định là thời hạn do Bộ luật này qui định mà khi hết thời hạn đó ngƣời bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên. Tuy nhiên, đối với các khoản nghĩa vụ dân sự thuộc diện chủ động thi hành trong bản án, quyết định hình sự thì hiện nay không có qui định nào qui định về thời hiệu thi hành án. Vì thế cơ quan thi hành án dân sự phải chủ động ra quyết định thi hành án và tổ chức việc thi hành án đối với loại nghĩa vụ dân sự này khi nhận đƣợc bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao. Thời hạn Tòa án phải chuyển giao bản án qui định tại Điều 28 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Sau khi nhận bản án, quyết định do Tòa án chuyển giao bản án, quyết định thì Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án theo qui định tại khoản 1 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Trong quá trình thi hành án khi ngƣời bị kết án chƣa có điều kiện thi hành án thì cơ quan thi hành án ra quyết định hoãn thi hành án đối với ngƣời bị kết án theo qui định tại Điều 48 Luật thi hành án dân sự năm 2008 hoặc khi ngƣời bị kết án lâm vào những hoàn cảnh khó khăn với tính chất nhân đạo của pháp luật Nhà nƣớc ta, Điều 61 Luật thi hành án dân sự năm 2008 qui định về 52 điều kiện miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nƣớc (thuộc diện chủ động ra quyết định thi hành án: án phí, tiền phạt, truy thu, tịch thu sung công). Đối với những trƣờng hợp ngƣời bị kết án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án sẽ bị cơ quan thi hành án áp dụng các biện pháp đảm bảo, biện pháp cƣỡng chế đƣợc qui định tại các Điều 66, Điều 71 Luật thi hành án dân sự năm 2008. 2.2.2. Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc loại thi hành án theo đơn yêu cầu Đối với nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự phát sinh từ các quyết định dân sự khác nhƣ: bồi thƣờng thiệt hại, trả lại tài sản, buộc công khai xin lỗi thì cơ quan thi hành án chỉ thi hành khi có đơn yêu cầu thi hành án theo qui định tại khoản 2 Điều 36 Luật thi hành án dân sự năm 2008: 2. Ngoài các trƣờng hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự chỉ ra quyết định thi hành án khi có đơn yêu cầu thi hành án. Thời hạn ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đƣợc đơn yêu cầu thi hành án [28]. Đặc điểm riêng của loại nghĩa vụ dân sự này là ngƣời đƣợc thi hành nghĩa vụ dân sự là cá nhân, tổ chức đƣợc hƣởng quyền lợi theo quyết định của Tòa án có nghĩa là tiền, tài sản thu đƣợc của ngƣời bị kết án đƣợc trả cho ngƣời đƣợc hƣởng và các nghĩa vụ dân sự này của ngƣời bị kết án đa phần đƣợc thi hành sau các nghĩa vụ dân sự thuộc loại thi hành án chủ động (trừ một số nghĩa vụ dân sự bồi thƣờng tính mạng, sức khỏe, tiền lƣơng, công lao động, …). Chủ thể với vai trò là ngƣời đƣợc thi hành án là cá nhân, tổ chức đƣợc hƣởng quyền lợi, chủ thể với vai trò là ngƣời bị thi hành là cá nhân bị kết án. 53 Đặc điểm khác biệt nữa so với các loại nghĩa vụ dân sự thuộc loại chủ động là các nghĩa vụ dân sự thuộc loại thi hành án theo đơn là Luật thi hành án dân sự năm 2008 có qui định thời hiệu yêu cầu thi hành tại khoản 1 Điều 30 nhƣ sau: 1. Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, ngƣời đƣợc thi hành án, ngƣời phải thi án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Trƣờng hợp thời hạn thực hiện nghĩa vụ đƣợc ấn định trong bản án, quyết định thì thời hạn 05 năm đƣợc tính từ ngày nghĩa vụ đến hạn. Đối với bản án, quyết định thi hành theo định kỳ thì thời hạn 05 năm đƣợc áp dụng cho từng định kỳ, kể từ ngày nghĩa vụ đến hạn [28]. Khi hết thời hạn qui định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 mà ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi theo quyết định của bán án, quyết định hình sự mà không có đơn yêu cầu thi hành án và không chứng minh đƣợc các trở ngại khách quan thì cơ quan thi hành án sẽ không tổ chức thi hành các nghĩa vụ dân sự này đối với ngƣời bị kết án, đây cũng là một đặc điểm riêng của các nghĩa vụ dân sự thuộc loại thi hành án theo đơn ngoài ra trong quá trình thi hành án ngƣời bị kết án có quyền đƣợc thỏa thuận với ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi thậm chí ngƣời đƣợc hƣởng quyền lợi có thể không yêu cầu thi hành nghĩa vụ dân sự đối với ngƣời bị kết án và khi đó cơ quan thi hành án sẽ ra quyết định đình chỉ thi hành án đối với ngƣời bị kết án theo qui định tại Điều 50 Luật thi hành án dân sự năm 2008. Trong quá trình thi hành án nếu ngƣời bị kết án chƣa có điều kiện thi hành thì cơ quan thi hành án sẽ trả lại đơn yêu cầu thi hành án theo qui định tại Điều 51 Luật thi hành án dân sự năm 2008. 54 2.3. ƢU ĐIỂM, TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1. Ưu điểm Nghiên cứu thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự trong thời gian gần đây cho thấy có những ƣu điểm sau đây: Thứ nhất, sau khi Bộ luật hình sự đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2009 cũng đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng, thông suốt hơn cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác. Ngoài ra Luật thi hành án dân sự năm 2008 đƣợc ban hành thay thế pháp lệnh thi hành án dân sự năm 2004, hệ thống tổ chức thi hành án dân sự đƣợc thành lập phù hợp với yêu cầu của thực tiễn và tính chất đặc thù của hoạt động thi hành án dân sự. Trong đó, việc tổ chức hệ thống thi hành án dân sự theo ngành dọc trực thuộc Bộ Tƣ pháp đã đƣợc kiện toàn, vị thế cơ quan thi hành án dân sự ngày càng đƣợc nâng lên; hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự đã khẳng định đƣợc tính độc lập, ổn định và hiệu quả của thi hành án dân sự ngày càng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, chỉ đạo chuyên ngành, thống nhất từ trung ƣơng đến cấp huyện; phát huy hiệu quả mối quan hệ phối hợp trong thi hành án dân sự, bảo đảm cơ chế vận hành có hiệu quả, thông suốt, gắn chặt với sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phƣơng; nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của cá nhân, tổ chức. Thứ hai, công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đang từng bƣớc đi vào ổn định và có qui mô hơn trong phạm vi cả nƣớc; đã có sự đổi mới cơ bản về công tác tổ chức quản lý thi hành án dân sự, về nghiệp vụ, về lề lối làm việc, phƣơng pháp công tác; nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công chức ngành thi hành án dân sự; chế độ chính 55 sách đối với công chức ngành đã đƣợc quan tâm nhiều hơn nhƣ đã có phụ cấp chức danh, phụ cấp thâm niên nghề. Luật thi hành án dân sự đã tạo đƣợc hành lang pháp lý cơ bản bảo đảm cho công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án , quyết định hình sự hiệu quả hơn và có nhiều qui định về trình tự, thủ tục thi hành án dân sự rõ ràng, dễ thực hiện hơn. Thứ ba, địa vị pháp lý, quyền hạn, chế độ chính sách của Chấp hành viên, là ngƣời chịu trách nhiệm thi hành các nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đã đƣợc qui định rõ nét và nâng cao hơn đã tạo điều kiện cho Chấp hành viên thực thi trách nhiệm của mình. 2.3.2. Tồn tại Bên cạnh những ƣu điểm nói trên, thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới. Thứ nhất, cơ sở vật chất phục vụ công tác thi hành án mặc dù những năm gần đây đã đƣợc Nhà nƣớc chú trọng quan tâm nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu công việc vì theo báo cáo của Bộ Tƣ pháp thì lƣợng việc và tiền phải thi hành án năm sau luôn có xu hƣớng cao hơn năm trƣớc và gia tăng các vụ việc phức tạp. tình trạng án tồn đọng kéo dài, tính chất ngày càng phức tạp, chƣa có biện pháp giải quyết có hiệu quả. Thứ hai, biên chế và số lƣợng Chấp hành viên còn thiếu, năng lực của Chấp hành viên nhiều nơi còn hạn chế. Thứ ba, lƣợng việc tồn đọng và số lƣợng tiền tồn đọng chƣa thi hành đƣợc của các việc về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự còn nhiều. Thứ tư, hệ thống pháp luật không đồng bộ, các văn bản hƣớng dẫn còn thiếu chƣa kịp thời với đòi hỏi của nhu cầu thực tiễn. Thứ năm, sự phối kết hợp của các cơ quan liên quan còn kém. Mặc dù Luật thi hành án dân sự đã có một chƣơng qui định về nhiệm vụ, quyền hạn 56 của các cơ quan, tổ chức hữu quan trong thi hành án, tuy nhiên công tác thi hành án đƣợc thực hiện với sự tham gia của nhiều ngành nhƣng pháp luật hiện hành chƣa qui định rõ trách nhiệm của các ngành phải tham gia hoặc hỗ trợ hoạt động thi hành án, đặc biệt là trách nhiệm của Tòa án. Do vậy, nhiều vụ việc khó thi hành vì thiếu sự phối hợp của cơ quan, tổ chức hữu quan. Thứ sáu, ý thức chấp hành pháp luật cũng nhƣ nhận thức của ngƣời bị kết án nói riêng và của ngƣời dân nói chung về thi hành án nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự còn kém. 2.3.3. Nguyên nhân * Do hệ thống pháp luật còn chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập Trƣớc hết là sự thiếu rõ ràng và chƣa thể hiện sự nghiêm khắc triệt để của các Điều luật trong pháp luật hình sự, đặc biệt là một số Điều luật liên quan đến hình phạt tiền, tịch thu tài sản. Chẳng hạn với qui định mức tối thiểu của hình phạt là một triệu đồng là quá thấp, ngƣời bị kết án có thể nộp tiền phạt làm nhiều lần dẫn đến chầy ỳ. Hay nhƣ với qui định tại Điều 40 và Điều 41 của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 trong thực tiễn xét xử khó phân biệt đƣợc nguồn gốc tài sản là bất hợp pháp hay hợp pháp và thƣờng có tranh chấp về sở hữu nên Tòa án rất hạn chế áp dụng hình phạt tịch thu tài sản. Ngay cả trong trƣờng hợp ngƣời bị kết án có điều kiện nhƣng cố tình không thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản thì trong thực tế cũng rất khó truy cứu trách nhiệm hình sự họ về “Tội không chấp hành án” theo qui định tại Điều 304 của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009. Thứ nữa là các qui định pháp luật về thi hành án mặc dù những năm gần đây Đảng và Nhà nƣớc ta ban hành nhiều chính sách, pháp luật mới có liên quan đến thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Tuy nhiên, các qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự chƣa đƣợc hoàn thiện còn nhiều bất cập. Đơn cử tại điểm c 57 khoản 1 Điều 48 Luật thi hành án dân sự năm 2008 qui định điều kiện hoãn thi hành án đối với khoản nộp ngân sách của ngƣời bị kết án trong đó có những ngƣời bị kết án. Một trong những căn cứ để hoãn thì cơ quan thi hành án phải xác minh họ không có tài sản và tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 qui định là việc xác minh phải đƣợc thực hiện cách nhau không quá một năm trong trƣờng hợp ngƣời bị kết án đang chấp hành hình phạt tù. Qui định nhƣ vậy là rất bất cập và không cần thiết vì ngƣời bị kết án đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù thì hầu nhƣ không có tài sản phát sinh do đó việc phải liên tục xác minh về tài sản của họ là không cần thiết gây lãng phí về thời gian, tiền của và không hiệu quả, nặng về thủ tục hành chính. Nên chăng đối với những trƣờng hợp này thì chỉ cần xác minh một lần và hoãn thi hành nghĩa vụ dân sự cho đến khi họ chấp hành xong hình phạt tù. * Nguyên nhân do nhận thức về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự còn hạn chế Phải nói rằng ý thức thi hành nghĩa vụ dân sự của những ngƣời bị kết án rất hạn chế, họ cho rằng đã đi tù là hình phạt cao nhất rồi nên họ chây ỳ nghĩa vụ dân sự thậm chí họ còn viện nhiều lý do khó khăn để chỉ phải nộp một phần nhằm mục đích miễn, giảm hình phạt tù. Trong thực tế cơ quan thi hành án thƣờng động viên, thuyết phục thân nhân của những ngƣời này nộp thay nhƣng thân nhân của họ cũng rất hiếm khi hợp tác vì thân nhân họ cho rằng tù thì cũng đã đi rồi nên nộp thay chẳng ích lợi gì. Vì quy định về điều kiện miễn giảm hình phạt tù quy định tại Điều 6 Thông tƣ liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC ngày 15/05/2013 của liên Bộ và Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn thi hành các quy định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân không quy định điều kiện về thi hành nghĩa vụ dân sự của ngƣời đang chấp hành hình phạt tù. 58 Chính vì lẽ đó càng làm cho nhận thức của ngƣời bị kết án và thân nhân của họ về thi hành nghĩa vụ dân sự hạn chế và đây là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. * Nguyên nhân từ công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Thực tiễn công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự không đồng bộ, thiếu sự phối hợp do chƣa nhận thức đƣợc mục đích của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Các hình thức, phƣơng tiện và phƣơng pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật dƣờng nhƣ chỉ tập trung cho việc trang bị các quy định về hành vi vi phạm pháp luật hình sự mà ít chú ý đến tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Vì vậy các phƣơng tiện truyền thông đại chúng ít mở chuyên mục tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự và nếu có thì lại thiếu tính nhất quán, liên tục và hệ thống cho nên chƣa nâng cao đƣợc trình độ nhận thức pháp luật của ngƣời dân nói chung và của ngƣời bị kết án nói riêng; chƣa kết hợp đƣợc ý thức pháp luật xã hội chủ nghĩa với giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự chƣa khơi dậy đƣợc phong trào quần chúng tham gia thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự; chƣa chỉ ra đƣợc vai trò của thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đối với tình hình an ninh trật tự cho nên không ít quần chúng còn mơ hồ, mất cảnh giác thậm chí còn tiếp tay cho một số phần tử chống đối, chây ỳ, trốn tránh thi hành án. Vì vậy, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ 59 biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự sẽ có tác dụng thiết thực nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân nói chung và ý thức trong việc chấp hành pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nói riêng. * Nguyên nhân do sự hạ n chế , yế u kém củ a chính cơ quan có nhiệ m vụ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Tình hình tội phạm ngày càng gia tăng về số lƣợng cũng nhƣ phức tạp về mức độ, dẫn đến các đối tƣợng phải thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự cũng gia tăng và mức độ chống đối, trây ỳ, trốn tránh cũng vì thế mà ngày càng gay gắt. Trong khi đó cơ quan có nhiệm vụ thi hành nghĩa vụ dân sự lại là cơ quan không thuộc lực lƣợng vũ trang không đƣợc trang bị công cụ, phƣơng tiện đủ mạnh để trấn áp nhằm thi hành có hiệu quả, dứt điểm bản án, quyết định hình sự của Tòa án. Lực lƣợng làm công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đã thiếu mà tâm lý cán bộ lại chƣa yên tâm chuyên sâu vì tính chất công việc nhƣ lực lƣợng vũ trang nhƣng không đƣợc coi là lực lƣợng vũ trang nên không chủ động đƣợc trong công việc mà phải luôn cần có sự phối hợp của các ban ngành đặc biệt là sự phối hợp của ngành công an. Chính vì sự thiếu chủ động, yếu kém về vai trò nên đối với những loại việc về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nên trong thực tế các cán bộ chịu trách nhiệm thực thi đã tìm mọi cách hợp lý hóa hồ sơ thi hành án, làm qua loa chiếu lệ, mang tính thủ tục chứ không thi hành dứt điểm đƣợc bản án, quyết định và hầu hết đều vận dụng quy định pháp luật để đƣa vào dạng hoãn thi hành án, sau đó chờ đủ điều kiện về thời gian thì lập hồ sơ đề nghị Tòa án ra quyết định miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án. 60 * Nguyên nhân do tâm lý xã hội Ý thức chấp hành pháp luật và trình độ nhận thức của ngƣời bị kết án thấp. Đa số những ngƣời bị kết án thƣờng có trình độ dân trí, hiểu biết pháp luật thấp, học hành không đến nơi, đến chốn, ăn chơi xa đọa đã hoặc đang lao vào các tệ nạn xã hội nhƣ tệ nạn ma túy, mại dâm, cờ bạc…nên việc nhận thức và chấp hành pháp luật của họ kém đặc biệt là những tội phạm về ma túy, trộm cắp, giết ngƣời, cố ý gây thƣơng tích…Khi phạm tội họ có tâm lý chung cho rằng những hành vi phạm tội đã bị Nhà nƣớc bắt đi tù, họ không phải chịu các nghĩa vụ dân sự nữa nên họ thƣờng cố tình trây ỳ không thực hiện. Mặt khác họ còn là những ngƣời dễ bị kích động, lôi kéo từ những kẻ xấu, dẫn đến thái độ khi thì coi thƣờng pháp luật, khi thì chống đối cơ quan pháp luật nhằm trốn tránh thi hành hoặc kéo dài thời gian thi hành. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trƣờng, lối sống thực dụng, chạy theo vật chất mà không ít ngƣời đã bán rẻ lƣơng tâm, uy tín, danh dự của bản thân và thậm chí của cả gia đình, dòng họ để tham gia vào các đƣờng dây chạy án khiến cho những kẻ phạm tội coi thƣờng kỷ cƣơng, phép nƣớc, thiếu tôn trọng pháp luật; làm sai lệch đƣờng lối lãnh đạo của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc; làm giảm lòng tin của nhân dân vào uy tín của Đảng, Nhà nƣớc. Tạo ra tâm lý chung của nhân dân né tránh hợp tác với cơ quan thi hành pháp luật; tìm cách trốn tránh, trây ỳ trong việc thi hành nghĩa vụ dân sự của ngƣời thân bị kết án. Thậm chí đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu tích cực trong phối hợp của các cơ quan liên quan. Vì lẽ đó mà việc nghiên cứu nguyên nhân tâm lý xã hội có ý nghĩa rất quan trọng trong thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nói riêng. 2.4. THỰC TIỄN THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ VÀ MỘT SỐ VÍ DỤ CỤ THỂ 2.4.1. Thực tiễn thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, 61 quyết định hình sự Theo báo cáo tổng kết số 2052/TCTHADS-NV2 ngày 26/9/2012 của Tổng Cục thi hành án dân sự tổng kết thực tiễn áp dụng Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 trong đó có nêu số lƣợng và tiền thi hành án dân sự trong các vụ án hình sự từ 1/7/2004 đến thời điểm 30/6/2012 là 1.828.263 việc, 48.902.667.840.000 đồng; trong đó, số việc và tiền đã thi hành xong là 782.813 việc, 7.252.923.966.000 đồng; số việc và tiền còn tồn đọng, chƣa thi hành là 1.045.450 việc, 41.649.743.874.000 đồng. Số việc và tiền phải thi hành có xu hƣớng tăng lên theo từng năm; tỉ lệ việc và tiền tồn đọng cao (57,18% về việc và 85,17% về tiền) [39]. Bảng 2.1: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) Đơn vị tính: việc Năm Số việc phải thi hành Số việc đã thi hành Số việc còn tồn 1/7/2004 152.885 36.423 116.462 2005 182.939 59.777 123.162 2006 201.165 72.372 128.793 2007 239.795 85.509 154.286 2008 237.840 108.955 128.885 2009 230.407 117.783 112.624 2010 205.148 108.510 96.638 2011 196.407 110.029 86.378 30/6/2012 170.135 72.390 97.745 Tổng 1.828.263 782.813 1.045.450 Tỷ lệ 42,82% 57,18% Nguồn: Tổng Cục thi hành án dân sự. 62 63 Bảng 2.2: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) Đơn vị tính: 1000 đồng Năm Số tiền phải thi hành Số tiền đã thi hành Số tiền còn tồn 1/7/2004 660.481.830 144.324.011 516.157.819 2005 889.246.930 243.142.869 646.104.061 2006 959.963.165 280.623.837 679.339.328 2007 7.954.514.582 873.908.029 7.080.606.553 2008 7.655.491.471 802.779.508 6.852.711.963 2009 7.802.737.730 1.029.880.860 6.772.856.870 2010 7.710.016.874 1.234.636.561 6.475.380.313 2011 8.046.848.131 1.842.573.250 6.204.274.881 30/6/2012 7.126.385.623 722.957.647 6.403.427.976 Tổng 48.902.667.840 7.252.923.966 41.649.743.874 Tỷ lệ 14,83% 85,17% 42,82% Nguồn: Tổng Cục thi hành án dân sự. Theo số liệu báo cáo thống kê của Trung tâm dữ liệu, thông tin và thống kê thi hành án dân sự -Tổng cục Thi hành án dân sự, Bộ Tƣ pháp đến ngày 31/3/2014 thì số việc và tiền thi hành án dân sự trong các vụ án hình sự năm của 2013 (từ 01/10/2012 đến 30/9/2013) và 06 tháng đầu năm 2014 (từ 01/10/2013 đến 31/3/2014) nhƣ sau: 64 Bảng 2.3: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về số việc) từ 01/10/2013 đến 31/3/2014 Đơn vị tính: việc Năm 2013 (01/10/201330/9/2013) 06 tháng đầu năm 2014 (01/10/201331/3/2014) Số việc phải thi hành 210.204 (Trong đó số việc năm trƣớc chuyển sang là 91.571 việc và số việc thụ lý mới là 118.633 việc) 166.515 (Trong đó số việc năm trƣớc chuyển sang là 89.346 việc và số việc thụ lý mới là 77.169 việc) Số việc đã thi hành Số việc còn tồn 100.287 109.917 56.482 110.033 Nguồn: Tổng Cục thi hành án dân sự. Bảng 2.4: Kết quả thi hành thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án và quyết định hình sự (về tiền) từ 01/10/2013 đến 31/3/2014 Đơn vị tính: 1000 đồng Năm 2013 (01/10/201330/9/2013) 06 tháng đầu năm 2014 (01/10/201331/3/2014) Số tiền Số tiền Số tiền phải thi hành đã thi hành còn tồn 8.225.225.399 (Trong đó số tiền năm trƣớc chuyển sang là 1.215.636.145 7.009.589.254 6.511.944.908 đồng và số tiền thụ lý mới là 1.713.280.490 đồng) 9.622.964.989 (Trong đó số tiền năm trƣớc chuyển sang là 1.801.928.880 7.821.036.108 5.963.937.995 đồng và số tiền thụ lý mới là 3.659.026.993 đồng) Nguồn: Tổng Cục thi