So với các ngành luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam, có thể
thấy, pháp luật về giao thông và an toàn giao thông đường bộ khá hoàn chỉnh, chi tiết, cụ thể, ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu… Tuy nhiên, trong đó không phải
đã hết những bất cập. Cụ thể là:
- Người đi bộ chiếm một tỷ lệ lớn trong số người lưu thông trên đường phố, đặc biệt là trong các thành phố và thị xã nhưng trong luật và các văn bản hướng dẫn thi hành số lượng quy định dành cho người đi bộ còn hạn chế, đặc biệt là quy định vềưu tiên cho người đi bộ.
- Quy phạm hóa và áp dụng trong toàn quốc kèm theo các chế tài phù hợp đối với biện pháp phát hiện, xử lý vi phạm giao thông qua hệ thống camera ghi hình…
- Chính sách nhập khẩu ô tô, xe máy từ nước ngoài vào Việt Nam… Cần xây dựng hệ thống các quy định trên cơ sở phù hợp với thực tiễn
để bảo đảm tính khả thi, đồng thời mang tính dự báo để phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm tính bền vững, ổn định của các văn bản pháp luật.
Hệ thống pháp luật GTĐB cần được xây dựng trong tổng thể hệ thống pháp luật nói chung, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Đảng và Nhà nước, đồng thời đặt trong mối quan hệ tổng hòa với sự phát triển của hệ thống giao thông đường thủy, đường sắt, đường hàng không.
64
3.2.2. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng xử của các chủ thể trong quá trình vận hành