Hành vi phản văn hóa GTĐB

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 49 - 52)

Bên cạnh những người dân, người tham gia giao thông có ý thức tốt, có văn hóa là bộ phận không nhỏ những người dân, người tham gia giao thông có ý thức là kém, thậm chí đáng báo động. Có một nghịch lý là đa số hộ dân

42

trong địa bàn thành phốđược gắn biển “gia đình văn hóa” nhưng khi lưu thông trên đường thì rất nhiều người lại có hành vi phản văn hóa.

Nguyên nhân xảy ra TNGT chủ yếu là do ý thức chủ quan của người

điều khiển phương tiện giao thông, chiếm tỷ lệ khoảng 86% các vụ tai nạn.

Đặc biệt là hành vi vi phạm tốc độ, đây là nguyên nhân làm trầm trọng về

mức độ thiệt hại trong tất cả các vụ TNGT. Cùng với sự vi phạm tốc độ là các hành vi vi phạm pháp luật khác như: vượt sai quy định, lạng lách, đánh võng, say rượu bia, chở quá tải, gia cố hàng trên xe không đảm bảo an toàn; không

đội mũ bảo hiểm, đi vào đường ngược chiều, vượt đèn đỏ... Thậm chí, nhiều người đã vi phạm pháp luật giao thông, gây tai nạn còn chạy bỏ trốn hoặc chống lại người thi hành công vụ.

+ Thời gian gần đây liên tiếp những tin tức và hình ảnh phản cảm, chướng tai gai mắt liên quan đến giao thông vận tải xuất hiện trên báo đài đã gây nhiều bức xúc, thậm chí phẫn nộ trong nhân dân. Mới nhất là ngày 08/5/2014 vừa qua, hàng trăm tài xế xe tải có dấu hiệu chở quá tải đã bao vây 06 cán bộ trạm cân Bình Thuận chửi bới, la ó, gõ thùng xe kích động và không chấp hành đưa xe về trạm để cân. Rõ ràng đây không chỉ là hành vi vi phạm luật giao thông bình thường mà là thái độ coi thường pháp luật, thách thức dư luận… Trước đó, hình ảnh có người lái xe vi phạm luật giao thông bị

cảnh sát thổi còi đã chạy tông thẳng vào và hất tung cảnh sát viên lên nắp capô chạy zíc-zắc hàng mấy trăm mét trong khi cảnh sát viên phải bám vào cần gạt nước cũng gây nhiều bức xúc. Hoặc gần đây nhất là hình ảnh bợm nhậu say xỉn bị cảnh sát giao thông chặn lại kiểm tra nồng độ cồn đã cự cãi và lớn tiếng thách thức, được thu âm trực tiếp với những lời lẽ rất khó nghe được phát lại trên truyền hình. Tại hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ

Chí Minh, không khó bắt gặp những cảnh xe vượt đèn đỏ khi vắng bóng cảnh sát, hay xe máy lạng lách, len lỏi, leo lềđể vượt qua xe khác làm thót tim bao người.

43

Hơn thế nữa, chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi, cảm

ơn… người ta quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau, thậm chí rượt đuổi, đâm chém, bắn nhau dẫn đến tử vong.

+ Án mạng xảy ra lúc 21h10 ngày 14/7/2011 tại ngã tư Hàng Mành, Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm. Khi đó anh Nguyễn Hồng Nam (SN 1987, ở

phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) lái xe ô tô Mercedes SLK 500 rẽ từ phố Hàng Gai vào phố Hàng Mành. Do vướng chiếc xe máy LX Vespa dưới lòng đường, anh Nam không cho ô tô rẽ được nên đã hạ kính xe, nhắc chủ nhân chiếc xe là anh Nguyễn Thái Dương (SN 1992, Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang đứng ăn kem cùng bạn gái cho xe gọn vào. Cả hai bên đã thiếu những lời lẽ lịch sự với nhau nên đã dẫn đến lời qua tiếng lại, rồi xảy ra xô xát. Trong lúc “nóng tiết”, anh Nam dùng dùi cui bằng kim loại và bình xịt hơi cay đuổi đánh anh Dương. Dương cũng rút dao đâm vào ngực anh Nam khiến anh này tử vong sau đó.

Các biểu hiện khác của sự phản VHPL GTĐB như trong những lúc tắc

đường, mạnh ai người nấy đi, nhiều thanh niên xô đẩy cả chị em phụ nữ, các cụ già để vượt lên phía trước hoặc rẽ sang ngang. Đôi khi bản thân các nạn nhân của các vụ tai nạn cũng có lỗi khi tham gia giao thông như không chú ý quan sát, không hiểu biết luật giao thông, do bất cần, do liều lĩnh, cẩu thả, chen lấn... Thiệt hại gây ra cho cả hai phía: người vi phạm và các nạn nhân. VHPL GTĐB còn được thể hiện ở chỗ, hành vi tham gia giao thông của người này không được ảnh hưởng, cản trở giao thông hoặc gây nguy hiểm cho người khác như phải phát tín hiệu cần thiết khi rẽ sang đường hay đi từ ngõ, ngách ra... Ngay cả người đi bộ khi sang đường cũng không tuân thủ đúng quy định, khi cần sang đường là sang ngay bất kể nguy hiểm cho mình và những người khác.

Con người vốn có một đặc tính chung là “tránh hại, cầu lợi”, nhưng xem ra trong lĩnh vực tham gia giao thông, thì không hoàn toàn như vậy, có khi còn “ngược lại”. Bởi lẽ, những người cố tình phóng nhanh, giành đường, vượt

44

ẩu và hậu quảđáng tiếc, đau lòng đã xảy ra không chỉ cho người khác mà còn cho ngay chính bản thân mình. Đây là dạng các hành vi thể hiện tính liều lĩnh, tính ẩu, bất cần, vô trách nhiệm đối với những người khác và với cả chính mình.

Tuy nhiên, từ phía người chấp pháp, thi hành công vụ trong lĩnh vực GTĐB cũng xuất hiện không ít hành vi phản văn hóa.

Một vài năm trước, rất dễ nhận ra trên các phương tiện thông tin đại chúng những thông tin dạng như: Cảnh sát giao thông, anh hùng núp, lùa theo người tham gia giao thông bắt giữ gây tai nạn… Sở dĩ như vậy là do đã có thực trạng cảnh sát giao thông chọn vị trí khuất tầm nhìn của người đi đường, sau đó đột ngột xuất hiện và xử phạt người có hành vi vi phạm luật giao thông; Nạn mãi lộ cảnh sát giao thông của tài xế xe khách liên tỉnh hay của người vi phạm không muốn bị tịch thu phương tiện. Chưa kể đến hành vi lùa theo, rượt đuổi theo người tham gia giao thông nhằm bắt giữ chủ phương tiện vi phạm nhưng lại gây ra tai nạn hay thái độ dọa nạt, nói năng thiếu lễ phép, nói nhiều lỗi vi phạm rồi sau đó chuyển lỗi…

Mặc dù thời gian gần đây, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải và các cơ

quan chức năng khác đã có những biện pháp mạnh mẽ để giảm thiểu những hành vi phản văn hóa này. Tuy nhiên, thời gian tới, cần tiến hành quyết liệt hơn nữa để xóa bỏ hẳn những hành vi trên, góp phần bảo đảm VHPL GTĐB.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 49 - 52)