đúng mức và đúng tầm
Thời gian qua, công tác điều hành và quản lý giao thông trên địa bàn cả
57
trình, kế hoạch thực hiện các đợt cao điểm lập lại trật tự, ATGTĐB đã được triển khai đồng bộ trên cả nước, đặc biệt là ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Việc thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm, lực lượng cảnh sát giao thông tại các đô thị lớn đã có phương án bố trí tăng cường lực lượng điều hòa giao thông, phòng ngừa, giải quyết kịp thời ùn tắc giao thông; hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài; việc tham gia của các phương tiện truyền thông vào quá trình điều tiết, định hướng giao thông đang ngày càng tỏ rõ hiệu quả. Cụ thể như:
- Theo Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt công an TP HCM, trong đợt cao điểm (từ ngày 1/4 đến nay), lực lượng chức năng khu vực phát hiện và xử lý 987 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt là 3.679.290.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe có thời hạn là 637 trường hợp. Vi phạm quá tải thiết kế của phương tiện là 574 trường hợp; quá tải cầu, đường bộ là 41 trường hợp; quá khổ giới hạn cho phép của phương tiện là 22 trường hợp… Đồng thời, cơ quan chức năng tiến hành xử
phạt cả chủ phương tiện hành vi: “Giao hoặc để cho người làm công, người
đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi phạm" là 350 trường hợp, với số tiền xử phạt là 1.137.000.000 đồng.
Đầu năm 2014, Thanh tra Sở Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh được Bộ Giao thông trang bị thêm 01 Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu
động. Hiện nay tổ phối hợp liên ngành triển khai trạm kiểm soát tải trọng xe lưu động kiểm tra tải trọng xe trên tuyến đại lộ Nguyễn Văn Linh và Trạm kiểm tra tải trọng này vừa chính thức hoạt động được vài ngày đã đem lại hiệu quả lớn. Sau 05 ngày hoạt động, trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động đã kiểm tra 301 lượt xe, trong đó phát hiện và lập biên bản 86 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt trên 350.000.000 đồng. Tuy nhiên những ngày sau đó, biết có trạm cân phía trước nên lái xe đã cho đậu dọc trên đại lộ Nguyễn Văn Linh nhằm né tránh. Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt đã bố
58
phạm qua hình ảnh) trên các tuyến đường bố trí kiểm tra tải trọng… để lập biên bản xử phạt đối với những trường hợp vi phạm các lỗi dừng, đỗ sai quy
định (nơi có biển báo cấm dừng, đỗ; dừng, đỗ xe trên cầu).
- Kênh V.O.V giao thông phát sóng hàng ngày đang là người bạn
đường tin cậy cho người tham gia giao thông. Chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Đài truyền hình Việt Nam thường xuyên được thay đổi về nội dung, hình thức hấp dẫn, góp phần cổđộng và hướng dẫn người dân tham gia giao thông đúng pháp luật, sử dụng phương tiện giao thông không sai phạm. Báo in, báo mạng điện tử, Đài tiếng nói Việt Nam cũng đã dành nhiều trang viết cho vấn đề văn hóa giao thông…
Tuy nhiên, thực tế còn tồn tại nhiều hành vi thiếu văn hóa của người tham gia điều hành, quản lý giao thông như: nhận tiền hối lộ của người vi phạm luật giao thông; điều hành giao thông thiếu kiên quyết, thiếu tôn trọng người tham gia giao thông; không mạnh dạn, sáng tạo bổ sung, chỉnh sửa kịp thời những sai sót trong nội dung công việc do mình quản lý gây thiệt hại về
người và của cho nhân dân…
Công tác phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo
đảm trật tự, ATGT đường bộ chưa đồng bộ, hiệu quả chưa cao. Công tác lãnh
đạo, chỉ đạo đảm bảo trật tự, ATGTĐB của các ngành và chính quyền các cấp có nơi còn chưa thường xuyên, không cương quyết và thiếu kiên trì. Nhiều địa phương không nhận thức được trách nhiệm của mình mà cho rằng công tác
đảm bảo trật tự, ATGTĐB chủ yếu là do ngành công an và giao thông thực hiện.
