Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 85 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
85
Dung lượng
565,65 KB
Nội dung
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN ĐÌNH NAM
VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGUYỄN ĐÌNH NAM
VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Lí luận và lịch sử nhà nước và pháp luật
Mã số:
60 38 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Hoàng Thị Kim Quế
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất
kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận
văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn
thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài
chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Nguyễn Đình Nam
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Cam đoan
Mục lục
Danh mục từ viết tắt
Danh mục bảng, biểu
MỞ ĐẦU
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1
11
1.1. Khái niệm và cấu trúc của văn hóa pháp luật
11
1.2. Khái niệm và cấu trúc của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
14
1.3. Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
15
1.3.1. Đặc điểm của lĩnh vực GTĐB
15
1.3.2. Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
16
1.4. Điều kiện đảm bảo VHPL GTĐB
17
1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong lĩnh vực bảo
đảm trật tự ATGTĐB
19
1.5.1. Văn hóa giao thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân
Lào
19
1.5.2. Kinh nghiệm giảm ùn tắc giao thông ở Nhật Bản
20
1.5.3. Mạng lưới GTĐB ở Anh
23
Chương 2: THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ Ở NƯỚC TA
2.1. Về hệ thống pháp luật GTĐB
26
26
2.1.1. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ
thị số 18-CT/TW
26
2.1.2. Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 1311/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ và đường sắt
28
2.1.3. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch ban hành các tiêu chí văn hóa GTĐB
30
2.2. Về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông và của
người thực thi pháp luật GTĐB
34
2.3. Tình hình vi phạm pháp luật GTĐB
37
2.4. Hành vi phản văn hóa GTĐB
41
2.5. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ
44
2.5.1. Vận tải
44
2.5.2. Kết cấu hạ tầng
47
2.5.3. Phát triển phương tiện vận tải
51
2.5.4. Vốn đầu tư phát triển GTĐB
52
2.5.5. Mật độ giao thông trên các tuyến đường
53
2.5.6. Đánh giá hiện trạng GTĐB
54
2.6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ ngành
vẫn chưa đúng mức và đúng tầm
56
2.7. Quyền và lợi ích của người dân nói chung (người trực tiếp
tham gia giao thông đường bộ nói riêng) vẫn chưa được
đảm bảo
60
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VĂN
HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO
THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA
62
3.1. Quan điểm chung
62
3.2. Một số giải pháp cơ bản
63
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm trật tự,
ATGTĐB
63
3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm
nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng xử của các chủ thể
trong quá trình vận hành GTĐB
64
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước
66
3.2.4. Giáo dục cộng đồng
69
KẾT LUẬN
72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
75
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ATGT
An toàn giao thông
ATGTĐB
An toàn giao thông đường bộ
GTĐB
Giao thông đường bộ
TNGT
Tai nạn giao thông
VHPL
Văn hóa pháp luật
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
STT
Số hiệu
hình, bảng
1
Bảng 2.1
Tình hình tai nạn GTĐB 2007-2011
40
2
Hình 2.1
Tỷ trọng vận chuyển của các ngành vận tải
2006-2011
46
3
Bảng 2.2
Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách
đường bộ 2007-2010
46
4
Bảng 2.3
Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình
50
5
Bảng 2.4
Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ
52
Tên hình, bảng
Trang
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giao thông, đi lại là nhu cầu thiết yếu của con người, là huyết mạch
kinh tế của mỗi quốc gia đồng thời cũng là một trong những tiêu chí đánh giá
sự tiến bộ của xã hội. Nó phản ánh trình độ phát triển kinh tế - xã hội của mỗi
quốc gia, thể hiện mức độ đáp ứng nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, đi lại,
sinh hoạt của các tầng lớp dân cư. Giao thông bao gồm nhiều loại hình khác
nhau như đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không, trong đó
GTĐB luôn là mảng quan trọng nhất, xét trên tất cả mọi phương diện kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh quốc phòng.
Việt Nam đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước để từng bước hội nhập với thế giới. Trong những năm qua, thực
hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Đảng, Nhà nước và
nhân dân ta đã dành sự quan tâm lớn cho đầu tư phát triển giao thông vận tải,
đặc biệt là GTĐB. Trong đó, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông có bước phát
triển đáng kể với việc áp dụng thành công một số công nghệ hiện đại trong
xây dựng cầu đường, tổ chức và điều hành giao thông, chất lượng vận tải ngày
một nâng cao, bước đầu cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo quốc phòng, an ninh, nâng cao đời sống của nhân dân, góp phần xóa
đói giảm nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa các vùng miền.
Tuy nhiên, có một thực tế là GTĐB ở Việt Nam luôn chứa đựng
“nguồn nguy hiểm cao độ” dễ dẫn đến những rủi ro, bất lợi, gây thiệt hại về
người và tài sản cho xã hội. Do tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa ngày
càng cao, đặc biệt là tại các thành phố lớn, những cung đường chất lượng cao,
những cây cầu ngày càng dài và đẹp, những khu đô thị và khu công nghiệp có
quy mô to lớn dần được hình thành, nhưng đi kèm với đó là một lượng lớn
phương tiện tham gia giao thông, công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn
giao thông còn nhiều hạn chế, thiếu sót, đặc biệt là ý thức chấp hành pháp
1
luật cũng như hiểu biết về chủ trương, chính sách, pháp luật của người tham
gia giao thông còn thấp... Hệ quả tất yếu là nạn ùn tắc giao thông ngày càng
phổ biến, TNGT ngày càng nhiều và nghiêm trọng, trật tự ATGTĐB chưa
được bảo đảm. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng tới tình hình an ninh trật
tự xã hội mà còn gây ảnh hưởng nặng nề tới sự phát triển kinh tế - xã hội của
đất nước.
Giao thông vận tải nói chung, GTĐB nói riêng là một trong những hoạt
động quan trọng của đời sống và mang tính chất xã hội sâu sắc, phải tuân thủ
những quy tắc, gồm hệ thống các luật và văn bản hướng dẫn thực hiện, để bảo
đảm sự vận hành an toàn, thông suốt, hiệu quả, gọi là “luật cứng”. Hoạt động
này là của con người và vì con người, nhất định phải chịu sự chi phối của các
chuẩn mực đạo đức và văn hóa, cho nên có thể nói văn hóa khi tham gia giao
thông là một dạng “luật mềm”. Và như vậy, diễn biến của giao thông vận tải
nói chung, GTĐB nói riêng chịu sự tác động đồng thời của cả “luật cứng” và
“luật mềm”. Nói cách khác, VHPL có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình trật tự,
ATGTĐB diễn ra hàng ngày trên thực tế.
Xuất phát từ thực trạng của hệ thống GTĐB đã phân tích trên đây, tác
giả cho rằng việc nghiên cứu đề tài: “Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an
toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam” là yêu cầu tất yếu khách quan, cấp
thiết cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà
nước về GTĐB nói chung, ý thức pháp luật GTĐB của các chủ thể tham gia
giao thông nói riêng trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trước nhu cầu cấp thiết của thực tiễn quản lý nhà nước và cuộc sống
người dân như hiện nay, GTĐB luôn là chủ đề quan trọng được các nhà lập
pháp, nhà quản lý, các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và tiếp cận theo
nhiều cách, với những cấp độ khác nhau.
2
Đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước về trật tự an toàn GTĐB trên địa
bàn cả nước có nhiều văn bản quan trọng, trong đó đáng chú ý là Quy hoạch
tổng thể ATGT quốc gia đến năm 2020 của Chính phủ; Chiến lược phát triển
giao thông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Chỉ thị của Thủ
tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm
ngăn chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt động vận tải; Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2009, điều chỉnh năm 2013.
Về các công trình nghiên cứu, có: Trần Đào, Tai nạn GTĐB, thực trạng,
nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ - Hà Nội năm 1998; Mai Văn Đức,
Nghiên cứu tình hình ATGTĐB và các biện pháp khắc phục, Luận văn thạc sĩ
Khoa học kỹ thuật - Đại học Giao thông vận tải năm 2000; Nguyễn Huy
Bằng, Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong lĩnh vực GTĐB ở nước ta
hiện nay, Luật văn thạc sĩ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
năm 2001; Lý Huy Tuấn, Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị,
Tạp chí quản lý nhà nước số 3 năm 2003; Nguyễn Thuý Anh, Đổi mới quản lý
nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta, Tạp chí Quản
lý nhà nước số 5 năm 2003; Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính,
Trật tự ATGTĐB, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
năm 2003; Hoàng Đình Ban, Luật GTĐB sau hai năm nhìn lại, Tạp chí Giao
thông vận tải, số 3 năm 2004; Lê Ngọc Tiến, Giáo dục pháp luật - biện pháp
quan trọng trong giảm thiểu tai nạn GTĐB, Tạp chí Giao thông vận tải số 7
năm 2004; GS. TS Hoàng Thị Kim Quế - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà
Nội, Văn hoá pháp luật giao thông - các giá trị chân, thiện, mỹ, ích, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp số 167, tháng 3/2010; Ths. Bùi Xuân Phái - Khoa Hành
chính - Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội, Tâm lý người Việt và văn hóa pháp
lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế năm 2010;
3
TS. Lê Thị Anh, Khoa Văn hoá và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Văn hóa giao thông Việt Nam - Cái nhìn toàn cảnh năm 2012…
Về trật tự an toàn GTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội và trên một số
địa bàn khác, gồm các công trình: Quy hoạch phát triển giao thông vận tải
Thủ đô Hà Nội đến năm 2020; Quy hoạch điểm đỗ xe tĩnh trên địa bàn thành
phố Hà Nội; Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội; Trần Văn Quan, Tăng cường quản lý
nhà nước về vận tải đường bộ (lấy từ thực tiễn tỉnh Đồng Nai); Chính sách
phát triển giao thông công cộng ở đô thị lớn Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp hoàn thiện (nghiên cứu qua thực tiễn ở TP Hồ Chí Minh); Nguyễn
Quang Huy, Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT (qua
thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Quốc gia Hà
Nội năm 2007; Đào Văn Minh, Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự
ATGTĐB của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, Luận văn thạc sỹ
Học viện Chính trị- Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh năm 2008; Nguyễn
Văn Minh, Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB trên địa bàn tỉnh
Thanh Hóa, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012;
Vũ Ngọc Dương, Thực trạng và giải pháp về trật tự, ATGTĐB trên địa bàn
tỉnh Hải Dương, Tạp chí Khoa học Công nghệ và Môi trường số 4 năm 2009,
đề tài nghiên cứu cấp Bộ năm 2009…
Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các công trình khoa học, đề tài
nghiên cứu, sách chuyên khảo, luận án, luận văn và bài báo thường khai thác
ở góc độ phản ánh vấn đề quản lý trật tự, ATGTĐB hoặc thực hiện pháp luật
GTĐB nói chung. Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu
một cách toàn diện, chuyên biệt về vấn đề VHPL trong lĩnh vực ATGTĐB.
Các công trình hiện nay hầu hết chỉ nghiên cứu pháp luật GTĐB hoặc văn hóa
GTĐB một cách độc lập mà chưa xem xét mối quan hệ biện chứng giữa
chúng trong thực tiễn. Vì thế nó đang đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản
lý yêu cầu phải có phương hướng giải quyết cấp bách và lâu dài. Luận văn là
4
công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về
“Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở Việt
Nam” dưới góc độ khoa học chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và
pháp luật. Với kết quả nghiên cứu của luận văn, tác giả hy vọng sẽ rút ra được
những bài học kinh nghiệm, kiến nghị những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng
cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự, ATGTĐB tại Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc xây dựng VHPL trong lĩnh
vực ATGTĐB của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc chủ thể và đối tượng
của lĩnh vực ATGTĐB ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc xây dựng và thực
thi VHPL trong lĩnh vực ATGTĐB của các cơ quan quản lý hành chính nhà
nước về GTĐB như Bộ Giao thông vận tải, thanh tra giao thông vận tải, cảnh
sát giao thông và người dân tham gia quan hệ GTĐB ở Việt Nam.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
4.1. Mục đích
Luận văn hướng tới làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng VHPL
trong lĩnh vực ATGTĐB để đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về GTĐB và tăng cường ý thức, VHPL
của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật GTĐB ở Việt Nam.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ cụ thể sau:
- Làm rõ những vấn đề lý luận về khái niệm, cấu trúc, đặc điểm và điều
kiện bảo đảm VHPL GTĐB; lược thuật kinh nghiệm thực thi VHPL của một
số nước, tạo nền tảng lý luận để giải quyết vấn đề.
5
- Đánh giá thực trạng VHPL trong việc bảo đảm trật tự, ATGTĐB ở
nước ta từ góc độ hệ thống pháp luật GTĐB; ý thức, hành vi của người tham
gia giao thông và của người thực thi pháp luật GTĐB; tình hình vi phạm pháp
luật GTĐB để chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng
VHPL GTĐB hiện nay.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao VHPL trong lĩnh vực
ATGTĐB ở nước ta trong thời gian tới.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở của chủ nghĩa Chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển giao thông vận tải đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2030; Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực
hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT nghiêm trọng trong hoạt
động vận tải; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều
chỉnh quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt nam đến năm
2020 và định hướng đến năm 2030. Luận văn có kế thừa và phát triển những
kinh nghiệm xây dựng văn hóa giao thông và VHPL trong việc bảo đảm trật
tự, ATGTĐB của các công trình khoa học có liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu bằng phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử cùng với các phương pháp cụ thể khác như
điều tra khảo sát, thống kê xã hội học, phân tích, tổng hợp, so sánh, dự báo để
chọn lọc những tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn xây dựng
và thực thi VHPL trong lĩnh vực ATGTĐB.
6
Phương pháp của lý thuyết hệ thống được sử dụng trong luận văn để
bảo đảm việc nghiên cứu các vấn đề được toàn diện, bảo đảm tính nhất quán,
liên thông giữa các nội dung, các chương và các tiết của luận văn.
Bên cạnh đó, nội dung của Luận văn được trình bày trên cơ sở tự
nghiên cứu, kinh nghiệm thực tiễn của giáo viên hướng dẫn, các đồng nghiệp
và của bản thân cùng với sự tham khảo các văn bản pháp luật, tài liệu của một
số tác giả.
6. Tính mới và những đóng góp của đề tài
- Luận văn nghiên cứu một cách tổng quát về VHPL trong lĩnh vực
ATGTĐB của các chủ thể tham gia quan hệ GTĐB dưới góc độ tâm lý học và
xã hội học để tìm ra những nguyên nhân cơ bản làm ảnh hưởng trực tiếp đến
quá trình thực thi pháp luật GTĐB và thái độ, hành vi của người tham gia
giao thông. Trên cơ sở đó, luận văn sẽ tìm ra những điểm mấu chốt trong tâm
lý và hành vi của các chủ thể tham gia quan hệ GTĐB để từ đó kiến nghị
những giải pháp xây dựng VHPL trong lĩnh vực ATGTĐB ở Việt Nam.
Những điểm sau đây là đóng góp mới về luận cứ khoa học và thực tiễn của
Luận văn:
- Luận văn sẽ góp phần làm rõ vai trò của VHPL trong quá trình xây
dựng và thực hiện pháp luật nói chung, pháp luật về bảo đảm trật tự,
ATGTĐB nói riêng.
- Chỉ ra những hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và củng cố VHPL
trong lĩnh vực ATGTĐB (từ các khía cạnh: hệ thống pháp luật GTĐB; ý thức,
hành vi của người tham gia giao thông và của người thực thi pháp luật GTĐB;
trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và người dân)
thông qua việc trình bày về thực trạng bảo đảm trật tự, ATGTĐB trong thời
gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm xây dựng, củng cố và nâng cao
VHPL trong lĩnh vực ATGTĐB trong giai đoạn hiện nay.
7
Từ những kết quả nghiên cứu đạt được, luận văn sẽ là nguồn tài liệu bổ
ích, góp phần làm phong phú kho tàng lý luận chung, đồng thời có thể được
tham khảo trong hoạch định chính sách và hoàn thiện các văn bản quản lý nhà
nước nhằm nâng cao ý thức, VHPL nói chung, VHPL trong lĩnh vực
ATGTĐB nói riêng; làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu, giảng
dạy tại các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong ngành giao
thông vận tải, Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông và các đề tài khoa
học, công trình nghiên cứu khác có liên quan.
7. Bố cục của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
được kết cấu thành 03 chương và 14 mục sau đây:
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm và cấu trúc của VHPL
1.2. Khái niệm và cấu trúc của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
1.3. Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
1.3.1. Đặc điểm của lĩnh vực GTĐB
1.3.2. Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
1.4. Điều kiện đảm bảo VHPL GTĐB
1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong lĩnh vực bảo đảm trật
tự ATGTĐB
1.5.1. Văn hóa giao thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
1.5.2. Kinh nghiệm giảm ùn tắc giao thông ở Nhật Bản
1.5.3. Mạng lưới GTĐB ở nước Anh
8
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA
2.1. Về hệ thống pháp luật GTĐB
2.1.1. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18CT/TW
2.1.2. Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 1311/2013 của Chính phủ quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường
bộ và đường sắt
2.1.3. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban
hành các tiêu chí văn hóa GTĐB
2.2. Về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông và của người thực
thi pháp luật GTĐB
2.3. Tình hình vi phạm pháp luật GTĐB
2.4. Hành vi phản văn hóa GTĐB
2.5. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ
2.5.1. Vận tải
2.5.2. Kết cấu hạ tầng
2.5.3. Phát triển phương tiện vận tải
2.5.4. Vốn đầu tư phát triển GTĐB
2.5.5. Mật độ giao thông trên các tuyến đường
2.5.6. Đánh giá hiện trạng GTĐB
2.6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cán bộ ngành vẫn chưa
đúng mức và đúng tầm
2.7. Quyền và lợi ích của người dân nói chung (người trực tiếp tham gia
giao thông đường bộ nói riêng) vẫn chưa được đảm bảo
9
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VĂN HÓA PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC ATGTĐB Ở NƯỚC TA
3.1. Quan điểm chung
3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGTĐB
3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận
thức, kỹ năng ứng xử của các chủ thể trong quá trình vận hành
GTĐB
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước
3.2.4. Giáo dục cộng đồng
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ PHÁP LUẬT GIAO THÔNG
ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm và cấu trúc của VHPL
Lâu nay pháp luật thường được nhìn nhận dưới góc độ là những định
chế, qui tắc xử sự do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực
hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội. Tuy nhiên ngày nay, trong bối cảnh
toàn cầu hóa, pháp luật dần được nhìn nhận và tiếp cận dưới góc độ văn hóa
nhằm vượt lên những bất đồng, khác biệt, để hợp tác xây dựng nên những qui
tắc ứng xử mới - những qui tắc có khả năng đem lại lợi ích cho các bên tham
gia và cho toàn xã hội.
VHPL là cái mà ai cũng có thể hình dung ra được một cách rất cụ thể
như cách ăn mặc, cử chỉ, lời nói, thái độ, cách xử sự của các thẩm phán, luật
sư, công chứng viên, vị chủ tịch phường hay nhân viên cảnh sát... Nhưng để
nói một định nghĩa ngắn gọn nhất về văn hoá nói chung và VHPL nói riêng,
xem ra không dễ dàng, khó mà có tính chính xác, đầy đủ. Bản thân văn hoá có
nội dung vô cùng phong phú và không xác định cụ thể về khái niệm.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 400 - 500 định nghĩa về văn hoá. Tuy
có sự đa dạng về cách tiếp cận, song điều cốt lõi được thừa nhận chung về văn
hoá đó là: văn hoá - một phạm trù bao quát tất cả các giá trị do con người
sáng tạo nên trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm thoả mãn
nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống mà loài người mới sáng tạo và
phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo; văn
học nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các
phương thức sử dụng khác. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá…” [12].
