quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt
Trong những năm gần đây, với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội
đã kéo theo nhu cầu phát triển mạnh các phương tiện giao thông, các loại xe mới như ô tô, xe máy, xe đạp điện... được sản xuất với số lượng chóng mặt, trong khi đường phố vẫn còn chật hẹp và chưa kịp phát triển. Từ đó gây áp lực lớn tới hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ và tình trạng ùn tắc giao thông, TNGT đã trở nên phổ biến.
Để giải quyết vấn đề này Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải cùng nhiều ban, ngành đã nhiều lần họp bàn đưa ra các chính sách, Nghị định mới như Nghị định số 44/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt và Nghị định số
156/2007/NĐ-CP ngày 19/10/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 44/2006/NĐ-CP; Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 02/4/2010 quy
29
định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/9/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghịđịnh số 34/2010/NĐ-CP, ...
Và trong hầu hết những Nghị định này ngoài các khung, mức phạt tiền rất cao thì còn thực hiện nhiều biện pháp bổ sung như tịch thu bằng lái vĩnh viễn, tịch thu phương tiện và bắt buộc khắc phục hậu quả hành vi vi phạm. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện các Nghị định này cho thấy mặc dù số vụ vi phạm luật giao thông có giảm song chưa thực sự giải quyết được vấn
đề cốt lõi về ùn tắc giao thông và TNGT. Hơn thế theo suy nghĩ của nhiều người thì việc nâng cao mức xử phạt này dễ dẫn tới tình trạng mãi lộ do tư
duy ngại đụng chạm chính quyền của người dân.
Từ đó, Nghị định 171/2013/NĐ-CP ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung những thiếu sót của các Nghị định trước đã được Chính phủ ban hành. Tại Nghị định này, mức xử phạt đối với hầu hết các hành vi vi phạm không tăng mà được giữ nguyên như các Nghịđịnh trước đây và có giảm nhẹđối với một số hành vi như: điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách không gắn thiết bị giám sát hành trình của xe, chủ phương tiện không làm thủ tục
đăng ký sang tên xe theo quy định; Quy định thời hạn tước quyền sử dụng Giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 04 tháng thay cho hình thức tước quyền sử
dụng Giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông
đường bộ không thời hạn...
Ngoài ra, trong Nghị định số 171/2013/NĐ-CP một số hành vi vi phạm cũng được mô tả chi tiết, cụ thể hơn, giúp cho việc xác định hành vi vi phạm
được chính xác hơn, điển hình là việc mô tả chi tiết từng hành vi vi phạm quy
định trong hoạt động kinh doanh vận tải như “Không thực hiện việc cung cấp, cập nhật, lưu trữ, quản lý các thông tin từ thiết bị giám sát hành trình theo quy
định”, “không đánh số thứ tự ghế ngồi trên xe ô tô chở hành khách”… thay vì quy định chung “Không bảo đảm các điều kiện về kinh doanh vận tải”… như
30
Đặc biệt nhất, trong Nghị định mới, một số quy định được người dân
đặc biệt quan tâm và có nhiều ý kiến phản hồi là quy định về tạm giữ phương tiện, quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe… cũng đã được sửa đổi để bảo đảm tính khả thi, phù hợp với thực tế.
Đối với quy định về việc tạm giữ phương tiện trước khi ra quyết định xử phạt, thời gian tạm giữ đã giảm xuống còn 07 ngày (trước đây là đến 10 ngày), số lượng các trường hợp tạm giữ cũng giảm nhiều so với trước đây, Nghị định mới ban hành chỉ quy định tạm giữ phương tiện đối với những vi phạm của người điều khiển có tính chất nguy hiểm, nếu để người vi phạm tiếp tục điều khiển phương tiện sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cao như hành vi điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ… Hoặc với quy định về xử phạt hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe, mức phạt giảm xuống còn 100.000đ đến 200.000đ với mô tô, xe máy (mức phạt trước đây là 800.000đ đến 1.200.000đ) và 1.000.000đ đến 2.000.000đ
với ô tô (mức phạt trước đây là 6.000.000đ đến 10.000.000đ). Đồng thời giới hạn các trường hợp kiểm tra xử phạt theo hướng quy định việc xác minh để
phát hiện hành vi vi phạm này chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra giải quyết vụ TNGT gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên và qua công tác
đăng ký xe chứ không kiểm tra phương tiện đang lưu thông trên đường để
tránh gây phiền hà cho người tham gia giao thông.
Thêm vào đó, các quy định liên quan đến thủ tục chuyển tên chủ
phương tiện bao gồm cả thủ tục đăng ký sang tên xe tại cơ quan công an và thủ tục nộp lệ phí trước bạ tại cơ quan tài chính... cũng được đơn giản hóa để
người dân dễ dàng thực hiện.