Có rất nhiều sai phạm của người dân xuất phát từ nguyên nhân những nhà điều hành, quản lý giao thông buông lỏng, tiếp tay hoặc tỏ ra bất lực. Ví dụ như:
- Nhiều hành vi vi phạm trật tự, ATGT, hành vi gây cản trở giao thông… không bị xử lý hoặc xử lý qua loa, đại khái rồi đâu lại vào đấy…
59
- Trong số hơn 6.000 đường ngang đi qua đường sắt trên phạm vi cả
nước hiện nay chỉ có khoảng 1.000 đường ngang là được xây dựng và tổ chức hợp pháp, còn lại là đường ngang do người dân tự mở ra một cách tùy tiện, không đúng quy định. Riêng trong khu vực Hà Nội có khoảng 133 điểm giao cắt giữa đường sắt với đường bộ nằm trong tầm kiểm soát của Công ty Đường sắt Hà Nội, trong đó có 46 điểm đặt Barie có người trực, 39 điểm lắp hệ thống cảnh báo tựđộng, 48 điểm chỉ mắc biển cảnh báo bình thường. Ước tính, Hà Nội còn có trên 500 đường ngang dân sinh do dân tự ý tạo ra để tiện cho việc
đi lại của mình. Nhiều địa phương có đường tàu hỏa Bắc - Nam đi qua nhưng vẫn cấp đất cho nhân dân làm nhà trong phạm vi an toàn đường sắt, không bảo đảm cự ly cách đường sắt 15m như quy định của Ủy ban ATGT Quốc gia. Hệ thống đường gom ở các khu dân cư ven đường tàu rất ít được thiết kế, xây dựng hoặc nếu có đường gom thì người dân cũng tự phá dỡđể hình thành
đường đi của mình cắt ngang đường sắt.
- Các hãng taxi bung ra hoạt động mạnh mẽở các thành phố nhưng cơ
cấu, sắp xếp chưa hợp lý, quản lý thiếu chặt chẽ dẫn đến hiện tượng taxi lậu, trốn thuế, giá cước cao, gắn chíp điện tử gian lận tiền cước của khách hàng….
- Trên nhiều tuyến giao thông, người dân lấn chiếm lòng, lề đường tổ
chức họp chợ, mua bán đông đúc. Đó là những chợ cóc, chợ tạm vừa làm mất mỹ quan đô thị, vừa làm mất trật tự, ATGT. Trên nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ
người ta còn đua nhau đổ rác thải, chất phế thải, vật liệu xây dựng hoặc điểm nhiên phơi thóc, rơm rạ trên lòng đường…
- Nhiều nơi, cơ quan chức năng chưa làm hết trách nhiệm, buông lỏng quản lý dẫn đến việc các phương tiện giao thông không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật vẫn được người dân sử dụng gây ô nhiễm môi trường vì tiếng ồn và khói bụi từ động cơ, ống xả khỏi… Ngoài việc tiềm ẩn nguy cơ gây TNGT, những phương tiện này làm tổn hại rất lớn đến sức khỏe của con người.
60
- Điểm nổi cộm trong khâu quản lý, điều hành giao thông là việc thiếu các bãi đỗ xe công cộng.
- Tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, mặc dù đã có chủ trương di dời cơ quan, công sở, trường học, cơ sở đào tạo ra ngoại vi thành phố, tuy nhiên, tiến độ thực hiện còn chậm. Chỉ tiêu tăng quỹđất dành cho giao thông
đểđạt tiêu chuẩn ít nhất 25% chưa đạt được.
- Lượng phương tiện cá nhân tăng theo cấp số nhân, trong khi hệ thống phương tiện giao thông công cộng còn hạn chế, chất lượng phục vụ chưa tạo
được niềm tin đối với người tham gia giao thông.