hành án dân sự. 65 Qua số liệu của hai năm gần đây, so sánh năm 2013 và sáu tháng đầu năm 2014 cho thấy số việc và tiền tồn của năm trƣớc chuyển sang năm sau đều tăng thể hiện các việc thi hành về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự tăng về số lƣợng cũng nhƣ giá trị phải thi hành. Điều này cũng phần nào thể hiện các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự do hành vi phạm tội đã gia tăng. 2.4.2. Một số ví dụ cụ thể Điểm qua một số bản án, quyết định hình sự có hiệu lực pháp luật đã và đang đƣợc thi hành phần nghĩa vụ dân sự trong thời gian qua. * Bản án hình sự phúc thẩm số 595/2006/HSPT ngày 16/6/2006 của Tòa án nhân dân tối cao Bản án hình sự phúc thẩm số 595/2006/HSPT ngày 16/6/2006 của Tòa án nhân dân tối cao; bản án hình sự sơ thẩm số 310/2005/HSST ngày 22, 23, 24/8/2005 của TAND thành phố Hà Nội xét xử bốn bị cáo Phạm Duy Luật (ở 71/366 phố Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội), Trần Huy Bình (địa chỉ: 7, B1 đƣờng Cộng hòa, phƣờng 13, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh), Phùng Mừng Lƣơng (địa chỉ: Quốc tịch Pháp), Sapa Lavelua (địa chỉ: Quốc tịch Pháp) về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", ngoài quyết định về hình phạt tù, án phí thì bản án còn quyết định về nghĩa vụ dân sự bồi thƣờng của bốn bị cáo nhƣ sau: - Phạm Duy Luật, Trần Huy Bình, Phùng Mừng Lƣơng, Sapa Lavelua phải liên đới trách nhiệm bồi thƣờng cho Công ty cổ phần Linh Dƣơng, Lào Cai số tiền 6.066.000.000 đồng (đã trừ phần bồi thƣờng trƣớc). Theo kỷ phần cụ thể: Sapa Lavelua phải bồi thƣờng 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng); Phạm Duy Luật: 549.800.000 đồng (1.022.000.000 đồng kỷ phần ở phần 6.066.000.000 đồng, đƣợc trừ 472.200.000 đồng mà Dƣơng Thằn Đông đã nộp); Phùng Mừng Lƣơng: 1.022.000.000 đồng; Trần Huy Bình: 539.902.000 66 đồng (1.022.000.000 đồng kỷ phần ở phần 6.066.000.000 đồng đƣợc trừ 482.098.000 đồng đã nộp); - Kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật, ngƣời bị kết án chƣa bồi thƣờng hoặc bồi thƣờng chƣa xong thì hàng tháng còn phải chịu lãi suất theo qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc trên khoản tiền chƣa thi hành xong; - Kê biên ngôi nhà 71/366 phố Ngọc Lâm, quận Long Biên, thành phố Hà Nội của Phạm Duy Luật đã kê biên ngày 27/4/2004 giao cho chị Nguyễn Thị Oanh (vợ Luật) quản lý; Trong quá trình tổ chức thi hành án nghĩa vụ dân sự bồi thƣờng của bốn bị cáo, cơ quan thi hành án dân sự (Cục thi hành án dân sự thành phố Hà Nội) đã gặp rất nhiều vƣớng mắc, khó khăn. Trong bốn bị cáo nêu trên thì hai bị cáo mang quốc tịch Pháp là Phùng Mừng Lƣơng và Sapa Lavelua không có tài sản để thi hành án, theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự thì Phạm Duy Luật và Trần Huy Bình là hai bị cáo có tài sản để thi hành án phải thi hành nghĩa vụ dân sự bồi thƣờng thay cho hai bị cáo không có tài sản thi hành án. Tài sản của Phạm Duy Luật đã bị kê biên theo bản án là nhà 71/366 phố Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội. Theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, khi tiến hành xử lý để đảm bảo thi hành nghĩa vụ của dân sự bồi thƣờng của Phạm Duy Luật cơ quan thi hành án dân sự không phải kê biên nữa mà chỉ tổ chức thẩm định giá và bán đấu giá. Chính vì qui định này mà khi cơ quan thi hành án dân sự xử lý nhà 71/366 phố Ngọc Lâm đã vấp phải phản đối dữ dội của Phạm Duy Luật, vợ của Phạm Duy Luật là bà Nguyễn Thị Oanh. Ông Luật, bà Oanh phản đối vì khẳng định nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản chung vợ chồng nhƣng khi tòa án kê biên đã không đề cập đến quyền lợi của bà Oanh mà chỉ khẳng định nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản của Phạm Duy Luật. Cơ quan thi hành án 67 dân sự là cơ quan có trách nhiệm thi hành đúng quyết định bản án nên phải căn cứ vào quyết định kê biên của tòa án, không có thẩm quyền phân chia tài sản chung vợ chồng. Việc ông Luật, bà Oanh phản đối, khiếu nại liên tục kéo dài đã làm cho cơ quan thi hành án dân sự khó khăn vì chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ các cơ quan hữu quan không ủng hộ phối hợp trong quá trình xử lý, đều cùng quan điểm cho rằng nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản chung vợ chồng Luật, Oanh. Vì quá vƣớng mắc nên cơ quan thi hành án dân sự đã có văn bản gửi Tòa án nhân dân Tối cao đề nghị giải thích rõ nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản chung vợ chồng hay là tài sản riêng của Phạm Duy Luật. Ngày Tòa án nhân dân tối cao có công văn số 601/TA-HS ngày 15/7/2008 trả lời khẳng định nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản riêng của Phạm Duy Luật. Sau khi Tòa án nhân dân tối cao có công văn số thì bà Nguyễn Thị Oanh tiếp tục khiếu nại gay gắt nên ngày 30/11/2009 Tòa án nhân dân tối cao tiếp tục có công văn số 401/TA-HS trả lời rằng nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản chung vợ chồng ông Phạm Duy Luật, bà Nguyễn Thị Oanh nhƣng lại cho rằng trả lời này chỉ để cơ quan thi hành án dân sự nghiên cứu, tham khảo. Vì công văn số 401/TA-HS ngày 30/11/2009 là công văn ban hành sau nên có hiệu lực nhƣng với cách trả lời chỉ để mang tính tham khảo thì cơ quan thi hành án dân sự không có căn cứ để khẳng định nhà đất 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản chung vợ chồng bà Oanh, ông Luật. Chính vì lẽ đó nên cơ quan thi hành án dân sự xử lý nhà đất 71/366 phố Ngọc Lâm theo hƣớng tài sản riêng của ông Phạm Duy Luật. Theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự thẩm định giá, bán đấu giá qua cơ quan đấu giá nhà 71/366 và vào ngày 03/12/2009 đã đấu giá thành. 68 Vì ông Phạm Duy Luật, bà Nguyễn Thị Oanh chống đối, tiếp tục khiếu nại nên theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự chƣa thể bàn giao nhà 71/366 phố Ngọc Lâm đã bán đấu giá thành cho ngƣời mua đƣợc tài sản để thu hồi tiền trả cho bị hại. Trong suốt quá trình cơ quan thi hành án dân sự xử lý tài sản để thi hành án, bà Nguyễn Thị Oanh không chấp nhận nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản riêng của ông Phạm Duy Luật nên đã khởi kiện tại Tòa án nhân dân quận Long Biên, thành phố Hà Nội lần thứ nhất yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng nhà 71/366 phố Ngọc Lâm nhƣng ngày 04/12/2006 Tòa án nhân dân quận Long Biên đã có thông báo số 29/TB-TA trả đơn yêu cầu khởi kiện của bà Oanh với lý do tài sản vợ chồng bà Oanh đã đƣợc giải quyết bằng bản án hình sự phúc thẩm số 595/2006/HSPT ngày 16/6/2006 của Tòa án nhân dân tối cao; bản án hình sự sơ thẩm số 310/2005/HSST ngày 22,23,24/8/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Nhƣng sau đó vào năm 2011 bà Oanh vẫn tiếp tục khởi kiện việc chia tài sản chung vợ chồng nhà 71/366 phố Ngọc Lâm tại Tòa án nhân dân quận Long Biên lần thứ hai. Lần này Tòa án nhân dân quận Long Biên đã thụ lý giải quyết bằng quyết định đình chỉ giải quyết vụ án số 26/2011/QĐST-HNGĐ ngày 11/5/2011 căn cứ vào việc bà Oanh có đơn rút yêu cầu khởi kiện. Sau đó bà Oanh cho rằng Tòa án nhân dân quận Long Biên vi phạm thủ tục nên bà Oanh đã kháng cáo lên Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội và ngày 28/7/2011 Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 85/QĐ-PT bác kháng cáo của bà Oanh cũng với lý do tài sản vợ chồng bà Oanh đã đƣợc giải quyết bằng bản án hình sự phúc thẩm số 595/2006/HSPT ngày 16/6/2006 của Tòa án nhân dân tối cao; bản án hình sự sơ thẩm số 310/2005/HSST ngày 22,23,24/8/2005 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội. Căn cứ vào kết quả giải quyết của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, cơ quan thi hành án tiến hành thủ tục giao nhà 71/366 phố Ngọc Lâm đã bán 69 đấu giá thành cho ngƣời mua nhƣng các cơ quan hữu quan không phối hợp với lý do là việc giải quyết về quyền sở hữu của bà Oanh đối với nhà 71/366 phố Ngọc Lâm của các cơ quan có thẩm quyền là chƣa thỏa đáng và yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự phải báo cáo Bộ trƣởng Bộ Tƣ pháp giải quyết. Ngày 24/4/2012 Thanh tra Bộ Tƣ pháp ban hành kết luận số 09/KL-TTR kết luận nhà 71/366 phố Ngọc Lâm là tài sản chung vợ chồng của bà Oanh, ông Luật. Nhƣ vậy qua quá trình thi hành nghĩa vụ dân sự của bị cáo Phạm Duy Luật về việc xử lý nhà 71/366 phố Ngọc Lâm ta thấy còn có nhiều vƣớng mắc, thậm chí là mâu thuẫn giữa các qui định của pháp luật. Trong vụ án này Tòa án là cơ quan phán quyết cuối cùng đáng lẽ ra trƣớc khi quyết định phải xem xét vấn đề tài sản chung riêng vợ chồng bà Oanh, ông Luật trong quyết định kê biên của cơ quan điều tra. Tại khoản 1 Điều 146 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định về kê biên tài sản: "1. Việc kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự qui định có thể tịch thu tài sản hoặc phạt tiền cũng như đối với người phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo qui định của pháp luật" [25]. Để đảm bảo cho nghĩa vụ thi hành án sau này cơ quan điều tra có quyền kê biên tài sản của bị can trong quá trình điều tra nhƣng luật không nói rõ trƣớc khi kê biên có yêu cầu cơ quan điều tra phải xác minh quyền sở hữu của bị can đối với tài sản kê biên hay không? Chính vì lẽ đó theo cách hiểu của tác giả thì khi kê biên cơ quan không cần phải xem xét đến quyền sở hữu tài sản của bị can đối với tài sản bị kê biên mà việc xem xét lại quyết định kê biên của cơ quan điều tra thuộc trách nhiệm của cơ quan Tòa án. Trong vụ án xét xử Phạm Duy Luật nêu trên, cơ quan Tòa án đã không xem xét lại quyết định kê biên của cơ quan điều tra đối với nhà 71/366 phố Ngọc Lâm mà chỉ tập trung vào xem xét trách nhiệm hình sự, quyết định hình 70 phạt tù đối với các bị cáo. Dẫn đến quá trình xử lý tài sản để thi hành nghĩa vụ dân sự bồi thƣờng của Phạm Duy Luật rất khó khăn vì sự không thống nhất của qui định pháp luật. Điều 127 Luật thi hành án dân sự năm 2008 qui định về việc xử lý tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án: "Chấp hành viên xử lý theo qui định tại các điều 98, 99, 100 và 101 của Luật này đối với tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án trong trường hợp người bị kết án không tự nguyện thi hành án" [28]. Khó khăn xuất hiện ngay trong các qui định của Luật thi hành án dân sự về vấn đề xử lý tài sản loại này. Cụ thể Điều 98 Luật thi hành án dân sự năm 2008 qui định về định giá tài sản kê biên: "ngay khi kê biên tài sản", hoặc "trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản" thì đƣơng sự đƣợc quyền thỏa thuận về giá tài sản hoặc chấp hành viên ký hợp đồng với tổ chức thẩm định giá để định giá tài sản; trong khi đó tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành án đƣợc qui định tại Điều 127 Luật thi hành án dân sự năm 2008 là tài sản không phải do chấp hành viên cơ quan thi hành án kê biên trong quá trình tổ chức thi hành án mà do cơ quan điều tra kê biên trong giai đoạn điều tra và khi xét xử Tòa án tuyên tiếp tục kê biên để bảo đảm thi hành án. Do đó không thể thực hiện đƣợc việc định giá tài sản này theo qui định tại Điều 98 Luật thi hành án dân sự năm 2008, vì thời hạn kê biên tài sản không đảm bảo qui định tại Điều 98 Luật thi hành án dân sự là "ngay khi kê biên tài sản", hoặc "trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kê biên tài sản". Khó khăn tiếp theo là qui định của Điều 127 Luật thi hành án dân sự năm 2008 nói trên thì cơ quan thi hành án dân sự không tiến hành kê biên các tài sản mà bản án, quyết định đã tuyên kê biên mà chỉ thẩm định giá và bán đấu giá theo qui định. Do đó các vấn đề phát sinh về quyền sở hữu tài sản, 71 tranh chấp về tài sản...vv trong quá trình xử lý tài sản đã bị Tòa án kê biên thì cơ quan thi hành án dân sự không đƣợc quyền xem xét. Qui định của pháp luật là nhƣ vậy nên việc xử lý tài sản mà Tòa án đã kê biên trong thực tiễn hầu hết là vƣớng mắc, khó khăn, kéo dài và bị khiếu nại triền miên thậm chí không thể thi hành đƣợc. * Bản án số 2310/2000/HSPT ngày 10/11/2000 của Tòa án nhân dân tối cao Bản án số 2310/2000/HSPT ngày 10/11/2000 của Tòa án nhân dân tối cao xét xử vợ chồng Nguyễn Văn Thêm, Vũ Thị Tuyết về tội "Chứa mại dâm, môi giới mại dâm", ngoài phần quyết định về hình phạt tù, án phí thì Tòa án còn tuyên sung công tài sản dùng vào việc phạm tội nhƣ sau: Tịch thu toàn bộ giá trị tài sản đã xây dựng lên ngôi nhà 152B Triệu Việt Vƣơng, phƣờng Bùi Thị Xuân, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội. Giao cho Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội quản lý theo chính sách pháp luật về nhà đất hiện hành. Các thông tin liên quan đến vụ án nhƣ sau: quyền sử dụng đất tại 152B Triệu Việt Vƣơng trƣớc đây có một ngôi nhà cấp bốn trên đất và là đất vợ chồng Thêm, Tuyết thuê của Nhà nƣớc từ năm 1994, khi xét xử Tòa án cũng không có phán quyết gì về hợp đồng thuê này. Trƣớc khi phạm tội, vợ chồng Thêm, Tuyết đã phá bỏ ngôi nhà cấp bốn trên đất và xây dựng lên ngôi nhà 6 tầng để làm nơi chứa mại dâm. Chính vì ngôi nhà 6 tầng này là tài sản đƣợc sử dụng vào việc phạm tội nên Tòa án mới quyết định sung công. Về lý luận thì hoàn toàn hợp lý nhƣng đến giai đoạn thi hành án trên thực tế thì phát sinh phức tạp, khó khăn. Đây là vụ việc thi hành án nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự bị kéo dài cho đến thời điểm hiện tại vẫn chƣa thể thi hành xong và có nhiều quan điểm, cách thức thi hành khác nhau. Vì ngôi nhà gắn liền với đất thì mới có giá trị nếu tách rời thì không có giá trị. Vậy Tòa tuyên "tịch thu toàn bộ giá trị tài sản đã xây dựng lên ngôi nhà 152B Triệu Việt Vƣơng…" là 72 trong thực tế phải tịch thu cái gì? Khi thi hành cơ quan thi hành án dân sự thành phố Hà Nội đã lúng túng và có nhiều quan điểm về việc thi hành: - Quan điểm thứ nhất cho rằng, sau khi định giá giá trị ngôi nhà 6 tầng tại 152B Triệu Việt Vƣơng (không định giá quyền sử dụng đất) nên đấu giá để thu tiền nộp ngân sách Nhà nƣớc. Nhƣng cách này không khả thi vì chỉ đƣợc đấu giá giá trị xây dựng ngôi nhà chứ không đƣợc đấu giá quyền sử dụng đất. Vậy thì quyền lợi của ngƣời mua đƣợc ngôi nhà đối với quyền sử dụng đất sẽ giải quyết thế nào? - Quan điểm thứ hai cho rằng, sau khi định giá giá trị ngôi nhà 6 tầng tại 152B Triệu Việt Vƣơng (không định giá quyền sử dụng đất) thì yêu cầu ông Thêm, bà Tuyết nộp số tiền tƣơng ứng để sung công Nhà nƣớc và ông Thêm, bà Tuyết sẽ đƣợc sở hữu ngôi nhà và tiếp tục sử dụng đất theo qui định của pháp luật về đất đai. Cách này sẽ thuận lợi nếu ông Thêm, bà Tuyết tự nguyện nộp số tiền tƣơng đƣơng nhƣng nếu ông Thêm, bà Tuyết cố tình không nộp hoặc không có khả năng nộp thì giải quyết thế nào? - Quan điểm thứ ba cho rằng, là không cần định giá giá trị ngôi nhà 6 tầng tại 152B Triệu Việt Vƣơng mà cơ quan thi hành án tổ chức giao ngôi nhà cho cơ quan quản lý công sản (trong trƣờng hợp này là Chi cục quản lý công sản, Sở Tài chính thành phố Hà Nội) để quản lý theo qui định của pháp luật về đất đai nếu ông Thêm, bà Tuyết có nhu cầu thuê hoặc mua lại của Nhà nƣớc thì giải quyết theo qui định hiện hành. Tuy nhiên cách này cũng gặp khó khăn nếu ông Thêm, bà Tuyết không thuê hoặc mua và cũng không tự nguyện giao tài sản. Tóm lại, với phán quyết của Tòa án trong vụ việc này về lý thuyết không vƣớng mắc nhƣng thực tế để thi hành rất khó khăn và nếu ông Thêm, bà Tuyết không hợp tác thì có khả năng không thể thi hành án đƣợc. 73 * Bản án hình sự phúc thẩm số 794/2013/HSPT ngày 28/10/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Bản án hình sự phúc thẩm số 794/2013/HSPT ngày 28/10/2013 của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, bản án hình sự sơ thẩm số 92/2013/HSST ngày 19/7/2013 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử Trần Ngọc Hải, Trần Thị Thủy về tội: "Tiêu thụ tài sản do ngƣời khác phạm tội mà có" và tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức". Trong phần quyết định tòa án có tuyên: Đối với 08 chiếc xe máy thu giữ đã đăng tin tìm chủ sở hữu, nay tiếp tục cho thông báo tìm chủ sở hữu trong vòng 06 tháng kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật. Nếu hết thời hạn kể trên, không tìm đƣợc chủ sở hữu thì sung quỹ Nhà nƣớc. Bản án có hiệu lực từ ngày 28/10/2013 nhƣng đến ngày 03/4/2014 Tòa án mới chuyển bản án cho cơ quan thi hành án (chi cục thi hành án dân sự huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội). Nhƣ vậy là thực tế thời hạn thông báo theo bản án tuyên đã quá hạn, bản án cũng không tuyên rõ là ai phải thông báo (Tòa án hay cơ quan thi hành án), hơn nữa bản án không tuyên là trong trƣờng hợp nếu sau khi có thông báo mà có ngƣời đến nhận tài sản thì giải quyết thế nào? Tất cả những thiếu sót và không rõ ràng này của bản án đã khiến cơ quan thi hành án gặp khó khăn trong thực tế thi hành. * Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm Bản án hình sự sơ thẩm số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội xét xử Nguyễn Thế Đức về tội "tàng trữ trái phép chất ma túy" có tuyên: tịch thu phát mại sung quỹ Nhà nƣớc 01 điện thoại di động Nokia màu đen và 01 điện thoại Nokia màu xanh. Theo qui định tại điểm c khoản 2 Điều 76 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: "Vật chứng là tiền bạc hoặc tài sản do phạm tội mà có thì bị tịch thu 74 sung quỹ Nhà nƣớc" thì tòa án chỉ cần tuyên "tịch thu sung quỹ Nhà nƣớc" mà không kèm theo "phát mại" là cơ quan thi hành án đã thi hành đƣợc bằng cách chuyển giao các tài sản thuộc diện sung công cho cơ quan tài chính cùng cấp. Nhƣng với cách tuyên nhƣ trong bản án số 18/2014/HSST ngày 25/02/2014 nêu trên thì theo qui định của pháp luật về thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án lại phải tổ chức định giá và bán các tài sản thuộc diện phát mại sung công để thu tiền sau đó mới nộp số tiền thu đƣợc do bán tài sản thuộc diện này vào quỹ Nhà nƣớc. Nhƣ vậy cùng một loại tài sản và cùng là thuộc diện sung công nhƣng với hai cách tuyên khác nhau dẫn đến việc thi hành án khác nhau và với cách tuyên "tịch thu sung quỹ Nhà nƣớc" vừa đúng theo qui định pháp luật vừa giúp cho việc thi hành trở nên rất đơn giản, nhanh chóng, hiệu quả hơn nhiều so với cách tuyên "tịch thu phát mại sung công". * Một số vụ việc khó khăn khác Đặc biệt đối với các bản án về nhóm tội tham nhũng rất khó thi hành các quyết định dân sự về bồi thƣờng của các bị cáo vì số tiền thu hồi đƣợc rất nhỏ do bị cáo không có tài sản để thi hành án nhƣ việc thu hồi tài sản trong vụ Vinashin (tên gọi hiện nay là SBIC - Tổng Công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam) đang gặp khó khăn do bản án không nêu rõ các nguồn tài sản để thi hành án, địa chỉ tài sản ở đâu và đang trong hiện trạng thế nào...Trong vụ án này, ông Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch Vinashin và ông Trần Văn Liêm - nguyên Trƣởng Ban Kiểm soát Vinashin, nguyên Giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn Vận tải viễn dƣơng Vinashin (Vinashinlines) - phải bồi thƣờng hơn 991 tỉ đồng. Bản án chỉ tuyên các bị cáo phải bồi thƣờng nhƣng lại không chỉ ra đƣợc dựa vào nguồn tài sản, tài chính nào để các cá nhân liên quan bảo đảm việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án hình sự. Hàng loạt vụ án khác đã xét xử cũng đang khiến cơ quan thi hành án đau đầu: vụ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), "siêu lừa" Huỳnh 75 Thị Huyền Nhƣ, Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên), các vụ việc xảy ra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)… Đơn cử vụ sai phạm tại Công ty Cho thuê tài chính II (ALC II), Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xử sơ thẩm đã tuyên phạt ông Vũ Quốc Hảo (nguyên Tổng Giám đốc ALC II) mức án tử hình. Ông Hảo và đồng phạm đã gây thiệt hại cho nhà nƣớc hơn 531,8 tỉ đồng. Mới đây, "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Nhƣ (nguyên Phó Phòng Quản lý rủi ro Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công Thƣơng Việt Nam) đã lãnh mức án tù chung thân sau khi làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo, chiếm đoạt gần 4.000 tỉ đồng. Điều đáng nói, số tiền bị thất thoát trong các vụ án trên đều rất lớn nhƣng tài sản thu hồi chẳng đƣợc bao nhiêu. Trong vụ án ALC II, cơ quan điều tra chỉ mới thu hồi 5,8 tỉ đồng cùng 4 căn nhà và 1 thửa đất. Toàn bộ tài sản thu hồi đƣợc của nữ "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Nhƣ cũng chỉ có tổng giá trị là 229,4 tỉ đồng, rất nhỏ so với số tiền thất thoát lên đến hàng ngàn tỉ đồng. Rắc rối còn nảy sinh khi mẹ của Huỳnh Thị Huyền Nhƣ đã có đơn kiến nghị đòi lại khu Villa H2 (thuộc dự án Nam Hải Resort đƣợc định giá 43 tỉ đồng) vì cho rằng đây là tài sản của bà và hình thành trƣớc khi Huyền Nhƣ phạm tội. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự đối với các bản án, quyết định hình sự còn cho thấy, có những bản án, quyết định của Tòa án đƣa ra thi hành còn vƣớng mắc do tuyên chƣa chính xác, rõ ràng, cụ thể. Cơ quan thi hành án dân sự đã có văn bản yêu cầu giải thích. Tuy nhiên, Tòa án hoặc giải thích không đúng nội dung văn bản yêu cầu hoặc không trả lời. Khi ra quyết định thi hành án hoặc trong quá trình tổ chức thi hành án phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có những vi phạm theo qui định của pháp luật tố tụng, Thủ trƣởng cơ quan thi hành án dân sự đã có văn bản kiến nghị ngƣời có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự 76 giám đốc thẩm, tái thẩm theo qui định của pháp luật. Quá thời hạn qui định, vẫn không nhận đƣợc văn bản trả lời của Tòa án hoặc có văn bản trả lời không đúng thực tế, không có căn cứ. Hy hữu ngƣời có thẩm quyền chấp nhận văn bản kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự để ra quyết định kháng nghị, mặc dù cơ quan thi hành án dân sự kiến nghị có căn cứ, đúng qui định của pháp luật. Nhƣ vậy, Tòa án chƣa làm tròn vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác thi hành án dân sự đối với các bản án, quyết định hình sự. Hay nói chính xác hơn, chƣa có trách nhiệm đối với bản án, quyết định của mình đã ban hành. 77 Chương 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM 3.1. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÒA ÁN ÁP DỤNG HÌNH PHẠT TIỀN, HÌNH PHẠT TỊCH THU TÀI SẢN VÀ CÁC QUYẾT ĐỊNH DÂN SỰ KHÁC 3.1.1. Hình phạt tiền Trong những năm gần đây, phạt tiền đã đƣợc áp dụng ở nƣớc ta nhƣ sau: Bảng 3.1: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền ở nước ta giai đoạn 2008-2013 Năm 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm (1) 98.746 102.577 105.389 110.647 116.907 117.502 651.768 Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền (2) 1.543 1.905 2.261 3.790 5.743 5.743 21.468 Tỷ lệ % gữa (2) & (1) 1,56% 1,85% 2,1% 3,4% 4,3% 4,8% 3,2% Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao. Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy số bị cáo năm sau cao hơn năm trƣớc và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tiền năm sau cũng cao hơn năm trƣớc nhƣng chiếm tỷ lệ không đáng kể (trung bình 3,2%). Điều này cho thấy sự bất cập hiện nay là trên thực tế số bị cáo bị tuyên phạt tiền quá ít, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng quá tải ở các nhà tù của nƣớc ta hiện nay. Qua nghiên cứu qui định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 cho thấy còn có những bất cập sau: Thứ nhất, Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 chƣa phân biệt rạch ròi giữa phạt tiền với tính chất là hình phạt chính và phạt tiền với tính chất là hình 78 phạt bổ sung về mức tiền phạt, mức khởi điểm của hình phạt tiền ở cả hai loại đều là một triệu đồng là quá thấp, không đảm bảo tính răn đe ngƣời phạm tội. Về nguyên tắc đa phần hình phạt chính phải nghiêm khắc hơn hình phạt bổ sung, hình phạt bổ sung đƣợc tuyên là để hỗ trợ, củng cố hiệu lực hình phạt chính. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự qui định chung mức khởi điểm một triệu đồng cho hình phạt tiền không phân biệt là hình phạt chính hay hình phạt bổ sung đã ảnh hƣởng đến quá trình cá thể hóa đối với ngƣời phạm tội và với mức khởi điểm quá thấp nhƣ trên đã phần nào tạo ra tâm lý coi thƣờng hiệu lực của pháp luật và sẽ không tự giác chấp hành pháp luật của ngƣời bị kết án. Thứ hai, do qui định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 là tiền phạt có thể đƣợc nộp nhiều lần trong thời hạn do Tòa án quyết định trong bản án tuy thể hiện tạo điều kiện cho ngƣời bị kết án có điều kiện khó khăn đƣợc thi hành làm nhiều lần nhƣng ngƣợc lại cũng tạo ra tâm lý chây ỳ không chịu thi hành án của ngƣời bị kết án. 3.1.2. Hình phạt tịch thu tài sản Thực tiễn xét xử cho thấy Tòa án rất hạn chế áp dụng hình phạt tịch thu tài sản, chỉ hiếm hoi mới áp dụng đối với các tội phạm về ma túy hay các tội xâm phạm trật tự công cộng. Bảng 3.2: Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản ở nước ta giai đoạn 2008-2013 Năm Số bị cáo bị xét xử sơ thẩm (1) 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng 98.746 102.577 105.389 110.647 116.907 117.502 651.768 Số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản (2) 428 517 569 603 685 715 3.517 Tỷ lệ % gữa (2) & (1) 0,43% 0,50% 0,53% 0,54% 0,58% 0,60% 0,53% Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao. 79 Với những số liệu thống kê trên có thể thấy số bị cáo năm sau tăng cao hơn năm trƣớc và số bị cáo bị áp dụng hình phạt tịch thu tài sản năm sau cũng cao hơn năm trƣớc nhƣng chiếm tỷ lệ không đáng kể (trung bình 0,53%). Điều này cho thấy sự bất cập hiện nay là trên thực tế số bị cáo bị tuyên phạt tịch thu tài sản rất hiếm. Nguyên nhân của việc Tòa án hạn chế áp dụng hình phạt tịch thu tài sản là hình phạt này theo qui định của Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 là hình phạt bổ sung và đƣợc áp dụng tùy nghi không bắt buộc cùng các hình phạt khác. Nguyên nhân nữa là do trong quá trình tiến hành tố tụng các cơ quan tố tụng rất khó chứng minh nguồn gốc tài sản là hợp pháp hay bất hợp pháp cũng nhƣ khó chứng minh đƣợc quyền sở hữu tài sản của ngƣời bị kết án đối với tài sản. Trƣớc đây trong một vụ án nổi cộm là vụ án buôn bán trái phép chất ma túy của Vũ Xuân Trƣờng và đồng phạm, Tòa án đã áp dụng tịch thu tài sản của nhiều bị cáo trong đó có ngôi nhà 129 đƣờng Giải Phóng, quận Đống Đa của Vũ Xuân Trƣờng, trừ căn phòng có diện tích 14,72 m2 ở tầng hai cho hai đứa con. Thế nhƣng bản án không thể thi hành bởi chính sự không rõ ràng: không nói đến việc cho họ sử dụng lối đi, cầu thang, phòng vệ sinh và bếp. Cơ quan thi hành án đã nhiều lần vận động hai cháu nhỏ và ngƣời giám hộ (em gái Trƣờng) bán lại căn phòng để tìm nơi khác thuận tiện hơn nhƣng không đƣợc. Hồng Nhung, con gái lớn của Trƣờng nói: “Chúng cháu đã lớn lên ở căn nhà này cùng bố mẹ, nên bây giờ đã quen và không muốn đi đâu sống nữa”. Ngoài ra khi thi hành quyết định tịch thu tài sản của các bị cáo khác cũng đều bị khó khăn thậm chí không thi hành đƣợc. Trong thời gian gần đây việc xét xử các vụ án về tham nhũng đang làm nóng dƣ luận nhƣng cũng chƣa có vụ án về tham nhũng nào bị Tòa án áp 80 dụng hình phạt tịch thu tài sản đối với bị cáo. Một ví dụ cụ thể điển hình cho việc Tòa án không áp dụng tịch thu tài sản trong vụ án về tham nhũng mới đây nhất là vụ án xét xử Dƣơng Chí Dũng và đồng phạm về “Tội tham ô”, Tòa án đã không áp dụng tịch thu tài sản của Dƣơng Chí Dũng. 3.1.3. Các quyết định dân sự khác Bảng 3.3: Số bị cáo bị áp dụng các quyết định dân sự khác ở nước ta giai đoạn 2008-2013 Số bị cáo bị xét xử sơ Số bị cáo bị áp dụng Tỷ lệ % gữa (2) thẩm (1) hình phạt tiền (2) & (1) 2008 98.746 98.532 99,78% 2009 102.577 102.371 99,79% 2010 105.389 105.213 99,82% 2011 110.647 110.508 99,87% 2012 116.907 116.835 99,93% 2013 117.502 117.447 99,95% Tổng 651.768 650.906 99,85% Năm Nguồn: Vụ thống kê tổng hợp - Tòa án nhân dân Tối cao. Với những số liệu thống kê trên có thể thấy số bị cáo năm sau tăng cao hơn năm trƣớc và số bị cáo bị áp dụng các quyết định dân sự năm sau cũng cao hơn năm trƣớc và chiếm tỷ lệ rất lớn (trung bình 99,85%). Điều này cho thấy trong thực tiễn xét xử các vụ án hình sự về các tội xâm phạm sở hữu, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự con ngƣời, xâm phạm an toàn công cộng thì Tòa án đều quyết định các nghĩa vụ dân sự về bồi thƣờng thiệt hại, trả lại tài sản bởi vì đa phần các thiệt hại vật chất thuộc cấu thành tội phạm. Qua đó cũng cho thấy mức độ gia tăng xâm phạm đến các quan hệ dân sự của các hành vi phạm tội. 81 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ CỦA TÒA ÁN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.2.1. Hoàn thiện pháp luật * Hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 theo Nghị quyết số 49NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị: "Giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm” [20]. Hiến pháp 2013 đã có hiệu lực, trong Hiến pháp 2013 đã dành hẳn chƣơng II qui định về quyền con ngƣời và gần đây Quốc hội đã phê chuẩn Công ƣớc của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con ngƣời. Mặc dù Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 đã có những ƣu việt nhất định nhƣng vẫn không tránh khỏi những tụt hậu so với thực tiễn nên cũng cần tiếp tục phải đƣợc hoàn thiện để bắt kịp thực tiễn. Ngày 22 tháng 3 năm 2014 Chính phủ cũng ban hành nghị quyết số 22/NQ-CP chuyên đề xây dựng pháp luật cũng đã quyết nghị về những định hƣớng lớn xây dựng Bộ luật hình sự (sửa đổi) hƣớng tới sao cho có chất lƣợng, có tính khả thi cao. Trong đó có định hƣớng bảo vệ quyền con ngƣời, giảm khả năng áp dụng hình phạt tù, mở rộng phạm vi áp dụng các hình phạt không mang tính giam giữ. Các quan điểm chỉ đạo xây dựng Bộ luật hình sự sửa đổi đều hƣớng tới mục đích tăng phạm vi áp dụng các hình phạt về vật chất, giảm phạm vi áp dụng các hình phạt tù. Tuy nhiên để đảm bảo tính khả thi của các hình phạt về vật chất thì theo quan điểm của tác giả luận văn cũng có một số kiến nghị để hoàn thiện nhƣ sau: - Đối với hình phạt tiền thì cần phân hóa rạch ròi mức tối thiểu và tối đa của phạt tiền với tính chất là hình phạt chính và hình phạt bổ sung; cần qui định rõ thời hạn nộp tiền phạt để hạn chế tình trạng ngƣời bị kết án chây ỳ. 82 - Kiến nghị các nhà làm luật trong quá trình soạn thảo cũng nên phân biệt hai trƣờng hợp không có điều kiện thi hành và trƣờng hợp có điều kiện nhƣng cố tình không thi hành các hình phạt về vật chất. Đối với trƣờng hợp ngƣời bị kết án không có điều kiện thi hành thì cũng nên áp dụng chính sách nhân đạo của pháp luật mà hoãn hay miễn, giảm thi hành đối với họ. Đối với trƣờng hợp ngƣời bị kết án có điều kiện nhƣng cố tình không thi hành thì phải qui định rõ ràng và áp dụng hình thức lao động bắt buộc hoặc phải áp dụng các chế tài nghiêm khác khắc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự về “Tội không chấp hành án” đối với họ. * Xây dựng Bộ luật thi hành án Để khắc phục tồn tại, bất cập, thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thì