Tuy nhiên, hiệu quả chưacao do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông thấp, hệ thống kếtcấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, yếu kém, hiệu lực quản lý nhà nướcQLNN chưa cao.
Trang 1LUËN V¡N TH¹C Sü QU¶N Lý HµNH CHÝNH C¤NG
Chuyªn ngµnh: Qu¶n lý hµnh chÝnh c«ng M· sè: 60 34 82
NG¦êI H¦íNG DÉN KHOA HäC:
TS NguyÔn Minh S¶n
Hµ NéI, N¡M 2011
Trang 2Tôi xin cam đoan bản luận văn thạc sĩ Quản lý Hành chính công với đề
tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” là công
trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫnkhoa học của TS Nguyễn Minh Sản và hoàn thành vào tháng 12 năm 2011 tạiHọc viện Hành chính
Học viên
Ngô Quang Ngọc
Trang 3Tôi xin bày tỏ lòng trân trọng biết ơn đối với lãnh đạo Học viện Hànhchính, các Khoa, Phòng ban trong Học viện, Quý Thầy Cô giáo giảng dạy tạiHọc viện Hành chính.
Đặc biệt trân trọng cảm ơn TS Nguyễn Minh Sản đã tận tình giúp đỡ,hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành đề tài
Xin cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp cùng công tác với tôi ở Thanh tra
Sở giao thông vận tải Hà Nội đã tạo điều kiện về thời gian và sự ủng hộ; lãnhđạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, Công an Thành phố, UBND Thành phố,Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, cung cấp nhiều tưliệu giúp tôi hoàn thành tốt luận văn này
Xin chân thành cảm ơn.
Tác giả
Ngô Quang Ngọc
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 8 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG
BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 81.1.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý nhà nước 81.1.2 Khái niệm, đặc điểm về quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an
toàn giao thông đường bộ 151.1.3 Nội dung quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông
đường bộ 25
1.2 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT
TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 311.2.1 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội 311.2.2 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội 351.2.3 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng 361.2.4 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
nhằm thúc đẩy giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế 37
Trang 5NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 39 2.1 HIỆN TRẠNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI 392.1.1 Đặc điểm, tình hình giao thông 392.1.2 Tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an
toàn giao thông 47
2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ
GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 532.2.1 Những ưu điểm trong quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường bộ 532.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý nhà nước
về bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ 73
Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HÀ NỘI 80 3.1 PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 803.1.1 Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ 803.1.2 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
hướng đến phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội về giao thôngđường bộ 81
Trang 6hướng tới khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giao thông đường
bộ đặc biệt là tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ 83
3.2 CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
843.2.1 Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông
đường bộ và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan 843.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng
dẫn pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ 903.2.3 Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường bộ
933.2.4 Nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 973.2.5 Nâng cao chất lượng an toàn phương tiện giao thông đường bộ 993.2.6 Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện
giao thông cơ giới đường bộ 1003.2.7 Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát; xử lý kịp thời, nghiêm
minh và triệt để mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ 101
KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 PHỤ LỤC
Trang 7ATGT An toàn giao thông
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
QLNN Quản lý nhà nước
TTATGTĐB Trật tự an toàn giao thông đường bộTNGT Tai nạn giao thông
GTĐB Giao thông đường bộ
GTVT Giao thông vận tải
UTGT Ùn tắc giao thông
UBND Uỷ ban nhân dân
XHCN Xã hội chủ nghĩa
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chínhquốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịchquốc tế Qua hai thập kỷ, thực hiện chính sách mở cửa đã thúc đẩy văn hóa,khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế trên địa bàn thành phố HàNội phát triển mạnh mẽ Theo đó, nhu cầu về vận tải hành khách và hàng hóa
đã và đang tăng lên đáng kể Hệ thống đường xá đã và đang được xây dựngmới, nâng cấp, cải tạo đáng kể bằng nhiều nguồn vốn trong nước cũng nhưcác khoản vay từ các quốc gia, tổ chức tài trợ nước ngoài Nhìn chung, kinh
tế, văn hóa - xã hội của thành phố Hà Nội phát triển và mức sống của ngườidân ngày một được nâng cao
Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, sự gia tăng về kinh tế, thu nhập và sựphát triển của kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đã thúc đẩy số lượng phươngtiện cơ giới đường bộ, đặc biệt là ôtô, môtô, xe gắn máy trên địa bàn thànhphố Hà Nội gia tăng một cách nhanh chóng Lưu lượng và khối lượng giaothông đường bộ (GTĐB) trên địa bàn thành phố Hà Nội tăng nhanh kéo theocác vấn đề liên quan như xung đột giao thông, tai nạn giao thông (TNGT), ùntắc giao thông (UTGT) bắt đầu gia tăng Mặt khác, mức độ hiểu biết và ý thứcchấp hành các yêu cầu về an toàn giao thông (ATGT) của người tham gia giaothông của cộng đồng vẫn còn rất thấp Công tác quản lý về an toàn GTĐB củacác cấp chính quyền Thành phố đã được cải thiện rõ rệt nhưng vẫn còn nhữngbất cập, chưa đáp ứng nhu cầu Chính vì vậy, TNGT trên địa bàn thành phố
Hà Nội đã trở thành một vấn đề xã hội nghiêm trọng Tốc độ gia tăng số vụTNGT hàng năm đã được kiềm chế, tuy nhiên số người chết, bị thương vẫncòn ở mức độ cao và tính nghiêm trọng càng gia tăng
Trang 9Nhằm kiềm chế và giảm thiểu TNGT, Chình phủ đã ban hành các Nghịđịnh, và Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã ban hành các Quyếtđịnh quy định thực hiện các biện pháp cấp bách Tuy nhiên, hiệu quả chưacao do ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông thấp, hệ thống kếtcấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, yếu kém, hiệu lực quản lý nhà nước(QLNN) chưa cao.
Sau hơn ba năm thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chínhphủ về một số giải pháp cấp bách kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giaothông và Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 16/8/2007 của Ban thường vụ Thành ủy
về tăng cường các biện pháp bảo đảm trật tự giao thông trên địa bàn thànhphố Hà Nội, tình hình trật tự ATGT đường bộ (TTATGTĐB) trên địa bànthành phố Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, TNGT giảm đáng kể ở cả batiêu chí trong điều kiện phương tiện cơ giới đường bộ tiếp tục tăng nhanh, tuynhiên tình hình diễn biến rất phức tạp, nhất là tai nạn đặc biệt nghiêm trọng và
ùn tắc giao thông trong khu vực nội đô Luật GTĐB đã được sửa đổi năm
2008 và các Nghị định hướng dẫn thi hành đã và đang được sửa đổi ban hành,các quyết định của UBND thành phố Hà Nội cho thấy quyết tâm của Đảng,Nhà nước và Chính quyền thành phố trong việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạothực hiện các giải pháp đồng bộ để nâng cao hiệu lực, hiệu quả của QLNNđối với công tác đảm bảo TTATGTĐB
Bên cạnh đó, những yếu tố đặc thù của địa bàn thành phố Hà Nội (kinh
tế, văn hóa - xã hội, cơ sở hạ tầng, phương tiện, môi trường) góp phần làmcho tình hình đảm bảo TTATGTĐB càng trở lên phức tạp
Để có những giải pháp hiệu quả đòi hỏi phải có một hướng tiếp cậntoàn diện , tổng thể cùng với sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ, các cấp, cácngành, cộng đồng xã hội, các tổ chức khai thác vận tải và người tham gia giaothông, từ việc ban hành luật đến vấn đề kết cấu hạ tầng giao thông, tuyên
Trang 10truyền giáo dục, cưỡng chế thi hành luật v.v, vì vậy, việc nghiên cứu đề tài
“Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” là yêu cầu
tất yếu khách quan, cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn
2 Tình hình nghiên cứu đề tài liên quan đến đề tài luận văn
Tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài: “Nâng cao hiệu
quả QLNN trong việc bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay”, các nhà khoa học tiếp cận theo nhiều cách, với những cấp độ khác
nhau Trong đó, đáng chú ý như:
- Trần Đào: “Tai nạn giao thông đường bộ, thực trạng, nguyên nhân và
giải pháp phòng ngừa của lực lượng cảnh sát giao thông” - Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Bộ, năm 1998 Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một vấn đề vềTNGT, cụ thể là: Khái niệm tai nạn GTĐB; nguyên nhân tai nạn GTĐB; đánhgiá thực trạng tai nạn GTĐB; từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa tainạn GTĐB của lực lượng cảnh sát giao thông
- Mai Văn Đức: “Nghiên cứu tình hình an toàn giao thông đường bộ và
các biện pháp khắc phục”, Luận văn thạc sĩ Khoa học- Kỹ thuật, năm 2000.
