Kinh nghiệm giảm ùn tắc giao thông ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 28 - 31)

Nhật Bản được mệnh danh là quốc gia có hệ thống giao thông an toàn nhất trên thế giới và người dân có ý thức rất cao khi tham gia giao thông.

Để có ngày hôm nay thì Nhật Bản cũng đã từng có tình trạng giao thông rất lộn xộn. Vào những năm 1960, hiện tượng tắc đường, phóng nhanh vượt ẩu, lái xe lấn tuyến… cũng diễn ra rất phổ biến tại đất nước mặt trời mọc này và đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho số người chết vì TNGT tại Nhật lên đến con số cao kỷ lục với 17.000 người chết hàng năm.

Trước hết, về mặt nhận thức, Chính phủ Nhật Bản đã phải đưa ra khái niệm “Chiến tranh giao thông” bởi con số này tương đương với chiến tranh của Nhật bản ở nhiều thập kỷ trước. Rõ ràng, giữa Nhật Bản cách đây 50 năm và Việt Nam hiện giờ có những nét tương đồng về tình trạng giao thông. Một trong những giải pháp được Nhật Bản rất chú trọng đó là giáo dục ATGT cho trẻ em để xây dựng cho các em ý thức ngay từ nhỏ.

Ngoài ra, việc đầu tư nghiên cứu, thiết kế cơ sở hạ tầng GTĐB cũng

được Chính phủ Nhật Bản hết sức quan tâm. Hệ thống GTĐB của Nhật Bản tạo được ấn tượng tốt đẹp với bạn bè quốc tế nhờ sự đồng bộ và đa dạng các loại phương tiện giao thông công cộng.

21

Là một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, với trên 12,5 triệu dân, diện tích 2.187km2, mật độ gần 6.000 người/km2, nhưng Tokyo ít khi xảy ra tình trạng tắc đường. Đất chật, người đông nên hệ thống giao thông của Tokyo cũng được thiết kếđa dạng và hợp lý. Hầu hết các ngã tư, ngã năm

đều có cầu vượt hoặc hầm đường bộ để sang đường. Tất cả hệ thống đường giao thông ở Nhật Bản đã được chuẩn hóa từ vùng quê cho đến thành phố, mọi ngõ ngách đều có phân luồng, giải phân cách rõ ràng, nơi dành cho ô tô, xe máy… và tất nhiên người đi bộ có lối đi riêng. Phần lớn người dân Nhật Bản đều quen sử dụng phương tiện giao thông công cộng (tàu điện ngầm, tàu

điện trên cao, xe bus). Bên cạnh cơ sở hạ tầng được quan tâm đầu tư đúng mức, các chế tài xử lý hành vi vi phạm pháp luật về GTĐB rất nghiêm khắc và ý thức tôn trọng người khác khi tham gia giao thông của người dân đã góp phần giảm tắc đường và tai nạn GTĐB ở Nhật Bản.

Việc xây dựng các công trình GTĐB được bảo đảm có sự tham gia ý kiến của người dân trực tiếp sinh sống trên địa bàn. Chẳng hạn, ở quận Omyia của thành phố Saitama (thuộc tỉnh Saitama), có một con đường mang tên Hicawa dẫn tới ngôi đền thần Hicawa cổ kính và nổi tiếng. Con đường dài chưa đầy 2 km, chiều rộng lòng đường chỉ 5,5m - 6m, nhưng là đường 2 chiều. Nhiều đoạn không có vỉa hè, những hàng cổ thụ mọc bên hè cũng thuộc loại di sản cần bảo tồn, nên không thể di dời hay đốn bỏ để mở rộng thêm. Vào mùa lễ hội, con đường này thường xuyên bị tắc nghẽn bởi các phương tiện đỗ bừa bãi dưới lòng đường và bởi dòng người đi bộ chen lấn xuống đường. Bức xúc trước thực trạng này, người dân trong khu vực đã nhiều lần kiến nghị chính quyền xem xét giải quyết, thậm chí còn đề nghị

dành con đường này để riêng cho người đi bộ. Trước tình hình trên, Trung tâm kế hoạch đô thị quận Omyia đã phối hợp với chính quyền quận lập ra một hội đồng để giải quyết vấn đề này. Hội đồng gồm 30 người, đại diện cho 04 thành phần: Trường Đại học Saitama, chính quyền quận, CSGT và đại biểu

