Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 127 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
127
Dung lượng
1,45 MB
Nội dung
1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HUYỀN XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THANH HUYỀN XÂY DỰNG PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thị Thu Thủy HÀ NỘI - 2013 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các sơ đồ MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 6 1.1. Những vấn đề cơ bản về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng 6 1.1.1. Quan niệm về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp 6 1.1.2. Khái niệm, đặc điểm mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 16 1.1.3. Phân loại mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 23 1.1.4. Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng 24 1.1.5. Các nguyên tắc mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 29 1.2. Các quy định pháp luật việt nam về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng 33 1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam 33 1.2.2. Trình tự, thủ tục mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 36 1.2.3. Chủ thể tham gia hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng 44 1.2.4. Định giá tài sản khi mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 50 4 1.2.5. Hợp đồng mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 54 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 57 2.1. Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam 57 2.1.1. Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập ngân hàng 57 2.1.2. Đánh giá chung về hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 66 2.2. Kinh nghiệm pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng của một số nước trên thế giới 72 2.2.1. Tại Mỹ 72 2.2.2. Tại Hàn Quốc 89 2.2.3. Một số bài học kinh nghiệm 96 Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 101 3.1. Nhu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam 101 3.2. Các giải pháp nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam 103 3.2.1. Ban hành văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp nói chung 103 3.2.2. Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng 104 KẾT LUẬN 115 5 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 117 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HĐQT : Hội đồng quản trị M&A : Hoạt động mua bán và sáp nhập NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTMCP : Ngân hàng thương mại cổ phần TCTD : Tổ chức tín dụng TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Các giao dịch M&A trong lĩnh vực ngân hàng giai đoạn (1991-2004) 59 2.2 Quy định vốn pháp định đối với NHTM 60 2.3 Tỷ lệ nắm giữ cổ phần NHTMCP nội địa của một số tổ chức nước ngoài (tính đến hết tháng 9/2008) 61 2.4 Hoạt động nắm giữ cổ phần chéo giữa các ngân hàng trong nước 62 2.5 So sánh chi phí giữa việc tiến hành chi trả tiền gửi và tiến hành M&A Ngân hàng Indy Mac 80 2.6 Danh sách 5 thương vụ M&A Ngân hàng Mỹ lớn nhất (2008) 83 2.7 Kết quả thử nghiệm chi phí tối thiểu 95 8 DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ Trang 2.1 Cơ cấu tổ chức của các cơ quan giám sát tại Hoa Kỳ 73 2.2 Mạng an toàn tài chính của Hàn Quốc 89 9 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trên thế giới, hoạt động mua bán và sáp nhập ("M&A") xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ XX, là hoạt động kinh doanh và quản trị không còn xa lạ ở các nước có nền kinh tế phát triển. Tại một nền kinh tế đang phát triển như Việt Nam, hoạt động M&A vẫn còn tương đối mới mẻ và là cơ hội đầu tư cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. M&A không những là kênh thu hút vốn đầu tư, là cách thức giúp các doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận với công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, trình độ quản lý chuyên nghiệp, mà còn là cơ hội để các sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam có thể cạnh tranh với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các doanh nghiệp nước ngoài và nhanh chóng xâm nhập vào thị trường quốc tế. Bước sang thế kỷ XXI, nền kinh tế thế giới tiếp tục chứng kiến một làn sóng M&A mới dưới những hình thức đa dạng và quy mô lớn chưa từng có. M&A được coi là một trong những biện pháp hiệu quả nhất của hoạt động đầu tư bởi hoạt động này tiết kiệm được nguồn lực, thời gian và đem lại hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Mục tiêu của hoạt động M&A trong lĩnh vực này là nhằm hướng đến việc tối đa hóa lợi nhuận, đa dạng hóa sản phẩm và giảm rủi ro cho chủ sở hữu, hoặc gia tăng các lợi ích cho các nhà quản trị, cũng như có thể xuất phát từ mục tiêu của Chính phủ nhằm tái cơ cấu lại hệ thống doanh nghiệp trong các cuộc khủng hoảng. Đối với lĩnh vực tài chính - ngân hàng tại Việt Nam, đa số các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nước đều có quy mô nhỏ với vốn điều lệ thấp, chất lượng dịch vụ chưa cao, mạng lưới chi nhánh chưa rộng khắp, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như quản lý điều hành, đội ngũ cán bộ còn thua kém so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Với một thực tế như vậy, các TCTD trong nước khó có đủ năng lực để cạnh tranh với các TCTD nước 10 ngoài, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế và thực hiện lộ trình tự do hóa lĩnh vực tài chính theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Nhận thức rõ những khó khăn mà các TCTD trong nước sẽ phải đối mặt trong giai đoạn này, Chính phủ Việt Nam đã xác định tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Trong đó, M&A được coi là một trong những biện pháp được áp dụng phổ biến và phù hợp với hoàn cảnh hiện nay. Mặc dù hoạt động này đã diễn ra khá phổ biến tại nhiều quốc gia, nhưng tại Việt Nam, nó mới chỉ phát triển trong những năm gần đây. Trong thời gian