Đặc điểm, tình hình giao thông

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 45 - 53)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.1.Đặc điểm, tình hình giao thông

Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội khóa XII, từ ngày 01 tháng 8 năm 2008 toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình được nhập về Hà Nội. Với 14 đơn vị hành chính cấp huyện, sau hợp nhất, Hà Nội tăng lên 29 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 10 quận, 18 huyện và 01 thị xã) và 577 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn). Năm 2007, diện tích tự nhiên của Hà Nội từ gần 1000 km2 và dân số khoảng 3.4 triệu người, sau khi mở rộng có diện tích là 3.324,92 km2 và dân số đến năm 2011 tăng lên gần 7 triệu người, nằm trong 17 thủ đô lớn nhất thể giới. Hà Nội có mức độ tăng dân số nhanh, bình quân 1 năm có 176.000 người nhập cư vào khu vực nội thành.

Hàng năm, trên địa bàn thành phố Hà Nội diễn ra khoảng trên 1000 sự kiện chính trị, kinh tế, văn hóa, thể dục thể thao, trong đó có các sự kiện, Hội nghị quốc tế có quy mô lớn với sự tham gia của nhiều Quốc gia và các sự kiện chính trị có ý nghĩa của đất nước như: Đại hội Đảng toàn quốc, các kỳ họp Quốc hội, đặc biệt là các hoạt động kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội… Chưa kể đến Hà Nội có 2.053 trường học từ bậc Mầm non đến Đại

học; 160 chợ lấn chiếm lòng đường; Có 36 bệnh viện lớn ảnh hưởng đến giao thông như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, v.v… Bởi vậy, công tác bảo đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị là một trong các công tác trọng tâm hàng đầu, luôn được Thành ủy, Chính quyền Thành phố và lãnh đạo các Sở, ngành chức năng quan tâm chỉ đạo.

Năm 2010, mạng lưới GTĐB toàn thành phố Hà Nội có chiều dài là 16.032 km. Trong đó, có 80km quốc lộ do Bộ Giao thông vận tải quản lý; 1.615 km đường thành phố do Sở Giao thông vận tải quản lý; 1.390 km đường huyện quản lý và 12.947 đường giao thông nông thôn do Xã quản lý. Trong đó, đường mặt cắt dưới 11m chiếm 80%. Diện tích đường chiếm khoảng 7% diện tích đô thị (yêu cầu là: 15  20%); Hệ thống điểm đỗ mới đạt 1,2% (yêu cầu là: 5  6%). Có 2.150 nút giao thông từ ngã 3 trở lên, 59 hầm chui, 24 cầu vượt, 15 cầu đi bộ. Khu vực nội thành năm 2003 có 647 km đường, đến năm 2010 có: 1.592 km (tăng 945 km = 146%); Có 25 hầm chui, 10 cầu vượt, 15 cầu đi bộ.

Hệ thống thoát nước chưa đáp ứng được (Nếu mưa to trên 100ml/1h Thành phố sẽ có 46 điểm ngập úng từ 50  70cm tại 25 khu vực). Nhiều công trình giao thông trọng điểm thi công thời gian hoàn thành thường chậm so với tiến độ được duyệt, luôn trong tình trạng “Vừa thi công vừa khai thác

sử dụng” như: Vành đai 3, Quốc lộ 32 (đoạn cầu Diễn đến Nhổn), Tuyến Thái

Hà - Thái Thịnh, v.v… đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao thông. Hà Nội có 11 bến xe khách, xe liên tỉnh: Bến xe Lương Yên có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 553 xe và xuất bến bình quân 236 lượt xe/ngày, Bến xe Phía Nam có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 931 xe và xuất bến bình quân 890 lượt xe/ngày, Bến xe Mỹ Đình có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 700 xe và xuất bến bình quân 650 lượt xe/ngày, Bến xe Yên Nghĩa có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 450 xe , Bến xe Gia Lâm có số phương tiện

tiếp nhận hiện tại 14.622 xe và xuất bến bình quân 420 lượt xe/ngày, Bến xe Nước Ngầm có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 10.800 xe và xuất bến bình quân 185 lượt xe/ngày, Sơn Tây có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 4000 xe và xuất bến bình quân 25 lượt xe/ngày, Bến xe Đan Phượng có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 1.600 xe và xuất bến bình quân 4 lượt xe/ngày, Bến xe Chúc Sơn có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 14 xe và xuất bến bình quân 4 lượt xe/ngày, Hoài Đức có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 5 xe và xuất bến bình quân 5 lượt xe/ngày, Bến xe Thường Tín có số phương tiện tiếp nhận hiện tại 1.660 xe và xuất bến bình quân 8 lượt xe/ngày; với tổng diện tích bến bãi là 170.174 m2. Phần diện tích dành cho bến xe khách chiếm trên 28% tổng diện tích đất giao thông tĩnh. Có 33 bến xe nội tỉnh tại địa bàn các huyện với quy mô nhỏ.

Hà Nội có 9 bến xe tải là Bến xe tải Gia Thụy, Bến xe tải Long Biên, Bến xe tải Đền Lừ 1, Bến xe tải Kim Ngưu, Bến xe tải Gia Lâm, Bến xe tải Tân Ấp, Bến xe tải Dịch Vọng, Bến xe tải Kim Ngưu 2, Bến xe tải Sơn Tây (nằm trong bến xe Sơn Tây) với tổng diện tích 49.630 m2.

Phương tiện vận tải tăng nhanh, đa dạng về chủng loại. Trung bình 1 năm phương tiện đăng ký mới tăng 181.418 xe (20.276 ôtô, 161.142 môtô). Phương tiện hiện đang quản lý: Xe ôtô 360.293 chiếc các loại; Xe máy 3.649.315 chiếc; Xe đạp khoảng 1.000.000 chiếc; Xích lô 300 xe, chưa kể phương tiện của các cơ quan Trung ương, Quân đội, Ngoại giao, tổ chức quốc tế, v.v… Các tỉnh về làm việc, học tập và thăm quan, v.v… .

Về vận tải hành khách công cộng, có 80 tuyến xe buýt, trong đó 65 tuyến trợ giá, 15 tuyến kế cận không trợ giá với hơn 1.145 xe, vận chuyển trên 1.116.000 lượt hành khách mỗi ngày, đáp ứng được khoảng 9% nhu cầu đi lại của thành phố.

Về vận tải hành khách bằng taxi, trên địa bàn thành phố có 113 doanh nghiệp hoạt động với trên 15.000 xe taxi (tính đến 15/3/2011) đã vận chuyển

được 40 triệu lượt hành khách.

Mạng lưới đường bộ khu vực Hà Nội được cấu thành bởi các đường quốc lộ hướng tâm có dạng nan quạt và các đường vành đai, các khu trục chính đô thị và các đường phố. Trong những năm gần đây, nhiều dự án nâng cấp cải tạo đường bộ khu vực Hà Nội đã được thực hiện và làm thay đổi đáng kể bộ mặt giao thông Thủ đô như các dự án: mở rộng Quốc lộ 5 thành đường 6- 4 làn xe, nâng cấp cải tạo quốc lộ 1A và nâng cấp cải tạo quốc lộ 18 trong đó có đoạn Nội Bài - Bắc Ninh được xây dựng mới theo tiêu chuẩn đường cao tốc 4 làn xe, v.v… Các dự án đường vành đai III đoạn Mai Dịch - Pháp Vân, dự án cầu Thanh Trì (Pháp Vân - Sài Đồng) và các dự án tăng cường năng lực giao thông đô thị Hà Nội, v.v… được triển khai theo quy hoạch tổng thể mà Thủ tưởng Chính Phủ đã phê duyệt.

Về các trục lộ hướng tâm, nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc bộ,

Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ chiến lược quan trọng như Quốc lộ 1A, 5, 18, 6, 32, 2 và 3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả nước và ngược lại. Các trục quốc lộ hướng tâm bao gồm:

Quốc lộ 5 và Quốc lộ 18 tạo nên một hành lang nối Hà Nội với khu vực Đông Bắc và các cảng Hải Phòng, Cái Lân, có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng, nối hai trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Hiện tại Quốc lộ 5 đã được nâng cấp cải tạo thành 4-6 làn xe, rút ngắn được 1/3 thời gian xe chạy so với trước đây, còn Quốc lộ 18 được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn 2 làn xe, sẽ hình thành đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long gắn kết với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp vùng Đông Bắc.

Quốc lộ 1A phía Bắc: là tuyến giao thông nối Hà Nội với cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, một trong các trục đường chính nối liền Việt Nam và Trung Quốc. Hiện tại đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường cấp 3. Đặc biệt

từ đoạn Bắc Giang về Hà Nội tuyến được tách ra làm mới đi song song với tuyến hiện có về phía Đông nam, nối vào đường Vành đai 3. Đây là một trong những đoạn đường cao tốc trong tương lai gần.

Quốc lộ 1A phía Nam: hiện đã được nâng cấp cải tạo theo tiêu chuẩn đường 2 làn xe và xây dựng tuyến đường cao tốc Cầu Ghẽ - Pháp Vân, chạy song song và cách tuyến đường 1A hiện có từ 1200m- 2000m về phía Đông. Đây là tuyến đường cao tốc đầu tiên ở Việt Nam có mặt cắt ngang 4 làn xe.

Quốc lộ 6: Nối Hà Nội với khu vực Tây Bắc của đất nước. Đặc biệt, nối với trung tâm thủy điện lớn nhất nước ta hiện nay là Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, cách Hà Nội khoảng 70 km. Hiện tại tuyến đường này đã được nâng cấp, mở rộng, trong đó đoạn từ Quận Hà Đông đến Ba La được mở rộng thành 6 làn xe. Quốc lộ 6 đã được nâng cấpcải tạo theo tiêu chuẩn đường 2 làn, tạo mối liên hệ chiến lược với các tỉnh vùng núi Tây Bắc.

Quốc lộ 3 và Quốc lộ 2: Nối liền Hà Nội với Thái Nguyên- Cao Bằng và Vĩnh Phúc - Việt Trì, đã được nâng cấp cải tạo Quốc lộ 2 theo tiêu chuẩn đường 2 làn xe và thực hiện các dự án xây dựng đường cao tốc song hành với quốc lộ 2 đến Đoan Hùng và Quốc lộ 3 đến Thái Nguyên.

Quốc lộ 32: Là Quốc lộ quan trọng liên kết vùng Tây Bắc với cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội. Chất lượng mặt đường xuống cấp nhiều. Đặc biệt đoạn vào gần Hà Nội (từ Nhổn - ngã ba đường Thăng Long) còn nhỏ hẹp và thường xuyên ách tắc. Hà Nội đã thực hiện dự án cải tạo mở rộng Quốc lộ 32 đoạn Cầu Giấy - Cầu Diễn theo mặt cắt ngang đường đô thị có 4 làn xe cơ giới, song vẫn chưa tương xứng với vai trò và vị trí của một tuyến đường nối vào cửa ngõ Thủ đô.

Tuyến đường cao tốc Láng - Hòa Lạc: Liên kết Thủ đô Hà Nội với chuỗi đô thị Miếu Môn - Xuân Mai - Hòa Lạc - Sơn Tây. Đây là một trục chính quan trọng nhất nối Thủ đô Hà Nội và trùm đô thị vệ tinh Sơn Tây -

Hòa Lạc - Miếu Môn, được thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc - đô thị.

Về hệ thống đường vành đai, các đường vành đai trong và ngoài kết

hợp với các trục hướng tâm hình nan quạt tạo nên một mạng lưới đường bộ hoàn chỉnh, đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng giao thông đối ngoại và đối nội của Thủ đô Hà Nội. Hiện tại mạng lưới đường vành đai của Thủ đô Hà Nội gồm các đường: Vành đai 1, là khái niệm không hoàn chỉnh, song vẫn tồn tại trong các đánh giá mạng lưới giao thông Thủ đô. Tuyến đường vành đai 1 từ đê Nguyên Khoái - Trần Khát Trân - Đại Cổ Việt - Đào Duy Anh - Ô cợ Dừa - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Yên Phụ. Ngoài một số đoạn đã mở rộng, hầu hết tuyến đường có mặt cắt ngang rất hẹp, lòng đường rộng 8m - 9m, thậm trí có những đoạn rất hẹp, chưa đảm nhiệm được chức năng của tuyến đường và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra ách tắc giao thông nội đô. Đoạn tuyến đường vành đai 1 này được quy hoạch thành 2 trục chính đô thị là trục Đông - Tây (Vĩnh Tuy - Kim Liên - Ô Chợ Dừa - Cầu Giấy và trục đê Hữu sông Hồng (Cầu Thăng Long - Vĩnh Tuy). Vành đai 2, bắt đầu từ dốc Minh Khai - Ngã Tư Vọng - Ngã Tư Sở - Đường Láng - Cầu Giấy - Bưởi - Lạc Long Quân - đê Nhật Tân và vượt sông Hồng từ Vị trí xã Phú Thượng sang xã Vĩnh Ngọc, qua Đông Hội, Đông Trù, Quốc lộ 5, tiếp tục vượt sông Hồng tại Vĩnh Tuy nối vào dốc Minh Khai thành một vành đai khép kín. Mặt cắt ngang đường vành đai 2 rộng từ 10m - 12m, dọc 2 bên đường phát triển nhiều khu dân cư. Hiện tại vành đai 2 không hoàn toàn đáp ứng được lưu lượng giao thông đô thị và nhiều điểm nút trên đường vành đai 2 là những điểm ách tắc giao thông. Với mặt cắt chật hẹp như vậy nhưng hiện nay do tốc độ đô thị hóa của Hà Nội rất nhanh nên thực tế tuyến đường vành đai 2 phải đảm nhận 2 chức năng là tuyến đường vành đai đối ngoại và tuyến đường giao thông đô thị. Hiện tượng quá tải trên tuyến đường này khá nặng nề cần có các biện pháp giải tỏa khẩn