11
Theo Từ điển Từ và ngữ Việt Nam - GS. Nguyễn Lân, Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh giải thích: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất
và tinh thần do loài người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và tiêu biểu cho
trình độ mà xã hội đã đạt được trong từng giai đoạn về các mặt học vấn, khoa
học, kỹ thuật, văn học, nghệ thuật, triết học, đạo đức, sản xuất…
Từ những quan niệm chung về văn hóa, có thể hiểu VHPL là hệ thống
các yếu tố, các giá trị vật chất và tinh thần thuộc lĩnh vực tác động của pháp
luật được thể hiện trong ý thức và hành vi của con người [13].
Xét về cấu trúc, VHPL được cấu thành bởi ba bộ phận: ý thức pháp
luật; hệ thống pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật của
các chủ thể trong quan hệ pháp luật.
Về ý thức pháp luật, trong phạm vi nghiên cứu, ý thức pháp luật bao
gồm cả tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật. Tri thức pháp luật biểu hiện ở
trình độ, sự hiểu biết về pháp luật của các chủ thể. Tri thức pháp luật có thể
cao hoặc thấp, có thể đồng đều hoặc không giữa các chủ thể, nhưng nói đến
VHPL tức là phải nói đến một trình độ hiểu biết pháp luật cao. Tình cảm pháp
luật chính là những suy nghĩ, thái độ, niềm tin và sự tôn trọng pháp luật của
các chủ thể. VHPL đòi hỏi những suy nghĩ tích cực, lạc quan về pháp luật,
thái độ tuân thủ nghiêm chỉnh và tôn trọng các chuẩn mực pháp lý.
Về hệ thống pháp luật, trong mối quan hệ với VHPL, hệ thống pháp
luật vừa là đối tượng để nhận thức cho quá trình hình thành và phát triển
VHPL vừa là sự hiện thực hóa của VHPL. Vì vậy, nếu VHPL là cơ sở, tiền
đề, phản ánh thực tiễn qui luật của đời sống và suy nghĩ, quan điểm của các
tầng lớp nhân dân để từ đó các cơ quan nhà nước ban hành các văn bản pháp
luật đúng đắn và phù hợp thì hệ thống pháp luật lại tác động mạnh mẽ tới quá
trình hình thành và phát triển VHPL. Không có sự hiểu biết, nhận thức sâu sắc
về pháp luật thì không thể có VHPL đúng đắn và đầy đủ. Tất nhiên, hệ thống
pháp luật khi đó phải đạt tới trình độ phát triển cao, hoàn thiện về mọi mặt với
12
những tiêu chí như: tính đồng bộ, tính toàn diện, tính phù hợp và trình độ kỹ
thuật lập pháp cao.
Về hành vi thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật của các chủ thể
Hành vi của con người là hành vi có ý thức, thể hiện năng lực cá nhân
đặt ra trước những mục đích, lựa chọn phương thức thực hiện và dự liệu được
kết quả và hậu quả của hành vi đó. Pháp luật có chức năng điều chỉnh hành vi,
nghĩa là tác động vào các yếu tố chủ quan của con người và đến lượt mình
hành vi của chủ thể làm cho pháp luật trở thành hiện thực và sống động.
Thực hiện pháp luật là hành vi của con người phù hợp với các qui định
của pháp luật. Đó chính là nội dung thứ ba của văn hóa pháp luật. Nó thể hiện
cách thức, khả năng, trình độ sử dụng pháp luật và các công cụ pháp luật của
cá nhân, của cộng đồng, của nhà nước trong quá trình đấu tranh vì công lý, vì
sự bình đẳng và công bằng xã hội theo hướng chân - thiện - mỹ. Theo Lý luận
chung về nhà nước và pháp luật thì thực hiện pháp luật là một quá trình hoạt
động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở
thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật. Thực hiện
pháp luật bao gồm các hình thức sau: Tuân thủ pháp luật (xử sự thụ động):
các chủ thể kiềm chế không thực hiện các hành vi mà pháp luật ngăn cấm; Thi
hành pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình
bằng hành động tích cực; Sử dụng pháp luật: các chủ thể thực hiện những
hành vi mà pháp luật cho phép; Áp dụng pháp luật: hoạt động của các cơ quan
nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật.
Hành vi thực hiện pháp luật được hiểu là hành động của con người và
tổ chức của con người diễn ra trong môi trường điều chỉnh của pháp luật.
Hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật mang ý nghĩa tích cực và được coi là
hành vi hợp pháp hay hành vi xử sự tích cực đối với pháp luật và các hiện
tượng pháp luật, dựa trên những tri thức pháp luật và tình cảm pháp luật đúng
đắn, phù hợp với xã hội. Hành vi hợp pháp mang ý nghĩa xã hội và văn hóa to
13
lớn: một mặt nó nói lên động cơ hành vi của chủ thể, mặt khác nó phản ánh
nhu cầu tiến bộ của xã hội, sự hài hòa giữa các lợi ích trong xã hội, sự hài hòa
giữa nhu cầu của nhà nước và nhu cầu của công dân. Hành vi hợp pháp được
xã hội tôn trọng và thể hiện trình độ cao của VHPL.
Xét ở góc độ văn hóa, hành vi pháp luật tích cực được hiểu theo nghĩa
rộng hơn, đó là hành vi xử sự ủng hộ pháp luật tiến bộ, đấu tranh, xây dựng
và bảo vệ nó; đồng thời đấu tranh xóa bỏ hệ tư tưởng và tâm lý pháp luật lạc
hậu, lỗi thời, phản động góp phần xây dựng chế độ xã hội ngày càng tiến bộ,
văn minh.
Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà
nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền hoặc nhà chức trách tổ chức cho
các chủ thể pháp luật thực hiện những qui định của pháp luật, hoặc tự mình
căn cứ vào các qui định của pháp luật ra các quyết định áp dụng pháp luật vào
trong những trường hợp cụ thể của đời sống xã hội.
Hành vi thực hiện, áp dụng pháp luật sẽ kéo theo lối sống theo pháp
luật. Phương thức hành động của một cộng đồng như thế nào thì sẽ tạo ra lối
sống như thế ấy. Lối sống theo pháp luật là lối sống dựa trên nền tảng ý thức
pháp luật tiên tiến, là biểu hiện của lối sống có văn hóa. Lối sống theo pháp
luật vừa có tác dụng đóng góp vào quá trình sáng tạo VHPL, vừa là quá trình
tiếp nhận và phát huy các giá trị VHPL trong thực tiễn. Tóm lại, nền VHPL
của các nước khác nhau có những đặc điểm khác nhau, trình độ phát triển
khác nhau, nhưng đều giống nhau ở chỗ là được cấu thành bởi ba nội dung cơ
bản là: ý thức pháp luật, hệ thống pháp luật và các thiết chế pháp luật, hành vi
thực hiện pháp luật và áp dụng pháp luật.
1.2. Khái niệm và cấu trúc của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
Trên cơ sở khái niệm và cấu trúc của VHPL GTĐB là tổng thể những
giá trị vật chất, tinh thần trong quá trình hoạt động lý luận và thực tiễn của
con người thuộc lĩnh vực giao thông nhằm đảm bảo an toàn, thông suốt, thân
14
thiện, công bằng và văn minh. VHPL GTĐB bao gồm sự hiểu biết (tri thức), ý
thức tôn trọng (tình cảm, thái độ), hành vi chấp hành các quy định pháp luật
GTĐB và các chuẩn mực đạo đức xã hội (hành vi xử sự hợp chuẩn đạo đức và
pháp luật một cách có văn hóa).
VHPL GTĐB cũng là biểu hiện của lối ứng xử “đẹp”, thiện, ích của
những người tham gia giao thông và các cán bộ quản lý; thể hiện thái độ, tình
cảm tôn trọng người khác và chính bản thân mình. VHPL GTĐB về phía các
cơ quan, cán bộ nhà nước thể hiện ở sự tuân thủ pháp luật, sự gương mẫu, thái
độ đúng mực, lịch sự, tận tụy, công tâm trong điều hành, xử lý, giải quyết
công việc. VHPL GTĐB là ý thức, hành vi thể hiện trách nhiệm đạo đức, bổn
phận lương tâm và trách nhiệm pháp luật của mỗi cá nhân khi tham gia giao
thông.
VHPL GTĐB như vậy không chỉ đơn thuần là ý thức tôn trọng và chấp
hành quy định của pháp luật giao thông mà còn bao hàm nhiều yếu tố văn
hóa, đạo đức, cách ứng xử không có trong các quy định pháp luật. Ý thức
pháp luật, tình cảm đạo đức, thực hành đạo đức, pháp luật ở lĩnh vực giao
thông cũng chính là sự thận trọng, tuân thủ quy định pháp luật, cách xử sự
lịch sự, thân thiện, sẻ chia và có trách nhiệm với những người khác.
Tri thức pháp luật (sự hiểu biết pháp luật) về GTĐB được hình thành
theo hai cách: thụ động và chủ động. Cách thức thụ động, được thể hiện thông
qua công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền. Cách thức chủ động, do cá nhân mỗi
người tự tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn thông
tin pháp luật khác.
1.3. Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
1.3.1. Đặc điểm của lĩnh vực GTĐB
Tính quan trọng, GTĐB là phương thức di chuyển chủ yếu, phổ biến và
nguyên thủy nhất trong các loại hình giao thông. Nó là một lĩnh vực rất đặc
15
thù, hệ trọng bởi liên quan trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe, tài sản con
người, tài sản của xã hội.
Tính phức tạp, GTĐB là hoạt động xã hội của con người, diễn ra trên
những con đường nhất định, chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố như thời tiết, địa
hình, phương tiện giao thông, người tham gia giao thông và các yếu tố khác.
Các yếu tố này luôn biến đổi hàng ngày, hàng giờ do đó, hoạt động GTĐB hết
sức phức tạp.
Tính đa dạng, khác với các loại hình giao thông khác như đường thủy,
đường sắt, hàng không, các phương tiện và chủ thể tham gia GTĐB hết sức đa
dạng và phong phú. Có thể kể đến như: ô tô, xe máy, công nông, xe bò, xe
ngựa, xe đạp, người đi bộ, thậm chí là cả súc vật…
1.3.2. Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB
Về chủ thể: chủ thể trong quan hệ pháp luật GTĐB rất đa dạng, bao
gồm: người dân, người tham gia giao thông, cảnh sát giao thông, nhà quản lý,
điều hành trật tự ATGTĐB. Mọi hành vi giao thông của con người đều diễn ra
trong phạm vi giới hạn được xác định - đó là trên các con đường nói chung,
đường bộ nói riêng, tất cả đều cơ bản diễn ra trong giới hạn đó. Đây là một
đặc điểm nổi bật giữa các hành vi của con người trong lĩnh vực GTĐB so với
các lĩnh vực khác. VHPL GTĐB như vậy cần phải được nhìn nhận từ hai phía
- những người tham gia giao thông và các nhà quản lý. Hai yếu tố cơ bản hợp
thành: Con người và Con đường cùng với những hành vi tương ứng của các
cá nhân tham gia giao thông và của các cán bộ nhà nước có trách nhiệm điều
hành, quản lý. Ở đây, chúng ta muốn nói đến việc phải đầu tư thực sự, phải
“quyết liệt” hơn nữa về phương diện quản lý nhà nước, quản lý xã hội, pháp
luật và tổ chức thực thi pháp luật. Tăng cường năng lực điều hành, năng lực
kiểm soát, xử lý, ban hành quy định pháp luật, huy động dư luận xã hội, trí tuệ
xã hội nhằm hạn chế đến mức thấp nhất TNGT và ách tắc giao thông, trong
đó, vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông phải đặt lên hành đầu để tìm các liều
“vắc xin” đặc trị.
Về tâm lý, thói quen của người tham gia giao thông: Một trong những
đặc trưng của VHPL GTĐB là sự hiện hữu của các yếu tố phi kinh tế, chủ
16
quan bao gồm: tính cách, tập quán, nếp sống, thói quen; tố chất đạo đức, cách
cư xử của các cá nhân. Những yếu tố này có ảnh hướng mạnh mẽ đến ý thức
và hành vi pháp luật, đạo đức của những người tham gia giao thông và kể cả
của những nhà quản lý. Thực tế cho thấy, các thói quen chen lấn, tính cách
liều lĩnh “liều mình như chẳng có”, bất cẩn… là một lực cản nặng nề đến trật
tự, an toàn giao thông, gây nên nhiều hậu quả xấu. Tính cách con người có
ảnh hưởng đến ý thức, hành vi đạo đức và pháp luật. Vì vậy, rèn luyện tính
cẩn thận, thận trọng, điềm tĩnh, nhã nhặn, lòng trắc ẩn và nhường nhịn là một
trong những điều kiện để các cá nhân tuân thủ pháp luật, thực hành văn hoá
đạo đức khi tham gia giao thông.
Về yếu tố tác động đến ý thức và hành vi giao thông của mọi người.
Đầu tiên phải kể đến đó là thời tiết, hành vi giao thông của con người diễn ra
ở “ngoài đường” nên khó tránh khỏi bị tác động bởi nắng nóng, mưa phù, gió
bấc hay bất kỳ loại hình thời tiết nào. Thứ đến là cơ sở hạ tầng giao thông, địa
hình: đường đồng bằng, đường đồi núi quanh co, dốc… cũng có tác động
không nhỏ đến ý thức và hành vi giao thông của con người. Về mặt chủ quan,
kiến thức, kinh nghiệm, thói quen và truyền thống từ đời này sang đời khác
của một người là những yếu tố quan trọng tác động đến ý thức và hành vi giao
thông của họ.
1.4. Điều kiện đảm bảo VHPL GTĐB
Việc bảo đảm, xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL GTĐB phụ thuộc
vào các điều kiện sau:
Trước hết và quan trọng nhất chính là ý thức tự giác của người dân nói
chung, người tham gia giao thông nói riêng. Ý thức tự giác của cá nhân được
biểu hiện thông qua việc tuân thủ các quy định của pháp luật về GTĐB, các
chuẩn mực đạo đức được xã hội, cộng đồng thừa nhận; tôn trọng quyền, lợi
ích của Nhà nước và của người khác; ứng xử một cách từ tốn, bình tĩnh và vì
người khác khi tham gia giao thông.
17
Thứ hai là hệ thống pháp luật là một trong ba yếu tố cấu thành VHPL
GTĐB, là nền tảng, chuẩn mực cho hành vi của các chủ thể tham gia GTĐB.
Do đó, để có được nền VHPL GTĐB phát triển, cần phải xây dựng một hệ
thống pháp luật ổn định, minh bạch và hợp lý.
Thứ ba là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về
GTĐB. Có được hệ thống pháp luật ổn định, minh bạch và hợp lý rồi, nhưng
không đưa được đến với người dân, làm cho người dân nhận thức được và
hành xử theo thì cũng không thể hình thành nên nền VHPL GTĐB. Vì vậy,
cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB.
Thứ tư là hạ tầng giao thông. Hạ tầng GTĐB là bối cảnh, hoàn cảnh và
địa điểm nơi diễn ra hoạt động GTĐB. Hạ tầng giao thông tốt thì sẽ giảm
thiểu được TNGT, vi phạm giao thông không đáng có. Từ đó góp phần bảo
đảm VHPL GTĐB.
Thứ năm là trách nhiệm của Nhà nước nói chung, nhà chức trách, cơ
quan chủ quản về GTĐB trong việc chủ động tạo dựng hệ thống pháp luật,
chính sách phù hợp; cơ sở hạ tầng GTĐB đáp ứng được nhu cầu đi lại của
người dân cũng như yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; gương mẫu tuân thủ và
bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật GTĐB, đồng thời thực hiện tốt chức
năng quản lý, điều hành và xử lý vi phạm trong lĩnh vực GTĐB tạo niềm tin,
sự tôn trọng trong nhân dân, từ đó tác động mạnh mẽ vào ý thức của họ về
trách nhiệm bảo đảm trật tự, ATGT và trách nhiệm xây dựng, củng cố và
nâng cao VHPL GTĐB.
Cuối cùng là sức mạnh của dư luận xã hội. Nếu một hành vi sai trái chỉ
bị một người lên tiếng thì chưa chắc người vi phạm đã “lay tâm, chuyển ý”,
nhưng nếu là do nhiều người lên tiếng, thậm chí là cả xã hội lên án thì chắc
chắn người vi phạm đó sẽ phải xem xét và thay đổi hành vi, thái độ ứng xử
của mình. Do vậy, trong quá trình xây dựng và bảo đảm VHPL GTĐB không
thể không tính đến vai trò của dư luận xã hội.
18
1.5. Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong lĩnh vực bảo đảm
trật tự ATGTĐB
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập vào tiến trình toàn cầu hóa, hội nhập
quốc tế ngày càng sâu, rộng trên nhiều lĩnh vực như hiện nay, việc tìm hiểu về
kinh nghiệm bảo đảm trật tự, ATGT nói chung, trật tự, ATGTĐB nói riêng
của các nước trên thế giới, từ đó xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL trong
lĩnh vực bảo đảm trật tự, ATGTĐB cho phù hợp với xu hướng và yêu cầu
chung trên thế giới là điều hết sức cần thiết.
Giao thông vận tải nói chung, GTĐB nói riêng là vấn đề được tất cả các
quốc gia trên thế giới hết sức coi trọng và cũng là bài toán không hề đơn giản
được đặt ra trong quá trình phát triển. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội
và văn hóa của mình mà mỗi quốc gia đưa ra những giải pháp khác nhau
nhằm bảo đảm trật tự, ATGTĐB, chẳng hạn như: Malaysia cấm xe cá nhân
vào trung tâm thành phố trong giờ cao điểm và áp dụng các khoản phí đối với
xe riêng; Thái Lan mở rộng đường sá, phát triển xa lộ cao tầng; Hồng Kông
và Singapore tăng cường nâng cấp giao thông công cộng… Trong phạm vi
nghiên cứu của đề tài, trên cơ sở các bài nghiên cứu về tình hình giao thông,
văn hóa giao thông một số nước trên thế giới, tác giả tập trung vào một số
kinh nghiệm trong việc bảo đảm trật tự, ATGTĐB của 03 quốc gia là nước
bạn Lào, Nhật Bản và nước Anh.
1.5.1. Văn hóa giao thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Văn hoá giao thông ở nước bạn Lào rất cao, người dân rất tự giác. Mọi
người tham gia giao thông rất trật tự, đi đúng phần đường, làn đường quy
định; không phóng nhanh vượt ẩu và vượt đèn đỏ. Trên đường hiếm khi nghe
thấy tiếng còi xe. Trước các ngã ba, ngã tư, điểm giao nhau giữa các đường
giao thông, khi muốn qua đường, các xe thường dừng lại quan sát, nhường
đường cho xe lưu thông ở hướng ưu tiên, khi nào hết xe, hoặc thực sự bảo
đảm an toàn thì mới điều khiển xe đi tiếp. Ở thủ đô Viên Chăn, số lượng
người và phương tiện tham gia giao thông đông đúc nhưng chẳng mấy khi
19
xảy ra tắc đường. Dù ở cố đô Luông Pha Băng, thủ đô Viên Chăn hay miền
Nam nước Lào, từ thành phố lớn đến nông thôn thì ý thức tham gia giao thông
của người dân đều rất tốt, họ chấp hành luật rất nghiêm túc và có văn hoá ở
mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt, ở nước bạn không xảy ra chuyện cảnh sát giao
thông nhận mãi lộ, vì nếu nhận mãi lộ thì ngay lập tức bị đuổi khỏi ngành.
Như vậy, có thể thấy văn hoá giao thông của mỗi người dân Lào được
giáo dục, nuôi dưỡng và trở thành ý thức tự giác. Nếu muốn giảm thiểu
TNGT, ùn tắc giao thông, ngoài việc các cơ quan chức năng có biện pháp
cứng rắn, quyết liệt, thì cần phải giáo dục, nâng cao ý thức tự giác tuân thủ
luật lệ khi tham gia giao thông cho người dân.
1.5.2. Kinh nghiệm giảm ùn tắc giao thông ở Nhật Bản
Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn
nhất trên thế giới và người dân có ý thức rất cao khi tham gia giao thông.
Để có ngày hôm nay thì Nhật Bản cũng đã từng có tình trạng giao
thông rất lộn xộn. Vào những năm 1960, hiện tượng tắc đường, phóng nhanh
vượt ẩu, lái xe lấn tuyến… cũng diễn ra rất phổ biến tại đất nước mặt trời mọc
này và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho số người chết vì
TNGT tại Nhật lên đến con số cao kỷ lục với 17.000 người chết hàng năm.
Trước hết, về mặt nhận thức, Chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra khái
niệm “Chiến tranh giao thông” bởi con số này tương đương với chiến tranh
của Nhật bản ở nhiều thập kỷ trước. Rõ ràng, giữa Nhật Bản cách đây 50 năm
và Việt Nam hiện giờ có những nét tương đồng về tình trạng giao thông. Một
trong những giải pháp được Nhật Bản rất chú trọng đó là giáo dục ATGT cho
trẻ em để xây dựng cho các em ý thức ngay từ nhỏ.
Ngoài ra, việc đầu tư nghiên cứu, thiết kế cơ sở hạ tầng GTĐB cũng
được Chính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm. Hệ thống GTĐB của Nhật Bản
tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế nhờ sự đồng bộ và đa dạng các
loại phương tiện giao thông công cộng.
20
Là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với trên 12,5
triệu dân, diện tích 2.187km2, mật độ gần 6.000 người/km2, nhưng Tokyo ít
khi xảy ra tình trạng tắc đường. Đất chật, người đông nên hệ thống giao thông
của Tokyo cũng được thiết kế đa dạng và hợp lý. Hầu hết các ngã tư, ngã năm
đều có cầu vượt hoặc hầm đường bộ để sang đường. Tất cả hệ thống đường
giao thông ở Nhật Bản đã được chuẩn hóa từ vùng quê cho đến thành phố,
mọi ngõ ngách đều có phân luồng, giải phân cách rõ ràng, nơi dành cho ô tô,
xe máy… và tất nhiên người đi bộ có lối đi riêng. Phần lớn người dân Nhật
Bản đều quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng (tàu điện ngầm, tàu
điện trên cao, xe bus). Bên cạnh cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư đúng
mức, các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB rất nghiêm khắc
và ý thức tôn trọng người khác khi tham gia giao thông của người dân đã góp
phần giảm tắc đường và tai nạn GTĐB ở Nhật Bản.
Việc xây dựng các công trình GTĐB được bảo đảm có sự tham gia ý
kiến của người dân trực tiếp sinh sống trên địa bàn. Chẳng hạn, ở quận Omyia
của thành phố Saitama (thuộc tỉnh Saitama), có một con đường mang tên
Hicawa dẫn tới ngôi đền thần Hicawa cổ kính và nổi tiếng. Con đường dài
chưa đầy 2 km, chiều rộng lòng đường chỉ 5,5m - 6m, nhưng là đường 2
chiều. Nhiều đoạn không có vỉa hè, những hàng cổ thụ mọc bên hè cũng
thuộc loại di sản cần bảo tồn, nên không thể di dời hay đốn bỏ để mở rộng
thêm. Vào mùa lễ hội, con đường này thường xuyên bị tắc nghẽn bởi các
phương tiện đỗ bừa bãi dưới lòng đường và bởi dòng người đi bộ chen lấn
xuống đường. Bức xúc trước thực trạng này, người dân trong khu vực đã
nhiều lần kiến nghị chính quyền xem xét giải quyết, thậm chí còn đề nghị
dành con đường này để riêng cho người đi bộ. Trước tình hình trên, Trung
tâm kế hoạch đô thị quận Omyia đã phối hợp với chính quyền quận lập ra một
hội đồng để giải quyết vấn đề này. Hội đồng gồm 30 người, đại diện cho 04
thành phần: Trường Đại học Saitama, chính quyền quận, CSGT và đại biểu
đại diện cho nhân dân. Hội đồng đã đặt ra hàng loạt phương án giao thông
21
khác nhau, sau đó quyết định chia tuyến đường này làm 3 đoạn để tiến hành
thực nghiệm các giải pháp do các giáo sư giao thông Trường Đại học Saitama
tính toán.
Sau một thời gian họ bắt đầu thực nghiệm 450m đường đầu tiên ở khu
vực phía Bắc. Do đường ngay sát cửa đền và không có vỉa hè, nên áp dụng
giải pháp cho người đi bộ được đi xuống hai bên lề đường, còn ô tô đi theo 1
chiều ở giữa lòng đường, sau một tuần thử nghiệm (bằng cách sơn kẻ vạch và
rào chắn mềm), kết quả điều tra cho thấy có tới 88% người dân đồng tình với
cách tổ chức giao thông này. Vậy là sau đó, đoạn đường này chính thức được
tổ chức lại. Tương tự vậy, ở đoạn đường thứ 2 và thứ 3, việc thử nghiệm cũng
được tiến hành rất cẩn thận. Có điều ở đây, lòng đường được chia đôi - một
nửa bên phải dành cho người đi bộ, còn nửa kia thì để ô tô chạy 1 chiều. Khi
quyết định cho xe chạy 1 chiều ở phố Hicawa, các cơ quan chức năng đã phải
khảo sát toàn bộ lượng xe tăng thêm ở các tuyến đường xung quanh để xem
những tuyến đường đó có bị ùn tắc không. Đồng thời, thử xem các hộ dân
buộc phải đi ngược đường thì sẽ phải mất thêm bao nhiêu thời gian để đến ga
Omyia. Khi thấy việc điều chỉnh 1 chiều không làm tắc đường ở khu vực và
thời gian ra ga Omyia từ 55 giây trước đây nay tăng lên 3 phút 22 giây, thì họ
quyết định đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền để vận động người dân ở đây
hãy cố gắng hy sinh 2 phút vì cộng đồng. Kết quả thăm dò cho thấy: có tới
73% ý kiến người dân ủng hộ, 20% cho là chịu đựng được. Với tỷ lệ 93% tán
thành phương án này đã chính thức được triển khai. Sau khi dự án kết thúc.
Các chuyên gia thực hiện dự án đã rút ra được tới 04 bài học kinh nghiệm để
thành công:
Một là, phải khảo sát thật kỹ từ lòng đường, vỉa hè tới các phương tiện
giao thông, nhu cầu đi lại để xem đường tắc do đâu và quy luật tắc thế nào.
Hai là, phải ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý các dữ kiện thu
thập được.
22
Ba là, cả 04 thành phần trong hội đồng phải thống nhất cao trên cơ sở
có chuyên môn và có đủ thông tin.
Và bốn là không thể thiếu các thí nghiệm thực tế trước khi quyết định
chính thức.
Người Nhật Bản ngày nay luôn tự hào với bạn bè thế giới, vì họ có một
nền kinh tế, kỹ thuật phát triển cao. Nước Nhật ngày nay khác rất xa so với
nước Nhật nghèo nàn của những năm đầu thế kỷ trước. Đến Nhật Bản, bên
cạnh chiêm ngưỡng những sản phẩm hiện đại công nghệ cao, chúng ta còn có
thể ngắm nhìn thoả thích những công trình giao thông hiện đại, khoa học
nhằm hạn chế được tại nạn và ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn.
1.5.3. Mạng lưới GTĐB ở nước Anh
Ở nước Anh, điểm đặc biệt là hầu hết các đường nhánh ra đường lớn
đều có thêm một làn đường nhỏ nữa đi kèm. Chẳng hạn như trên đường có 4
làn xe cùng một chiều lên Luân Đôn và 4 làn khác đi về Cambridge, nếu có
một đường nhỏ từ hai bên (thường từ các trang trại) nối vào đường lớn, thì
ngay lập tức đường lớn sẽ chuyển thành 5 làn (có thêm một làn nữa). Làn thứ
5 này chạy khoảng 500m rồi nhỏ dần và nhập vào các làn có trước. Vì vậy
người tham gia giao thông từ đường nhánh nhập vào đường lớn không làm
ảnh hưởng gì đến giao thông chung cả. Khác hẳn ở Việt Nam, đường nhánh
“vuông góc” với đường lớn như hiện nay rất nguy hiểm. Còn các đường lớn
giao nhau ở đây thì luôn có cầu vượt. Cầu vượt cũng 4 làn xe như đường bình
thường nên suốt cả quãng đường dài lái xe không phải phanh lần nào, cứ đúng
tốc độ cho phép của đường mà chạy, cũng hầu như không phải giảm ga nữa.
Ở Luân Đôn, phương tiện công cộng rất thuận tiện. Có hai loại phương
tiện chính là tàu điện ngầm và xe buýt. Xe buýt rất nhiều và nhanh. Giá vé so
với thu nhập của người lao động và khách du lịch không đắt lắm. Chỉ với 03
bảng, nếu mua một chiếc vé “ngày”, ta có thể đi khắp thành phố. Mà Luân
Đôn thì rất rộng, có tới 06 vùng, để đi từ vùng này tới vùng khác hết cỡ độ 45
23
phút xe buýt. Đó là loại xe buýt đi cả ngày ở Anh. Vé ngày thường chỉ nhiều
tiền gấp đôi vé lượt. Với loại vé này, hành khách có thể đi tất cả các tuyến
trong suốt một ngày hôm đó. Ở Việt Nam mới chỉ có vé tháng và vé bán theo
lượt đi, chưa có loại vé này, nếu có thì rất thuận tiện cho người đi nhiều trong
thành phố.
Đường sá ở nước Anh thường rất đẹp và phẳng lỳ, tưởng như không có
lấy một vết chân chim. Suốt dọc các tuyến đường là hai hàng cây cao, thẳng
tắp. Nhiều đoạn cây che phủ rợp đường, cũng có những đoạn thông thoáng
với cánh đồng cỏ bát ngát hai bên. Đôi khi họ cũng đào đường để chôn dây
dẫn gì đó, nhát cắt thẳng tắp, sau khi chôn xong, họ rải nhựa lại rất cẩn thận
bằng cách: rải đất xuống, đổ đá lên trên, rải một lớp nhựa, đợi vài hôm rải lại
lớp nữa. Sau khi rải xong thì không còn thấy dấu vết bị đào đâu nữa. Trong
khi đoạn đường đang được đào lên, hai bên đoạn bị đào đều có barie chắn nên
không thể có tai nạn do sụt bánh xe xuống hố. Còn những chỗ đường giao
nhau hoặc từ vỉa hè xuống đều được đặt những tấm sắt lớn để tiện đi lại, ở
chỗ này cũng có barie phân luồng cẩn thận. Dù đào đường, hệ thống giao
thông khu vực đó gần như không bị ảnh hưởng nhiều lắm, người đi bộ vẫn
bước những bước chân thoải mái bình thường, không phải nhảy qua hoặc
vòng vèo gì hết...
Ở Anh, ngoài tên đường phố còn có tên vùng. Khi đi xe buýt, bản đồ
hướng dẫn của xe buýt không như bản đồ bình thường. Nếu như sơ đồ hướng
dẫn tuyến xe ở Việt Nam chỉ có tên các đường, thì ở Anh chỉ có tên các vùng
mà xe buýt đi qua và đó là lịch trình. Thay vì ghi là xe đi qua đường này
đường kia, người ta ghi vùng này vùng kia. Làm thế rất tiện nhất là đối với
những người mới đến Anh vì hai lý do, thứ nhất, không phải đường nào cũng
có tuyến xe buýt đi qua; thứ hai, trên bản đồ xe buýt, nếu chỉ ghi tên đường
thôi, thì phải người địa phương mới biết được đường đó nằm ở khu vực nào,
có gần nơi mình cần đến không, còn người lạ thì chịu.
24
Để tìm đường ở Anh, người ta sẽ thấy không quá khó nếu lên trang
web: http://map.yahoo.net và gõ tên đường phố, số nhà, ngay lập tức sẽ hiện
lên bản đồ chi tiết khu vực đó cùng vị trí chính xác của ngôi nhà. Từ đó còn
có thể biết được đó là khu vực nào... Vậy là khi đến Luân Đôn ta chỉ cần đi xe
buýt đến khu vực đó là xong. Hay hơn nữa, trang web này còn cho ta biết làm
cách nào để đi từ điểm này đến điểm kia trong thành phố. Chẳng hạn ta đã
đến được địa chỉ thứ nhất, bây giờ muốn đến được địa chỉ thứ hai, vậy đường
nào là đường ngắn nhất, khoảng cách bao nhiêu, tất cả đều được hướng dẫn
đầy đủ.
25
Chương 2
THỰC TRẠNG VĂN HOÁ PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN
TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA
2.1. Về hệ thống pháp luật GTĐB
Ngày 13/11/2008, Quốc hội đã thông qua Luật GTĐB số
23/2008/QH12. Đi kèm với đó là một loạt các văn bản hướng dẫn thi hành
của Chính phủ (Nghị quyết, Nghị định), Thủ tướng Chính phủ (Quyết định,
Chỉ thị), các Bộ, cơ quan ngang Bộ (Thông tư, Quyết định) và các địa phương
trong cả nước (Quyết định). Tất cả các văn bản trên là cơ sở pháp lý quan
trọng trong việc xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL cũng như bảo đảm trật
tự, ATGTĐB.
Trong đó, liên quan đến việc xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL
trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, ATGTĐB, phải đặc biệt kể đến Nghị quyết số
số 30/NQ-CP ngày 01/3/2013 ban hành Chương trình hành động của Chính
phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW; Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày
13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực GTĐB và đường sắt, và Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày
09/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các tiêu
chí văn hóa GTĐB.
2.1.1. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số
18-CT/TW
Nhằm mục đích quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu,
yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 18-CT/TW, đồng thời tiếp
tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, làm giảm TNGT và ùn tắc
giao thông, ngày 01/3/2013, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 30/NQ-CP ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW.
Trong đó xác định, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm liên quan
26
đến xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL trong lĩnh vực bảo đảm trật tự
ATGTĐB cụ thể như sau:
- Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng
cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT.
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan
chức năng liên quan xây dựng, công bố tiêu chí về “văn hóa giao thông” và có
kế hoạch hướng dẫn thực hiện.
- Ban Chỉ đạo Trung ương về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa chỉ đạo đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư để tuyên truyền,
vận động nhân dân thực hiện.
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục
pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng
với nội dung phù hợp. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT
vào sinh hoạt định kỳ, là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và
việc chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT là tiêu chí để bình xét thi đua trong
các tổ chức, đoàn thể.
- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin
đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân
dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành các quy định
của pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT, biểu dương gương người tốt, việc tốt
đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm trật tự, ATGT, ứng xử thiếu văn
hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và
thân thiện; phối hợp phổ biến, hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an
toàn, phòng tránh TNGT cho người tham gia giao thông.
- Các báo, các đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa
phương phải có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật
27
tự, ATGT và văn hóa giao thông. Đài truyền hình ở Trung ương và địa
phương bố trí thời gian để phát sóng chương trình ATGT thích hợp, chú trọng
vào buổi tối.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự,
ATGT cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; chỉ đạo đưa giáo dục ATGT vào
chương trình giảng dạy chính khóa tại các cấp học. Tăng cường mối quan hệ
giữa nhà trường với các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và gia đình trong việc quản lý, giáo
dục học sinh, sinh viên chấp hành luật giao thông. Đưa việc chấp hành pháp
luật về bảo đảm trật tự, ATGT là một tiêu chí đánh giá thi đua của các cơ sở
giáo dục, đào tạo và là một tiêu chuẩn xét đạo đức, hạnh kiểm cuối năm của
học sinh, sinh viên.
2.1.2. Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 1311/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội
đã kéo theo nhu cầu phát triển mạnh các phương tiện giao thông, các loại xe
mới như ô tô, xe máy, xe đạp điện... được sản xuất với số lượng chóng mặt,
trong khi đường phố vẫn còn chật hẹp và chưa kịp phát triển. Từ đó gây áp
lực lớn tới hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ và tình trạng ùn tắc giao
thông, TNGT đã trở nên phổ biến.
Để giải quyết vấn đề này Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cùng
nhiều ban, ngành đã nhiều lần họp bàn đưa ra các chính sách, Nghị định mới
như Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định số
156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 44/2006/NĐ-CP; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Nghị
28
định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 34/2010/NĐ-CP, ...
Và trong hầu hết những Nghị định này ngoài các khung, mức phạt tiền
rất cao thì còn thực hiện nhiều biện pháp bổ sung như tịch thu bằng lái vĩnh
viễn, tịch thu phương tiện và bắt buộc khắc phục hậu quả hành vi vi phạm.
Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện các Nghị định này cho thấy mặc dù
số vụ vi phạm luật giao thông có giảm song chưa thực sự giải quyết được vấn
đề cốt lõi về ùn tắc giao thông và TNGT. Hơn thế theo suy nghĩ của nhiều
người thì việc nâng cao mức xử phạt này dễ dẫn tới tình trạng mãi lộ do tư
duy ngại đụng chạm chính quyền của người dân.
Từ đó, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung
những thiếu sót của các Nghị định trước đã được Chính phủ ban hành. Tại
Nghị định này, mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm không tăng
mà được giữ nguyên như các Nghị định trước đây và có giảm nhẹ đối với một
số hành vi như: điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không
gắn thiết bị giám sát hành trình của xe, chủ phương tiện không làm thủ tục
đăng ký sang tên xe theo quy định; Quy định thời hạn tước quyền sử dụng
Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 04 tháng thay cho hình thức tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông
đường bộ không thời hạn...
Ngoài ra, trong Nghị định số 171/2013/NĐ-CP một số hành vi vi phạm
cũng được mô tả chi tiết, cụ thể hơn, giúp cho việc xác định hành vi vi phạm
được chính xác hơn, điển hình là việc mô tả chi tiết từng hành vi vi phạm quy
định trong hoạt động kinh doanh vận tải như “Không thực hiện việc cung cấp,
cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy
định”, “không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách”… thay vì
quy định chung “Không bảo đảm các điều kiện về kinh doanh vận tải”… như
các Nghị định trước đây.
29
Đặc biệt nhất, trong Nghị định mới, một số quy định được người dân
đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến phản hồi là quy định về tạm giữ phương
tiện, quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe…
cũng đã được sửa đổi để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế.
Đối với quy định về việc tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định
xử phạt, thời gian tạm giữ đã giảm xuống còn 07 ngày (trước đây là đến 10
ngày), số lượng các trường hợp tạm giữ cũng giảm nhiều so với trước đây,
Nghị định mới ban hành chỉ quy định tạm giữ phương tiện đối với những vi
phạm của người điều khiển có tính chất nguy hiểm, nếu để người vi phạm tiếp
tục điều khiển phương tiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cao như hành
vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều
khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ…
Hoặc với quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe,
mức phạt giảm xuống còn 100.000đ đến 200.000đ với mô tô, xe máy (mức
phạt trước đây là 800.000đ đến 1.200.000đ) và 1.000.000đ đến 2.000.000đ
với ô tô (mức phạt trước đây là 6.000.000đ đến 10.000.000đ). Đồng thời giới
hạn các trường hợp kiểm tra xử phạt theo hướng quy định việc xác minh để
phát hiện hành vi vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra
giải quyết vụ TNGT gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua công tác
đăng ký xe chứ không kiểm tra phương tiện đang lưu thông trên đường để
tránh gây phiền hà cho người tham gia giao thông.
Thêm vào đó, các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ
phương tiện bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an và
thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính... cũng được đơn giản hóa để
người dân dễ dàng thực hiện.
2.1.3. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
ban hành các tiêu chí văn hóa GTĐB
30
Bên cạnh chương trình hành động của Chính phủ và các quy định xử
phạt hành chính, nội dung VHPL trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGTĐB
cũng được cụ thể hóa thành các tiêu chí văn hóa GTĐB ban hành kèm theo
Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 09/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch. Theo đó, các tiêu chí văn hóa GTĐB bao gồm: các
tiêu chí chung và tiêu chí cụ thể cho một số đối tượng liên quan trực tiếp đến
lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGTĐB. Cụ thể là:
- Các tiêu chí chung, bao gồm:
1. Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;
2, Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;
3. Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;
4. Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;
5. Đi đúng làn đường, phần đường quy định;
6. Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;
7. Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự
ATGT.
8. Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;
9. Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an
toàn.
- Các tiêu chí cụ thể cho một số đối tượng
Một là, đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông:
+ Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, ATGT.
+ Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp với
tình hình thực tiễn, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan
nhà nước thực hiện.
31
+ Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy
hoạch giao thông;
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông hợp lý, khoa học phù hợp với tiêu
chuẩn, đảm bảo mỹ quan và môi trường giao thông, tạo điều kiện thuận lợi và
an toàn cho người tham gia giao thông.
+ Giám định, cấp phép cho các phương tiện tham gia giao thông, vận
tải phải đảm bảo các chỉ số kỹ thuật theo tiêu chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự ATGT đến mọi
người dân, phù hợp với từng đối tượng, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
đơn vị, vùng miền.
+ Xây dựng hệ thống cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn chuẩn mực để xử lý
các vụ tai nạn, sự cố giao thông.
Hai là, đối với lực lượng chức năng làm nhiệm vụ đảm bảo trật tự
ATGT:
+ Tổ chức giao thông khoa học, hợp lý, thuận lợi cho người tham gia
giao thông;
+ Thực thi, hướng dẫn, cưỡng chế, thi hành pháp luật về trật tự ATGT
nghiêm minh, chuẩn mực, lịch sự;
+ Nhanh nhạy, linh hoạt trong giải quyết các tình huống ùn tắc và
TNGT;
+ Ứng xử văn minh, không sách nhiễu, tiêu cực khi thi hành công vụ;
+ Hướng dẫn, giúp đỡ người tham gia giao thông, đặc biệt là người tàn
tật, người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ.
Ba là, đối với người tham gia giao thông:
+ Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự
ATGT;
32
+ Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần
đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy
định;
+ Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia
giao thông;
+ Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn, sạch đẹp;
+ Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra
TNGT;
+ Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề
xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông;
+ Tận tình giúp đỡ người bị nạn, người già, người khuyết tật, trẻ em,
người có hoàn cảnh khó khăn khi tham gia giao thông;
+ Tuyên truyền, vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành
pháp luật về trật tự ATGT.
Bốn là, đối với cư dân sinh sống ven đường giao thông:
+ Tự giác chấp hành và tích cực tuyên truyền, vận động người dân
không sử dụng đường, vỉa hè để kinh doanh, buôn bán, không lấn chiếm hành
lang an toàn đường bộ;
+ Thông tin kịp thời cho cơ quan chức năng về tình hình trật tự, ATGT;
phối hợp với các lực lượng chức năng trong quá trình xử lý các sự cố về trật
tự, ATGT;
+ Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn
nhân TNGT;
+ Phê phán, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự ATGT;
+ Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự,
ATGT. Không cổ vũ đua xe trái phép.
33
Năm là, đối với chủ phương tiện tham gia giao thông:
+ Đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh vận tải; chịu trách nhiệm
thực hiện nghĩa vụ chủ phương tiện trong việc khắc phục, giải quyết TNGT;
+ Chủ động tổ chức, tích cực tham gia phối hợp chặt chẽ với các cơ
quan chức năng trong công tác quản lý, nâng cao trình độ chuyên môn và
phẩm chất của người lái xe;
+ Tự giác thực hiện việc sang tên, đổi chủ khi chuyển nhượng, mua bán
phương tiện theo quy định của pháp luật.
2.2. Về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông và của người
thực thi pháp luật GTĐB
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông có uy tín, hạ tầng giao
thông của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh dù còn
nhiều bất cập, mật độ phương tiện giao thông tại Hà Nội đã quá tải nhưng
chưa đến mức gây ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay. Việc tắc
đường xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn tại Hà Nội chủ
yếu do ý thức kém của người tham gia giao thông. Hiện, trên địa bàn thành
phố Hà Nội có 79 điểm (điểm đen về giao thông) thường xuyên ùn tắc giao
thông vào giờ cao điểm. Những điểm đen giao thông này nằm trên các tuyến
phố Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng, Khâm Thiên, Sơn Tây,
Nguyễn Lương Bằng, Đội Cấn, Trường Chinh… Nguyên nhân gây ùn tắc tại
các khu vực này một phần do đường hẹp, xung đột giao thông lớn nhưng chủ
yếu vẫn là tình trạng không ai nhường ai, khi thấy tắc đường là lao sang làn
đường ngược chiều để vượt lên trước hoặc cố “đè đầu” phương tiện khác để
nhích lên dù chỉ vài cm. Ở những điểm đen giao thông này, ý thức của người
tham gia giao thông yếu hay nói hình ảnh là đa số người tham gia giao thông
chưa có văn hóa giao thông. Ở một số điểm hay ùn tắc, nếu không có cảnh sát
giao thông túc trực thì ngày nào cũng ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Ở
Hà Nội, những vụ ẩu đả từ va chạm giao thông tháng nào cũng có, thậm chí
34
tuần nào cũng có. Và người ta không quá mất nhiều thời gian để nhìn thấy
cảnh xe máy, ô tô, xe buýt phóng như bay để vượt đèn đỏ khi phát hiện không
có cảnh sát giao thông… Tại nhiều kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà
Nội, một số đại biểu cũng chỉ ra rằng, ý thức của rất nhiều hộ dân sống ở mặt
phố Hà Nội chưa tốt. Điều đó thể hiện qua tình trạng nhà nhà, người người
bằng mọi cách làm mái che, mái vẩy, bậc lên xuống, cơi nới.. để lấn ra diện
tích chung càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, tình trạng lấn hè đường để buôn
bán cũng đã đến mức báo động. Kết quả của thực trạng đó là việc nhiều đường
phố ở Hà Nội cứ nhỏ dần, cụ thể như ở phố Tây Sơn, Đê La Thành, Cầu Giấy,
đường Láng… Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tắc đường dù
đã được “điểm mặt chỉ tên” nhưng chưa được giải quyết triệt để…
Bên cạnh đó, người Việt Nam vốn có thói quen đi đường thủy, thuyền
ghe thay vì đi đường bộ, dùng xe ngựa. Việt Nam ở vùng nhiệt đới, gió mùa,
hàng năm lượng mưa khá cao, thường gây lụt lội. Mạng lưới sông ngòi dày
đặc khắp Bắc - Trung - Nam cùng với đường bờ biển dài trên 3.260km là điều
kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Trong suốt 4.000 năm, thuyền ghe là
phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Việt cổ. Từ trong văn hóa Đông
Sơn, cư dân Đông Sơn đã sử dụng thuyền rất thành thạo. Trên tang trống
đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ cách ngày này khoảng 2.500 năm đến 2.700 năm đã
có hoa văn hình thuyền các loại. Người Sơn Đông thậm chí còn sử dụng
thuyền để “đưa linh hồn” người chết về nơi chín suối: quan tài hình thuyền ở
di chỉ Hạ Long, Vinh Quang, Châu Can đã chứng tỏ con thuyền gắn với
người Việt cổ từ khi mới sinh ra cho đến lúc qua đời.
Tâm lý và thói quen của cư dân đi lại trên sông, biển được hình thành
qua nhiều thế hệ, nhiều khi đã trở thành tiềm thức, thật khó thay đổi. Bước
sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, nhiều dòng sông đã
bị lấp đi, nhiều con đường bộ được hình thành, những cư dân vạn chài quen
với cuộc sống trên sông nước đã sử dụng xe máy, ô tô và vẫn mang theo
những thói quen sông nước tham gia vào GTĐB. Nên dù có thể họ đã được
35
đào tạo qua lớp bồi dưỡng về luật ATGTĐB nhưng hệ thống luật pháp mới
được tiếp thu đó vẫn chưa thay thế những thói quen đã in sâu trong tâm trí từ
khi thơ bé.
Chắc hẳn nhiều người còn nhớ trận lũ lịch sử do cơn mưa kéo dài hơn
một tuần lễ vào tháng 10-11 năm 2008 đã tạo nên bức tranh bi hài như thế nào
cho giao thông Hà Nội. Khi đó, rất nhiều con đường trong nội thành bỗng
chốc hóa thành sông, thay vì xe đạp, xe máy, ô tô, người dân Thủ đô được dịp
quay về với lịch sử dùng thuyền, ghép bè gỗ thời xưa, và cả “phương tiện linh
hoạt thời hiện đại” như chậu nhựa, săm, lốp ô tô cũng được đem ra sử dụng
làm phương tiện di chuyển.
Cũng phải kể đến là, giao thông Việt Nam mang nét của văn minh nông
nghiệp, văn hóa xóm làng. Người nông dân với những đức tích tốt đẹp như
cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, thông minh, linh hoạt, sống nặng về tình
cảm… lại gặp phải trở ngại rất lớn khi bước vào xã hội văn minh, khi chuyển
từ văn hóa xóm làng sang văn hóa đô thị. Trước đây, người nông dân chỉ
quanh quẩn bên ruộng đồng, vườn tược, nhiều người cả đời chẳng bước qua
khỏi lũy tre làng. Nếu có phải đi chợ huyện, hoặc đi thăm người thân, họ
hàng, trẻ con đi học thì họ chủ yếu là đi bộ. Và để cho quãng đường ngắn lại,
họ luôn tìm những con đường ngắn nhất, những lối đi tắt qua sân vườn nhà
hàng xóm hoặc băng qua cánh đồng. Cách thức ứng xử của người nông dân là
thích nghi với mọi hoàn cảnh sao cho năng lượng tốn ít nhất, đầu tư thấp nhất
mà lại đạt hiệu quả cao.
Tâm lý tiết kiệm và cách thức đi ngang về tắt của người nông dân khi
hòa nhập vào văn hóa đô thị lại tỏ ra không thích hợp và có nhiều bất cập.
Từ nông thôn lên thành thị, nhiều người không thuộc đường nên đã gây
ra nhiều phiền toái cho họ. Giao thông đô thị phải tuân thủ theo pháp luật
nghiêm khắc, còn giao thông nông thôn lại thường theo lệ làng. Nghĩa là
những tham gia giao thông ở làng quê dựa trên nguyên tắc: thói quen và tiện
lợi cho cá nhân mình là chủ yếu, mà ít chú ý đến ảnh hưởng tới cộng đồng,
36
người xung quanh. Dân làng cũng dễ thông cảm với những vi phạm chở hàng
cồng kềnh, đi ngược chiều hay vi phạm khác vì tình làng nghĩa xóm, tối lửa
tắt đèn có nhau.
Từ văn hóa đi bộ tiến lên văn hóa sử dụng phương tiện cơ giới là một
bước biến chuyển to lớn trong đời sống sinh hoạt và nhận thức của nông dân.
Trong một xã hội cổ truyền, tất cả cùng thực hiện đi lại bằng chính đôi chân
của mình, nghĩa là đi bộ khác với đi lại bằng phương tiện xe đạp, xe máy…
Khi đi bộ, họ có thể cảm thấy an toàn và tự do vì tất cả cùng đi bộ thì họ có
thể chuyển hướng và dừng nghỉ bất cứ lúc nào tùy theo ý thích cá nhân vì sự
chuyển hướng và dừng nghỉ đó ít gây ra va chạm giữa những người cùng dịch
chuyển. Văn hóa đi bộ là người ta có thể chen lấn, xô đẩy ở một chừng mực
nhất định mà không gây ra phản ứng gì của những người xung quanh. Nhưng
khi sử dụng phương tiện xe gắn máy, thậm chí là ô tô, người mang tâm lý
nông dân vẫn di chuyển như khi đang đi bộ. Họ luồn lách, chen lấn để làm
sao cho xe mình vượt lên trước, gây ra cảnh đi lại lộn xộn, dẫn đến những
“nút thắt cổ chai” khiến tắc nghẽn nhiều giờ liền ở các đô thị.
Dân gian có câu “An cư mới lập nghiệp”, nghĩa là làm gì thì làm, cứ
kiếm được một chỗ ở ổn định và là của riêng mình thì mới yên tâm làm ăn,
chưa có chỗ ở chính thức nghĩa là chưa thể nói gì đến chuyện làm ăn. Bởi
vậy, mới có tình trạng người sống đầu thành phố thì đi làm ở cuối thành phố,
người sống ở đằng Đông thì đi làm ở đằng Tây… Nên cứ mỗi sáng, mỗi
chiều, lúc đầu giờ hoặc lúc tan tầm là phố xá lại ùn tắc, khỏi bụi mù mịt,
người người chen lấn nhau mong tìm được kẽ hở để đến chỗ làm hoặc về nhà.
Như vậy, quan niệm, lối suy nghĩ xưa đã không còn phù hợp với cuộc sống
thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Đây cũng là một trong những nguyên
nhân chính gây ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn ở nước ta.
2.3. Tình hình vi phạm pháp luật GTĐB:
Theo Báo cáo số 1467/BC-UBPL13 ngày 30/10/2012 của Ủy ban
Pháp luật của Quốc hội báo cáo Kết quả giám sát về việc thực hiện pháp
37
luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải, nhìn
chung, trong thời gian qua, vi phạm hành chính về giao thông vận tải
đường bộ còn phổ biến (Vi phạm hành chính trên lĩnh vực đường bộ chiếm
trên 96% tổng số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông; chỉ tính
trên lĩnh vực giao thông động, cứ 2 phương tiện tham gia giao thông đường
bộ thì 1 phương tiện vi phạm hành chính) và có chiều hướng gia tăng, các vi
phạm chủ yếu là:
- Vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, gồm các hành vi: đi không đúng
phần đường, làn đường; tránh, vượt trái quy định; vi phạm quy định về tốc độ;
dừng, đỗ xe trái quy định; không chấp hành tín hiệu giao thông như vượt đèn đỏ,
đi vào đường cấm, đường ngược chiều; chở quá trọng tải; người ngồi trên xe mô
tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm...;
- Vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ, gồm các hành vi: không có giấy phép lái xe hoặc có nhưng không phù
hợp; người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông có nồng độ cồn trong
máu hoặc hơi thở vượt quá giới hạn cho phép...;
- Vi phạm quy định về phương tiện tham gia giao thông, gồm các hành
vi: thay đổi kết cấu, thiết kế phương tiện trái phép; không đăng kiểm lại khi
hết hạn; đưa phương tiện không đủ điều kiện, không bảo đảm an toàn giao
thông vào lưu hành...;
- Vi phạm quy định về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, gồm các
hành vi: lấn chiếm, xây dựng, sử dụng trái phép hành lang an toàn giao thông
đường bộ; lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi bày bán hàng hóa, trông giữ
phương tiện; nhiều công trình giao thông không bảo đảm tiến độ hoặc dừng
thi công gây cản trở giao thông...;
- Vi phạm về an toàn vận tải, gồm các hành vi: xe khách dừng, đón, trả
khách không đúng nơi quy định; chở quá số người; chở hàng quá trọng tải
38
thiết kế, quá tải trọng của cầu, đường bộ; xe ô tô chở hàng rời, vật liệu rời
không che phủ bạt để rơi vãi...;
Trước tình hình trên, để ngăn chặn vi phạm, hạn chế tai nạn và ùn tắc
giao thông đường bộ, Chính phủ, các ngành, các cấp đã thực hiện nhiều biện
pháp cả cấp bách cũng như lâu dài và đã đạt được những kết quả tích cực rất
đáng ghi nhận.
Các lực lượng có thẩm quyền (chủ yếu do lực lượng công an xử phạt)
đã phát hiện và xử lý 18.286.445 vụ vi phạm; tạm giữ có thời hạn 67.811 ôtô,
2.005.371 mô tô, 194.514 phương tiện khác và 657.051 giấy phép lái xe.
Ngoài ra, còn áp dụng các biện pháp buộc học lại Luật giao thông; buộc tháo
dỡ, giải tỏa công trình, lều lán, bục bệ, chợ tạm do lấn chiếm, sử dụng hành
lang an toàn giao thông đường bộ trái phép...
Qua phân tích số liệu cho thấy, các vi phạm xảy ra trên khắp địa bàn cả
nước, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực đô thị (Số vụ vi phạm trong lĩnh vực
giao thông đường bộ phát hiện được tại TP Hà Nội là 2.715.303 vụ, chiếm
14,3% so với cả nước; tại TP Hồ Chí Minh là 5.033.573 vụ, chiếm 27,5% so
với cả nước; trên địa bàn tỉnh Đồng Nai là 1.923.998 vụ, chiếm 10,16% so với
cả nước). Theo Báo cáo số 159/BC-CP ngày 15/6/2012 của Chính phủ sơ kết
2 năm áp dụng mức phạt thí điểm đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh
vực giao thông đường bộ quy định tại Nghị định số 34 ngày 02/4/2010 của
Chính phủ, số vi phạm phát hiện được theo quy định tại Mục 7 Nghị định 34
tại Hà Nội tăng 60,3%, ở TP. Hồ Chí Minh tăng hơn 17,5% so với cùng kỳ
trước đó. Nhìn chung, các vụ vi phạm bị phát hiện đều được xử lý theo đúng
quy định của pháp luật.
Đánh giá chung
Một là, tuy số vụ TNGT, số người chết và bị thương từ năm 2008 đến
nay có chiều hướng giảm nhưng chưa ổn định và bền vững, tình hình vi phạm
pháp luật về giao thông vận tải vẫn còn phổ biến, đa dạng và diễn biến phức
39
tạp; so với năm 2010, năm 2011 số vụ tai nạn, số người chết giảm, nhưng số
người bị thương vẫn tăng; các vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra nhiều
hơn; TNGT trên hệ thống quốc lộ chiếm khoảng 57% số vụ, 44% số người
chết và 68% số người bị thương. Tại các khu vực đô thị lớn bước đầu được
kiềm chế; tình trạng ùn tắc giao thông đô thị vẫn còn xảy ra, nhất là tại các
thành phố lớn (như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) và các tuyến quốc lộ trọng
điểm (như QL 1A, QL 5).
Bảng 2.1. Tình hình tai nạn GTĐB 2007 - 2011
Số
năm trước người
chết
Tăng so với
Số
Tăng so với
năm trước người bị năm trước
thương
Năm
Số vụ Tăng so với
2007
14.624
-0,70%
13.150
3,08%
10.546
-6,57%
2008
12.816
-12,36%
11.594
-11,83%
8.064
-23,53%
2009
12.492
-2,53%
11.516
-0,67%
7.914
-1,86%
2010
14.422
15,45%
11.449
-0,58%
10.633
34,36%
2011
12.727
-11,75%
9218
-19,49%
11.257
5.87%
Nguồn: Ủy ban ATGT Quốc gia.
Hai là, trong quá trình thực hiện, nhiều lúc, nhiều nơi lực lượng chức
năng chưa kiểm soát được tình hình nên không ít trường hợp xảy ra vi phạm
nhưng không được phát hiện hoặc phát hiện vi phạm nhưng xử lý không
nghiêm, không triệt để, chẳng hạn như: không áp dụng các biện pháp buộc khôi
phục tình trạng ban đầu, khắc phục hậu quả; việc xử lý xe khách chở quá số
người, chở hàng cồng kềnh, xe tải chở quá khổ, quá tải và những hành vi vi
phạm lấn chiếm hè, lề đường, hành lang an toàn giao thông; nhiều trường hợp
chỉ xử phạt rồi cho tồn tại.
Ba là, việc xử lý phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ còn gặp nhiều khó
khăn, nhiều trường hợp sau khi vi phạm đã không đến nhận lại phương tiện,
giấy tờ bị tạm giữ; không xác định được chủ sở hữu phương tiện; trình tự, thủ
40
tục để tịch thu, bán đấu giá phương tiện còn phức tạp; số phương tiện, giấy
phép lái xe bị tạm giữ còn tồn đọng rất lớn (tại TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh
đang tồn đọng hàng vạn mô tô, xe máy và nhiều giấy tờ). Việc bảo quản
phương tiện bị tạm giữ tại một số điểm còn chưa được bảo đảm, dẫn đến tình
trạng phương tiện bị hư hỏng gây thiệt hại đến tài sản của công dân và Nhà
nước.
Bốn là, nhiều trường hợp người bị xử phạt không tự giác chấp hành
nhưng không có biện pháp cưỡng chế thi hành; việc chuyển quyết định xử
phạt để các cơ quan địa phương cưỡng chế thi hành còn nhiều vướng mắc.
Chẳng hạn, theo Báo cáo của tỉnh Quảng Ngãi, trong 3 năm lực lượng thanh
tra giao thông đã ra quyết định xử phạt 471 trường hợp vi phạm nhưng chỉ có
20 trường hợp chấp hành.
Năm là, việc phối hợp giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên
quan đến giao thông chưa được chặt chẽ và thiếu đồng bộ, dẫn tới hiệu quả
của việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính còn thấp. Việc phân định thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính có trường hợp còn chồng chéo, thiếu rõ
ràng, bất cập dẫn đến tình trạng đùn đẩy trách nhiệm làm giảm hiệu quả công
tác đấu tranh phòng chống vi phạm.
Sáu là, tình trạng vi phạm từ phía lực lượng có thẩm quyền xử phạt vẫn
còn xảy ra, nhưng số trường hợp phát hiện được còn rất ít, cho thấy chưa có
biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, giám sát đối với người thi hành công vụ để
hạn chế tình trạng tiêu cực, lạm quyền; các biện pháp xử lý đối với các trường
hợp vi phạm này chủ yếu là áp dụng hình thức kỷ luật nhẹ.
2.4. Hành vi phản văn hóa GTĐB
Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt, có
văn hóa là bộ phận không nhỏ những người dân, người tham gia giao thông có
ý thức là kém, thậm chí đáng báo động. Có một nghịch lý là đa số hộ dân
41
trong địa bàn thành phố được gắn biển “gia đình văn hóa” nhưng khi lưu thông
trên đường thì rất nhiều người lại có hành vi phản văn hóa.
Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu là do ý thức chủ quan của người
điều khiển phương tiện giao thông, chiếm tỷ lệ khoảng 86% các vụ tai nạn.
Đặc biệt là hành vi vi phạm tốc độ, đây là nguyên nhân làm trầm trọng về
mức độ thiệt hại trong tất cả các vụ TNGT. Cùng với sự vi phạm tốc độ là các
hành vi vi phạm pháp luật khác như: vượt sai quy định, lạng lách, đánh võng,
say rượu bia, chở quá tải, gia cố hàng trên xe không đảm bảo an toàn; không
đội mũ bảo hiểm, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ... Thậm chí, nhiều
người đã vi phạm pháp luật giao thông, gây tai nạn còn chạy bỏ trốn hoặc
chống lại người thi hành công vụ.
+ Thời gian gần đây liên tiếp những tin tức và hình ảnh phản cảm,
chướng tai gai mắt liên quan đến giao thông vận tải xuất hiện trên báo đài đã
gây nhiều bức xúc, thậm chí phẫn nộ trong nhân dân. Mới nhất là ngày
08/5/2014 vừa qua, hàng trăm tài xế xe tải có dấu hiệu chở quá tải đã bao vây
06 cán bộ trạm cân Bình Thuận chửi bới, la ó, gõ thùng xe kích động và
không chấp hành đưa xe về trạm để cân. Rõ ràng đây không chỉ là hành vi vi
phạm luật giao thông bình thường mà là thái độ coi thường pháp luật, thách
thức dư luận… Trước đó, hình ảnh có người lái xe vi phạm luật giao thông bị
cảnh sát thổi còi đã chạy tông thẳng vào và hất tung cảnh sát viên lên nắp
capô chạy zíc-zắc hàng mấy trăm mét trong khi cảnh sát viên phải bám vào
cần gạt nước cũng gây nhiều bức xúc. Hoặc gần đây nhất là hình ảnh bợm
nhậu say xỉn bị cảnh sát giao thông chặn lại kiểm tra nồng độ cồn đã cự cãi và
lớn tiếng thách thức, được thu âm trực tiếp với những lời lẽ rất khó nghe được
phát lại trên truyền hình. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ
Chí Minh, không khó bắt gặp những cảnh xe vượt đèn đỏ khi vắng bóng cảnh
sát, hay xe máy lạng lách, len lỏi, leo lề để vượt qua xe khác làm thót tim bao
người.
42
Hơn thế nữa, chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm
ơn… người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau, thậm chí rượt đuổi, đâm chém,
bắn nhau dẫn đến tử vong.
+ Án mạng xảy ra lúc 21h10 ngày 14/7/2011 tại ngã tư Hàng Mành,
Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Khi đó anh Nguyễn Hồng Nam (SN 1987, ở
phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lái xe ô tô Mercedes SLK 500
rẽ từ phố Hàng Gai vào phố Hàng Mành. Do vướng chiếc xe máy LX Vespa
dưới lòng đường, anh Nam không cho ô tô rẽ được nên đã hạ kính xe, nhắc
chủ nhân chiếc xe là anh Nguyễn Thái Dương (SN 1992, Chương Dương,
Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang đứng ăn kem cùng bạn gái cho xe gọn vào. Cả hai
bên đã thiếu những lời lẽ lịch sự với nhau nên đã dẫn đến lời qua tiếng lại, rồi
xảy ra xô xát. Trong lúc “nóng tiết”, anh Nam dùng dùi cui bằng kim loại và
bình xịt hơi cay đuổi đánh anh Dương. Dương cũng rút dao đâm vào ngực anh
Nam khiến anh này tử vong sau đó.
Các biểu hiện khác của sự phản VHPL GTĐB như trong những lúc tắc
đường, mạnh ai người nấy đi, nhiều thanh niên xô đẩy cả chị em phụ nữ, các
cụ già để vượt lên phía trước hoặc rẽ sang ngang. Đôi khi bản thân các nạn
nhân của các vụ tai nạn cũng có lỗi khi tham gia giao thông như không chú ý
quan sát, không hiểu biết luật giao thông, do bất cần, do liều lĩnh, cẩu thả,
chen lấn... Thiệt hại gây ra cho cả hai phía: người vi phạm và các nạn nhân.
VHPL GTĐB còn được thể hiện ở chỗ, hành vi tham gia giao thông của
người này không được ảnh hưởng, cản trở giao thông hoặc gây nguy hiểm cho
người khác như phải phát tín hiệu cần thiết khi rẽ sang đường hay đi từ ngõ,
ngách ra... Ngay cả người đi bộ khi sang đường cũng không tuân thủ đúng
quy định, khi cần sang đường là sang ngay bất kể nguy hiểm cho mình và
những người khác.
Con người vốn có một đặc tính chung là “tránh hại, cầu lợi”, nhưng xem
ra trong lĩnh vực tham gia giao thông, thì không hoàn toàn như vậy, có khi
còn “ngược lại”. Bởi lẽ, những người cố tình phóng nhanh, giành đường, vượt
43
ẩu và hậu quả đáng tiếc, đau lòng đã xảy ra không chỉ cho người khác mà còn
cho ngay chính bản thân mình. Đây là dạng các hành vi thể hiện tính liều lĩnh,
tính ẩu, bất cần, vô trách nhiệm đối với những người khác và với cả chính
mình.
Tuy nhiên, từ phía người chấp pháp, thi hành công vụ trong lĩnh vực
GTĐB cũng xuất hiện không ít hành vi phản văn hóa.
Một vài năm trước, rất dễ nhận ra trên các phương tiện thông tin đại
chúng những thông tin dạng như: Cảnh sát giao thông, anh hùng núp, lùa theo
người tham gia giao thông bắt giữ gây tai nạn… Sở dĩ như vậy là do đã có
thực trạng cảnh sát giao thông chọn vị trí khuất tầm nhìn của người đi đường,
sau đó đột ngột xuất hiện và xử phạt người có hành vi vi phạm luật giao
thông; Nạn mãi lộ cảnh sát giao thông của tài xế xe khách liên tỉnh hay của
người vi phạm không muốn bị tịch thu phương tiện. Chưa kể đến hành vi lùa
theo, rượt đuổi theo người tham gia giao thông nhằm bắt giữ chủ phương tiện
vi phạm nhưng lại gây ra tai nạn hay thái độ dọa nạt, nói năng thiếu lễ phép,
nói nhiều lỗi vi phạm rồi sau đó chuyển lỗi…
Mặc dù thời gian gần đây, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các cơ
quan chức năng khác đã có những biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu những
hành vi phản văn hóa này. Tuy nhiên, thời gian tới, cần tiến hành quyết liệt
hơn nữa để xóa bỏ hẳn những hành vi trên, góp phần bảo đảm VHPL GTĐB.
2.5. Hiện trạng giao thông vận tải đường bộ
2.5.1. Vận tải
Trong thời gian qua, công tác quản lý vận tải và dịch vụ vận tải được cơ
quan quản lý đặc biệt chú trọng, giám sát việc thực hiện các văn bản, quy định
điều kiện kinh doanh tại các doanh nghiệp, từng bước đưa hoạt động kinh
doanh vận tải vào quy củ và phát huy hiệu quả phục vụ xã hội. Các doanh
nghiệp vận tải tiếp tục đổi mới tổ chức, quản lý theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả,
áp dụng công nghệ tiên tiến trong hoạt động điều hành, giám sát hành trình; đổi
44
mới từng bước cơ cấu đoàn xe; đa dạng hoá sản phẩm, phương thức vận tải;
phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt tại các địa phương, kéo dài các
tuyến xe buýt từ các đô thị lớn tới các đô thị liền kề. Vận tải hành khách và
hàng hóa cơ bản đáp ứng được nhu cầu cả về số lượng và chất lượng, hàng
năm duy trì mức tăng trưởng cao.
Khối lượng vận tải hàng hóa đường bộ năm 2006 chiếm khoảng 65,93%,
năm 2011 tăng lên 75,16% tổng khối lượng vận tải toàn ngành; khối lượng
hàng hóa vận tải năm 2011 (sau hơn 3 năm thực hiện quy hoạch) đạt 693 tỷ
tấn bằng 91,18% về tấn vận chuyển tương đương 36,3 tỷ TKm bằng 103% tấn
luân chuyển so với mục tiêu quy hoạch đến năm 2020.
Vận tải hành khách đường bộ năm 2006 chiếm khoảng 89,14%, năm
2011 tăng lên 92,08% tổng khối lượng vận tải khách toàn ngành. Khối lượng
khách vận chuyển năm 2011 đạt 2,327 tỷ lượt hành khách bằng 42,31% về
lượt khách vận chuyển tương đương 69,197 tỷ HKm bằng 42% về khách luân
chuyển so với mục tiêu quy hoạch đến năm 2020. Có thể khẳng định, với đà
tăng trưởng này, đến năm 2020 các mục tiêu vận tải đường bộ sẽ vượt mục
tiêu đặt ra.
Vận tải quốc tế được duy trì, mở rộng và phát triển với các nước láng
giềng Lào, Campuchia và Trung Quốc, tạo thuận lợi cho hoạt động qua lại
biên giới.
Vận tải khách công cộng bằng xe buýt đô thị ở thành phố lớn như Hà Nội
và Hồ Chí Minh đã phát triển; nhiều tỉnh, thành phố khác cũng có những tín
hiệu tích cực, phát triển vận tải khách dưới hình thức xe buýt đáp ứng nhu cầu
nội thị và kéo dài nối các đô thị kế cận. Vận chuyển khách bằng phương tiện
công cộng (xe buýt, tắc xi) tại Thủ đô Hà Nội mới đáp ứng được 10%, thành
phố Hồ Chí Minh gần 8% nhu cầu (khoảng 1 triệu lượt hành khách/ngày).
45
Hình 2.1. Tỷ trọng vận chuyển của các ngành vận tải 2006 - 2011
100.00%
80.00%
70.00%
75.16%
73.30%
71.78%
69.79%
67.59%
65.93%
92.08%
91.66%
91.04%
90.83%
89.93%
89.14%
90.00%
Đường
sắt
Đường bộ
60.00%
50.00%
ĐTNĐ
40.00%
30.00% 23.95%
Đường
22.67%
20.36%
19.25%
20.00%
9.59%
10.00%
8.82%
7.97%
18.01%
7.82%
17.03%
7.18%
6.83%
0.00%
Hàng Khách Hàng Khách Hàng Khách Hàng Khách Hàng Khách Hàng Khách
2006
2007
2008
2009
2010
2011
Nguồn: Niên giám thống kê 2011.
Bảng 2.2. Khối lượng vận chuyển hàng hóa, hành khách đường bộ
2007-2010
Vận chuyển hành khách
Năm
Triệu lượt
người
Triệu lượt
người.km
Vận chuyển hàng hóa
Nghìn tấn
Triệu
tấn.km
2007
1.473,00
49.372,10
403.361,80
24.646,90
2008
1.629,00
54.221,10
455.898,40
27.968,00
2009
1.761,00
61.508,80
513.629,90
31.587,20
2010
2.011,10
69.197,40
585.024,50
36.293,70
10,9%
11,9%/
13,2%
13,8%
Tăng trưởng
(2007-2010)
Nguồn: Niên giám thống kê 2010.
46
2.5.2. Kết cấu hạ tầng
Về đầu tư xây dựng: do chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu
và thực hiện chính sách thắt chặt tài chính, kiềm chế lạm phát của Chính phủ,
công tác đầu tư xây dựng cơ bản ngành giao thông vận tải nói chung và giao
thông vận tải đường bộ nói riêng gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn qua;
nhất là năm 2011, nguồn vốn ODA giảm, hạn chế so với giai đoạn trước; kế
hoạch đầu tư bị điều chỉnh, nhiều dự án bị tạm dừng, giãn tiến độ, hiệu quả
đầu tư thấp, giao thông đi lại khó khăn.
Nguồn vốn đầu tư các dự án đường bộ trong giai đoạn qua chủ yếu từ
ngân sách (bao gồm ODA, ngân sách trong nước), trái phiếu Chính phủ, ngoài
ngân sách (BOT, BT, PPP…).
Nguồn vốn ODA được tập trung đầu tư cho các công trình GTĐB quan
trọng, có ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH đất nước và khu vực như:
nâng cấp khôi phục, xây dựng mới các quốc lộ 1, quốc lộ 3, vành đai 3 Hà
Nội, TP Hồ Chí Minh,... các cầu hầm lớn như Bãi Cháy, Thanh Trì, Cần Thơ,
Vĩnh Thịnh,… [6]
Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được tập trung đầu tư cho các công
trình như: đường Hồ Chí Minh giai đoạn 1, 2, các tuyến vành đai 1, 2, các
tuyến nan quạt khu vực phía Bắc: quốc lộ 4, 32, 37, 279, 2, 6, 31; các tuyến
ngang miền Trung nối ven biển với khu vực phía Tây: quốc lộ 7, 12, 14C,
27..., các tuyến khu vực đồng bằng sông Cửu Long: quốc lộ 30, 60, 63, 54,
91, N1, Nam Sông Hậu...
Nguồn vốn ngoài ngân sách (BOT, PPP…) chủ yếu các công trình có
khả năng thu hồi vốn; nguồn đóng góp doanh nghiệp, cộng đồng xã hội chủ
yếu phát triển giao thông nông thôn.
Với nguồn vốn đầu tư tập trung các tuyến đường trọng điểm, phần nào
đáp ứng được nhu cầu phát triển KT-XH. Tuy nhiên, nhiều tuyến đường vẫn
chưa thông, tình trạng kỹ thuật xấu.
47
+ Một số công trình quan trọng được hoàn thành và đưa vào sử dụng
kịp thời phục vụ phát triển kinh tế và đời sống nhân dân:
Năm 2009: hoàn thành nâng cấp cải tạo các quốc lộ 22, QL70, QL6,
QL2, QL4A, QL4B, QL4C, cầu Rạch Miễu, cầu Đồng Nai,….; đã khởi công
các dự án quan trọng: Cao tốc Nội Bài - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, TP
HCM - Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Nhật Tân, 9
dự án đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2.
Năm 2010: hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác cao tốc HCM Trung Lương, đại lộ Thăng Long, cầu Cần Thơ, cầu Thanh Trì, cầu Pá Uôn,
cầu Hàm Luông, cầu Phùng…; đã khởi công các dự án quan trọng: Vành đai
3 Hà Nội giai đoạn 2, QL6 (Tuần Giáo - Mường Lay), QL24 (Quảng Ngãi Kon Tum), QL30 (Cao Lãnh - Hồng Ngự), cầu Bến Thủy II.
Năm 2011: hoàn thành xây dựng, đưa vào khai thác cao tốc Cầu Giẽ Ninh Bình, đường Nam Sông Hậu, cầu Ngọc Tháp, hợp long cầu Đầm Cùng,
thông xe các cầu trên QL1 đoạn Cần Thơ - Năm Căn. Các dự án chuẩn bị
khởi công: cầu Cổ Chiên QL60, các gói thầu đường vành đai 3 TP Hà Nội, dự
án mở rộng QL1 đoạn Thanh Hóa - Hà Tĩnh, đường nối Nội Bài - Nhật Tân,
nâng cấp mở rộng QL18 đoạn Uông Bí - Hạ Long (BOT), khôi phục, cải tạo
QL20 từ Đồng Nai - Lâm Đồng (BT), cầu Vĩnh Thịnh, đang xây dựng đề án
Phát hành công trái đầu tư xây dựng mở rộng QL1 quy mô 4 làn xe.
+ Đường cao tốc: mục tiêu quy hoạch xây dựng 24 tuyến, đoạn tuyến
cao tốc; đến nay cơ bản hoàn thành, đưa vào sử dụng 5 đoạn với chiều dài
khoảng 167 km gồm: TP Hồ Chí Minh - Trung Lương (40 km); Giẽ - Ninh
Bình dài 50km (cao tốc đầu tiên ở khu vực phía Bắc, thông xe
ngày
30/6/2012, đạt chuẩn cao tốc loại A, quy mô 4 làn xe); Liên Khương - Đà Lạt
(19km), vành đai 3 Hà Nội (cầu Phù Đổng - Mai Dịch) (28 km), Đại lộ Thăng
Long (30 km); một số đoạn được coi như tiền cao tốc như Hà Nội - Bắc Ninh,
Pháp Vân - Cầu Giẽ, Nội Bài - Bắc Ninh; các đoạn đã và đang chuẩn bị khởi
48
công: Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, thành
phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, thành phố Hồ Chí Minh - Cần
Thơ.
+ Cầu yếu: hiện vẫn còn 566 cầu yếu trên các quốc lộ; đã và đầu tư xây
dựng thay thế 146 cầu, 111 cầu rất yếu cần đầu tư ngay, 45 cầu cần sửa chữa,
nâng cấp cải tạo trong giai đoạn 2012 - 2015 và 262 cầu cần sửa chữa, nâng
cấp cải tạo trong giai đoạn 2015 - 2020.
+ Giao thông nông thôn, mục tiêu 100% có đường ô tô đến tất cả các
trung tâm xã chưa thực hiện được; vẫn còn 149 xã chưa có đường đến trung
tâm. Những xã chưa có đường ô tô là các xã nghèo, thuộc vùng sâu, vùng xa,
điều kiện địa hình, địa lý hiểm trở, phức tạp, dân cư thưa thớt; việc tiếp cận
với hệ thống giao thông là hết sức khó khăn. Để xây dựng đường ô tô tới tất
cả các xã còn lại nhu cầu kinh phí rất lớn, khoảng 8.035 tỷ đồng để xây dựng
1.524 km đường, 337 chiếc cầu/13.453 md.
Tỷ lệ rải mặt nhựa, bê tông xi măng mới đạt 28,08% (tương đương
76.609km - chưa đạt mức 30% như mục tiêu đề ra), còn lại là mặt đường đá
dăm, cấp phối, đất; đặc biệt đường đất còn chiếm tỷ lệ cao khoảng 42,98%
(2010); mục tiêu bảo trì theo chiến lược chưa đạt được (60%-70% đường giao
thông nông thôn được bảo trì).
