Tuy chưa vượt chỉ tiêu nhưng có sự thay đổi lớn về cơ cấu: số lượng xe con có mức tăng cao 17%/năm. Phương tiện tăng nhanh không tương xứng với phát triển kết cấu hạ tầng, mật độ phương tiện cao gây ùn tắc giao thông, tại nạn giao thông, thiếu bến bãi đỗ đậu xe nhất là trong các đô thị. Phương tiện có trọng tải lớn phát triển nhanh cũng là nguyên nhân phá hủy đường; chất lượng phương tiện đã được cải thiện, phương tiện cũ nát giảm, nhiều phương tiện mới, hiện đại được thay thế. Số lượng xe máy năm 2011 khoảng 34 triệu chiếc, gần vượt mục tiêu đề ra năm 2020 có khoảng 34-36 triệu chiếc.
52
Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ tăng nhanh, mạnh trong thời gian qua; tốc độ tăng trưởng các loại xe ô đạt 12%/giai đoạn 2009- 2011, trong đó xe con có tốc độ tăng cao nhất là 17%/năm, xe tải khoảng 13%, xe khách tăng không đáng kể; xe máy tăng khoảng 15%, số lượng xe máy năm 2011 là 33.906.433 chiếc.
Bảng 2.4. Số lượng phương tiện cơ giới đường bộ
Đơn vị: Chiếc Loại phương tiện 2007 2009 2010 2011 Tổng ô tô 1.106.617 1.137.933 1.274.084 1.428.002 Xe con 301.195 483.566 556.945 659.452 Xe khách 89.240 103.502 97.468 102.805 Xe tải 316.914 476.401 552.244 609.200
Mô tô, xe máy 21.721.282 33.906.433
Nguồn: Cục Đăng kiểm Việt Nam. Chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ được cải thiện đáng kể đặc biệt là ô tô chở khách; tỷ lệ phương tiện có tuổi thọ dưới 12 năm đối với chủng loại ô tô chở khách tính đến hết năm 2011 chiếm 78%. Số lượng phương tiện cũ, nát giảm hẳn, nhiều phương tiện mới, hiện đại đã được thay thế trong đó một số lượng không nhỏ xe trung và cao cấp. Phương tiện có trọng tải lớn (7-20T) chiếm 19-20%, loại >20T chiếm 0,55-0,6% tổng phương tiện vận tải hàng hóa.