Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 34 - 36)

18-CT/TW

Nhằm mục đích quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc mục tiêu, yêu cầu và các giải pháp trọng tâm của Chỉ thị số 18-CT/TW, đồng thời tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các giải pháp kiềm chế, làm giảm TNGT và ùn tắc giao thông, ngày 01/3/2013, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 30/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW. Trong đó xác định, nhiệm vụ, giải pháp và phân công trách nhiệm liên quan

27

đến xây dựng, củng cố và nâng cao VHPL trong lĩnh vực bảo đảm trật tự

ATGTĐB cụ thể như sau:

- Ủy ban ATGT Quốc gia chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự, ATGT.

- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan xây dựng, công bố tiêu chí về “văn hóa giao thông” và có kế hoạch hướng dẫn thực hiện.

- Ban Chỉ đạo Trung ương về phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa chỉ đạo đưa văn hóa giao thông vào nội dung cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện.

Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội đẩy mạnh việc phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng với nội dung phù hợp. Đưa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về ATGT vào sinh hoạt định kỳ, là nhiệm vụ thường xuyên của các tổ chức, đoàn thể và việc chấp hành pháp luật về trật tự, ATGT là tiêu chí để bình xét thi đua trong các tổ chức, đoàn thể.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí, thông tin

đại chúng ở Trung ương và địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện nếp sống văn hóa giao thông, tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT, biểu dương gương người tốt, việc tốt

đi đôi với phê phán các hành vi cố ý vi phạm trật tự, ATGT, ứng xử thiếu văn hóa khi tham gia giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn và thân thiện; phối hợp phổ biến, hướng dẫn các kỹ năng tham gia giao thông an toàn, phòng tránh TNGT cho người tham gia giao thông.

- Các báo, các đài phát thanh, truyền hình của Trung ương và địa phương phải có chuyên mục tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo đảm trật

28

tự, ATGT và văn hóa giao thông. Đài truyền hình ở Trung ương và địa phương bố trí thời gian để phát sóng chương trình ATGT thích hợp, chú trọng vào buổi tối.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự, ATGT cho các cơ sở giáo dục, đào tạo; chỉ đạo đưa giáo dục ATGT vào chương trình giảng dạy chính khóa tại các cấp học. Tăng cường mối quan hệ

giữa nhà trường với các tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,

Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và gia đình trong việc quản lý, giáo dục học sinh, sinh viên chấp hành luật giao thông. Đưa việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, ATGT là một tiêu chí đánh giá thi đua của các cơ sở

giáo dục, đào tạo và là một tiêu chuẩn xét đạo đức, hạnh kiểm cuối năm của học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)