- Hệ thống kết cấu hạ tầng đường bộ
+ Tổng chiều dài đường bộ nước ta hiện có trên 258.200 km, trong đó:
quốc lộ, cao tốc, CT229 là 18.744 km, chiếm 7,26%; đường tỉnh là 23.520
km, chiếm 9,11%; đường huyện là 49.823 km, chiếm 19,30%; đường xã là
151.187 km, chiếm 58,55%; đường đô thị là 8.492 km, chiếm 3,29%; đường
chuyên dùng là 6.434 km, chiếm 2,49%.
+ Về hệ thống quốc lộ, cao tốc: hiện có 104 tuyến quốc lộ, 5 đoạn
tuyến cao tốc, hầm Hải Vân và các tuyến đường khác (đường CT229) với
tổng chiều dài 18.744 km; so với kỳ lập quy hoạch năm 2008 tăng 1.766 km.
49
Tiêu chuẩn kỹ thuật: so với kỳ lập quy hoạch, đường có tiêu chuẩn kỹ
thuật cấp cao (cao tốc, cấp I, II) đã được cải thiện, chiếm 7,51% (năm 2008
mới có 5,1%); đặc biệt, trong giai đoạn qua đã hoàn thành và đưa vào khai
thác 5 đoạn cao tốc với chiều dài khoảng 167 km: Cầu Giẽ - Ninh Bình dài 50
km, thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương dài 40 km, Liên Khương - Đà Lạt
dài 19 km, vành đai 3 - Hà Nội (đoạn cầu Phù Đổng - Mai Dịch) dài 28 km,
Đại lộ Thăng Long dài 30 km; tỷ lệ đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật cấp III, cấp
IV cao, chiếm 77,73% (năm 2008 là 74,52%); đường có tiêu chuẩn kỹ thuật
cấp V, VI chiếm tỷ lệ là 14,77% (năm 2008 là 20,38%).
Bảng 2.3. Cấp kỹ thuật quốc lộ phân theo địa hình
Đơn vị: km
Cao tốc
I
II
III
IV
V
VI
Cấp KTĐB
167
255
983
7.125
7.445
2.052
715
%
0,89
1,36
5,26
38,01
39,72
10,95
3,82
Nguồn: Tổng Cục đường bộ Việt Nam.
Hiện trạng kết cấu mặt đường: Bê tông nhựa 62,97%, Bê tông xi măng
2,67%; nhựa 31,7%, cấp phối và đá dăm, cấp phối 2,66% (năm 2008: Bê tông
nhựa 54,79%; Bê tông xi măng 3,62; nhựa 35,51%, cấp phối: 6,08%).
Hệ thống đường bộ đối ngoại: có 3 loại đường bộ đối ngoại, gồm:
a) Hệ thống đường ASEAN: 8 tuyến, dài 4223 km
- AH1: Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, gồm QL1, QL22 (1803 km)
- AH13: Hà Nội - Điện Biên, gồm QL6, QL279 (500 km)
- AH14: Lào Cai - Hải Phòng, gồm QL70, QL2, QL3, QL1, QL5
(428km)
- AH15: Vinh - Cửa Lò, gồm QL8, 1, 46 (99 km)
- AH16: Đông Hà - Lao Bảo, gồm QL9 (dài 95 km)
50
- AH17: Đà Nẵng - Vũng Tàu, gồm QL14B, HCM, 13, 1, 51 (dài
958km)
- AH131: Vũng Áng - Cha Lo, gồm 12A, HCM, 1 (dài 137 km)
- AH132: Quảng Ngãi - Kon Tum, gồm QL40, HCM, 24 (dài
198km).
b) Hệ thống đường Châu Á: 5 tuyến, dài 2659 km.
- AH1: CK. Hữu Nghị - CK. Mộc Bài, gồm QL1, QL22 (dài 1964
km)
- AH14: Lào Cai - Hải Phòng, gồm QL70, QL2, QL3, QL1, QL5 (428
km)
- AH15: Vinh - Cửa Lò, gồm QL8, 1, 46 (99 km)
- AH16: Đông Hà - Lao Bảo, gồm QL9 (dài 95 km)
- AH17: Biên Hòa - Vùng Tàu, gồm QL51 (dài 74 km)
c) Hệ thống đường GMS: 3 tuyến, dài 870 km
- Cửa khẩu Lao Bảo - cảng Tiên Sa, gồm QL1, QL9, QL14B (dài
268km)
- Cửa khẩu Mộc Bài - Vũng Tàu, gồm QL22, QL1, QL51 (dài
175km)
- Cửa khẩu Lào Cai - Cảng Hải Phòng, gồm QL70, QL2, QL3, QL1,
QL5 (428km)
2.5.3. Phát triển phương tiện vận tải
Tuy chưa vượt chỉ tiêu nhưng có sự thay đổi lớn về cơ cấu: số lượng
xe con có mức tăng cao 17%/năm. Phương tiện tăng nhanh không tương xứng
với phát triển kết cấu hạ tầng, mật độ phương tiện cao gây ùn tắc giao thông,
tại nạn giao thông, thiếu bến bãi đỗ đậu xe nhất là trong các đô thị. Phương
tiện có trọng tải lớn phát triển nhanh cũng là nguyên nhân phá hủy đường;
chất lượng phương tiện đã được cải thiện, phương tiện cũ nát giảm, nhiều
phương tiện mới, hiện đại được thay thế. Số lượng xe máy năm 2011 khoảng
34 triệu chiếc, gần vượt mục tiêu đề ra năm 2020 có khoảng 34-36 triệu chiếc.
51
Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, mạnh trong thời
gian qua; tốc độ tăng trưởng các loại xe ô đạt 12%/giai đoạn 2009- 2011,
trong đó xe con có tốc độ tăng cao nhất là 17%/năm, xe tải khoảng 13%, xe
khách tăng không đáng kể; xe máy tăng khoảng 15%, số lượng xe máy năm
2011 là 33.906.433 chiếc.
Bảng 2.4. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ
Đơn vị: Chiếc
Loại phương
tiện
Tổng ô tô
Xe con
Xe khách
Xe tải
Mô tô, xe máy
2007
2009
2010
2011
1.106.617
1.137.933
1.274.084
1.428.002
301.195
483.566
556.945
659.452
89.240
103.502
97.468
102.805
316.914
476.401
552.244
609.200
21.721.282
33.906.433
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ được cải thiện đáng kể đặc
biệt là ô tô chở khách; tỷ lệ phương tiện có tuổi thọ dưới 12 năm đối với
chủng loại ô tô chở khách tính đến hết năm 2011 chiếm 78%. Số lượng
phương tiện cũ, nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay
thế trong đó một số lượng không nhỏ xe trung và cao cấp. Phương tiện có
trọng tải lớn (7-20T) chiếm 19-20%, loại >20T chiếm 0,55-0,6% tổng phương
tiện vận tải hàng hóa.
2.5.4. Vốn đầu tư phát triển GTĐB
Mặc dù trong giai đoạn qua vốn đầu tư phát triển đường bộ không
ngừng tăng, năm sau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 90%
(163.413/181.324) tổng vốn đầu tư cho ngành GTVT, tuy nhiên nguồn vốn
này so với mục tiêu Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt
52
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 ban hành kèm theo Quyết
định 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ còn thấp, mới
đáp ứng được khoảng 61% nhu cầu; tổng vốn đầu tư xây dựng đường bộ giai
đoạn 2009-2011 đạt 163.413 tỷ đồng, bình quân 54.471 tỷ đồng/năm, trong
khi theo quy hoạch nhu cầu vốn đầu tư đường bộ là 89.500 tỷ đồng/năm.
Vốn đầu tư cho công tác bảo trì quốc lộ bình quân/năm giai đoạn 2008 2011 đạt khoảng 2.465 tỷ đồng/năm (năm cao nhất 2010 được 2.541,17 tỷ
đồng), trong đó vốn cho sửa chữa thường xuyên chiếm khoảng 25%, còn lại
75% là sửa chữa định kỳ; tuy nhiên theo đánh giá của Tổng Cục đường bộ
Việt Nam mới đáp ứng được khoảng 55% nhu cầu; do nguồn vốn hạn hẹp, nên
ưu tiên công tác SCTX, xử lý các điểm đen, các điểm có nguy cơ mất ATGT,
các cầu yếu, hệ thống ATGT và sửa chữa mặt đường hư hỏng nặng. Đối với hệ
thống đường bộ do địa phương quản lý, vốn đầu tư cho công tác bảo trì được
cấp lại càng thấp hơn, nhất là cho hệ thống giao thông nông thôn.
Vốn đầu tư cho đường bộ Trung ương quản lý chủ yếu đầu tư cho nâng
cấp xây dựng mới, chiếm khoảng 90 - 94%; vốn đầu tư cho công tác bảo trì
thấp, chỉ chiếm khoảng 5,5 - 9,5%.
Vốn bảo trì hệ thống đường giao thông địa phương tùy thuộc vào khả
năng, nguồn vốn của địa phương; tuy nhiên thấp hơn nhiều so với quốc lộ; đặc
biệt vốn bảo trì giao thông nông thôn hầu như không có.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2012/NĐ-CP quy định
về việc lập, quản lý và sử dụng quỹ bảo trì đường bộ. Với việc thực hiện quy
định này, có mức thu hợp lý đối với các phương tiện cơ giới đường bộ, vốn
cho công tác bảo trì đường bộ sẽ được đảm bảo.
2.5.5. Mật độ giao thông trên các tuyến đường
Mật độ giao thông trên các tuyến đường bộ tăng nhanh, đặc biệt trên
các tuyến hành lang vận tải chính, tăng trưởng trên 10%/năm giai đoạn 2004 2011 như một số đoạn trên QL 1: Dầu Giây - TP Hồ Chí Minh 10,85%; Phan
53
Rang - Phan Thiết là 12,53%; QL5: 10,42%; QL10: 10,20%; QL91: 13,02%;
QL51: 11,22%; QL32: 11,94%.
Một số tuyến quốc lộ đã mãn tải như quốc lộ 1 mật độ trên 16.000 đến
165.000 PCU/ngày đêm, quốc lộ 5, QL2,18, 3, 37, 51, 53, 60. 80, 91… cũng
có lưu lượng giao thông rất lớn trên 15.000 PCU/ngày đêm, tương đương với
lưu lượng tối đa cho đường bộ cấp II trên 15.000 PCU/ngày đêm, trong khi
hầu hết các tuyến quốc lộ hiện nay mới đạt cấp III, tình trạng trên dẫn đến
viêc vận tải đường bộ gặp khó khăn, ùn tắc, tốc độ lưu thông chậm.
Cơ cấu phương tiện hoạt động trên các tuyến có sự thay đổi lớn, các
tuyến hành lang chính như QL1, QL5, QL51, QL13..., mật độ giao thông lớn,
phương tiện có trọng tải lớn (xe tải từ 3 trục trở lên) chiếm tỷ lệ cao, có tuyến
quốc lộ xe tải từ 3 trục trở lên chiếm trên 40% tổng số xe hoạt động.
Vận tải hàng hóa bằng bằng xe tải nặng tăng là một trong các nguyên
nhân làm cho các tuyến đường trở nên quá tải, hư hỏng, xuống cấp nhanh,
mất ATGT, gây tai nạn. Trên các tuyến quộc lộ có quy mô thấp, đường tỉnh,
đường huyện thì mật độ giao thông thấp, phương tiện nội tỉnh và trọng tải xe
thấp hơn.
Tuyến đường Hồ Chí Minh, thuộc hành lang Bắc Nam phía Tây, đã
thông tuyến giai đoạn I từ Hoà Lạc đến Plei Kần đạt cấp IV, III miền núi. Do
điều kiện địa lý, tuyến đi qua các vùng kinh tế chưa phát triển, ít dân cư, chưa
có các khu kinh tế công nghiệp dịch vụ, lưu lượng giao thông còn thấp chỉ đạt
từ 400 -7.300 PCU/ ngày đêm; vì vậy việc tổ chức khai thác tuyến đường
HCM là một trong những giải pháp giảm tải cho QL1.
2.5.6. Đánh giá hiện trạng GTĐB
Về kết cấu hạ tầng
Thứ nhất, mạng lưới GTĐB nước ta được phân bố tương đối hợp lý
khắp cả nước và cải thiện rõ rệt trong những năm qua, nhiều tuyến đường, cầu
lớn đã và đang được nâng cấp xây dựng để phục vụ cho sự phát triển KT-XH
54
đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh. Tuy vậy, kết cấu hạ tầng
GTĐB vẫn còn yếu kém, lạc hậu và cũng chỉ mới tập trung cho những công
trình quan trọng, cấp bách, tỷ trọng đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ
thuật cao còn khá thấp so với khu vực và quốc tế; hệ thống đường địa phương,
đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn xấu;
Thứ hai, đường trục quốc gia mang tính chiến lược và các hành lang
kinh tế trọng điểm quy mô còn nhỏ bé; năng lực phục vụ chưa đáp ứng nhu
cầu phát triển;
Thứ ba, sự kết nối của giao thông vận tải đường bộ với các hệ thống
giao thông khác (đường sắt, đường thủy nội địa, đường ra cảng biển,...) còn rất
yếu kém, thiếu đồng bộ, xuất hiện nhiều nút thắt cổ chai, nhất là trên hành
lang vận tải Bắc Nam, tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực đô thị;
Thứ tư, tình trạng kỹ thuật đường bộ còn thấp kém; sụt trượt còn xảy ra
thường xuyên gây ách tắc giao thông; số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa
đồng bộ với cấp đường còn nhiều. Nhiều tuyến đường giao thông địa phương
miền núi chưa đi lại được quanh năm;
Thứ năm, trong thời gian qua, vốn đầu tư cho đường bộ gặp nhiều khó
khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt tài chính, kiềm chế
lạm phát của Chính phủ, nhiều dự án bị điều chỉnh kế hoạch, giãn tiến độ
hoặc tạm dừng ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông phương tiện và đi lại của
người dân, hiệu quả đầu tư thấp.
Thứ sáu, công tác xã hội hóa, huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ
tầng giao thông vận tải đường bộ đã được chú trọng với nhiều hình thức
(BOT, BT, PPP…) nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn; cơ chế
chính sách thiếu, chưa đồng bộ, nhất quán để khuyến khích các thành phần
tham gia đầu tư.
Thứ bảy, công tác quản lý, bảo trì đường bộ còn chưa được coi trọng
đúng mức. Hệ thống khung tiêu chuẩn, định ngạch, định mức còn thiếu và
55
chưa đồng bộ. Vẫn còn mất cân đối giữa vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn
bảo trì (vốn đầu tư cho đường bộ do Trung ương quản lý từ năm 2002 đến nay,
cho xây dựng cơ bản chiếm 88 - 94%, trong khi đó vốn bảo trì mới đạt 6-12%
tổng vốn); vì thiếu vốn nên nhiều hạng mục sửa chữa không được thực hiện.
Thứ tám, những yếu kém về kết cấu hạ tầng giao thông cùng với những
bất cập trong phát triển đô thị và bảo vệ hành lang ATGT đã làm cho hệ thống
kết cấu hạ tầng GTĐB bị xâm hại, giảm khả năng thông qua, gây mất ATGT
và TNGT tăng cao.
Về vận tải và phương tiện
Nhìn chung, vận tải hàng hóa, hành khách cơ bản đã đáp ứng được nhu
cầu về mặt số lượng. Tuy nhiên, trên các hành lang vận tải, tỷ trọng khối
lượng vận tải bằng đường bộ tăng cao so với các phương thức vận tải khác, kể
cả vận chuyển đường dài, dẫn đến chi phí xã hội tăng; không đạt được mục
tiêu vận tải ô tô là gom hàng, tiếp chuyển hàng cho các phương thức khác có
ưu thế về chi phí như đường sắt, đường sông, đường biển.
Mặt khác, chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải còn nhiều bất cập. Tổ
chức vận tải chủ yếu là tự phát, thiếu khoa học, chưa hình thành mạng lưới
vận tải hợp lý, kết nối liên thông với các phương thức vận tải khác. Dịch vụ
vận tải còn manh mún, không đồng bộ, chưa thu hút được khách hàng. Khối
lượng vận tải khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị còn rất thấp.
Thêm vào đó, phương tiện đạt chất lượng chưa cao, giao thông hỗn hợp
trên các tuyến đường là phổ biến dẫn tới vượt năng lực thông qua của cầu
đường, gây nên ùn tắc, TNGT. Mật độ giao thông trên các tuyến trục tăng
nhanh; một số tuyến quốc lộ đã mãn tải.
2.6. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ ngành vẫn chưa
đúng mức và đúng tầm
Thời gian qua, công tác điều hành và quản lý giao thông trên địa bàn cả
nước đã có những dấu hiệu chuyển biến tích cực. Hàng loạt những chương
56
trình, kế hoạch thực hiện các đợt cao điểm lập lại trật tự, ATGTĐB đã được
triển khai đồng bộ trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Việc thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh các
hành vi vi phạm, lực lượng cảnh sát giao thông tại các đô thị lớn đã có
phương án bố trí tăng cường lực lượng điều hòa giao thông, phòng ngừa, giải
quyết kịp thời ùn tắc giao thông; hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài;
việc tham gia của các phương tiện truyền thông vào quá trình điều tiết, định
hướng giao thông đang ngày càng tỏ rõ hiệu quả. Cụ thể như:
- Theo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt công an TP
HCM, trong đợt cao điểm (từ ngày 1/4 đến nay), lực lượng chức năng khu
vực phát hiện và xử lý 987 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt là
3.679.290.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là
637 trường hợp. Vi phạm quá tải thiết kế của phương tiện là 574 trường hợp;
quá tải cầu, đường bộ là 41 trường hợp; quá khổ giới hạn cho phép của
phương tiện là 22 trường hợp… Đồng thời, cơ quan chức năng tiến hành xử
phạt cả chủ phương tiện hành vi: “Giao hoặc để cho người làm công, người
đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi phạm" là 350 trường hợp,
với số tiền xử phạt là 1.137.000.000 đồng.
Đầu năm 2014, Thanh tra Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí
Minh được Bộ Giao thông trang bị thêm 01 Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu
động. Hiện nay tổ phối hợp liên ngành triển khai trạm kiểm soát tải trọng xe
lưu động kiểm tra tải trọng xe trên tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh và Trạm
kiểm tra tải trọng này vừa chính thức hoạt động được vài ngày đã đem lại hiệu
quả lớn. Sau 05 ngày hoạt động, trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động đã kiểm
tra 301 lượt xe, trong đó phát hiện và lập biên bản 86 trường hợp vi phạm với
tổng số tiền xử phạt trên 350.000.000 đồng. Tuy nhiên những ngày sau đó,
biết có trạm cân phía trước nên lái xe đã cho đậu dọc trên đại lộ Nguyễn Văn
Linh nhằm né tránh. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đã bố
trí các tổ công tác thanh tra, kiểm soát và tổ ghi hình xử phạt nguội (xử lý vi
57
phạm qua hình ảnh) trên các tuyến đường bố trí kiểm tra tải trọng… để lập
biên bản xử phạt đối với những trường hợp vi phạm các lỗi dừng, đỗ sai quy
định (nơi có biển báo cấm dừng, đỗ; dừng, đỗ xe trên cầu).
- Kênh V.O.V giao thông phát sóng hàng ngày đang là người bạn
đường tin cậy cho người tham gia giao thông. Chương trình “Tôi yêu Việt
Nam” của Đài truyền hình Việt Nam thường xuyên được thay đổi về nội
dung, hình thức hấp dẫn, góp phần cổ động và hướng dẫn người dân tham gia
giao thông đúng pháp luật, sử dụng phương tiện giao thông không sai phạm.