Luận văn không nghiên cứu về an toàn GTĐB dưới góc độ của khoa học quản
lý hành chính công mà chỉ tập trung nghiên cứu về an toàn GTĐB dưới góc
độ ứng dụng những thành tựu của khoa học kỹ thuật để quản lý, duy trì vàkhắc phục những hạn chế trong lĩnh vực GTĐB
- Nguyễn Huy Bằng: “Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong
lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay”, Luận văn thạc sĩ Luật học,
năm 2001 Luận văn đã làm rõ lịch sử phát triển tư tưởng pháp chế; khái niệmpháp chế, quan niệm pháp chế trong lĩnh vực GTĐB; tỉnh tất yếu phải tăngcường pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong lĩnh vực GTĐB; thực trạng,phương hướng và giải pháp tăng cường pháp chế trong lĩnh vực GTĐB Nhưvậy, luận văn đã không đề ra mục tiêu nghiên cứu về QLNN về TTATGTĐB
Trang 11- Nguyễn Thị Thanh Thuỷ: “Hoàn thiện QLNN đối với giao thông đô
thị tại thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm
2003 Luận văn không nghiên cứu sâu về QLNN đối với GTĐB mà tập trungxây dựng hệ thống lý thuyết tổng quan về QLNN đối với giao thông đô thị;phân tích thực trạng QLNN về giao thông đô thị tại Hà Nội; từ đó kiến nghịnhững giải pháp QLNN về giao thông đô thị tại Hà Nội
- Trần Văn Quan: “Tăng cường QLNN về vận tải đường bộ - từ thực
tiễn tỉnh Đồng Nai”, Luận văn thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2004.
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung của QLNN về vậntải đường bộ trong nền kinh tế thị trường; phân tích và đánh giá thực trạngQLNN về vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; từ đó đề xuất phươnghướng và giải pháp nhằm tăng cường QLNN về vận tải đường bộ Như vậy,luận văn chỉ nghiên cứu một vấn đề về vận tải đường bộ
- Thạch Như Sỹ: “Phối hợp dịch vụ công cộng và trật tự công cộng
trong QLNN về giao thông đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn
thạc sĩ Quản lý hành chính công, năm 2009 Luận văn chỉ tập trung nghiêncứu cơ sở lý luận, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp về công tácphối hợp giữa dịch vụ công và trật tự công cộng trong QLNN về giao thông
đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội mà không đề cập về TTATGTĐB
Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như:
Lý Huy Tuấn: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3/2003; Nguyễn Thúy Anh: “Đổi mới QLNN về giao
thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số
5/2003; Lê Ngọc Tiến: “Giáo dục pháp luật- biện pháp quan trọng giảm
thiểu tai nạn giao thông đường bộ”, Tạp chí Giao thông vận tải, số 7/2004,
v.v Nhìn chung, những bài viết này chỉ đề cập sơ lược đến một khía cạnhcủa QLNN về GTĐB
Trang 12Tình hình nghiên cứu trên cho thấy, các đề tài, luận văn và bài báotrong chừng mực nhất định đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận vàthực tiễn quan trọng về nâng cao hiệu quả QLNN trong việc bảo đảmTTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội
Tuy vậy, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàndiện, chuyên biệt về nâng cao hiệu quả QLNN trong việc bảo đảmTTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội Luận văn là công trình khoa học
đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và chuyên biệt về: “Nâng cao hiệu
quả QLNN trong việc bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” dưới góc độ Quản lý hành chính công Với kết quả nghiên cứu của
luận văn, hy vọng sẽ góp phần khắc phục những tình trạng nêu trên
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Về mục đích: Luận văn hướng tới là sáng tỏ cơ sở lý luận và thực trạng
QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay
để đưa ra phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quảQLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội trongthời gian tới
Về nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo đảmTTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua việc làm rõ khái niệm,đặc điểm, nội dung và vai trò của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB
- Đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân hạn chế hiệu quả củaQLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm
2001 đến nay
- Xác định các phương hướng và đề xuất hệ thống giải pháp cơ bảnnhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn HàNội trong thời gian tới
Trang 134 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận văn là tổng quát hoạt
động QLNN trong lĩnh vực bảo đảm TTATGTĐB trên các mặt về xây dựng,ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản QLNN về TTATGTĐB; việc xử lýcác hành vi vi phạm TTATGTĐB của các cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộcchủ thể và đối tượng của QLNN về TTATGTĐB trên địa bàn thành phố HàNội trong giai đoạn hiện nay và những năm tiếp theo
Về phạm vi: Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hiệu quả QLNN trong
bảo đảm TTATGTĐB Vấn đề này được tiếp cận dưới góc độ của khoa họcQuản lý hành chính công, vì thế luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về QLNNtrong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội của các cơ quanquản lý hành chính nhà nước trong mối liên hệ với QLNN về TTATGTĐBcủa các cơ quan nhà nước nói chung từ năm 2001 đến nay
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Chủ nghĩaMác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về QLNN; bám sát chủ trương, đường lốicủa Đảng về nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB, đặc biệt
là Nghị quyết số 15 về mở rộng địa giới hành chính Thủ đô đã được Quốc hộinước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/5/2008
Trên cơ sở đó, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể nhưthống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh và dự báo để chọn lọc những tri thứckhoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn QLNN về TTATGTĐB
6 Đóng góp mới của luận văn
Trên bình diện Quản lý hành chính công, luận văn bước đầu chỉ đạt đượcmột số điểm mới sau:
- Xây dựng khái niệm QLNN về TTATGTĐB, làm rõ đặc điểm và nộidung QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB
Trang 14- Xác định vai trò của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB.
- Đánh giá một cách tương đối toàn diện về QLNN trong bảo đảmTTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội từ năm 2001 đến nay Đề xuất hệthống giải pháp cơ bản, toàn diện nhằm nâng cao hiệu quả QLNN trong bảođảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian tới
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Thông qua việc làm rõ thực trạng QLNN trong bảo đảm TTATGTĐBtrên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay- những thành tựu, hạn chế và nguyênnhân Luận văn góp phần khẳng định nhu cầu thực tiễn phải nâng cao hiệulực, hiệu quả QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố HàNội hiện nay và những năm tiếp theo
Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm một số vấn
đề lý luận về QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố HàNội Do đó, làm phong phủ thêm lý luận về Quản lý hành chính công Luậnvăn là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền QLNN vềTTATGTĐB, cho cán bộ, công chức có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luậttrong lĩnh vực GTĐB Ngoài ra, luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảocho việc nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến giáo dục pháp luật về GTĐB
8 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,luận văn được kết cấu thành 3 chương, 8 tiết
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.1.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý nhà nước
1.1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước
Thuật ngữ “quản lý” có nhiều nghĩa khác nhau Theo Từ điển Tiếng Việt
“quản lý” được hiểu dưới hai khía cạnh: một là, trông coi và giữ gìn theo những yêu cầu nhất định; hai là, Tổ chức và điều khiển các hoạt động theo
những yêu cầu nhất định” [34, tr.72] Theo sách gốc và nghĩa từ Việt thôngdụng quản lý được hiểu là “trông nom, sửa sang, sắp đặt công việc” [34, tr.95]
Như vậy, thuật ngữ “quản lý” có nhiều cách diễn đạt khác nhau tùytheo góc độ tiếp cận Các nhà điều khiển học đưa ra quan niệm chung: “quản
lý là sự tác động định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa
và hướng nó phát triển phù hợp với những quy định nhất định” [34, tr.83].Trong khái niệm này, sự tác động có định hướng được hiểu là sự tác động cótính kế hoạch của người quản lý vào bất kỳ một thời điểm nào đó, hướng đếnđối tượng là một hệ thống nào đó” Hệ thống được xác định là “tập hợp nhiềuyếu tố, đơn vị cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ vớinhau chặt chẽ, làm thành một thể thống nhất” [22, tr.18]
Xuất phát từ tính kế hoạch của người quản lý nên sự tác động được xácđịnh mục đích rõ ràng là nhằm trật tự hóa một hệ thống bất kỳ nào đó Do vậy
có thể nhận thấy, trước khi có tác động quản lý thì các yếu tố, các đơn vị củamột hệ thống đang ở trạng thái tự nhiên, tự phát, chưa được sắp đặt thứ bậc
Trang 16Nhưng dưới tác động của người quản lý thì các yếu tố, đơn vị được đặt vàomột vòng trật tự theo ý chí của người quản lý Vị trí, vai trò của người quản lýthể hiện rõ qua việc có trật tự hóa được hệ thống đó hay không Ngoài ra,người quản lý còn phải biết hướng hệ thống đó phát triển theo những quy địnhnhất định Như vậy, người quản lý đóng vai trò thức đẩy, hoạch định, khơigợi, phát huy “tính trội” của từng yếu tố, đơn vị, đồng thời hạn chế, ngănngừa, loại trừ những “tác hại” của các yếu tố, đơn vị cản trở tính thống nhấtcủa hệ thống.
Trong quản lý xã hội nói chung và quản lý quá trình lao động sản xuất,các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ rõ, quản lý là một dạnghoạt động - một hiện tượng tất yếu trong xã hội loài người C.Mác cho rằng:
“quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trìnhlao động” [7, tr.29-30] và “Lao động giám sát và quản lý cần thiết ở tất cảnhững nơi mà hoạt động sản xuất trực tiếp có hình thức của một quá trìnhphối hợp mang tính xã hội chứ không phải là lao động riêng lẻ của nhữngngười sản xuất độc lập” [6, tr.432] Ăngghen khẳng định: “quản lý là tất yếukhi nhiều người cần hoạt động chung với nhau, khi có sự hiệp tác của một sốngười, khi có sự phối hợp của nhiều người” [8, tr.33-34] Nghĩa là, ở đâu có
sự hợp tác của nhiều người, ở đó xuất hiện nhu cầu quản lý Do đó, chức năngquản lý là chức năng của một “nhạc trưởng” thể hiện ở sự điều hòa nhữnghoạt động cá nhân
Quản lý quá trình xã hội để “trật tự hóa” xã hội là một quá trình phứctạp, đa dạng và nhiều biến động Các yếu tố “chủ thể quản lý”, “đối tượngquản lý”, “khách thể” của quản lý xã hội luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi từthực tiễn cần được làm rõ về mặt lý luận
Chủ thể của quản lý xã hội là con người hay tổ chức của con người.Hoạt động do chủ thể quản lý tiến hành là hoạt động quản lý Đối tượng của
Trang 17quản lý xã hội là các quan hệ xã hội mà chủ thể quản lý tác động tới Suy chocùng quản lý xã hội là quản lý con người Mà yếu tố con người trong các quan
hệ xã hội lại là “đối tượng bị quản lý” Như vậy, đối tượng của quản lý xã hội
là con người hay tổ chức của con người bị quản lý và khách thể của quản lý
Từ khi xã Nhà nước xuất hiện, bộ phận quản lý cơ bản và quan trọngnhất do Nhà nước với tư cách là một tổ chức quyền lực thực hiện mang tínhnhà nước được gọi là QLNN Quyền lực trong QLNN có bản chất khác vớiquyền lực xã hội, mang tính chất nhà nước do pháp luật quy định và đượcđảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của Nhà nước Nhưng quản lý xã hộikhông chỉ do Nhà nước mà còn do tất cả các bộ phận cấu thành khác của hệthống chính trị thực hiện Như vậy, quản lý xã hội là một khái niệm rộng, bao
hàm hai nội dung: 1) quản lý các công việc của Nhà nước - phần quản lý xã
hội do Nhà nước đảm nhiệm; 2) quản lý các công việc có tính xã hội - phầnquản lý còn lại do các tổ chức xã hội, tổ chức tư nhân, gia đình v.v thựchiện
Theo nghĩa rộng, QLNN được thực hiện bởi tất cả các cơ quan nhànước, có thể do các tổ chức chính trị - xã hội, đoàn thể quần chúng và nhândân trực tiếp thực hiện nếu được Nhà nước ủy quyền, trao quyền thực hiệnchức năng của Nhà nước theo quy định của pháp luật Theo nghĩa hẹp, hoạt
Trang 18động QLNN là hoạt động chấp hành và điều hành của Nhà nước hay còn gọi
là hoạt động quản lý theo ý nghĩa vốn có của nó Hiểu theo nghĩa hành pháp,hoạt động QLNN chủ yếu được thực hiện bởi hệ thống cơ quan hành chính nhànước, đó là Chính phủ, các bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân(UBND) các cấp Các cơ quan này thành lập để chuyên thực hiện hoạt độngquản lý hành chính nhà nước và trong thực tiễn được gọi là cơ quan quản lýhành chính nhà nước
Bản chất của hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thể hiệnthông qua hoạt động lập quy và hành chính Hoạt động lập quy thể hiện ởviệc cụ thể hóa luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội Hành chính là hoạtđộng chỉ đạo, quản lý của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý Tronghoạt động này, chủ thể quản lý áp dụng các biện pháp tổ chức- pháp lý bằngviệc ban hành các văn bản pháp quy và văn bản cá biệt Hoạt động lập quy
và hành chính xuất phát từ đặc thù của hoạt động quản lý hành pháp nhằmthực hiện quyền lực nhà nước trong quản lý xã hội
Mỗi Nhà nước luôn gắn với một thiết chế xã hội nhất định theo phạm vikhông gian và thời gian, do vậy đặc tính QLNN sẽ thay đổi tùy theo bản chấtcủa chế độ chính trị và trình độ phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc giatrong từng thời kỳ So với hoạt động của các chủ thể khác trong xã hội,QLNN có những điểm khác biệt cơ bản sau đây:
- Chủ thể QLNN là các cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức cóthẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao Những chủ thểnày tham gia vào quá trình tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước về lập pháp
và hành pháp theo luật định
- Đối tượng của QLNN bao gồm tất cả các tổ chức, cá nhân sinh sống
và hoạt động sản xuất kinh tế, văn hóa, xã hội trong phạm vi lãnh thổ quốcgia; các nguồn tài nguyên thiên nhiên và xã hội được khai thác sử dụng vào
Trang 19quá trình cung cấp các sản phẩm theo nhu cầu xã hội.
- QLNN có tính toàn diện, bao gồm các lĩnh vực chủ yếu của đời sống
xã hội như chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng và ngoạigiao, v.v
- QLNN mang tính quyền lực nhà nước, sử dụng công cụ pháp luật,chính sách, kế hoạch để quản lý xã hội
- Mục tiêu QLNN là bảo đảm, bảo vệ sự ổn định và phát triển xã hộibền vững, thực hiện công bằng xã hội, mọi người có cuộc sống ấm no, tự do.hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện
Từ những đặc tính trên, có thể khái quát: Quản lý nhà nước là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt và chủ yếu nhất, là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước, được Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội, các hành vi của cá nhân, tổ chức, có sức mạnh và hiệu lực do các cơ quan nhà nước, công chức trong bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phục vụ công, duy trì sự ổn định và phát triển bền vững xã hội.
1.1.1.2 Nguyên tắc quản lý nhà nước
Ở Việt Nam, để QLNN bảo đảm hiệu lực và hiệu quả, cần quán triệtcác nguyên tắc sau:
Thứ nhất, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong quản lý nhà nước
Cội nguồn sâu xa mang tính quy luật của cách mạng Việt Nam, củanguyên tắc này đã từng được thừa nhận Chính vì vậy, Điều 4 Hiến pháp năm
1992 quy định: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp côngnhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhândân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HồChí Minh, là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội Mọi tổ chức Đảng hoạtđộng trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật” [24, tr.14] Nội dung của
nguyên tắc này thể hiện: một là, Đảng lãnh đạo QLNN bằng việc đưa ra
Trang 20những chủ trương, đường lối chính sách của mình về các lĩnh vực khác nhaucủa QLNN Các Nghị quyết của các cấp ủy đảng là những cơ sở quan trọng
để các chủ thể QLNN có thẩm quyền thể chế hóa thành pháp luật thực thitrong QLNN Để thực hiện nghị quyết này, phải thông qua hàng loạt nhữnghoạt động mang tính quyền lực nhà nước của các chủ thể QLNN Thông quanhững hoạt động này, chủ trương của Đảng sẽ được thấm sâu vào các lĩnh
vực QLNN Hai là, Đảng lãnh đạo QLNN thông qua công tác cán bộ Đảng
đào tạo, lựa chọn, giới thiệu cán bộ cho cơ quan QLNN Chính vì vậy, Điều 4Pháp lệnh cán bộ, công chức quy định: “công tác cán bộ, công chức đặt dưới
sự lãnh đạo thống nhất của Đảng ” [24, tr.9] Ba là, Đảng lãnh đạo QLNN
thông qua hình thức kiểm tra Đây là kiểm tra việc thực hiện chủ trương,đường lối, chính sách của Đảng Việc kiểm tra nhằm đánh giá tính hiệu quả,tính thực tế của những chủ trương, đường lối, chính sách mà Đảng đã đề ra.Trên cơ sở đó phát huy mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế trong công táclãnh đạo QLNN
Ngoài ra, sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động QLNN còn thực hiệnthông qua uy tín, vai trò của các tổ chức đảng, đảng viên Việc nghiêm chínhchấp hành pháp luật được coi là kỷ luật của tổ chức đảng
Thứ hai, tập trung dân chủ trong quản lý nhà nước
Tập trung dân chủ là nguyên tức trong tổ chức và hoạt động của Nhànước ta cho nên hoạt động QLNN đương nhiên cũng phải tuân thủ nguyên tắcnày Điều 6 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Quốc hội, Hội đồng nhân dân vàcác cơ quan khác của Nhà nước đều tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tậptrung dân chủ” [24, tr.7] Nguyên tắc này bảo đảm mối quan hệ chặt chẽ vàtối ưu giữa tập trung và dân chủ, vừa đảm bảo sự tập trung trên cơ sở dân chủ,vừa đảm bảo mở rộng dân chủ dưới sự lãnh đạo của tập trung Tập trung làthâu tóm quyền lực nhà nước và chủ thể quản lý điều hành, chỉ đạo việc thực
Trang 21hiện pháp luật Dân chủ là việc mở rộng quyền cho đối tượng quản lý nhằmphát huy trí tuệ tập thể trong hoạt động quản lý, phát huy khả năng tiềm tàngcủa đối tượng quản lý trong quá trình thực hiện pháp luật.
Như vậy, nếu chỉ lãnh đạo tập trung trong QLNN mà không mở rộngdân chủ thì dễ dẫn đến vi phạm quyền của công dân, quan liêu, hách dịchtham nhũng, cửa quyền có điều kiện để phát triển Ngược lại, nếu không lãnhđạo tập trung thống nhất trong QLNN thì sẽ dẫn đến tình trạng tùy tiện, vôchính phủ, cục bộ địa phương trong QLNN
Nguyên tắc tập trung dân chủ trong QLNN có biểu hiện rất phong phú, đadạng trong moi lĩnh vực Có thể thấy sự biểu hiện đó trong sự phụ thuộc của cơquan QLNN (cơ quan hành chính nhà nước) vào cơ quan quyền lực nhà nướccùng cấp; trong sự phục tùng của cấp dưới đối với cấp trên, địa phương đối vớitrung ương; trong sự phân cấp quản lý; trong sự phụ thuộc hai chiều của cơ quanQLNN ở địa phương và sự hướng về cơ sở của các cơ quan QLNN
Tuy nhiên, phải thừa nhận hiện nay chúng ta còn lúng túng trong việcvận dụng nguyên tắc này vào QLNN làm cho hiệu lực và hiệu quả QLNNchưa được nâng cao một cách đáng kể, kỷ luật, kỷ cương trong QLNN cònlỏng lẻo
Thứ ba, Bảo đảm pháp chế trong quản lý nhà nước
Đây là nguyên tắc cơ bản nhất của QLNN của các nhà nước đương đại.Không tuân theo nguyên tắc này thì cũng đồng nghĩa với việc nhà nước khôngquản lý xã hội bằng pháp luật
Điều 12 Hiến pháp 1992 quy định: “Nhà nước quản lý xã hội bằngpháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa” [24, tr.17].Nguyên tắc này đòi hỏi từ phía nhà nước (chủ thể quản lý) phải không nhữngxây dựng và hoàn thiện hệ thông pháp luật Các cơ quan hành chính, đặc biệt
là Chính phủ phải làm theo pháp luật Theo Hiến pháp, chính phủ phải chịu sự
Trang 22giám sát của Quốc hội và các cơ quan tư pháp Pháp luật là cơ sở, căn cứ tổchức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước Các cơ quan nàytrong tổ chức và hoạt động không được vượt quá phạm vi mà pháp luật đãquy định Các quyết định hành chính của các cơ quan hành chính và côngchức, viên chức hành chính đều phải phù hợp với pháp luật Còn đối với cácđối tượng bị quản lý (không phải là cơ quan, cán bộ công chức, viên chức nhànước) được làm tất cả những gì mà nhà nước không cấm Tuy nhiên, nhữngviệc được làm cần phải thực hiện theo sự hướng dẫn, quy định của nhà nước.Nói một cách toàn diện “pháp chế xã hội chủ nghĩa là chế độ thực hiện phápluật nghiêm minh, thống nhất và tự giác của các cơ quan nhà nước, các tổchức chính trị - xã hội, đơn vị kinh tế, lực lượng vũ trang, cán bộ, công chứcnhà nước và mọi công dân” Quản lý nhà nước là một công việc phức tạp diễn
ra ở nhiều lĩnh vực khác nhau Để đảm bảo thực hiện nguyên tắc pháp chế xãhội chủ nghĩa trong QLNN có nghĩa là phải thực hiện đầy đủ các yêu cầu đốivới từng lĩnh vực hoạt động khác nhau Đây là điều kiện không thể thiếu đểđảm bảo hiệu quả QLNN
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm về quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, việcphát triển GTĐB và bảo đảm TTATGTĐB có ý nghĩa quan trọng trong việcđẩy mạnh CNH, HĐH đất nước Đây là một lĩnh vực hoạt động tất yếu, rộnglớn và hết sức phức tạp Có thể nói, TTATGTĐB là đối tượng quản lý củamọi nhà nước Từ những vấn đề lý luận về QLNN trên đây sẽ được cụ thể hóatrong QLNN về bảo đảm TTATGTĐB
1.1.2.1 Giao thông và giao thông đường bộ
Khi nói đến giao thông là nói đến “việc đi lại từ nơi này đến nơi khác
Trang 23của người và phương tiện chuyên chở” [15, tr.378].
Giao thông là đòi hỏi có tính tất yếu, cần thiết của quá trình phát triểnđời sống xã hội ở mỗi thời đại và mỗi quốc gia Sự phát triển của giao thôngmang tính lịch sử và phụ thuộc vào trình độ phát triển của kinh tế, khoa học -công nghệ nhất định
Lịch sử phát triển của xã hội loài người có thể nói từ khi còn sơ khaiđến xã hội văn minh ngày nay đều gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông
mà trước hết là GTĐB, sau đó mới phát triển các loại hình giao thông khácnhư giao thông đường thủy, giao thông đường sắt, giao thông đường không
Theo Từ điển Tiếng Việt, đường bộ được hiểu là “đường đi trên đất liền
dùng cho người đi bộ và xe cộ [22, tr.346] Luật GTĐB năm 2008 có địnhnghĩa: “đường bộ gồm đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường
bộ” Như vậy, GTĐB được hiểu là việc đi lại từ nơi này đến nơi khác của
người và phương tiện chuyên chở trên đường, cầu đường bộ, hầm đường bộ, bến phà qua sông, suối nối đường bộ.
GTĐB là một hiện tượng xã hội có xu hướng biến động mạnh mẽ ở hầuhết các quốc gia GTĐB và phát triển GTĐB đang được xem xét ở nhiều góc
độ kinh tế - xã hội, chính trị dưới sự tác động của sự phát triển khoa học - kỹthuật tiên tiến Ở đây, dưới góc độ quản lý hành chính công hiện tượng GTĐBđang đặt ra những vấn đề sau đây:
Thứ nhất, GTĐB là một nhu cầu tự nhiên của xã hội người Nhưng
từng cá thể con người, tổ chức người nhất định không thể tự lo để thỏa mãnnhu cầu của mình Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế thị trường,chỉ có Nhà nước mới có thể xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB Mặc dù, ở mức
độ nào đó, Nhà nước phải huy động sức dân, nhưng trách nhiệm thuộc về Nhànước Trách nhiệm này mang tính pháp lý được quy định trong chức năng,
Trang 24nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ hai, các quan hệ xã hội diễn ra trong lĩnh vực GTĐB là đối tượng
quản lý của Nhà nước Nhà nước kiểm soát, hướng dẫn, điều chỉnh cácQHXH để các quan hệ này diễn ra “trong vòng trật tự”
Thứ ba, các quan hệ xã hội phát sinh trong GTĐB diễn ra bởi nhiều chủ
thể với những mục đích kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh khác nhau và cầnđược định chế hóa, quy phạm hóa và tiến tới pháp điển hóa Các quan hệ xãhội trong lĩnh vực GTĐB cũng như vậy, kết quả của quá trình định chế hóa,quy phạm hóa, pháp điển hóa là Luật GTĐB năm 2001 ra đời
Tóm lại, từ vai trò tất yếu của GTĐB và những vấn đề QLNN nêu trên
là cơ sở, có tính điều kiện để nghiên cứu khái niệm về TTATGTĐB và QLNNtrong bảo đảm TTATGTĐB
1.1.2.2 Trật tự an toàn giao thông đường bộ
Trên thực tế, còn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về TTATGTĐB
Có ý kiến cho rằng: TTATGTĐB là sự bảo đảm cho mọi hoạt động giaothông được trật tự, an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt và mỹ quan môitrường; hạn chế thấp nhất các vi phạm Luật Giao thông và các quy phạm phápluật về trật tự ATGT, kiềm chế tai nạn giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do tainạn giao thông gây ra
Một quan niệm khác cho rằng: “TTATGTĐB là việc chấp hành triệt đểnhững yêu cầu về kỹ thuật, quản lý đối với các công trình giao thông vàphương tiện giao thông, quy định đối với người tham gia giao thông khi hoạtđộng trên đường bộ, là cho giao thông được trật tự, an toàn, thông suốt, thuậntiện”[22, tr.6-7]
Theo Từ điển Bách khoa Công an nhân dân thì “TTATGTĐB là hệ
thống các mối quan hệ xã hội được hình thành và điều chỉnh bởi các quyphạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải công cộng mà mọi người
Trang 25tham gia giao thông phải tuân theo để đảm bảo hoạt động giao thông thôngsuốt, trật tự an toàn, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông, gây thiệt hại vềngười và tài sản” [22, tr.30].