cấp. Vành đai 3, bắt đầu từ đường Bắc Thăng Long - Nội Bài - Mai Dịch - Thanh Xuân - Pháp Vân - Sài Đồng - cầu Đuống mới - Ninh Hiệp - nút Đồng Xuân (giao với tuyến đường Nội Bài - Bắc Ninh) - nối với đường Bắc Thăng Long - Nội Bài thành tuyến đường khép kín.

Mạng lưới giao thông nội đô, Hạ tầng đường bộ ở trung tâm Hà Nội

gồm khoảng 350 phố và các đường phố hiện tại đều ngắn và hẹp, chất lượng mặt đường từ trung bình đến xấu. Mạng lưới đường gồm cả một vài đường hướng tâm phục vụ cho cả giao thông nội đô và giao thông quá cảnh. Trừ một số đường mới xây dựng có mặt cắt ngang đường tương đối rộng còn hầu hết là rất hẹp (cả lòng đường và vỉa hè). Đặt biệt, đường phố cổ có chiều rộng từ 6m - 8m, phố cũ đạt từ 12m - 18m. Khoảng cách đường tới ngã ba, ngã tư (ô vuông) ở phố cổ đạt từ 50 - 100m. Phố cũ từ 200 - 400 m dẫn tới tốc độ xe chạy chỉ đạt 17,7 - 27,7 km/h. Tại các khu phố này đều có lưu lượng xe lớn, lại là giao thông hổn hợp gồm: xích lô, ôtô và lưu lượng xe máy, xe đạp quá lớn. Các vị trí giao cắt trong thành phố bao gồm đường sắt với đường bộ kể cả giao cắt giữa các đường bộ trục chính đều là các nút giao cùng mức gây trở ngại, nhiều nút không có phương tiện, thiết bị điều khiển giao thông.

Một số đánh giá chung, có thể nói những năm gần đây, với sự quan tâm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chỉ đạo của Chính Phủ, sự quyết tâm của Thành ủy, UBND thành phố Hà Nội cùng các cấp, các ngành đã triển khai nhiều giải pháp nhằm cải thiện tình hình GTĐB và từng bước thiết lập TTATGTĐB như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, điều chỉnh thời gian hoạt động của các loại phương tiện, nhiều công trình giao thông, kể cả các đường phố được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới, bảo đảm khang trang, thông thoáng đã góp phần tạo nên một diện mạo mới cho nhiều tuyến phố, v.v… Tuy nhiên, mạng lưới GTĐB trên địa bàn Hà Nội vẫn mang những đặc điểm chung của các đô thị khác ở nước ta, đó là:

diện tích đường chỉ chiếm khoảng 7%, khu vực ngoại thành diện tích đường chiếm khoảng 10% diện tích đất. Trong khi đó, tỷ lệ quỹ đất dành cho giao thông đô thị ở các nước phát triển là 20 - 25%.

Thứ hai, vùng bao phủ mạng lưới đường không đồng đều. Một số khu

phố cũ hoặc các trung tâm đô thị có mạng lưới đường tương đối phù hợp nhưng mật độ dân cư cao, mật độ người tham gia giao thông quá lớn. Còn nhiều khu vực dân cư, đô thị, kể cả một số khu vực mới được xây dựng chưa có mạng đường hoàn chỉnh. Mật độ đường ngoại thành rất thấp, giao thông không thuận tiện dẫn đến việc tập trung dân cư vào nội đô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tổ chức giao thông và các dịch vụ xã hội.

Thứ ba, mạng đường chưa hoàn chỉnh, còn thiếu nhiều đường nối giữa

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 45 - 53)