Báo in, báo mạng điện tử, Đài tiếng nói Việt Nam cũng đã dành nhiều trang
viết cho vấn đề văn hóa giao thông…
Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại nhiều hành vi thiếu văn hóa của người
tham gia điều hành, quản lý giao thông như: nhận tiền hối lộ của người vi
phạm luật giao thông; điều hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng
người tham gia giao thông; không mạnh dạn, sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp
thời những sai sót trong nội dung công việc do mình quản lý gây thiệt hại về
người và của cho nhân dân…
Công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo
đảm trật tự, ATGT đường bộ chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo đảm bảo trật tự, ATGTĐB của các ngành và chính quyền các cấp
có nơi còn chưa thường xuyên, không cương quyết và thiếu kiên trì. Nhiều địa
phương không nhận thức được trách nhiệm của mình mà cho rằng công tác
đảm bảo trật tự, ATGTĐB chủ yếu là do ngành công an và giao thông thực
hiện.
Có rất nhiều sai phạm của người dân xuất phát từ nguyên nhân những
nhà điều hành, quản lý giao thông buông lỏng, tiếp tay hoặc tỏ ra bất lực. Ví
dụ như:
- Nhiều hành vi vi phạm trật tự, ATGT, hành vi gây cản trở giao
thông… không bị xử lý hoặc xử lý qua loa, đại khái rồi đâu lại vào đấy…
58
- Trong số hơn 6.000 đường ngang đi qua đường sắt trên phạm vi cả
nước hiện nay chỉ có khoảng 1.000 đường ngang là được xây dựng và tổ chức
hợp pháp, còn lại là đường ngang do người dân tự mở ra một cách tùy tiện,
không đúng quy định. Riêng trong khu vực Hà Nội có khoảng 133 điểm giao
cắt giữa đường sắt với đường bộ nằm trong tầm kiểm soát của Công ty Đường
sắt Hà Nội, trong đó có 46 điểm đặt Barie có người trực, 39 điểm lắp hệ thống
cảnh báo tự động, 48 điểm chỉ mắc biển cảnh báo bình thường. Ước tính, Hà
Nội còn có trên 500 đường ngang dân sinh do dân tự ý tạo ra để tiện cho việc
đi lại của mình. Nhiều địa phương có đường tàu hỏa Bắc - Nam đi qua nhưng
vẫn cấp đất cho nhân dân làm nhà trong phạm vi an toàn đường sắt, không
bảo đảm cự ly cách đường sắt 15m như quy định của Ủy ban ATGT Quốc
gia. Hệ thống đường gom ở các khu dân cư ven đường tàu rất ít được thiết kế,
xây dựng hoặc nếu có đường gom thì người dân cũng tự phá dỡ để hình thành
đường đi của mình cắt ngang đường sắt.
- Các hãng taxi bung ra hoạt động mạnh mẽ ở các thành phố nhưng cơ
cấu, sắp xếp chưa hợp lý, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hiện tượng taxi lậu,
trốn thuế, giá cước cao, gắn chíp điện tử gian lận tiền cước của khách hàng….
- Trên nhiều tuyến giao thông, người dân lấn chiếm lòng, lề đường tổ
chức họp chợ, mua bán đông đúc. Đó là những chợ cóc, chợ tạm vừa làm mất
mỹ quan đô thị, vừa làm mất trật tự, ATGT. Trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ
người ta còn đua nhau đổ rác thải, chất phế thải, vật liệu xây dựng hoặc điểm
nhiên phơi thóc, rơm rạ trên lòng đường…
- Nhiều nơi, cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng
quản lý dẫn đến việc các phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật
vẫn được người dân sử dụng gây ô nhiễm môi trường vì tiếng ồn và khói bụi
từ động cơ, ống xả khỏi… Ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT, những
phương tiện này làm tổn hại rất lớn đến sức khỏe của con người.
59
- Điểm nổi cộm trong khâu quản lý, điều hành giao thông là việc thiếu
các bãi đỗ xe công cộng.
- Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù đã có chủ trương di
dời cơ quan, công sở, trường học, cơ sở đào tạo ra ngoại vi thành phố, tuy
nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm. Chỉ tiêu tăng quỹ đất dành cho giao thông
để đạt tiêu chuẩn ít nhất 25% chưa đạt được.
- Lượng phương tiện cá nhân tăng theo cấp số nhân, trong khi hệ thống
phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế, chất lượng phục vụ chưa tạo
được niềm tin đối với người tham gia giao thông.
2.7. Quyền và lợi ích của người dân nói chung (người trực tiếp
tham gia giao thông đường bộ nói riêng) vẫn chưa được đảm bảo
Số liệu từ Tổng cục Đường bộ, năm 2013, tổng số vốn mà đơn vị này
được cấp từ quỹ bảo trì đường bộ là 2.600 tỷ đồng, từ ngân sách gần 2.000 tỷ
đồng. Số vốn này được chi trực tiếp cho quản lý bảo trì quốc lộ và xử lý các
tồn tại khi quỹ bảo trì đi vào hoạt động như mua lại các trạm thu phí Phù
Đổng, Bãi Cháy, Hoàng Mai và trả nợ cho các dự án thu phí.
Nhiều công trình quan trọng đã được hoàn thành như bảo trì gần
20.000km đường, hoàn thành thi công 874 danh mục công trình sửa chữa.
Quỹ bảo trì được bộ đang tạo nguồn vốn phát triển hạ tầng giao thông. Tuy
nhiên, theo thống kê của Bộ Giao thông Vận tải, năm 2013, việc thu phí bảo
trì đường bộ qua ô tô đạt được hiệu quả cao do các trạm đăng kiểm nên doanh
thu xấp xỉ 5.500 tỷ đồng.
Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông
đường bộ chưa đáp ứng được với sự bùng nổ về phương tiện giao thông hiện
nay cả về quy mô và chất lượng. Về chất lượng: độ nghiêng, độ bám dính mặt
đường, độ nhẵn, phẳng, tầm nhìn… chưa bảo đảm, ví dụ: những đoạn đường
cua khi phương tiện đi qua đó do có lực ly tâm xe có xu hướng nghiêng và lật
ra phía ngoài theo chiều của lực ly tâm nên mặt đường cũng phải nghiêng
60
(nghĩa là mặt đường phía ngoài phải cao hơn phía trong) để đảm bảo cho dãy
bánh phía ngoài được tiếp xúc với mặt đường để xe không bị văng ra ngoài,
nhưng đường của chúng ta thì làm ngược lại, như vòng xuyến qua cầu chui
Gia Lâm là một ví dụ.
Bên cạnh đó, hệ thống đèn tín hiệu cảnh báo, chỉ dẫn không được thi
công đồng bộ; hầu hết các tuyến đường, cầu cống đều có tuổi thọ rất thấp,
nhanh xuống cấp, hư hỏng; việc xử phạt vi phạm có lúc, có nơi chưa công
minh, đúng tính chất vụ việc, bao che, nương nhẹ cán bộ trong ngành hoặc
“người quen”…
61
Chương 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG VĂN HOÁ PHÁP LUẬT
TRONG LĨNH VỰC ATGTĐB Ở NƯỚC TA
3.1. Quan điểm chung
VHPL GTĐB không phải cái gì cao xa, trừu tượng hay mang tính hình
thức, trái lại, là những vấn đề rất thiết thực, cụ thể, có thể nhìn thấy được,
nghe thấy được, cảm nhận được. Đó chính là một tổ hợp các yếu tố: tri thức,
kinh nghiệm, kỹ năng, ý thức trách nhiệm, đạo đức và ý thức pháp luật của
những người tham gia giao thông và của các nhà quản lý. VHPL GTĐB thể
hiện các giá trị chân, thiện, mỹ và ích. Xây dựng VHPL GTĐB cũng chính là
xây dựng ý thức và thái độ về an toàn đối với tất cả mọi người.
Giáo dục, xây dựng ý thức và nếp sống VHPL giao thông tất nhiên là
cả một quá trình lâu dài, khó khăn, quá trình “chuyển từ trạng thái mất an toàn
hay thiếu an toàn sang trạng thái an toàn”. Trong những năm qua, Nhà nước
ta cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao
thông, tập trung vào những vấn đề nóng bỏng nhất như: yêu cầu đội mũ bảo
hiểm khi tham gia giao thông, xây dựng hành lang bảo vệ công trình giao
thông, yêu cầu đi đúng phần, làn đường, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, lương
tâm, trách nhiệm của người lái xe. Nhiều hoạt động về chủ đề trật tự, an toàn
giao thông đã được tổ chức thực hiện: các cuộc hội thảo khoa học, các “tháng
an toàn giao thông”, các đợt tuyên truyền, phổ biến trong cộng đồng… Song
thực tế, bức tranh chung về VHPL GTĐB vẫn còn nhiều vùng tối, sự mất an
toàn vẫn rình rập, các vụ tai nạn giao thông vẫn gia tăng, cướp đi biết bao sinh
mạng và gây thiệt hại cho sức khỏe của nhiều người.
Từ những phân tích mang tính lý luận cũng như thực trạng VHPL
GTĐB như đã nêu trên, tác giả mạo muội đưa ra một số giải pháp cơ bản
nhằm nâng cao văn hóa pháp luật trong lĩnh vực GTĐB trong thời gian tới.
Các giải pháp được đưa ra trên cơ sở quan điểm chung nhằm hướng tới
con người và vì con người mà cụ thể ở đây là để bảo đảm sự an toàn của
người dân nói chung, người tham gia GTĐB nói riêng và góp phần xây dựng,
củng cố và nâng cao VHPL, thái độ ứng xử của người dân, bảo đảm trật tự, an
62
toàn xã hội. Đồng thời xác định trách nhiệm đối với các vấn đề GTĐB nói
chung, trách nhiệm xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL GTĐB nói riêng
trước hết thuộc về Nhà nước.
3.2. Một số giải pháp cơ bản
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGTĐB
So với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có thể
thấy, pháp luật về giao thông và an toàn giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh,
chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu… Tuy nhiên, trong đó không phải
đã hết những bất cập. Cụ thể là:
- Người đi bộ chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lưu thông trên đường
phố, đặc biệt là trong các thành phố và thị xã nhưng trong luật và các văn bản
hướng dẫn thi hành số lượng quy định dành cho người đi bộ còn hạn chế, đặc
biệt là quy định về ưu tiên cho người đi bộ.
- Quy phạm hóa và áp dụng trong toàn quốc kèm theo các chế tài phù
hợp đối với biện pháp phát hiện, xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống
camera ghi hình…
- Chính sách nhập khẩu ô tô, xe máy từ nước ngoài vào Việt Nam…
Cần xây dựng hệ thống các quy định trên cơ sở phù hợp với thực tiễn
để bảo đảm tính khả thi, đồng thời mang tính dự báo để phù hợp với sự phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm tính bền vững, ổn định của các
văn bản pháp luật.
Hệ thống pháp luật GTĐB cần được xây dựng trong tổng thể hệ thống
pháp luật nói chung, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước, đồng thời đặt trong mối quan hệ tổng hòa với sự phát
triển của hệ thống giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
63
3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao
nhận thức, kỹ năng ứng xử của các chủ thể trong quá trình vận hành
GTĐB
Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế đã mang lại cho đất
nước ta diện mạo mới. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế
của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan
trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng
cuộc sống của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải
thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn
định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, con đường phát triển
của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, không thể một sớm một chiều có thể
giải quyết tốt các vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, về phương thức quản
lý xã hội… Hơn nữa, nếu chờ phát triển hạ tầng xong mới chuyển biến ý thức,
xác lập những chuẩn mực giá trị của văn hoá pháp luật giao thông đường bộ
là quá muộn. Do vậy xây dựng hiểu biết pháp luật ATGT, tự giác giữ gìn kỷ
cương và tuân thủ đạo đức xã hội trong tham gia giao thông của mỗi con
người và cộng đồng là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Từ
chuyển biến về nhận thức sẽ dẫn đến chuyển biến về hành vi, góp phần trong
việc kiềm chế và giảm thiểu TNGT, ùn tắc giao thông, tạo môi trường tham
gia giao thông thông suốt, lành mạnh, an toàn.
Về phía đội ngũ người thi hành công vụ trong việc bảo đảm trật tự
ATGTĐB, cần tăng cường giáo dục đạo đức công vụ của cảnh sát giao thông,
thanh tra giao thông và người thực thi pháp luật GTĐB khác. Các biện pháp
cụ thể: chấn chỉnh lại đội ngũ cảnh sát giao thông; tiến hành kiểm tra kiến
thức, sát hạch lại trình độ nghiệp vụ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của
đội ngũ này; tổ chức, bố trí lại đội ngũ một cách hợp lý, nâng cao năng lực,
trách nhiệm, giảm số lượng; có chế độ chính sách thỏa đáng (nâng lương, tăng
phụ cấp…), kịp thời khen thưởng và xử lý vi phạm…
64
Về phía người dân, con người từ lúc bắt đầu cắp sách đến trường cho
đến khi mắt mờ chân yếu là quãng thời gian dài gắn liền với chuyển dịch. Thế
nhưng chuyện giáo dục về văn hóa giao thông, cụ thể là VHPL GTĐB từ xưa
tới nay ít được chú trọng, gần đây mới được đưa vào dạy lồng ghép trong
chương trình giáo dục công dân các lớp nhỏ nhưng chỉ nặng về hình thức.
Còn chuyện khi học lái xe thì còn tệ hơn, người ta chỉ dạy kỹ thuật lái và luật
giao thông chứ không thấy có khoản nào nhắc nhở tới cách ứng xử có văn hóa
khi tham gia giao thông. Vì vậy, một trong những giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao VHPL GTĐB trong thời gian tới là giáo dục, nâng cao nhận thức về
VHPL GTĐB và kỹ năng ứng xử trong quá trình tham gia GTĐB. Việc giáo
dục, nâng cao ý thức VHPL GTĐB cần bảo đảm các yêu cầu sau:
Thứ nhất, không chỉ giáo dục, tuyên truyền pháp luật mà còn phải giáo
dục tính cách, ý thức, trách nhiệm đạo đức, ứng xử văn hoá và kỹ năng tham
gia giao thông, đặc biệt đối với người trẻ tuổi là nam giới, đạo đức nghề
nghiệp cho các tài xế ô tô, tắc xi. Trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh sự hiểu
biết các quy định pháp luật thì các yếu tố thái độ, tình cảm đạo đức, ý thức
trách nhiệm về hành vi của bản thân, nếp sống và tính cách của con người có
ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Các phẩm chất này nếu được xây dựng, điều
chỉnh thường xuyên bằng những biện pháp phù hợp chắc chắn sẽ góp phần
tích cực trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và đặc biệt là sự vi phạm các
quy định pháp luật gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng con người và tài sản.
Sự từ tốn, thận trọng, nhường nhịn, khoan thai... mỗi khi tham gia giao thông
chính là một trong những điều kiện tối cần thiết để đảm bảo trật tự, an toàn
giao thông. Để có được những đức tính này, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp
luật và kỹ năng tham gia giao thông có tầm quan trọng đặc biệt nhất là đối với
tuổi trẻ là nam giới. Cần “ưu tiên” nhiều hơn trong việc phổ biến, giáo dục
pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đối với những đối tượng này.
Thứ hai, cần mở rộng phạm vi các nội dung thông tin nói chung, thông
tin liên quan đến lĩnh vực GTĐB nói riêng đến với đông đảo quần chúng nhân
65
dân. Mọi thông tin không thuộc bí mật an ninh, quốc phòng cần được công
khai để người dân có điều kiện nắm bắt được các thông tin thực sự chính xác,
toàn diện và kịp thời. Vì chỉ trong một bối cảnh mù mờ về thông tin, nhập
nhèm về tính minh bạch thì các vi phạm mới dễ dàng xảy ra và mọi toan tính,
trục lợi cho cá nhân mới có điều kiện phát sinh, phát tán.
Thứ ba, cần đổi mới cách thức, nội dung, kỹ năng và cả cách đánh giá
về giáo dục, tuyên truyền pháp luật giao thông. Điều quan trọng ở lĩnh vực
này chính là giáo dục, xây dựng, duy trì ở các cá nhân những tính cách cần
thiết trong tham gia giao thông, ít nhất là giữ cho các hành vi của người tham
gia giao thông ở trong phạm vi chừng mực. Thực hiện việc giáo dục ATGT
trong các nhà trường, các tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn; cộng đồng dân
cư; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép các nội dung
pháp luật, tâm lý, kỹ thuật, văn hoá đạo đức, ca dao, tục ngữ trong tuyên
truyền, giáo dục. Trong quá khứ, ông bà ta cũng đã dạy bảo về rèn luyện nếp
sống đẹp, chừng mực như: “học ăn, học nói, học gói, học mở”, hay “ đi đâu
mà vội, mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây”; “ăn trông nồi, ngồi
trông hướng”...
3.2.3. Nâng cao trách nhiệm của Nhà nước
Bảo đảm trật tự xã hội nói chung, trật tự ATGTĐB nói riêng là trách
nhiệm xã hội của Nhà nước. Để làm được điều đó, trước hết, Nhà nước cần
cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng và phương tiện giao thông. Các nhiệm vụ cụ
thể:
Một là, Bên cạnh việc nâng cấp, sửa chữa hệ thống cơ sở hạ tầng giao
thông cũ nát, xuống cấp thì chúng ta phải nhanh chóng mở rộng, xây dựng
mới các đường trục chính, hoàn thành các tuyến vành đai, cải tạo các nút giao
thông và làm cầu vượt tại các nút giao thông trọng yếu; mở các tuyến cửa ngõ
ra vào thành phố; nâng cấp mở thêm đường ở các khu vực có tỷ lệ đất dành
66
cho đường sá còn quá thấp, huy động vốn đầu tư để đền bù giải phóng mặt
bằng…
Hai là, Nghiêm túc triển khai và kịp thời điều chỉnh Quy hoạch phát
triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030 bảo đảm sự gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển đô thị và quy
hoạch xây dựng nông thôn. Sớm chuẩn hoá các loại đường cao tốc, đường
quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ theo điều kiện, đặc điểm của từng vùng, đáp ứng
tiêu chuẩn, điều kiện về kỹ thuật. Đẩy nhanh tiến độ, chất lượng thi công các
công trình GTĐB.
Ba là, Lập lại trật tự hành lang GTĐB bị lấn chiếm và mở rộng các bãi
đỗ xe công cộng. Thông qua các hoạt động nghiệp vụ, lực lượng cảnh sát giao
thông và các đơn vị bảo trì đường bộ có trách nhiệm phát hiện các yếu tố mất
an toàn giao thông, nhất là “điểm đen” TNGT để có kiến nghị và giải pháp
giải quyết kịp thời. Đồng bộ hoá hệ thống đèn tín hiệu, cảnh báo, biển chỉ dẫn
về giao thông trên các tuyến đường.
Bốn là, Hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Không cho phép đưa
vào sử dụng những phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn tham gia giao
thông. Sử dụng phương tiện công cộng đang là một xu hướng tất yếu khi giá
xăng dầu không ngừng leo thang, sự tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở các
thành phố và tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng.
Ngoài ra, công tác quản lý, điều hành, thanh tra, kiểm tra, xử lý hành vi
vi phạm cũng cần được hết sức chú trọng. Xây dựng VHPL GTĐB khó có thể
trở thành hiện thực nếu buông lỏng công tác quản lý, điều hành, xử lý công
bằng, nghiêm minh. Niềm tin là một trong những tiền đề và điều kiện của sự
tôn trọng và chấp hành pháp luật. Theo đó, nếu việc quản lý, điều hành trong
lĩnh vực GTĐB khoa học, hợp lý, hợp lòng dân, việc áp dụng, xử lý những
hành vi vi phạm được thực hiện nghiêm minh, kịp thời và đúng đắn sẽ có ảnh
67
hưởng tích cực đến yếu tố niềm tin pháp luật của các cá nhân tham gia GTĐB
và toàn xã hội. Một số giải pháp cụ thể như:
- Đổi mới công tác quản lý, điều hành GTĐB, ứng dụng khoa học công
nghệ trong việc bảo đảm trật tự, ATGTĐB. Xây dựng cách thức quản lý phù
hợp với từng phương thức giao thông. Xiết chặt công tác quản lý chất lượng
phương tiện tham gia giao thông đường bộ, đặc biệt là xe gắn máy, tăng
cường các biện pháp quản lý ý thức người tham gia giao thông, chú trọng đến
cả những người đi xe đạp, xe thô sơ và người đi bộ.