Như vậy, có thể quan niệm: Trật tự an toàn giao thông đường bộ là
hoạt động giao thông được điều chỉnh bằng một hệ thống quy phạm pháp luật bắt buộc mọi chủ thể tham gia giao thông phải tuyệt đối tuân theo nhằm hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra, bảo đảm an toàn cho người và tài sản khi tham gia giao thông; hạn chế ùn tắc giao thông, bảo đảm giao thông được tiện lợi, có hiệu quả, tiết kiệm được các cước phí vận chuyển, thời gian trên đường; đảm bảo được yêu cầu mỹ quan giao thông đô thị, chống ô nhiễm môi trường.
TTATGTĐB là việc các đối tượng tham gia giao thông thực hiệnnghiêm chỉnh các quy định pháp luật về GTĐB do Nhà nước ban hành nhằmbảo đảm GTĐB được thông suốt; người, hàng hóa, phương tiện tham gia giaothông không bị xâm hại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa và nhucầu đi lại của nhân dân, góp phần ngăn ngừa hành vi vi phạm pháp luật, đấutranh phòng chống tội phạm trên các tuyến đường và ở từng địa bàn
TTATGTĐB là vấn đề xã hội gắn liền với cuộc sống con người, bảođảm sự tồn tại và phát triển của con người Xã hội càng hiện đại, văn minh,yêu cầu về bảo đảm TTATGTĐB càng cao TTATGTĐB được bảo đảm thểhiện ở việc người, phương tiện, hang hóa tham gia giao thông không bị xâmhại; mọi hoạt động giao thông được tiến hành nhanh chóng, thuận tiện; bảođảm hiệu quả, tiết kiệm và trật tự an toàn vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị.Nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, khi mà độ an toàn, chi phí trong lưuthông vận chuyển đã kết tinh thành giá cả hàng hóa thì TTATGTĐB còn đượcxem là tiêu chí quan trọng để xem xét việc có quyết định đầu tư kinh doanh
Trang 26và mở rộng sản xuất hay không.
1.1.2.3 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ
a Khái niệm
Hoạt động QLNN nói chung và QLNN trong một lĩnh vực cụ thể nào
đó có thể bằng nhiều phương pháp, cách thức khác nhau Phổ biến là quản lýbằng phương pháp hành chính, phương pháp kế hoạch chính sách, phươngpháp kinh tế và phương pháp tư tưởng Nhưng tựu chung, Nhà nước nào cũngdùng pháp luật như một công cụ, là chuẩn mực khách quan để đánh giá hiệulực, hiệu quả của QLNN, đồng thời là phương pháp chủ yếu để quản lý xãhội Tuy nhiên, pháp luật không phải là tuyệt đối, do vậy không được tuyệtđối hóa vai trò của pháp luật trong QLNN
QLNN trong bảo đảm TTANGTĐB là hoạt động mang tính chất quyềnlực của cơ quan hành chính nhà nước, nhằm tạo ra các điều kiện để xác lập,duy trì và ổn định các quan hệ về giao thông, theo quy định của pháp luật vềTTANGTĐB Đây là một hoạt động có vai trò, vị trí rất quan trọng trong lĩnhvực an ninh trật tự Bởi vì, TNGT hàng ngày vẫn xảy ra đã và đang là mộthiểm họa không chỉ đối với nước ta mà còn là hiểm họa chung đối với tất cảcác quốc gia trên thế giới
QLNN trong bảo đảm TTANGTĐB là hoạt động chấp hành và điềuhành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền,được tiến hành trên cơ sở pháp luật, nhằm bảo vệ trật tự ATGT QLNN trongbảo đảm TTANGTĐB được tiến hành trên các lĩnh vực: ban hành các văn bảnquy phạm pháp luật về TTANGTĐB; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục phápluật về GTĐB; quản lý quy tắc GTĐB; quản lý kết cấu hạ tầng GTĐB; quản
lý phương tiện tham gia GTĐB; quản lý người điều khiển phương tiệnGTĐB; quản lý vận tải đường bộ; tuần tra kiểm soát giao thông; chỉ huy điều
Trang 27khiển giao thông; thanh tra, kiểm tra và xử lý TNGT
QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB được thực hiện bởi cơ quan hànhchính nhà nước, do đó cũng phải tuân theo những nguyên tắc sau: 1) cácnguyên tắc chính trị - xã hội, gồm nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nguyên tắc nhândân lao động tham gia vào quản lý, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắcbình đẳng giữa các dân tộc, nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa; 2) cácnguyên tắc mang tính tổ chức, gồm nguyên tắc quản lý theo địa phương,nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với nguyên tắc quản lý theo chức năng
và phối hợp quản lý liên ngành
Đối tượng của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB cũng hết sức đadạng và phong phú, song như trên đã phân tích, về thực chất, đối tượng củaquản lý ở đây cũng chính là con người trong việc thực hiện các nguyên tắcnhằm bảo đảm TTATGTĐB, các hành vi nghiêm cấm, cụ thể:
Về quy tắc GTĐB: gồm các quy tắc chung, hệ thống báo hiệu đường
bộ, chấp hành báo hiệu đường bộ, tốc độ và khoảng cách giữa các xe, sử dụnglàn đường, quy định vượt xe; chuyển hướng xe; lùi xe; tránh vượt xe; dừngxe; đỗ xe trên đường trong và ngoài đô thị; quyền ưu tiên của một số xe; quaphà; qua cầu phao; nhường đường tại những nơi giao nhau; đi trên đoạnđường giao với đường sắt; giao thông trên đường cao tốc; giao thông tronghầm đường bộ; bảo đảm tải trọng và khổ giới hạn của đường bộ; xe kéo và xekéo rơ moóc; người điều khiển người ngồi trên xe môtô, xe gắn máy; ngườiđiều khiển và người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác, người
đi bộ; người tàn tật, người già yếu tham gia giao thông; người điều khiển, dẫndắt súc vật đi trên đường bộ; các hoạt động khác trên đường bộ; sử dụngđường phố đô thị; tổ chức giao thông và điều khiển giao thông; trách nhiệmcủa cá nhân, cơ quan, tổ chức khi xảy ra TNGT
Về phương tiện tham gia GTĐB: điều kiện tham gia giao thông của xe
cơ giới; cấp, thu hồi đăng ký và biển số xe cơ giới; bảo đảm tiêu chuẩn chất
Trang 28lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới tham gia GTĐB;điều kiện tham gia giao thông của xe thô sơ; điều kiện tham gia giao thôngcủa xe máy chuyên dùng.
Về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB: điều kiện của ngườilái xe cơ giới tham gia giao thông; giấy phép lái xe; tuổi và sức khỏe củangười lái xe; đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe; điều kiện củangười điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông; điều kiện củangười điều khiển xe thô sơ tham gia giao thông
Khách thể của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB ở đây chính là “cái”
mà chủ thể quản lý dự định trước và hướng toàn bộ quá trình quản lý vào đó
Có thể thấy, khách thể của QLNN trong lĩnh vực bảo đảm TTATGTĐB chính
là trật tự quản lý được thiết lập trên lĩnh vực đó, nhằm mục đích đảm bảophục vụ hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu của nềnkinh tế và xã hội
Từ sự phân tích trên đây, có thể quan niệm: Quản lý nhà nước trong
bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho quản lý, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, thiết lập và duy trì trật tự an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế
b Đặc điểm
Từ quan niệm QLNN và QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB có thể rút
ra một số đặc điểm chung sau đây:
Thứ nhất, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB là hành vi quản lý của các cơ quan nhà nước, các cán bộ, công chức, viên chức nhà nước được pháp luật quy định
QLNN về TTATGTĐB là một trong những nội dung quan trọng của
Trang 29QLNN về GTĐB Việc tổ chức, thực hiện những nội dung và yêu cầu QLNN
về TTATGTĐB được tiến hành công khai, thống nhất, đồng bộ bởi các cơquan nhà nước, người có thẩm quyền dựa trên cơ sở các quy định của phápluật Do đó, trong quá trình tổ chức, thực hiện cần có sự phối hợp đồng bộ,thống nhất của nhiều ngành, nhiều lực lượng khác nhau, thậm trí của cả hệthống chính trị
Xuất phát từ đặc điểm của các quan hệ xã hội trong lĩnh vực bảo đảmTTATGTĐB rất đa dạng, đặc biệt đây là một môi trường “động” so với cáclĩnh vực hoạt động khác Hiện tượng ùn tắc GTĐB và tai nạn GTĐB gây tổnthất về người và phương tiên rất dễ xảy ra Vì vậy, việc điều chỉnh các quan
hệ GTĐB không thể hô hào chung chung hoặc chỉ dừng lại ở những chínhsách, kế hoạch, v.v Pháp luật phải là công cụ chủ yếu để chỉ đạo hành vi củacác chủ thể tham gia giao thông và những chủ thể quản lý hành chính nhànước trong lĩnh vực bảo đảm TTATGTĐB Pháp luật phải có trước một bước
và pháp luật phải quy định về quy tắc GTĐB; hệ thống báo hiệu đường bộ;các điều kiện đảm bảo an toàn GTĐB của kết cấu hạ tầng; phương tiên vàngười tham gia giao thông; hoạt động vận tải đường bộ,v.v…
Thứ hai, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB mang tính quyền lực nhà nước nhưng với mục đích đảm bảo phục vụ hoạt động xã hội và hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế và xã hội
Tính quyền lực nhà nước trong bảo đảm TTATGTĐB thể hiện ở chỗhoạt động QLNN ở lĩnh vực này được tiến hành bởi nhiều cơ quan nhà nước,với những thẩm quyền khác nhau cùng tham gia bảo đảm TTATGTĐB Đó làChính phủ, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các cấp.Ngoài ra, còn có những cơ quan khác giữ vai trò phối hợp như Mặt trận Tổquốc Việt Nam, Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Giáo dục và Đàotạo, cơ quan thông tin đại chúng, v.v Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trang 30trong bảo đảm TTATGTĐB căn cứ vào các quy định của pháp luật đề ra cácquyết định, mệnh lệnh có tính chất bắt buộc cho các đối tượng quản lý nhằmđảm bảo, duy trì thường xuyên TTATGTĐB Vì thế, hoạt động phối hợp củacác cơ quan nhà nước trong bảo đảm TTATGTĐB vừa là yêu cầu, vừa làphương thức để thực hiện mục tiêu QLNN, đây chính là một trong những điềukiện tiên quyết để nâng cao hiệu lực, hiệu quả QLNN
Bên cạnh đó, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB còn có tác động rấtlớn đến đời sống xã hội và phát triển kinh tế; có mục đích đảm bảo phục vụhoạt động xã hội và hoạt động kinh tế, đáp ứng các nhu cầu của nền kinh tế và
xã hội GTĐB thông suốt, an toàn, tiện lợi là tiền đề quan tọng để thúc đẩysản xuất phát triển, hàng hóa đỡ khan hiếm, đắt đỏ, nguyên, nhiên, vật liệuđược cung cấp đầy đủ, giao lưu kinh tế giữa các vùng được đẩy mạnh, v.v nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, giáo dục, y tế sẽ sôi động hơn
Thứ ba, việc thực thi QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB chủ yếu do các
cơ quan hành chính nhà nước và do cán bộ, công chức, viên chức hành chính tiến hành các hoạt động áp dụng pháp luật
Các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức hành chính nhànước căn cứ vào thẩm quyền, trình tự, thủ tục đã được pháp luật quy định mà
tổ chức cho các chủ thể bị quản lý thực hiện những quy định pháp luật hoặc tựmình căn cứ vào thẩm quyền được pháp luật cho phép để ban hành các quyếtđịnh, hoặc chấp nhận hay bãi bỏ yêu cầu của những đối tượng bị quản lý.Trong hoạt động áp dụng pháp luật thì chủ thể quản lý chỉ được làm những gìkhi pháp luật quy định, phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, tránh tìnhtrạng cửa quyền, lạm quyền, sách nhiễu các chủ thể tham gia GTĐB
Thứ tư, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB thể hiện và quy định người tham gia giao thông không được làm những gì mà pháp luật cấm và được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm, nhưng với những điều kiện được
Trang 31quy định rất khắt khe đó là hàng loạt các điều kiện đảm bảo TTATGTĐB.
QLNN về TTATGTĐB là lĩnh vực quản lý hết sức phức tạp, bởi vìhoạt động giao thông có tính xã hội rộng lớn, phổ biến nhất, phương tiện giaothông rất đa dạng, người tham gia giao thông có đủ mọi thành phần, ở nhiềulứa tuổi Trong khi đó, trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật nóichung và pháp luật về TTATGTĐB nói riêng của đại đa số người tham giagiao thông còn thấp Để đảm bảo TTATGTĐB, tránh ùn tắc GTĐB, tai nạnGTĐB và tổn thất do tai nạn GTĐB gây ra, pháp luật GTĐB quy định ngườitham gia GTĐB không được làm những gì mà pháp luật cấm, hoặc nghiêmcấm Chẳng hạn, cấm vượt xe trên cầu hẹp có một làn xe, dưới gầm cầu vượt,đường vòng, đường dốc, nơi đường giao nhau, đường bộ giao cắt đường sắt,v.v hoặc những hành vi bị nghiêm cấm như phá hoại công trình đường bộ,
sử dụng lòng đường, hè phố trái phép; đua xe, tổ chức đua xe trái phép, lái xe
mà sử dụng chất ma túy, lái xe chạy quá tốc độ quy định, gây tai nạn rồi bỏtrốn trách nhiệm, v.v
Tuy vậy, người tham gia giao thông được làm tất cả những gì pháp luậtkhông cấm nhưng với những điều kiện hết sức khắt khe do pháp luật quy định
cụ thể Chẳng hạn, pháp luật GTĐB không cấm người tập lái xe ôtô tham giaGTĐB nhưng với điều kiện là phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viênbảo trợ tay lái
Thứ năm, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB khi xử lý các vi phạm pháp luật về TTATGTĐB đều dựa trên cơ sở pháp luật, theo pháp luật
Việc xử lý các vi phạm pháp luật dù ở mức độ xử lý vi phạm hànhchính hay truy cứu trách nhiệm hình sự đều phải được tiến hành trên cơ sởpháp luật, theo pháp luật Có như thế mới đảm bảo tính pháp chế trong xử lý
vi phạm pháp luật GTĐB, góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương trong hoạtđộng GTĐB, khắc phục được tình trạng tùy tiện, làm quyền, đùn đẩy, né tránh
Trang 32QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB là hoạt động chấp hành và điềuhành của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội được Nhà nước ủy quyền,được tiến hành trên cơ sở pháp luật, nhằm bảo vệ trật tự ATGT QLNN trongbảo đảm TTATGTĐB được tiến hành trên các lĩnh vực: Ban hành các vănbản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB; tuyên truyền, phổ biến, giáo dụcpháp luật về TTATGTĐB; quản lý quy tắc GTĐB; quản lý kết cấu hạ tầngGTĐB; quản lý phương tiện tham gia GTĐB; quản lý người điều khiểnphương tiện GTĐB; quản lý vận tải đường bộ; tuần tra kiểm soát giao thông;chỉ huy điều khiển giao thông; điều tra xử lý TNGT
Để QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB, các cơ quan hành chính nhànước theo thẩm quyền phải thực hiện các hoạt động xây dựng và ban hành cácvăn bản quản lý về TTATGTĐB; tổ chức thực hiện các văn bản quản lý vềTTATGTĐB; xử lý vi phạm các quy định về TTATGTĐB Đây là ba khâuquan trọng của quy trình QLNN về TTATGTĐB QLNN về TTATGTĐB sẽkhông đạt được mục tiêu nếu thiếu đi một trong ba khâu đó Giữa ba khâutrong quy trình quản lý tồn tại mối quan hệ khăng khít không thể tách rời, nócấu thành nội dung của QLNN về TTATGTĐB
Thứ nhất, xây dựng và ban hành văn bản QLNN về TTATGTĐB
Để QLNN về TTATGTĐB đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải ban hành
Trang 33hệ thống văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội phátsinh trong lĩnh vực GTĐB Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm phápluật GTĐB là kết quả của quá trình nhận thức sự vận động, phát triển cácquan hệ GTĐB trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Đây là sự ghinhận về mặt Nhà nước nhu cầu điều chỉnh bằng pháp luật đối với các quan hệGTĐB trong thực tiễn quản lý Trên cơ sở đó, xây dựng các thể chế quản lýphù hợp, tạo lập hành lang pháp lý cho những quan hệ ấy phát triển theo đúngđịnh hướng của Nhà nước Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm phápluật về TTATGTĐB là hoạt động không thể thiếu trong cơ chế lãnh đạo, quản
lý lĩnh vực GTĐB, đây là sự nối tiếp hoạt động lãnh đạo của Đảng, đồng thời
nó là khâu đầu tiên của quy trình QLNN về TTATGTĐB Xây dựng và banhành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB là khâu quan trọng, có tínhchất quyết định đối với hai khâu còn lại của quy trình QLNN vềTTATGTĐB, đó là tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật vềTTATGTĐB và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB Bởi lẽ, xây dựng vàban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB sẽ tạo lập cơ sở pháp
lý cho việc tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB và xử lý vi phạmpháp luật về ATGTGTĐB
Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB làhoạt động lập quy của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền Nhà nước quyđịnh thẩm quyền cho từng cơ quan trong việc xây dựng và ban hành các vănbản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnhvực GTĐB Căn cứ pháp lý cho hoạt động này là Hiến pháp, Luật Tổ chứcChính phủ, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân và Luật Banhành văn bản quy phạm pháp luật, Luật GTĐB, v.v… Các cơ quan này đượctrao những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể trong thực hiện nhữngnội dung của QLNN về bảo đảm TTATGTĐB Bên cạnh đó, Nhà nước quy địnhquy tắc GTĐB, các điều kiện bảo đảm an toàn GTĐB của kết cấu hạ tầng,
Trang 34phương tiện và người tham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ; quy định cơchế giám sát, thanh tra, kiểm tra, tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm trong việcchấp hành pháp Luật GTĐB; quy định về khiếu nại; khởi kiện với những quyếtđịnh, biện pháp xử lý, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật GTĐB.