qua, cũng phải nhận thấy rằng, pháp luật về M&A đã được Chính phủ quan tâm xây dựng và được ghi nhận trong Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Chứng khoán, Thông tư số 04/2010/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước ngày 11/02/2010 về việc quy định sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD (sau đây gọi tắt là Thông tư số 04/2010/TT-NHNN), nhưng vẫn chưa có khung pháp lý hoàn chỉnh và thống nhất. Hơn nữa, tại Việt Nam cũng chưa có một cơ quan chuyên môn nào trực tiếp quản lý hoạt động M&A, đặc biệt là trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng. Vì vậy, để hoạt động M&A đi vào nề nếp và là một kênh đầu tư quan trọng đối với các nhà đầu tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài, tác giả chọn đề tài: "Xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình. Qua nghiên cứu, tác giả mong muốn không những làm rõ sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập TCTD ở Việt Nam, cung cấp bức tranh về thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập TCTD ở Việt Nam, mà còn đưa ra kinh nghiệm pháp luật về mua bán, sáp nhập các TCTD tại một số quốc gia trên thế giới; đồng thời, đưa ra giải pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập TCTD để giúp hoạt động này diễn ra lành mạnh và hiệu quả hơn tại thị trường Việt Nam. [...]... dụng ở Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng của một số nước trên thế giới Chương 3: Một số đề xuất nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam 13 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MUA BÁN,... pháp xây dựng, hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập các TCTD ở Việt Nam 7 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề cơ bản về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng và các quy định pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng. .. của các cổ đông của tổ chức tín dụng cổ phần được sáp nhập do các tổ chức tín dụng cổ phần tự thỏa thuận 24 • Mua lại: là việc một tổ chức tín dụng mua lại (gọi là tổ chức tín dụng mua lại) một tổ chức tín dụng cổ phần khác (gọi là tổ chức tín dụng cổ phần được mua lại) Sau khi mua lại, toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng cổ phần được mua lại được nhập vào tổ chức tín dụng mua lại và tổ chức tín dụng. .. pháp sang tổ chức nhận sáp nhập Theo Điều 4.3 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ghi nhận: Mua lại tổ chức tín dụng là hình thức một tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng mua lại) mua toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng khác (tổ chức tín dụng bị mua lại) Sau khi mua lại, tổ chức tín dụng bị mua lại trở thành công ty trực thuộc của tổ chức tín dụng mua lại [15]... chức tín dụng" ; "Mua lại tổ chức tín dụng" , cụ thể như sau: Tại Điều 4.1 Thông tư số 04/2010/TT-NHNN có quy định: Sáp nhập tổ chức tín dụng là hình thức một hoặc một số tổ chức tín dụng (sau đây gọi là tổ chức tín dụng bị sáp nhập) sáp nhập vào một tổ chức tín dụng khác (sau đây gọi là tổ chức tín dụng nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang tổ chức tín. .. cách rõ ràng hơn 6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả mong muốn góp phần nghiên cứu làm rõ hơn những vấn đề cơ bản về mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, TCTD, trong đó có sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập TCTD ở Việt Nam; pháp luật về mua bán, sáp nhập TCTD tại Việt Nam và sau khi nghiên cứu pháp luật về mua bán, sáp nhập. .. nghiệm và giải pháp hoàn thiện việc xây dựng pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam 3 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu đề tài là làm rõ sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập TCTD ở Việt Nam, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về mua bán, sáp nhập các TCTD và nghiên cứu về một số thương vụ thực tế đối với mua bán, sáp nhập TCTD tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên... khái niệm về mua bán, sáp nhập TCTD lần đầu tiên được quy định tại Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN Cụ thể, Điều 2 của Quyết định quy định như sau: • Sáp nhập: là việc một hoặc một số tổ chức tín dụng cổ phần được nhập (gọi là tổ chức tín dụng cổ phần được sáp nhập) vào một tổ chức tín dụng cổ phần khác (gọi là tổ chức tín dụng cổ phần sáp nhập) Sau khi sáp nhập, toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng cổ... viết: "Hành lang pháp lý liên quan đến sáp nhập và thâu tóm ngân hàng ở Việt Nam" của ThS.Bùi Thanh Lam - Ngân hàng FPT, trên trang web http://luatminhkhue.vn, nhưng chưa có luận văn thạc sĩ hoặc luận án tiến sĩ nào nghiên cứu đề tài xây dựng pháp luật về mua bán và sáp nhập các TCTD ở Việt Nam một cách cụ thể Các bài viết này mặc dù cũng phân tích các quy định của pháp luật về mua bán, sáp nhập ngân hàng... lãnh thổ: sáp nhập, mua lại trong phạm vi quốc gia và sáp nhập, mua lại phạm vi quốc tế 1.1.4 Sự cần thiết phải xây dựng pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng 1.1.4.1 Xuất phát từ vai trò của mua bán và sáp nhập tổ chức tín dụng • Đối với chính các tổ chức tín dụng tham gia M&A Thông qua hoạt động M&A, TCTD có thể đạt được những lợi ích sau: 32 (i) Tăng cường năng lực tài chính, mở rộng quy . NHẰM XÂY DỰNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG Ở VIỆT NAM 101 3.1. Nhu cầu xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam. mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng hoạt động mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng ở Việt Nam và kinh nghiệm pháp luật về mua bán, sáp nhập tổ chức tín dụng của. nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về mua bán, sáp nhập các tổ chức tín dụng ở Việt Nam. 14 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ MUA BÁN, SÁP NHẬP TỔ CHỨC TÍN DỤNG VÀ CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT