Đánh giá hiện trạng GTĐB

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 62 - 64)

Về kết cấu hạ tầng

Thứ nhất, mạng lưới GTĐB nước ta được phân bố tương đối hợp lý khắp cả nước và cải thiện rõ rệt trong những năm qua, nhiều tuyến đường, cầu lớn đã và đang được nâng cấp xây dựng để phục vụ cho sự phát triển KT-XH

55

đất nước, góp phần bảo đảm quốc phòng an ninh. Tuy vậy, kết cấu hạ tầng GTĐB vẫn còn yếu kém, lạc hậu và cũng chỉ mới tập trung cho những công trình quan trọng, cấp bách, tỷ trọng đường cao tốc, đường có tiêu chuẩn kỹ

thuật cao còn khá thấp so với khu vực và quốc tế; hệ thống đường địa phương,

đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo còn xấu;

Thứ hai, đường trục quốc gia mang tính chiến lược và các hành lang kinh tế trọng điểm quy mô còn nhỏ bé; năng lực phục vụ chưa đáp ứng nhu cầu phát triển;

Thứ ba, sự kết nối của giao thông vận tải đường bộ với các hệ thống giao thông khác (đường sắt, đường thủy nội địa, đường ra cảng biển,...) còn rất yếu kém, thiếu đồng bộ, xuất hiện nhiều nút thắt cổ chai, nhất là trên hành lang vận tải Bắc Nam, tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu vực đô thị;

Thứ tư, tình trạng kỹ thuật đường bộ còn thấp kém; sụt trượt còn xảy ra thường xuyên gây ách tắc giao thông; số lượng cầu yếu, tải trọng thấp, chưa

đồng bộ với cấp đường còn nhiều. Nhiều tuyến đường giao thông địa phương miền núi chưa đi lại được quanh năm;

Thứ năm, trong thời gian qua, vốn đầu tư cho đường bộ gặp nhiều khó khăn do chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chính sách thắt chặt tài chính, kiềm chế

lạm phát của Chính phủ, nhiều dự án bị điều chỉnh kế hoạch, giãn tiến độ

hoặc tạm dừng ảnh hưởng rất lớn đến lưu thông phương tiện và đi lại của người dân, hiệu quảđầu tư thấp.

Thứ sáu, công tác xã hội hóa, huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ

tầng giao thông vận tải đường bộ đã được chú trọng với nhiều hình thức (BOT, BT, PPP…) nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn; cơ chế

chính sách thiếu, chưa đồng bộ, nhất quán để khuyến khích các thành phần tham gia đầu tư.

Thứ bảy, công tác quản lý, bảo trì đường bộ còn chưa được coi trọng

56

chưa đồng bộ. Vẫn còn mất cân đối giữa vốn đầu tư xây dựng cơ bản và vốn bảo trì (vốn đầu tư cho đường bộ do Trung ương quản lý từ năm 2002 đến nay, cho xây dựng cơ bản chiếm 88 - 94%, trong khi đó vốn bảo trì mới đạt 6-12% tổng vốn); vì thiếu vốn nên nhiều hạng mục sửa chữa không được thực hiện.

Thứ tám, những yếu kém về kết cấu hạ tầng giao thông cùng với những bất cập trong phát triển đô thị và bảo vệ hành lang ATGT đã làm cho hệ thống kết cấu hạ tầng GTĐB bị xâm hại, giảm khả năng thông qua, gây mất ATGT và TNGT tăng cao.

Về vận tải và phương tiện

Nhìn chung, vận tải hàng hóa, hành khách cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu về mặt số lượng. Tuy nhiên, trên các hành lang vận tải, tỷ trọng khối lượng vận tải bằng đường bộ tăng cao so với các phương thức vận tải khác, kể

cả vận chuyển đường dài, dẫn đến chi phí xã hội tăng; không đạt được mục tiêu vận tải ô tô là gom hàng, tiếp chuyển hàng cho các phương thức khác có

ưu thế về chi phí nhưđường sắt, đường sông, đường biển.

Mặt khác, chất lượng vận tải và dịch vụ vận tải còn nhiều bất cập. Tổ

chức vận tải chủ yếu là tự phát, thiếu khoa học, chưa hình thành mạng lưới vận tải hợp lý, kết nối liên thông với các phương thức vận tải khác. Dịch vụ

vận tải còn manh mún, không đồng bộ, chưa thu hút được khách hàng. Khối lượng vận tải khách công cộng bằng xe buýt ở các đô thị còn rất thấp.

Thêm vào đó, phương tiện đạt chất lượng chưa cao, giao thông hỗn hợp trên các tuyến đường là phổ biến dẫn tới vượt năng lực thông qua của cầu

đường, gây nên ùn tắc, TNGT. Mật độ giao thông trên các tuyến trục tăng nhanh; một số tuyến quốc lộđã mãn tải.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)