Vị trí quan trọng trong xây dựng pháp luật về TTATGTĐB thuộc vềChính phủ Chính phủ là cơ quan thống nhất QLNN về TTATGTĐB, có thẩmquyền trình các dự án luật, pháp lệnh có nội dung liên quan, cũng như banhành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật GTĐB để áp dụng thốngnhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam
Xây dựng pháp luật về TTATGTGTĐB như đã nói ở trên là hết sứcquan trọng và cần thiết, nhưng cùng với xây dựng pháp luật về TTATGTĐB
là việc hoàn thiện pháp luật về TTATGTĐB Cũng như các lĩnh vực khác,trong lĩnh vực TTATGTĐB thì các quan hệ luôn luôn vận động và phát triển
Do đó, các quy phạm pháp luật về TTATGTĐB luôn tỏ ra lạc hậu, không theokịp sự vận động, phát triển đó Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải không ngừng sửađổi, bổ sung và hoàn thiện pháp luật về TTATGTĐB
Pháp luật về TTATGTĐB hoàn thiện mới có khả năng tạo lập được cơ
sở pháp lý vững chắc cho toàn bộ sự vận động phát triển của các quan hệTTATGTĐB Hệ thống pháp luật về TTATGTĐB chỉ hoàn thiện khi đáp ứngđược đầy đủ bốn tiêu chí, đó là tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, có
kỹ thuật pháp lý cao
Tính toàn diện của pháp luật về TTATGTĐB đòi hỏi phải có đầy đủcác chế định, các quy phạm pháp luật điều chỉnh một cách bao quát toàn bộcác quan hệ về TTATGTĐB Quan hệ TTATGTĐB rất đa dạng, phong phú,
để điều chỉnh được một cách bao quát và toàn bộ đòi hỏi pháp luật vềTTATGTĐB phải có nhiều chế định, nhiều quy phạm pháp luật để đảm bảo
sự tương ứng với sự đa dạng, phong phú của quan hệ về TTATGTĐB Tuyvậy, không phải có nhiều chế định, nhiều quy phạm thì điều chỉnh có hiệu quả
Trang 35quan hệ TTATGTĐB mà còn đòi hỏi những chế định đó, những quy phạm đóphải đảm bảo chất lượng điều chỉnh
Chất lượng điều chỉnh làm nên tính phù hợp của những chế định,những quy phạm pháp luật về TTATGTĐB Tính phù hợp ở đây là phù hợpvới sự vận động và phát triển của các quan hệ về TTATGTĐB Việt Namcũng như xu thế phát triển chung của TTATGTĐB trong khu vực và trên thếgiới Do đó, pháp luật về TTATGTĐB không thể cao hơn hay thấp hơn trạngthái vận động và phát triển của các quan hệ về TTATGTĐB Muốn vậy,pháp luật về TTATGTĐB phải xuất phát từ thực tiễn hoạt động GTĐB củaViệt Nam cũng như sự đòi hỏi của tiến trình mở rộng giao lưu hợp tác quốc
tế về GTĐB
Ngoài tính toàn diện, tính phù hợp, pháp Luật GTĐB phải đảm bảo tínhđồng bộ Tính đồng bộ của pháp luật về TTATGTĐB thể hiện ở hai cấp độ.Cấp độ thứ nhất của sự đồng bộ là cấp độ nội tại Ở cấp độ này, sự đồng bộthể hiện trong sự thống nhất, không mâu thuẫn nhau, không “vênh” nhau củacác chế định, quy phạm pháp luật về TTATGTĐB cùng tập trung điều chỉnhmột cách có hiệu quả các quan hệ về TTATGTĐB Cấp độ thứ hai của sựđồng bộ là đồng bộ ra bên ngoài Ở cấp độ này, sự đồng bộ được biểu hiệnqua sự thống nhất, quan hệ khăng khít, không mâu thuẫn của pháp luật vềTTATGTĐB với các bộ phận pháp luật khác, cũng như các ngành luật kháctrong hệ thống pháp luật Việt Nam Bởi lẽ, quan hệ về TTATGTĐB có liênquan đến nhiều quan hệ xã hội khác thuộc đối tượng điều chỉnh của nhiềungành luật khác nhau trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Trong xây dựng và hoàn thiện pháp luật về TTATGTĐB, công tác ràsoát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB
có tầm quan trọng đặc biệt, nhằm khắc phục kịp thời những hạn chế của phápluật về TTATGTĐB, nâng cao chất lượng của pháp luật về TTATGTĐB, tính
Trang 36pháp điển và đặc biệt là tạo điều kiện cho công tác quản lý văn bản, cho việc
sử dụng, áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TTATGTĐB
Thứ hai: Tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB
Thực tế chứng minh, pháp luật được ban hành tự thân nó không thể đivào đời sống mà phải thông qua việc tổ chức thực hiện trên thực tế Tổ chứcthực hiện pháp luật về TTATGTĐB nhằm đưa các quy phạm pháp luật vềTTATGTĐB vào điều chỉnh các quan hệ GTĐB, được tiến hành trên hai bìnhdiện chủ yếu là triển khai thực hiện và áp dụng pháp luật về TTATGTĐB
Về triển khai thực hiện pháp luật TTATGTĐB: Trong phạm vi thẩm
quyền, các cơ quan QLNN tổ chức triển khai các quy định trong các văn bảnpháp luật về TTATGTĐB bằng việc tập huấn, hướng dẫn thực hiện tại các cơquan, đơn vị cơ sở, tuyên truyền phổ biến giáo dục cho các đối tượng quản lýbằng nhiều hình thức, biện pháp phù hợp Trong tổ chức thực hiện pháp luật
về TTATGTĐB, các cấp, các ngành ở Trung ương cũng như các địa phươngphải có sự phối hợp một cách đồng bộ, nhịp nhàng thì mới thực hiện pháp luật
về TTATGTĐB một cách có hiệu quả cao
Về áp dụng pháp luật TTATGTĐB: Đây là việc các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền quản lý lĩnh vực TTATGTĐB bằng các hoạt động nghiệp vụ,với trình độ chuyên môn cao của các cán bộ, công chức có thẩm quyền tronglĩnh vực TTATGTĐB tổ chức cho các chủ thể có tham gia hoạt động GTĐBthực hiện những quy định của pháp luật về TTATGTĐB để tạo ra các quyếtđịnh làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật
cụ thể trong lĩnh vực TTATGTĐB
Với nội dung trên, hoạt động áp dụng pháp luật về TTATGTĐB là sựtác động quản lý bằng quyền lực nhà nước của các cơ quan có thẩm quyềntrong lĩnh vực TTATGTĐB và một số cơ quan khác của Nhà nước được ủyquyền để thi hành pháp luật về TTATGTĐB Đây là yếu tố quyết định sự tuân
Trang 37thủ nghiêm chỉnh các quy phạm pháp luật về TTATGTĐB, tăng cường vànâng cao hiệu lực, hiệu quả thực tế của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB.
