Về ý thức, hành vi của người tham gia giao thông và của người th ực thi pháp luật GTĐB

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 42 - 45)

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia giao thông có uy tín, hạ tầng giao thông của các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh dù còn nhiều bất cập, mật độ phương tiện giao thông tại Hà Nội đã quá tải nhưng chưa đến mức gây ra tình trạng ùn tắc nghiêm trọng như hiện nay. Việc tắc

đường xảy ra ngày càng thường xuyên và nghiêm trọng hơn tại Hà Nội chủ

yếu do ý thức kém của người tham gia giao thông. Hiện, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 79 điểm (điểm đen về giao thông) thường xuyên ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm. Những điểm đen giao thông này nằm trên các tuyến phố Nguyễn Trãi, Khuất Duy Tiến, Phạm Văn Đồng, Khâm Thiên, Sơn Tây, Nguyễn Lương Bằng, Đội Cấn, Trường Chinh… Nguyên nhân gây ùn tắc tại các khu vực này một phần do đường hẹp, xung đột giao thông lớn nhưng chủ

yếu vẫn là tình trạng không ai nhường ai, khi thấy tắc đường là lao sang làn

đường ngược chiều để vượt lên trước hoặc cố “đè đầu” phương tiện khác để

nhích lên dù chỉ vài cm. Ở những điểm đen giao thông này, ý thức của người tham gia giao thông yếu hay nói hình ảnh là đa số người tham gia giao thông chưa có văn hóa giao thông. Ở một sốđiểm hay ùn tắc, nếu không có cảnh sát giao thông túc trực thì ngày nào cũng ùn tắc nghiêm trọng vào giờ cao điểm. Ở

35

tuần nào cũng có. Và người ta không quá mất nhiều thời gian để nhìn thấy cảnh xe máy, ô tô, xe buýt phóng như bay để vượt đèn đỏ khi phát hiện không có cảnh sát giao thông… Tại nhiều kỳ họp Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, một số đại biểu cũng chỉ ra rằng, ý thức của rất nhiều hộ dân sống ở mặt phố Hà Nội chưa tốt. Điều đó thể hiện qua tình trạng nhà nhà, người người bằng mọi cách làm mái che, mái vẩy, bậc lên xuống, cơi nới.. để lấn ra diện tích chung càng nhiều càng tốt. Bên cạnh đó, tình trạng lấn hè đường để buôn bán cũng đã đến mức báo động. Kết quả của thực trạng đó là việc nhiều đường phốở Hà Nội cứ nhỏ dần, cụ thể nhưở phố Tây Sơn, Đê La Thành, Cầu Giấy,

đường Láng… Đây chính là một trong những nguyên nhân gây tắc đường dù

đã được “điểm mặt chỉ tên” nhưng chưa được giải quyết triệt để…

Bên cạnh đó, người Việt Nam vốn có thói quen đi đường thủy, thuyền ghe thay vì đi đường bộ, dùng xe ngựa. Việt Nam ở vùng nhiệt đới, gió mùa, hàng năm lượng mưa khá cao, thường gây lụt lội. Mạng lưới sông ngòi dày

đặc khắp Bắc - Trung - Nam cùng với đường bờ biển dài trên 3.260km là điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại. Trong suốt 4.000 năm, thuyền ghe là phương tiện đi lại chủ yếu của người dân Việt cổ. Từ trong văn hóa Đông Sơn, cư dân Đông Sơn đã sử dụng thuyền rất thành thạo. Trên tang trống

đồng Ngọc Lũ, Hoàng Hạ cách ngày này khoảng 2.500 năm đến 2.700 năm đã có hoa văn hình thuyền các loại. Người Sơn Đông thậm chí còn sử dụng thuyền để “đưa linh hồn” người chết về nơi chín suối: quan tài hình thuyền ở

di chỉ Hạ Long, Vinh Quang, Châu Can đã chứng tỏ con thuyền gắn với người Việt cổ từ khi mới sinh ra cho đến lúc qua đời.

Tâm lý và thói quen của cư dân đi lại trên sông, biển được hình thành qua nhiều thế hệ, nhiều khi đã trở thành tiềm thức, thật khó thay đổi. Bước sang giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, nhiều dòng sông đã bị lấp đi, nhiều con đường bộ được hình thành, những cư dân vạn chài quen với cuộc sống trên sông nước đã sử dụng xe máy, ô tô và vẫn mang theo những thói quen sông nước tham gia vào GTĐB. Nên dù có thể họ đã được

36

đào tạo qua lớp bồi dưỡng về luật ATGTĐB nhưng hệ thống luật pháp mới

được tiếp thu đó vẫn chưa thay thế những thói quen đã in sâu trong tâm trí từ

khi thơ bé.

Chắc hẳn nhiều người còn nhớ trận lũ lịch sử do cơn mưa kéo dài hơn một tuần lễ vào tháng 10-11 năm 2008 đã tạo nên bức tranh bi hài như thế nào cho giao thông Hà Nội. Khi đó, rất nhiều con đường trong nội thành bỗng chốc hóa thành sông, thay vì xe đạp, xe máy, ô tô, người dân Thủđô được dịp quay về với lịch sử dùng thuyền, ghép bè gỗ thời xưa, và cả “phương tiện linh hoạt thời hiện đại” như chậu nhựa, săm, lốp ô tô cũng được đem ra sử dụng làm phương tiện di chuyển.

Cũng phải kểđến là,giao thông Việt Nam mang nét của văn minh nông nghiệp, văn hóa xóm làng. Người nông dân với những đức tích tốt đẹp như

cần cù lao động, giản dị, tiết kiệm, thông minh, linh hoạt, sống nặng về tình cảm… lại gặp phải trở ngại rất lớn khi bước vào xã hội văn minh, khi chuyển từ văn hóa xóm làng sang văn hóa đô thị. Trước đây, người nông dân chỉ

quanh quẩn bên ruộng đồng, vườn tược, nhiều người cả đời chẳng bước qua khỏi lũy tre làng. Nếu có phải đi chợ huyện, hoặc đi thăm người thân, họ

hàng, trẻ con đi học thì họ chủ yếu là đi bộ. Và để cho quãng đường ngắn lại, họ luôn tìm những con đường ngắn nhất, những lối đi tắt qua sân vườn nhà hàng xóm hoặc băng qua cánh đồng. Cách thức ứng xử của người nông dân là thích nghi với mọi hoàn cảnh sao cho năng lượng tốn ít nhất, đầu tư thấp nhất mà lại đạt hiệu quả cao.

Tâm lý tiết kiệm và cách thức đi ngang về tắt của người nông dân khi hòa nhập vào văn hóa đô thị lại tỏ ra không thích hợp và có nhiều bất cập.

Từ nông thôn lên thành thị, nhiều người không thuộc đường nên đã gây ra nhiều phiền toái cho họ. Giao thông đô thị phải tuân thủ theo pháp luật nghiêm khắc, còn giao thông nông thôn lại thường theo lệ làng. Nghĩa là những tham gia giao thông ở làng quê dựa trên nguyên tắc: thói quen và tiện lợi cho cá nhân mình là chủ yếu, mà ít chú ý đến ảnh hưởng tới cộng đồng,

37

người xung quanh. Dân làng cũng dễ thông cảm với những vi phạm chở hàng cồng kềnh, đi ngược chiều hay vi phạm khác vì tình làng nghĩa xóm, tối lửa tắt đèn có nhau.

Từ văn hóa đi bộ tiến lên văn hóa sử dụng phương tiện cơ giới là một bước biến chuyển to lớn trong đời sống sinh hoạt và nhận thức của nông dân. Trong một xã hội cổ truyền, tất cả cùng thực hiện đi lại bằng chính đôi chân của mình, nghĩa là đi bộ khác với đi lại bằng phương tiện xe đạp, xe máy… Khi đi bộ, họ có thể cảm thấy an toàn và tự do vì tất cả cùng đi bộ thì họ có thể chuyển hướng và dừng nghỉ bất cứ lúc nào tùy theo ý thích cá nhân vì sự

chuyển hướng và dừng nghỉ đó ít gây ra va chạm giữa những người cùng dịch chuyển. Văn hóa đi bộ là người ta có thể chen lấn, xô đẩy ở một chừng mực nhất định mà không gây ra phản ứng gì của những người xung quanh. Nhưng khi sử dụng phương tiện xe gắn máy, thậm chí là ô tô, người mang tâm lý nông dân vẫn di chuyển như khi đang đi bộ. Họ luồn lách, chen lấn để làm sao cho xe mình vượt lên trước, gây ra cảnh đi lại lộn xộn, dẫn đến những “nút thắt cổ chai” khiến tắc nghẽn nhiều giờ liền ở các đô thị.

Dân gian có câu “An cư mới lập nghiệp”, nghĩa là làm gì thì làm, cứ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiếm được một chỗ ở ổn định và là của riêng mình thì mới yên tâm làm ăn, chưa có chỗ ở chính thức nghĩa là chưa thể nói gì đến chuyện làm ăn. Bởi vậy, mới có tình trạng người sống đầu thành phố thì đi làm ở cuối thành phố, người sống ở đằng Đông thì đi làm ở đằng Tây… Nên cứ mỗi sáng, mỗi chiều, lúc đầu giờ hoặc lúc tan tầm là phố xá lại ùn tắc, khỏi bụi mù mịt, người người chen lấn nhau mong tìm được kẽ hở đểđến chỗ làm hoặc về nhà. Như vậy, quan niệm, lối suy nghĩ xưa đã không còn phù hợp với cuộc sống thời công nghiệp hoá, hiện đại hoá… Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ùn tắc giao thông trong các đô thị lớn ở nước ta.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 42 - 45)