- Nâng cao hơn nữa vai trò của cấp uỷ, chính quyền địa phương các cấp
trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo đảm ATGTĐB, coi đây là nhiệm vụ
thường xuyên và thực hiện bằng các biện pháp quyết liệt, nghiêm minh, phù
hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng địa phương.
Khi bàn về các giải pháp giảm thiểu ùn tắc giao thông ở Hà Nội, nhiều
đại biểu Hội đồng nhân dân chỉ ra rằng: một trong những nguyên nhân gây tắc
đường là do có tiêu cực. Những tiêu cực đó là sự nể nang, né tránh và cá biệt
là nhận hối lộ để bỏ qua sai phạm. Tình trạng này nhiều đến mức các lái xe tải
luôn chuẩn bị sẵn nhiều mệnh giá tiền trong cabin để “ứng xử” hợp lý. Nếu
100% vụ vi phạm giao thông được xử lý đúng luật thì tình trạng vi phạm Luật
GTĐB sẽ giảm. Hành vi vi phạm GTĐB giảm thì nguy cơ ùn tắc giao thông
và TNGT cũng sẽ giảm theo. Do đó, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an cần
tăng cường kỷ cương trong hoạt động cưỡng chế thi hành pháp luật về trật tự,
ATGTĐB; tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và xử phạt nghiêm minh
các hành vi vi phạm. Đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội
bộ, cương quyết xử lý những cán bộ trong ngành có biểu hiện tiêu cực, tham
ô, tham nhũng để lấy lại niềm tin của nhân dân.
- Cơ quan chức năng cần tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên và
đột xuất các trung tâm đào tạo giấy phép lái xe và cương quyết xử lý những vi
phạm theo kiểu “học giả bằng thật”… Nâng cấp hệ thống các Trung tâm đăng
68
kiểm xe cơ giới và trạm kiểm tra tải trọng xe. Nâng cao chất lượng công tác
kiểm định tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật phương tiện; kiên quyết không cho
phương tiện không bảo đảm tiêu chuẩn tham gia giao thông. Xử lý nghiêm
các hiện tượng tiêu cực trong công tác kiểm định. Từng bước nâng cao chất
lượng đào tạo, sát hạch lái xe và đăng kiểm phương tiện tham gia giao thông.
- Tăng cường quản lý hoạt động vận tải, nhất là vận tải bằng ô tô.
Nghiên cứu tập trung đầu mối quản lý vận tải hành khách tuyến Bắc - Nam
của nhà nước bảo đảm hệ thống xe chất lượng tốt, đội ngũ lái xe, nhân viên
phục vụ có chuyên môn, có đạo đức nghề nghiệp, hạn chế tình trạng xe dù,
bến cóc…
3.2.4. Giáo dục cộng đồng
Phải xã hội hoá công tác giáo dục ATGT, thông qua việc tạo dư luận
trên địa bàn khu dân cư, cơ quan, đơn vị, nơi người vi phạm công tác, có sự
giám sát lẫn nhau trong việc giáo dục vi phạm. Ví dụ như tình trạng đua xe
trái phép phải bị đưa ra kiểm điểm công khai trước tổ dân phố.
Đồng thời, huy động sự tham gia ý kiến của người dân trong quá trình
xây dựng các công trình giao thông, lựa chọn, áp dụng các phương án, giải
pháp giảm thiểu TNGT, tháo gỡ ùn tắc giao thông. Để người dân ý thức được
vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng và đối với chính cuộc
sống của họ.
Cần huy động sự tham gia của các phương tiện thông tin đại chúng
trong việc tuyên truyền, nêu gương cũng như phê phán những hành vi thiếu
văn hoá, vi phạm đạo đức và vi phạm pháp luật. Sức mạnh truyền thông, sức
mạnh của dư luận xã hội là nguồn lực tiềm tàng cần phát huy. Có thể lấy dẫn
chứng đến vụ việc tài xế Hồ Kim Hậu bị “hôi bia” ở Đồng Nai để chứng minh
sức mạnh truyền thông:
Trưa 4/12, tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi) lái xe tải đi giao hơn 1.300
thùng bia từ TP HCM cho một đại lý ở tỉnh Bình Thuận. Đến vòng xoay
69
Tam Hiệp (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), khi tài xế đang ôm cua thì
chiếc xe bị nghiêng, thanh chắn gãy, đứt dây chằng khiến hơn 1.000
nghìn thùng bia rơi xuống đường.
Lúc này hàng chục người dân địa phương và những người đi ngang
qua đã xông vào hôi bia. Ngoài số bia bị vỡ nằm lăn lóc dưới đất, phần
còn lại bị những người này “cướp sạch”. Hành vi trục lợi trong lúc
người khác gặp nạn này đã gây bức xúc trong dư luận. Hàng loạt các
phương tiện thông tin đại chúng từ báo hình, báo nói đến báo điện tử
đã cùng vào cuộc lên án hành vi trục lợi trong lúc người khác gặp nạn
này. Nhờ đó, người bị hại được giúp đỡ, vinh danh; người “trục lợi” có
hành vi vi phạm pháp luật bị xử lý và dấy lên hồi chuông cảnh báo về ý
thức cộng đồng cho toàn xã hội. [26]
Mặt khác, chúng ta không sính băng rôn, khẩu hiệu, nhưng trong khi ý
thức, thói quen chấp hành pháp luật và văn hoá giao thông chưa được thực
hành đầy đủ, thì các phương tiện đó lại tỏ ra rất cần thiết và tác dụng. Trong
lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông, các băng rôn, khẩu hiệu có vai trò to lớn
góp phần hình thành thái độ đúng đắn và các thói quen chấp hành pháp luật.
Vấn đề là nội dung, địa điểm, cách thức treo chúng như thế nào để có hiệu
quả và tác dụng thiết thực nhất. Nội dung ghi trên các băng rôn, khẩu hiệu nên
cụ thể, thiết thực. Bên cạnh các khẩu hiệu với nội dung bao quát hiện nay như
“Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông”, chúng ta nên học tập kinh nghiệm
của tổ chức JICA Nhật Bản đã từng làm trong thời gian thực hiện dự án Tăng
cường năng lực đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên một số tuyến đường ở
Hà Nội cách đây vài năm. Theo đó, những băng rôn có nội dung rất thiết thực,
cụ thể như: “Gặp đèn đỏ phải dừng lại, kể cả khi không có cảnh sát giao
thông”, “Tai nạn giao thông không phải là Định mệnh”, “Chắc chắn bạn
không muốn gây tai nạn cho người khác và cho chính mình”... Đồng thời,
theo chúng tôi, cũng nên suy nghĩ để thực hiện việc ghi yêu cầu tuân thủ pháp
luật giao thông ngay ở mũ bảo hiểm, các phương tiện giao thông, các địa
70
điểm công cộng, cơ quan, trường học... Điều này có tác dụng thiết thực, nhắc
nhở mọi người một cách thường xuyên. Cứ hình dung đơn giản như việc có
bản thông báo dán ở nơi công cộng, phòng làm việc hay trong nhà riêng với
nội dung “tắt các thiết bị điện khi ra khỏi phòng”.
71
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được
cả xã hội quan tâm. Ở bất kỳ đâu, người ta cũng dễ dàng nhìn thấy những biển
báo về giao thông. Câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh phúc cho mọi
nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao
thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình, cho
gia đình mình và cho toàn xã hội.
Thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Chúng ta
có thể dễ dàng bắt gặp trên các mặt báo hay chương trình thời sự hàng ngày
những tin tức về các vụ tai nạn giao thông. Mỗi ngày trôi qua, lại có không
biết bao nhiêu sinh mạng bị đe dọa bởi tai nạn giao thông? Tai nạn giao thông
có thể đến với bất kỳ ai mà không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp hay địa vị
xã hội. Tình trạng ùn tắc giao thông chậm được cải thiện dẫn đến thiệt hại về
kinh tế cho xã hội, ô nhiễm môi trường và gây tổn hại sức khỏe cho người
tham gia giao thông. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc giao
thông và tai nạn giao thông như đã đề cập ở trên, bao gồm: cơ sở hạ tầng giao
thông còn kém, phương tiện giao thông không bảo đảm điều kiện, tiêu chuẩn
an toàn (quá hạn, quá cũ, xe tự chế…). Tuy nhiên, nguyên nhân hàng đầu dẫn
đến tình trạng tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông cao hơn hẳn so với các
nước trên thế giới đó là do ý thức của người tham gia giao thông, nhận thức
của người quản lý, điều hành giao thông còn hạn chế, văn hóa pháp luật khi
tham gia vào hoạt động giao thông đường bộ của cả người dân lẫn người thi
hành công vụ chưa được hình thành, củng cố và duy trì.
Từ lâu việc xây dựng văn hóa giao thông nói chung, văn hóa pháp luật
trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ nói riêng được
xem là biện pháp quan trọng nhất nhằm mục tiêu giảm ùn tắc và tai nạn giao
thông. Thông qua việc nghiên cứu đề tài này, trên quan điểm chung nhằm
hướng tới con người và vì con người mà cụ thể ở đây là để bảo đảm sự an
toàn của người dân nói chung, người tham gia giao thông đường bộ nói riêng
72
và góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao văn hóa pháp luật, thái độ ứng xử
của người dân, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đồng thời xác định trách nhiệm
đối với các vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nói chung,
trách nhiệm xây dựng, củng cố và nâng cao văn hóa pháp luật giao thông
đường bộ nói riêng trước hết thuộc về Nhà nước, tác giả mạnh dạn đưa ra một
số giải pháp nhằm xây dựng, củng cố và nâng cao văn hóa pháp luật trong
lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Cụ thể là, hoàn thiện
hệ thống pháp luật điều chỉnh trong lĩnh vực giao thông đường bộ; tăng cường
giáo dục nâng cao ý thức của các chủ thể trong quá trình vận hành giao thông
đường bộ: đổi mới về hình thức và tăng cường truyền thông sâu, rộng hướng
tới đa dạng đối tượng tham gia giao thông, đặc biệt là học sinh, sinh viên,
người dân sinh sống tại vùng sâu, vùng xa, nông thôn với các thông điệp gắn
gọn, gần gũi, phát huy sức mạnh của các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy
mạnh giáo dục cộng đồng; củng cố, kiện toàn và nâng cao năng lực bộ máy
quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông đường bộ, tăng cường tính
nghiêm minh của pháp luật, đặc biệt là pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn
giao thông đường bộ.
Về lâu dài, cần nghiêm túc triển khai, nâng cao hiệu quả quy hoạch kết
cấu hạ tầng, cơ sở vật chất của hệ thống giao thông đường bộ theo Quyết định
điều chỉnh Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải đường bộ
Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Đặt giao thông đường bộ
trong mối quan hệ tổng thể với giao thông đường sắt, đường thuỷ nội địa và
đường hàng không; bổ sung, tăng cường hệ thống giao thông công cộng, giảm
thiểu các phương tiện cá nhân.
Qua nghiên cứu, bản thân nhận thấy tính phức tạp của vấn đề văn hoá
pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho nên
những giải pháp đã nêu trong luận văn chắc chắn là chưa đầy đủ. Do vậy, rất
mong được sự chỉ dẫn thêm của Quý thầy, Cô giáo và các vị đồng nghiệp…
nhằm làm sáng tỏ thêm những vấn đề giữa lý luận và thực tiễn, đồng thời giúp
73
bản thân tác giả tiếp thu thêm kiến thức về mọi mặt để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
Với mong muốn đóng góp nhỏ bé của bản luận văn sẽ được nghiên cứu
áp dụng vào thực tiễn, hướng tới xây dựng, hình thành văn hoá pháp luật giao
thông tại Việt Nam, từng bước thiết lập môi trường tham gia giao thông
đường bộ ngày càng tốt hơn, tạo điều kiện cho người tham gia giao thông an
toàn hơn./.
74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Nguyễn Thuý Anh (2003), Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công
cộng trong đô thị lớn ở nước ta, Tạp chí Quản lý nhà nước (5);
2.
TS. Lê Thị Anh, Khoa Văn hoá và Phát triển - Học viện Báo chí và
Tuyên truyền (2012), Văn hóa giao thông Việt Nam - Cái nhìn toàn
cảnh;
3.
Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Chỉ thị số
18-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo
đảm trật tư, ATGTĐB, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn
tắc giao thông;
4.
Hoàng Đình Ban (2004), Luật GTĐB sau hai năm nhìn lại, Tạp chí Giao
thông vận tải (3);
5.
Nguyễn Huy Bằng (2001), Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
lĩnh vực GTĐB ở nước ta hiện nay, Luật văn thạc sĩ Luật học, Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh;
6.
Bộ Giao thông vận tải (2012), Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030;
7.
Mai Văn Đức (2000), Nghiên cứu tình hình ATGTĐB và các biện pháp
khắc phục, Luận văn thạc sĩ Khoa học kỹ thuật - Đại học Giao thông vận
tải;
8.
Trần Đào (1998), Tai nạn GTĐB, thực trạng, nguyên nhân và giải pháp
phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông, Đề tài nghiên cứu khoa
học cấp Bộ;
9.
Nguyễn Quang Huy (2007), Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực đảm bảo
trật tự ATGT (qua thực tế tỉnh Thái Nguyên), Luận văn thạc sỹ Luật
học, Đại học quốc gia Hà Nội;
75
10. Trần Văn Luyện, Trần Sơn, Nguyễn Văn Chính (2003), Trật tự
ATGTĐB, thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
11. Đào Văn Minh (2008), Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự
ATGTĐB của chính quyền cơ sở ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay, Luận văn
thạc sỹ Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh;
12. Hồ Chí Minh (1995), Hồ Chí Minh toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc
gia;
13. GS. TS Hoàng Thị Kim Quế - Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội
(2010), Văn hóa pháp luật giao thông - các giá trị chân, thiện, mỹ, ích,
Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (167);
14. Quốc hội (2008), Luật Giao thông đường bộ;
15. Thủ tướng Chính phủ (2013) Chỉ thị số 12/CT-TTg về việc tăng cường
thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn TNGT nghiêm trọng
trong hoạt động vận tải;
16. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 355/QĐ-TTg về việc phê
duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển GTVT Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030;
17. Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định số 356/QĐ-TTg về việc phê
duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt
Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
18. Lê Ngọc Tiến (2004), Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng trong
giảm thiểu tai nạn GTĐB, Tạp chí Giao thông vận tải (7);
19. Lý Huy Tuấn (2003), Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị,
Tạp chí quản lý nhà nước (3);
20. Ủy ban Pháp luật của Quốc hội khóa 13 (2012), Báo cáo số 1467/BCUBPL13 về việc thực hiện pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thông vận tải;
76
Trang Web:
21. http://antoangiaothong.gov.vn/tai-nan-giao-thong/
22. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&ItemID=11973;
23. http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=512&idmid=5&ItemID=1257
4;
24. http://www.drvn.gov.vn/webdrvn/index.php?q=ket-cau
25. http://www.vr.org.vn/
26. http://tinngan.vn/Tai-xe-bi-hoi-bia-tro-thanh-cong-dan-tieu-bieu_194607-444890.html
77
[...]... LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA 2.1 Về hệ thống pháp luật GTĐB 2.1.1 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18CT/TW 2.1.2 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 1311/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt 2.1.3 Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành các tiêu chí văn hóa GTĐB... tượng của lĩnh vực ATGTĐB ở Việt Nam 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn ở việc xây dựng và thực thi VHPL trong lĩnh vực ATGTĐB của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước về GTĐB như Bộ Giao thông vận tải, thanh tra giao thông vận tải, cảnh sát giao thông và người dân tham gia quan hệ GTĐB ở Việt Nam 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 4.1 Mục đích Luận văn hướng... VHPL trong lĩnh vực GTĐB 1.3.1 Đặc điểm của lĩnh vực GTĐB 1.3.2 Đặc điểm cơ bản của VHPL trong lĩnh vực GTĐB 1.4 Điều kiện đảm bảo VHPL GTĐB 1.5 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới trong lĩnh vực bảo đảm trật tự ATGTĐB 1.5.1 Văn hóa giao thông tại Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 1.5.2 Kinh nghiệm giảm ùn tắc giao thông ở Nhật Bản 1.5.3 Mạng lưới GTĐB ở nước Anh 8 Chương 2 THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG. .. cứu pháp luật GTĐB hoặc văn hóa GTĐB một cách độc lập mà chưa xem xét mối quan hệ biện chứng giữa chúng trong thực tiễn Vì thế nó đang đặt ra cho các nhà khoa học, nhà quản lý yêu cầu phải có phương hướng giải quyết cấp bách và lâu dài Luận văn là 4 công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam ... bởi ba bộ phận: ý thức pháp luật; hệ thống pháp luật và hành vi thực hiện pháp luật, áp dụng pháp luật của các chủ thể trong quan hệ pháp luật Về ý thức pháp luật, trong phạm vi nghiên cứu, ý thức pháp luật bao gồm cả tri thức pháp luật, tình cảm pháp luật Tri thức pháp luật biểu hiện ở trình độ, sự hiểu biết về pháp luật của các chủ thể Tri thức pháp luật có thể cao hoặc thấp, có thể đồng đều hoặc... tải, Thanh tra giao thông, Cảnh sát giao thông và các đề tài khoa học, công trình nghiên cứu khác có liên quan 7 Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn được kết cấu thành 03 chương và 14 mục sau đây: Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA PHÁP LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1 Khái niệm và cấu trúc của VHPL 1.2 Khái niệm và cấu trúc của VHPL trong lĩnh vực GTĐB... Nội, Văn hoá pháp luật giao thông - các giá trị chân, thiện, mỹ, ích, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 167, tháng 3/2010; Ths Bùi Xuân Phái - Khoa Hành chính - Nhà nước, Đại học Luật Hà Nội, Tâm lý người Việt và văn hóa pháp lý với việc thực hiện pháp luật trong tiến trình hội nhập quốc tế năm 2010; 3 TS Lê Thị Anh, Khoa Văn hoá và Phát triển - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Văn hóa giao thông Việt Nam. .. thủ pháp luật (xử sự thụ động): các chủ thể kiềm chế không thực hiện các hành vi mà pháp luật ngăn cấm; Thi hành pháp luật: các chủ thể pháp luật thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực; Sử dụng pháp luật: các chủ thể thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép; Áp dụng pháp luật: hoạt động của các cơ quan nhà nước trong việc ban hành các văn bản pháp luật Hành vi thực hiện pháp. .. mỗi cá nhân khi tham gia giao thông VHPL GTĐB như vậy không chỉ đơn thuần là ý thức tôn trọng và chấp hành quy định của pháp luật giao thông mà còn bao hàm nhiều yếu tố văn hóa, đạo đức, cách ứng xử không có trong các quy định pháp luật Ý thức pháp luật, tình cảm đạo đức, thực hành đạo đức, pháp luật ở lĩnh vực giao thông cũng chính là sự thận trọng, tuân thủ quy định pháp luật, cách xử sự lịch sự,... quan chức năng liên quan xây dựng, công bố tiêu chí về văn hóa giao thông và có kế hoạch hướng dẫn thực hiện - Ban Chỉ đạo Trung ương về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa chỉ đạo đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ... NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN ĐÌNH NAM VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Lí luận lịch sử nhà nước pháp luật Mã số: 60 38 01 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC... LUẬN 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ATGT An toàn giao thông ATGTĐB An toàn giao thông đường GTĐB Giao thông đường TNGT Tai nạn giao thông VHPL Văn hóa pháp luật DANH MỤC... nghiệm giảm ùn tắc giao thông Nhật Bản 1.5.3 Mạng lưới GTĐB nước Anh Chương THỰC TRẠNG VĂN HÓA PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ Ở NƯỚC TA 2.1 Về hệ thống pháp luật GTĐB 2.1.1