cần sớm xây dựng Bộ luật thi hành án. Quán triệt và thể chế hóa chủ trƣơng "sớm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về thi hành án theo hƣớng tiến tới tập trung nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về công tác thi hành án vào Bộ Tƣ pháp" [16] và để "kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của Tòa án, của tổ chức trọng tài và của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh... Chuẩn bị điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án" [17], cũng nhƣ các Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị liên quan đến công tác thi hành án; thực hiện việc đổi mới tổ chức, hoạt động của cơ quan thi hành án, tăng cƣờng hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Việc giao cho một cơ quan chức năng giúp Chính phủ quản lý tập trung, thống nhất công tác thi hành án là cần thiết và hoàn toàn phù hợp với yêu cầu sắp xếp lại bộ máy nhà nƣớc theo hƣớng gọn nhẹ, hợp lý và có hiệu quả. Hoạt động thi hành án do nhiều cơ quan thực hiện đã tạo ra sự thiếu thống nhất 83 trong quản lý, thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa cơ quan thi hành án và các cơ quan hữu quan, hạn chế hiệu quả của mỗi lĩnh vực thi hành án, nhất là làm cho việc khắc phục án tồn đọng trong thi hành các nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự bị kéo dài. Việc ban hành Bộ luật thi hành án trên cơ sở hệ thống hóa, pháp điển hóa, mở rộng phạm vi điều chỉnh là hết sức cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới tổ chức, hoạt động thi hành án trong tình hình hiện nay. Đối với lĩnh vực thi hành án dân sự, Bộ luật này phải coi bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án là một nguyên tắc cơ bản chỉ đạo toàn bộ nội dung của nó; tạo ra một cơ chế phối hợp chặt chẽ, có hiệu quả giữa cơ quan thi hành án với Cơ quan Công an, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phƣơng trong việc tổ chức thi hành án; qui định rõ và mở rộng quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan thi hành án, chấp hành viên; qui định rõ trách nhiệm của các cơ quan hữu quan, tổ chức, công dân trong việc thực hiện các yêu cầu của chấp hành viên trong quá trình thi hành án; xã hội hóa một số hoạt động thi hành án dân sự; kế thừa, phát triển pháp luật về thi hành án dân sự của nƣớc ta, đồng thời có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm của thế giới để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan thi hành án, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. * Các qui định pháp luật về miễn, giảm thi hành các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự Việc qui định miễn, giảm thi hành các hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự đối với ngƣời bị kết án thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nƣớc. Các qui định về miễn, giảm chấp hành các hình phạt đƣợc qui định trong các văn bản pháp luật nhƣ: Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009; Luật thi hành án dân sự năm 2008; Thông tƣ số 10/2010/TTLT và mới đây Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 84 của Chính phủ qui định ngƣời phải thi hành nghĩa vụ đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nƣớc đã thi hành đƣợc ít nhất bằng 1/50 khoản phải thi hành thì đƣợc xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành. Song, theo phản ánh từ các cơ quan thi hành án, bên cạnh trƣờng hợp ngƣời bị kết án có điều kiện thi hành án nhƣng cố tình trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ của mình, thì nhiều đối tƣợng đang chấp hành hình phạt tù chung thân, có hồ sơ thi hành án đã lâu năm nhƣng không có tài sản để thực hiện dẫn đến tốn kém công sức, kinh phí từ ngân sách nhà nƣớc nhƣ: Ngƣời bị kết án không có tài sản để thi hành án hoặc có tài sản nhƣng giá trị tài sản chỉ đủ để thanh toán chi phí cƣỡng chế thi hành án hoặc tài sản đó theo qui định của pháp luật không đƣợc xử lý để thi hành án. Ngƣời không có thu nhập hoặc mức thu nhập thấp, chỉ bảo đảm cuộc sống tối thiểu cho ngƣời bị kết án và gia đình họ, các trƣờng hợp bị thiên tai, lũ lụt mà ngƣời bị kết án không còn tài sản; không xác định đƣợc địa chỉ, nơi sinh sống hoặc tài sản của ngƣời bị kết án cũng nằm trong diện đƣợc xem xét miễn giảm thi hành án. Chính vì vậy, nên bổ sung trƣờng hợp không xác định đƣợc địa chỉ, tài sản của ngƣời bị kết án thì có thể đƣợc xét miễn thi hành phần nghĩa vụ còn lại. * Xã hội hóa công tác thi hành án Ngoài ra cũng cần xây dựng các qui định pháp luật để thí điểm, nhân rộng, tiến tới thực hiện xã hội hóa trên phạm vi cả nƣớc công tác thi hành án theo chủ trƣơng của Đảng, bƣớc đầu có thể xã hội hóa việc tống đạt các văn bản, giấy tờ thi hành án dân sự và xác minh tài sản của ngƣời bị kết án... nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan thi hành án tập trung vào những công việc thi hành án chủ yếu, giảm gánh nặng cho các cơ quan này do tình trạng quá tải về công việc, đồng thời nâng cao tính chất xã hội, làm cho thi hành án trở thành mối quan tâm chung của xã hội, là trách nhiệm của xã hội. 85 3.2.2. Hoàn thiện cơ sở vật chất Cơ quan thi hành án giai đoạn trƣớc đây là bộ phận thuộc Tòa án, đến năn 1993 mới tách thành cơ quan độc lập nên cơ vật chất đang rất thiếu thốn và thời gian gần đây mới đƣợc Nhà nƣớc quan tâm nên đang dần đƣợc hoàn thiện từng bƣớc. Hiện nay rất nhiều cơ quan thi hành án có trụ sở nhỏ hẹp thậm chí còn đang phải đi nhờ, thuê trụ sở. Trang thiết bị, phƣơng tiện phục vụ công tác thiếu thốn rất nhiều. Điều này ảnh hƣởng rất lớn đến công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất, kỹ thuật và phƣơng tiện hoạt động thi hành án, đảm bảo sự uy nghiêm và hiệu quả thi hành án, nhất là khi áp dụng thi hành án bằng biện pháp cƣỡng chế. Chú trọng đến việc phân bổ ngân sách hợp lý cho hoạt động thi hành án, đảm bảo chế độ lƣơng phù hợp nhằm khuyến khích, động viên, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, nhân viên làm công tác thi hành án nói chung cũng nhƣ cán bộ, chấp hành viên thi hành án dân sự. 3.2.3. Hoàn thiện về bộ máy tổ chức, con người Nâng cao năng lực, trách nhiệm của những ngƣời tiến hành tố tụng nhƣ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán để trong quá trình chứng minh và giải quyết trách nhiệm hình sự của ngƣời phạm tội cũng đồng thời phải chứng minh và giải quyết khách quan, chính xác các quan hệ dân sự phát sinh do hành vi phạm tội. Để nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, ngoài vấn đề hoàn thiện những qui định của pháp luật, việc sắp xếp tổ chức, bộ máy của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án một cách khoa học, hợp lý là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, cần kiện toàn tổ chức, bộ máy, bố trí đội ngũ cán bộ các cơ quan này theo hƣớng sau đây: Thứ nhất, tiếp tục rà soát, nghiên cứu, kiện toàn tổ chức, bộ máy cơ 86 quan tiến hành tố tụng, cơ quan có nhiệm vụ thi hành án các cấp gắn với phân công, phân cấp rõ ràng, cụ thể giữa chức năng, quyền hạn và trách nhiệm giữa Bộ Tƣ pháp, Tòa án, cơ quan Công an từ cấp huyện, thị xã cho đến các trại giam có nhiệm vụ cải tạo, giáo dục cho những phạm nhân là những ngƣời phải thi hành nghĩa vụ dân sự. Thứ hai, đổi mới công tác đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ tiến hành tố tụng, cán bộ có nhiệm vụ thi hành án. Hiệu quả hoạt động thi hành phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực của cán bộ tiến hành tố tụng, cán bộ có nhiệm vụ thi hành án. Do đó, việc đào tạo, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ, kiến thức cho cán bộ tiến hành tố tụng, cán bộ có nhiệm vụ thi hành án là yêu cầu cấp bách hiện nay. Ngoài ra, không phải chỉ có thẩm phán, thƣ ký phiên tòa, cán bộ các trại giam phải đƣợc nâng cao trình độ nghiệp vụ, mà cán bộ làm công việc khác cũng cần đƣợc bồi dƣỡng, đào tạo kiến thức về tố tụng và về thi hành án. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống giáo trình giảng dạy về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Ngoài ra, Bộ Tƣ pháp, Tòa án nhân dân tối cao và Bộ Công an là cơ quan hƣớng dẫn, kiểm tra, chỉ đạo cao nhất về các công tác thi hành án cần định kỳ mở các lớp tập huấn về thi hành án cho đội ngũ cán bộ thi hành án, Tòa án, Công an ở các huyện, thị. Trong nội dung tập huấn, ngoài những kiến thức về pháp luật hình sự, cần đi sâu về nghiệp vụ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nhƣ trình tự, nội dung, phƣơng pháp thi hành... nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và phổ biến những kinh nghiệm hay cũng nhƣ các bài học thất bại của các địa phƣơng, đơn vị để cùng nhau học hỏi, rút kinh nghiệm. Thứ ba, ổn định đội ngũ cán bộ có nhiệm vụ thi hành án theo hƣớng chuyên môn hóa. 87 Do đặc điểm của công tác Thi hành án, Tòa án, Công an, đội ngũ cán bộ nói chung luôn có sự thuyên chuyển, dẫn đến sự xáo trộn về mặt cán bộ. Số cán bộ theo dõi thi hành án có kinh nghiệm bị điều đi làm việc khác, số cán bộ mới không tránh khỏi những lúng túng về mặt thủ tục, trình tự thi hành án, thậm chí có những sai sót, sơ hở đáng tiếc trong quá trình thi hành án. Vì vậy, để tạo điều kiện cho cán bộ có nhiệm vụ thi hành án có điều kiện tích lũy kinh nghiệm, hoàn thành tốt nhiệm vụ đƣợc giao, thì ngoài việc đầu tƣ cho cho công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, thì việc bố trí, ổn định cán bộ làm công tác này là một yêu cầu hết sức cần thiết. 3.2.4. Tăng cường sự phối hợp của các cơ quan liên quan Cơ quan chịu trách nhiệm thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là cơ quan thi hành án dân sự thuộc hệ thống cơ quan hành chính chứ không thuộc hệ thống cơ quan lực lƣợng vũ trang nhƣng lại thực hiện nhiệm vụ mang đậm sự cƣỡng chế nhà nƣớc nên rất khó khăn khi thi hành nhiệm vụ bởi không có lực lƣợng và không có phƣơng tiện, trang thiết bị, công cụ nhƣ ngành lực lƣợng vũ trang. Trong thực tiễn nhiều trƣờng hợp ngƣời bị kết án trốn tránh, chây ỳ thi hành nghĩa vụ dân sự mặc dù cơ quan thi hành án dân sự đã áp dụng nhiều phƣơng pháp nhƣng vẫn không thi hành đƣợc. Nhƣng chỉ cần trại giam hoặc cơ quan thi hành án hình sự yêu cầu thi hành là những ngƣời này tìm mọi cách thi hành xong. Trong công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thì sự phối hợp của các cơ quan liên quan đóng một vai trò rất quan trọng. Sự phối hợp của trại giam, cơ quan thi hành án hình sự thuộc cơ quan Công an và sự phối hợp của chính quyền địa phƣơng cũng nhƣ vai trò giám sát của Viện kiểm sát là những tác nhân tích cực và rất hiệu quả. Các qui định hiện hành về sự phối hợp tuy đã có nhƣng chƣa đầy đủ, chƣa có tính hệ thống trong đó có Luật thi hành án dân sự năm 2008 cũng đã 88 qui định về sự phối hợp của các cơ quan này nhƣng trong thực tiễn thời gian qua thì sự phối hợp của các cơ quan này còn nhiều hạn chế đặc biệt là sự phối hợp của cơ quan Công an vì lẽ đó mà hai ngành Bộ Tƣ pháp, Công an đã phải xây dựng Thông tƣ liên tịch số 03/2012/TTLT-BTP-BCA ngày 30/03/2012 của liên Bộ qui định cụ thể về việc phối hợp bảo vệ cƣỡng chế thi hành án. Nhƣng khi vận dụng thông tƣ liên tịch này còn nhiều cách hiểu khác nhau. Hay nhƣ liên Bộ Tƣ pháp, tài chính, Công an đã xây dựng thông tƣ liên tịch số 07/2013/TTLT/BTP-BBCA-BTC ngày 06/02/2013 hƣớng dẫn việc thi hành nghĩa vụ dân sự đối với các phạm nhân đang chấp hành hình phạt tù. Về sự phối hợp của địa phƣơng liên bộ đã xây dựng thông tƣ liên tịch số 14/2011/TTLTBTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 11/7/2011 hƣớng dẫn hoạt động của Ban chỉ đạo thi hành án. Ngoài ra để xác minh điều kiện thi hành án về tài sản, thu nhập, tài khoản của ngƣời bị kết án, liên bộ còn xây dựng thông tƣ liên tịch số 02/2014/TTLT-BTP-BTC-BLĐTBXH-NHNNVN ngày 14/01/2014. Chi tiết hơn nữa là qui chế liên ngành số 14/2013/QCLN/BTP- BCA-TANDTCVKSNDTC ngày 09/10/2013 của liên Bộ, ngành về phối hợp liên ngành trong công tác thi hành án dân sự. Tuy giữa Bộ Tƣ pháp và các Bộ, ngành liên quan ngành đã xây dựng đƣợc khá nhiều qui định liên ngành về công tác phối hợp trong thi hành án dân sự cũng nhƣ thi hành nghĩa vụ dân sự trong các bản án, quyết định hình sự nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và cũng chƣa qui định chế tài đối với sự chậm trễ, bất hợp tác của các cơ quan liên quan khi đƣợc cơ quan thi hành án yêu cầu. 3.2.5. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là hoạt động truyền đạt, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cƣ, lứa tuổi để mọi ngƣời biết các qui định của pháp luật về thi hành án, vận động họ tuân thủ pháp luật về thi 89 hành án với tính cách nhƣ là một đòi hỏi tất yếu của mỗi công dân trong xã hội văn minh. Vì vậy, phải coi biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về thi hành án nói riêng là biện pháp cơ bản thƣờng xuyên, có ý nghĩa quyết định trong công tác thi hành án. Bản chất của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án là hoạt động có tổ chức và có định hƣớng của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tƣợng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật về thi hành án. Muốn nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành án, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội, cần phải đào tạo, bồi dƣỡng số cán bộ làm công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự thuộc Công an, Tƣ pháp, Viện Kiểm sát, Tòa án, giáo viên giảng dạy pháp luật, phóng viên, biên tập viên chuyên mục phổ biến, giáo dục pháp luật của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình... Chính là việc bồi dƣỡng, đào tạo, chuyên môn hóa đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Để có thể nâng cao hiệu quả của biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, cần phải xác định rõ các mục đích của biện pháp này. Theo chúng tôi, mục đích của biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là: - Trang bị tri thức pháp luật hình sự - Trang bị tri thức pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. - Bồi dƣỡng tình cảm, tâm lý pháp luật về việc tôn trọng nhân phẩm, danh dự, sức khỏe của những ngƣời bị kết án. 90 - Hƣớng dẫn thói quen ứng xử tích cực theo pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Việc xác định đúng nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự cho từng loại đối tƣợng là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của ngƣời đƣợc giáo dục, mà phải qua các kênh truyền tải thông tin, qua các cách thức và biện pháp tác động nhất định, phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tƣợng giáo dục. Theo tác giả luận văn thấy cần phải thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây: - Phổ biến, nói chuyện về thi hành án tại các cơ quan nhà nƣớc, tổ chức xã hội, địa bàn dân cƣ và các trƣờng học, trong đó phải đặc biệt chú ý các địa bàn có nhiều ngƣời bị kết án và phải thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự. - Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về thi hành án. Đƣa các văn bản pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự vào tủ sách pháp luật theo chƣơng trình của Bộ Tƣ pháp. - Tuyên truyền pháp luật về thi hành án qua các phƣơng tiện truyền thông đại chúng. Các báo chí, đài phát thanh, truyền hình nên có chuyên mục pháp luật về về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nếu thực hiện đúng theo các yêu cầu về mục đích, nội dung nói trên, thì chắc chắn đối tƣợng đƣợc tác động, giáo dục sẽ có sự nhận thức đúng đắn về thi hành án. 91 3.2.6. Tăng cường hợp tác quốc tế về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và thi hành án nói riêng, hợp tác quốc tế cũng đang trở thành vấn đề bức xúc bởi các lý do sau: Thứ nhất, cùng với xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế, xu thế quốc tế hóa hoạt động phạm tội có tính chất quốc tế cũng đang diễn ra. Tội phạm có tính chất quốc tế trở thành một hoạt động mang tính toàn cầu với tổ chức rộng khắp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Vì những lẽ đó, số ngƣời nƣớc ngoài phạm tội phải thi hành nghĩa vụ dân sự ở Việt Nam sẽ tăng lên. Thứ hai, Việt Nam đã trở thành thành viên của ASEAN và nhiều tổ chức quốc tế khác, cho nên hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đấu tranh chống tội phạm có tính chất quốc tế và thi hành án vừa là nhu cầu, vừa là nghĩa vụ quốc tế của chúng ta. Vì vậy, cần tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau giữa các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án với cơ quan thi hành án các nƣớc ASEAN, các nƣớc láng giềng có chung biên giới và cơ quan thi hành án các nƣớc phát triển có kinh nghiệm giáo dục, cải tạo ngƣời bị kết án phải thi hành nghĩa vụ dân sự. Các hoạt động hợp tác quốc tế của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án phải quán triệt đƣờng lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc là củng cố môi trƣờng hòa bình, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 92 KẾT LUẬN 1. Thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đóng một vai trò quan trọng. Nó đảm bảo cho bản án, quyết định hình sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật đƣợc thực hiện trên thực tế, thể hiện sự chuyên chế của Nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa trong việc kiên quyết xử lý những phần tử phạm tội, ngoài việc tƣớc đi quyền tự do của những phần tử này thì Nhà nƣớc còn tƣớc đi của những phần tử này về vật chất. Việc qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự trong hệ thống pháp luật là nhằm góp phần tích cực vào việc bảo vệ sự an toàn, vững mạnh của chế độ, bảo vệ tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm, danh dự của công dân. Những vi phạm về trình tự, thủ tục trong quá trình thi hành án đều bị coi là những hành vi vi phạm pháp luật; chúng không những xâm hại hoạt động đúng đắn của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành án, xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị kết án, mà còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc. Nhƣ vậy, việc thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự còn đảm bảo sự dân chủ, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời bị kết án, thể hiện tính ƣu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. 2. Việc nghiên cứu thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, ngoài ý nghĩa về mặt lý luận, còn có ý nghĩa phục vụ nâng cao nhận thức của nhân dân nói chung, cán bộ các cơ quan bảo vệ pháp luật nói riêng về sự cần thiết phải thực hiện đúng, đầy đủ, chặt chẽ các qui định của pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, góp phần nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội phạm; giúp công dân có cơ sở pháp lý tham gia vào hoạt động thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho ngƣời bị kết án đƣợc tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bên cạnh đó, nó có ý nghĩa cung cấp 93 cứ liệu khoa học cho việc hoàn thiện các qui định của pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nói riêng và phục vụ các cơ quan chức năng trong việc hƣớng dẫn áp dụng thống nhất các qui định về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. Nhƣ vậy, việc nghiên cứu thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự có ý nghĩa rất quan trọng trong giai đoạn xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. 3. Thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự cho thấy công tác thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự đã từng bƣớc đi vào ổn định và có qui mô hơn trong phạm vi cả nƣớc; đã có sự đổi mới cơ bản về công tác tổ chức quản lý thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, về nghiệp vụ, lề lối làm việc, phƣơng pháp công tác, nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự. 4. Nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là một việc làm không đơn giản, không phải là công việc một sớm, mà phải đòi hỏi sự kiên trì, lâu dài, thƣờng xuyên bằng nhiều biện pháp vừa mang tính tổng thể vừa riêng biệt, cả ở cấp độ kế hoạch chung cho toàn xã hội và cấp độ chuyên ngành. Trong những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự, mỗi giải pháp đều có vai trò, vị trí quan trọng riêng, trong đó cần xác định rõ giải pháp hoàn thiện pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là giải pháp cơ bản, hàng đầu, giải pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là giải pháp tích cực, giải pháp về tổ chức, bộ máy của các cơ quan có nhiệm vụ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là giải pháp then chốt. 94 Đồng thời, phải coi thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành dƣới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự phải mang tính đồng bộ, có hệ thống. Chỉ có nhƣ vậy, mới có thể nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự ở nƣớc ta. 