22

khác nhau, sau đó quyết định chia tuyến đường này làm 3 đoạn để tiến hành thực nghiệm các giải pháp do các giáo sư giao thông Trường Đại học Saitama tính toán.

Sau một thời gian họ bắt đầu thực nghiệm 450m đường đầu tiên ở khu vực phía Bắc. Do đường ngay sát cửa đền và không có vỉa hè, nên áp dụng giải pháp cho người đi bộ được đi xuống hai bên lềđường, còn ô tô đi theo 1 chiều ở giữa lòng đường, sau một tuần thử nghiệm (bằng cách sơn kẻ vạch và rào chắn mềm), kết quảđiều tra cho thấy có tới 88% người dân đồng tình với cách tổ chức giao thông này. Vậy là sau đó, đoạn đường này chính thức được tổ chức lại. Tương tự vậy, ở đoạn đường thứ 2 và thứ 3, việc thử nghiệm cũng

được tiến hành rất cẩn thận. Có điều ở đây, lòng đường được chia đôi - một nửa bên phải dành cho người đi bộ, còn nửa kia thì để ô tô chạy 1 chiều. Khi quyết định cho xe chạy 1 chiều ở phố Hicawa, các cơ quan chức năng đã phải khảo sát toàn bộ lượng xe tăng thêm ở các tuyến đường xung quanh để xem những tuyến đường đó có bị ùn tắc không. Đồng thời, thử xem các hộ dân buộc phải đi ngược đường thì sẽ phải mất thêm bao nhiêu thời gian để đến ga Omyia. Khi thấy việc điều chỉnh 1 chiều không làm tắc đường ở khu vực và thời gian ra ga Omyia từ 55 giây trước đây nay tăng lên 3 phút 22 giây, thì họ

quyết định đẩy mạnh biện pháp tuyên truyền để vận động người dân ở đây hãy cố gắng hy sinh 2 phút vì cộng đồng. Kết quả thăm dò cho thấy: có tới 73% ý kiến người dân ủng hộ, 20% cho là chịu đựng được. Với tỷ lệ 93% tán thành phương án này đã chính thức được triển khai. Sau khi dự án kết thúc. Các chuyên gia thực hiện dự án đã rút ra được tới 04 bài học kinh nghiệm để

thành công:

Một là, phải khảo sát thật kỹ từ lòng đường, vỉa hè tới các phương tiện giao thông, nhu cầu đi lại để xem đường tắc do đâu và quy luật tắc thế nào.

Hai là, phải ứng dụng công nghệ thông tin vào xử lý các dữ kiện thu thập được.

23

Ba là, cả 04 thành phần trong hội đồng phải thống nhất cao trên cơ sở

có chuyên môn và có đủ thông tin.

bốn là không thể thiếu các thí nghiệm thực tế trước khi quyết định chính thức.

Người Nhật Bản ngày nay luôn tự hào với bạn bè thế giới, vì họ có một nền kinh tế, kỹ thuật phát triển cao. Nước Nhật ngày nay khác rất xa so với nước Nhật nghèo nàn của những năm đầu thế kỷ trước. Đến Nhật Bản, bên cạnh chiêm ngưỡng những sản phẩm hiện đại công nghệ cao, chúng ta còn có thể ngắm nhìn thoả thích những công trình giao thông hiện đại, khoa học nhằm hạn chếđược tại nạn và ùn tắc giao thông ở những thành phố lớn.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 28 - 31)