Có thể thấy đó là các hoạt động áp dụng pháp luật như: đào tạo lái xe (cấpgiấy phép lái xe), chứng thực, chứng nhận; cho phép (giao đất xây dựng côngtrình giao thông, quyết định và cấp giấy phép các dự án giao thông, xây dựngcầu đường, bến xe, bãi đỗ xe, xuất nhập các phương tiện giao thông, kinhdoanh vận tải đường bộ); bãi bỏ các quyết định sai trái; ban hành các quyếtđịnh; thanh tra, kiểm tra, giám sát, cưỡng chế
Thứ ba: Xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB
Vi phạm pháp luật về TTATGTĐB có thể phát sinh các loại vi phạmpháp luật như: vi phạm pháp luật dân sự; vi phạm pháp luật hành chính; viphạm kỷ luật nhà nước (chủ yếu đổi với cán bộ, công chức, viên chức hànhchính trực tiếp hoạt động QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB); vi phạm phápluật đất đai; vi phạm pháp luật hình sự
Xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là hoạt động của những chủthể có thẩm quyền QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB được tiến hành bằngbiện pháp cưỡng chế Các biện pháp cưỡng chế hành chính gồm có: các biệnpháp cưỡng chế phòng ngừa, các biện pháp cưỡng chế ngăn chặn, các biệnpháp cưỡng chế đặc biệt và các biện pháp cưỡng chế phạt tiền - theo quy địnhcủa pháp luật xử phạt vi phạm hành chính
Xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB được tiến hành ở hai mức độ:
xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi
vi pham pháp luật về TTATGTĐB đã đủ các yếu tố cấu thành tội phạm
Xử lý vi phạm hành chính về TTATGTĐB chủ yếu là áp dụng xử phạt
vi phạm hành chính về TTATGTĐB được áp dụng đối với cá nhân và tổ chức
có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm quy định về nguyên tắc TTATGTĐB, cácđiều kiện đảm bảo ATGT của kết cấu hạ tầng GTĐB, phương tiện và ngườitham gia GTĐB, hoạt động vận tải đường bộ và các hành vi vi phạm khác về
Trang 38TTATGTĐB mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải
bị xử phạt hành chính
Như vậy, có thể nhận diện nội dung của QLNN trong bảo đảm
TTATGTĐB bao gồm: Một là, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và chính sách
phát triển GTĐB; xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình quốc gia về
TTATGTĐB Hai là, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB; quy chuẩn, tiêu chuẩn về an toàn GTĐB Ba là, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGTĐB Bốn là, tổ chức quản lý, bảo trì và bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB Năm là, đăng ký, cấp và thu
hồi biển số phương tiện GTĐB; cấp và thu hồi giấy chứng nhận về chấtlượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của các loại phương tiện GTĐB
Sáu là, quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe và
chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về GTĐB Bảy là, quản lý hoạt động giao thông vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải và tổ chức cứu nạn GTĐB Tám là,
tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về GTĐB; đào tạo cán
bộ và công nhân kỹ thuật về GTĐB Chín là, thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB Mười là, hợp
tác quốc tế về bảo đảm TTATGTĐB
1.2 VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
1.2.1 Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường
bộ nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và đẩy mạnhCNH, HĐH đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, côngbằng, văn minh, cùng với việc triển khai thực hiện Hiệp định thương mại Việt
- Mỹ và gia nhập WTO đã đặt ra những yêu cầu mới đối với QLNN trong bảođảm TTATGTĐB Một hệ thống GTĐB phát triển thông suốt, trật tự, an toàn,
Trang 39thuận lợi phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội là một minh chứnghùng hồn của việc đảm bảo hiệu lực, hiệu quả QLNN trong bảo đảmTTATGTĐB Trái lại, nếu một hệ thống GTĐB yếu kém, không đáp ứngđược nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội tức là hiệu lực, hiệu quả QLNN trongbảo đảm TTATGTĐB không được đảm bảo, những nội dung QLNN trongbảo đảm TTATGTĐB chưa được tiến hành một cách đầy đủ và chặt chẽ.
Như vậy, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB là phương thức quản lýhiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa vai trò của TTATGTĐB trong sự nghiệpphát triển kinh tế - xã hội TTATGTĐB là yếu tố hàng đầu đẩy nhanh nhịp độtăng trưởng và nâng cao hiệu quả của nên kinh tế quốc dân
Giao thông vận tải nói chung, TTATGTĐB nói riêng được hình thànhtrên cơ sở phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội Khibàn về giao thông vận tải, Các Mác cho rằng những quan hệ giữa các quốc giakhác nhau đều phụ thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sựphân công lao động và giao thông trong nước của quốc gia đó Nguyên lý nàyđều đã được các nhà khoa học và quản lý thừa nhận Nó không chỉ nói vềnhững mối quan hệ giữa nước này với nước khác mà còn bao hàm toàn bộ cơcấu nội bộ của bản thân nước đó, cũng như trình độ phát triển của lực lượngsản xuất, của giao thông trong và ngoài nước của nước đó
Phát triển giao thông, nhất là phát triển GTĐB và bảo đảm TTATGTĐBvới phát triển kinh tế - xã hội là hai quá trình có liên quan chặt chẽ với nhau,
là điều kiện và tiền đề của nhau Xây dựng một mạng lưới GTĐB có trật tự và
an toàn chính là tiền đề là điều kiện cho sự phân bổ hợp lý lực lượng sản xuấttrên lãnh thổ đất nước, cho sự phát triển tổng hợp của các vùng kinh tế, nhất
là những vùng kinh tế còn nghèo và lạc hậu
Quá trình sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào, quy mô nào, phạm vi nào hầuhết đều cần đến sự thay đổi vị trí của công cụ lao động, tư liệu lao động và
Trang 40con người, đó là nhu cầu thiết yếu của xã hội Để tiến hành sản xuất, thì dù ởtrình độ sản xuất thô sơ hay hiện đại đều cần phải có giao thông mà trước hết
là cần có GTĐB Do đó, con người phải tiến hành tổ chức GTĐB an toàn,thuận tiện để nối liền giữa sản xuất và tiêu thụ, giữa vùng này với vùng khác,đáp úng nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của nhân dân, đảm bảo các mốiliên hệ kinh tế, phục vụ sản xuất, góp phần nâng cao năng suất lao động từ đóđẩy nhanh phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng vùng, miền vàcủa địa phương
Khi nói về vai trò của GTĐB và TTATGTĐB, tại Đại hội lần thứ nhấtQuốc tế Nông dân ở Mátxcơva (13-10-1923), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳngđịnh: “Đời sống xã hội hiện nay phụ thuộc trước hết vào những trung tâmcông nghiệp lớn và vào những đường giao thông” Trong kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Cầu đường làmạch máu của đất nước Cầu đường tốt thì lợi cho kinh tế: hàng hóa dễ lưuthông, sinh hoạt đỡ đắt đỏ, nhân dân khỏi thiếu thốn” [11, tr.86]
Với tư tưởng đó, Người xem toàn bộ cơ cấu xã hội giống như một conngười, trong đó giao thông như những mạch máu Những mạch máu này cólưu thông thì con người mới tồn tại Giao thông xấu tức là đường sá gậpghềnh, quanh co, nhỏ hẹp thì không thể vận chuyển các nguyên, nhiên, vậtliệu, v.v đến các trung tâm công nghiệp, trung tâm sản xuất Giao thông kémthì xã hội trì trệ, kém năng động, kìm hãm sự phát triển kinh tế- xã hội Xãhội càng phát triển đòi hỏi hoạt động giao thông nói chung, GTĐB nói riêngcàng hiện đại, phục vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn, tiện nghi, văn minh hơn và
an toàn hơn TTATGTĐB tốt sẽ tạo điều kiện giao lưu kinh tế, phát triển đồngđều giữa các vùng lãnh thổ làm giảm chênh lệch về mức sống và dân trí giữacác vùng Có thể nói, sự phát triển của GTĐB và mức độ bảo đảm