Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nh ận thức, kỹ năng ứng xử của các chủ thể trong quá trình vậ n hành

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 72 - 74)

GTĐB

Kết quả thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế đã mang lại cho đất nước ta diện mạo mới. Thế và lực của nước ta vững mạnh thêm nhiều; vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên, tạo ra những tiền đề quan trọng để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hóa và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện rõ rệt; dân chủ trong xã hội tiếp tục được mở rộng. Chính trị-xã hội ổn

định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Tuy nhiên, con đường phát triển của đất nước còn gặp nhiều khó khăn, không thể một sớm một chiều có thể

giải quyết tốt các vấn đề về kết cấu hạ tầng giao thông, về phương thức quản lý xã hội… Hơn nữa, nếu chờ phát triển hạ tầng xong mới chuyển biến ý thức, xác lập những chuẩn mực giá trị của văn hoá pháp luật giao thông đường bộ

là quá muộn. Do vậy xây dựng hiểu biết pháp luật ATGT, tự giác giữ gìn kỷ

cương và tuân thủ đạo đức xã hội trong tham gia giao thông của mỗi con người và cộng đồng là việc làm rất cần thiết trong tình hình hiện nay. Từ

chuyển biến về nhận thức sẽ dẫn đến chuyển biến về hành vi, góp phần trong việc kiềm chế và giảm thiểu TNGT, ùn tắc giao thông, tạo môi trường tham gia giao thông thông suốt, lành mạnh, an toàn.

Về phía đội ngũ người thi hành công vụ trong việc bảo đảm trật tự

ATGTĐB, cần tăng cường giáo dục đạo đức công vụ của cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông và người thực thi pháp luật GTĐB khác. Các biện pháp cụ thể: chấn chỉnh lại đội ngũ cảnh sát giao thông; tiến hành kiểm tra kiến thức, sát hạch lại trình độ nghiệp vụ, nâng cao ý thức giác ngộ chính trị của

đội ngũ này; tổ chức, bố trí lại đội ngũ một cách hợp lý, nâng cao năng lực, trách nhiệm, giảm số lượng; có chếđộ chính sách thỏa đáng (nâng lương, tăng phụ cấp…), kịp thời khen thưởng và xử lý vi phạm…

65

Về phía người dân, con người từ lúc bắt đầu cắp sách đến trường cho

đến khi mắt mờ chân yếu là quãng thời gian dài gắn liền với chuyển dịch. Thế

nhưng chuyện giáo dục về văn hóa giao thông, cụ thể là VHPL GTĐB từ xưa tới nay ít được chú trọng, gần đây mới được đưa vào dạy lồng ghép trong chương trình giáo dục công dân các lớp nhỏ nhưng chỉ nặng về hình thức. Còn chuyện khi học lái xe thì còn tệ hơn, người ta chỉ dạy kỹ thuật lái và luật giao thông chứ không thấy có khoản nào nhắc nhở tới cách ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông. Vì vậy, một trong những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao VHPL GTĐB trong thời gian tới là giáo dục, nâng cao nhận thức về

VHPL GTĐB và kỹ năng ứng xử trong quá trình tham gia GTĐB. Việc giáo dục, nâng cao ý thức VHPL GTĐB cần bảo đảm các yêu cầu sau:

Thứ nhất, không chỉ giáo dục, tuyên truyền pháp luật mà còn phải giáo dục tính cách, ý thức, trách nhiệm đạo đức, ứng xử văn hoá và kỹ năng tham gia giao thông, đặc biệt đối với người trẻ tuổi là nam giới, đạo đức nghề

nghiệp cho các tài xế ô tô, tắc xi. Trong lĩnh vực giao thông, bên cạnh sự hiểu biết các quy định pháp luật thì các yếu tố thái độ, tình cảm đạo đức, ý thức trách nhiệm về hành vi của bản thân, nếp sống và tính cách của con người có

ảnh hưởng vô cùng quan trọng. Các phẩm chất này nếu được xây dựng, điều chỉnh thường xuyên bằng những biện pháp phù hợp chắc chắn sẽ góp phần tích cực trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và đặc biệt là sự vi phạm các quy định pháp luật gây thiệt hại về sức khoẻ, tính mạng con người và tài sản. Sự từ tốn, thận trọng, nhường nhịn, khoan thai... mỗi khi tham gia giao thông chính là một trong những điều kiện tối cần thiết để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. Để có được những đức tính này, giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật và kỹ năng tham gia giao thông có tầm quan trọng đặc biệt nhất là đối với tuổi trẻ là nam giới. Cần “ưu tiên” nhiều hơn trong việc phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đối với những đối tượng này.

Thứ hai, cần mở rộng phạm vi các nội dung thông tin nói chung, thông tin liên quan đến lĩnh vực GTĐB nói riêng đến với đông đảo quần chúng nhân

66

dân. Mọi thông tin không thuộc bí mật an ninh, quốc phòng cần được công khai để người dân có điều kiện nắm bắt được các thông tin thực sự chính xác, toàn diện và kịp thời. Vì chỉ trong một bối cảnh mù mờ về thông tin, nhập nhèm về tính minh bạch thì các vi phạm mới dễ dàng xảy ra và mọi toan tính, trục lợi cho cá nhân mới có điều kiện phát sinh, phát tán.

Thứ ba, cần đổi mới cách thức, nội dung, kỹ năng và cả cách đánh giá về giáo dục, tuyên truyền pháp luật giao thông. Điều quan trọng ở lĩnh vực này chính là giáo dục, xây dựng, duy trì ở các cá nhân những tính cách cần thiết trong tham gia giao thông, ít nhất là giữ cho các hành vi của người tham gia giao thông ở trong phạm vi chừng mực. Thực hiện việc giáo dục ATGT trong các nhà trường, các tổ chức đoàn thanh niên, công đoàn; cộng đồng dân cư; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Lồng ghép các nội dung pháp luật, tâm lý, kỹ thuật, văn hoá đạo đức, ca dao, tục ngữ trong tuyên truyền, giáo dục. Trong quá khứ, ông bà ta cũng đã dạy bảo về rèn luyện nếp sống đẹp, chừng mực như: “học ăn, học nói, học gói, học mở”, hay “ đi đâu mà vội, mà vàng, mà vấp phải đá, mà quàng phải dây”; “ăn trông nồi, ngồi trông hướng”...

Một phần của tài liệu Văn hóa pháp luật trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ ở việt nam (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)