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Duy Anh (2009), Từ điển Hán - Việt, Nxb Thông tin, Hà Nội. 2. Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2013), Thông tư liên tịch số 02/2013/TTLT-BCA-BQPTANDTC-VKSNDTC ngày 15/5/2013 hướng dẫn thi hành các qui định về giảm thời hạn chấp hành án phạt tù đối với phạm nhân, Hà Nội. 3. Bộ Tƣ pháp (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Hà Nội. 4. Bộ Tƣ pháp (2009), Tài liệu hội thảo quản lý thi hành án các mô hình và kinh nghiệm quốc tế, Tổ chức ngày 28 - 29/5/2009, Hà Nội. 5. Bộ Tƣ pháp (2009), Tài liệu hội thảo hệ thống quản lý thi hành án dân sự và hình sự ở Trung Quốc, Hà Nội. 6. Bộ Tƣ pháp - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao Tòa án nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 10/2010/TTLT-BTP- BTC-BCA-VKSNDTC-TANDTC ngày 25/5/2010 hư ớ ng dẫ n việ c miễ n, giả m nghĩa vụ thi hành án đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước, Hà Nội. 7. Bộ Tƣ pháp - Bộ Tài chính - Bộ Công an - Tòa án nhân dân tối cao - Viện - kiểm sát nhân dân tối cao (2011), Thông tư liên tịch số 14/2011/TTLT- BTP-BCA-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 11/07/2011 hư ớ ng dẫ n hoạ t đ ộ ng của Ban Chỉ đạo thi hành án dân sự, Hà Nội. 8. Bộ Tƣ pháp - Tòa án nhân dân tối cao - Viện kiểm sát nhân dân tối cao (2010), Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC ngày 26/7/2010 hướng dẫn một số vấn đề về thủ tục thi hành án dân sự và phối hợp liên ngành trong thi hành án dân, Hà Nội 96 9. Lê Cảm (1999), Hoàn thiện pháp luật hình sự Việt Nam trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền (một số vấn đề cơ bản của Phần chung), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 10. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về Phần chung luật hình sự tập I, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 11. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 12. Lê Cảm (2009), Hệ thống tư pháp hình sự trong giai đoạn Nhà nước pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 13. Nguyễn Ngọc Chí (2010), "Bàn về nguyên tắc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Khoa học, (Luật học), (26), tr. 1 2-23. 14. Chính phủ (2009), Nghị định số 58/2009/NĐ-CP ngày 13/7/2008 qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự về thủ tục thi hành án dân sự, Hà Nội. 15. Chính phủ (2013), Nghị định số 125/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 về sửa đ ổ i, bổ sung mộ t số đ iề u củ a Nghị đ ị nh số 58/2009/NĐ -CP ngày 13/7/2009 qui định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của luật thi hành án dân sự về thủ Tục thi hành án dân sự, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Sự thật, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Nghị quyết số 08-NQ/TW, ngày 02/01/2001 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội. 97 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội. 20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội. 21. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 22. Vũ Văn Mẫu (1975), Cổ luật Việt Nam và tư pháp sử diễn giảng, Nxb Sài Gòn, Sài Gòn. 23. Quốc hội (1960), Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội. 24. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội. 25. Quốc hội (2003), Bộ luật tố tụng hình sự, Hà Nội. 26. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội. 27. Quốc hội (2005), Bộ luật dân sự, Hà Nội. 28. Quốc hội (2008), Luật Thi hành án dân sự, Hà Nội. 29. Quốc hội (2009), Bộ luật hình sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 30. Quốc hội (2010), Luật thi hành án hình sự, Hà Nội. 31. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi, bổ sung), Hà Nội. 32. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội. 33. Hoàng Thị Sơn (1998), "Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự", Luật học, (6), tr. 29-33. 34. Nguyễn Sơn (1998), "Điều kiện và thực tiễn áp dụng thi hành hình phạt tiền là hình phạt chính trong luật hình sự Việt Nam", Tòa án nhân dân, (11), tr. 9-12. 98 35. Tòa án nhân dân tối cao (1976), Tập hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập 1, Hà Nội. 36. Tòa án nhân dân tối cao (1979), Hệ thống hóa luật lệ về hình sự, tập II, Hà Nội. 37. Tòa án nhân dân tối cao (1995), Các văn bản về hình sự, dân sự và tố tụng, Hà Nội. 38. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt, Hà Nội. 39. Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp (2012), Báo cáo số 2052/TCTHADS-NV2 ngày 26/9/2012 tổng kết Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Hà Nội. 40. Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp (2013), Báo cáo thống kê công tác thi hành án dân sự năm 2013, Hà Nội. 41. Tổng Cục thi hành án dân sự - Bộ Tƣ pháp (2014), Báo cáo thống kê công tác thi hành án dân sự 6 tháng đầu năm 2014, Hà Nội. 42. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (1997), Giáo trình Luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 43. Trƣờng Đại học Luật Hà Nội (1999), Từ điển Giải thích thuật ngữ luật học, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 44. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (1989), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội. 45. Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh thi hành án dân sự, Hà Nội. 46. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp (1999), Bình luận khoa học Bộ luật hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý - Bộ Tƣ pháp (1999), Bình luận khoa 99 học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 48. Nguyễn Nhƣ Ý (Chủ biên) (1998), Đại Từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 100 [...]... lý luận về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam Chương 2: Qui định pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án ở Việt Nam 5 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG. .. nghiên cứu của luận văn là qui định của pháp luật về nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án bao gồm các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự và thực tiễn áp dụng Luận văn cũng đồng thời nghiên cứu thực tiễn thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa ở Việt Nam Phạm... chủ nghĩa, về chính sách thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở quán triệt các nghị quyết và chỉ thị của Đảng, các văn bản pháp luật của Nhà nƣớc về pháp luật hình sự và pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án Cơ sở thực tiễn của các báo cáo chuyên đề vÒ thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết. .. định pháp luật để thi hành Vì là các nghĩa vụ dân sự nên các qui định để thi hành sẽ thuộc về pháp luật dân sự và trình tự thủ tục theo qui định của Luật thi hành án dân sự năm 2008 1.5 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA QUI ĐỊNH THI HÀNH NGHĨA VỤ DÂN SỰ TRONG BẢN ÁN, QUYẾT ĐỊNH HÌNH SỰ Lịch sử hình thành và phát triển của việc qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự chính là... văn Kết quả nghiên cứu và những kiến nghị của luận văn có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình 4 sự của tòa án ở Việt Nam Việc đề xuất hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự của tòa án có ý nghĩa góp phần hoàn thi n các qui định của pháp luật về thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết. .. quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự" [25] Gồm: Thi hành hình phạt tiền; thi hành hình phạt tịch thu tài sản và thi hành các quyết định dân sự khác trong bản án, quyết định hình sự nhƣ: thi hành nghĩa vụ công khai xin lỗi; thi hành nghĩa vụ sửa chữa hoặc bồi thƣờng thi t hại; thi hành nghĩa vụ hoàn trả tài sản; thi hành nghĩa vụ cấp... trong bản án, quyết định hình sự mà ngƣời bị kết án phải thi hành Do đó có thể đƣa ra khái niệm nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự nhƣ sau: Nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự là các nghĩa vụ phát sinh từ các quyết định về hình phạt tiền, hình phạt tịch thu tài sản và các quyết định dân sự khác do Tòa án quyết định trong bản án, quyết định hình sự đối với người bị kết án mà... tự, thủ tục của Luật tố tụng dân sự nhƣ trong vụ án dân sự thuần túy 1.4.2 Cơ sở của qui định thi hành nghĩa vụ dân sự trong bản án, quyết định hình sự Điều 22 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định về bảo đảm hiệu lực của bản án và quyết định của Tòa án nhƣ sau: 1 Bản án và quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải đƣợc thi hành và phải đƣợc các cơ quan, tổ chức và mọi công dân tôn trọng... nhiệm tạo điều kiện và thực hiện yêu cầu của cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án trong việc thi hành án [25] Tại khoản 5 Điều 257 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 qui định cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ thi hành bản án và quyết định của Tòa án: 5 Cơ quan thi hành án dân sự thi hành hình phạt tiền, tịch thu tài sản và quyết định dân sự trong vụ án hình sự Chính quyền xã,... luật dân sự thì đó lại là các nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định hình sự trong bản án, quyết định hình sự và ngoài ra còn nhiều nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các quyết định dân sự khác mà tòa án quyết định buộc ngƣời bị kết án phải chịu Các quyết định hình phạt tiền, tịch thu tài sản và các quyết định dân sự nhƣ trên sau khi đƣợc Tòa án quyết định áp dụng thì phát sinh các nghĩa vụ dân sự trong ... Các số liệu, ví dụ trích dẫn luận văn đảm bảo độ tin cậy, xác trung thực Những kết luận khoa học luận văn ch-a đ-ợc công bố công trình khác Tác giả luận văn Nguyễn Văn Diễn MC LC Trang Trang ph... quỏ thi hiu yờu cu thi hnh ỏn i vi phn thi hnh ngha v cụng khai xin li; thi hnh ngha v sa cha hoc bi thng thit hi; thi hnh ngha v hon tr ti sn; thi hnh ngha v cp dng Theo qui nh ti iu 30 Lut thi. .. ngha Thi hnh ỏn i vi bn ỏn, quyt nh hỡnh s ca Tũa ỏn gm hai phn: Phn th nht l thi hnh ỏn hỡnh s (gm: Thi hnh ỏn pht tự; Thi hnh ỏn t hỡnh; Thi hnh ỏn treo; Thi hnh ỏn pht ci to khụng giam gi; Thi