Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát; xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 107 - 113)

TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.2.7.Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát; xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

nghiêm minh và triệt để mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Để đạt được mục tiêu giáo dục pháp luật GTĐB không những chỉ làm những công tác giáo dục, mà phải coi những biện pháp cưỡng chế thực hiện pháp luật là hết sức quan trọng, đặc biệt có hiệu quả khi ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia GTĐB hiện nay có nhiều hạn chế.

Cưỡng chế thi hành pháp luật là biện pháp quan trọng của Nhà nước pháp quyền bởi vì các quy phạm pháp luật của Nhà nước ban hành và được bảo đảm thi hành bằng các biện pháp cưỡng chế. Hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB hiện nay có nhiều lực lượng tham gia như lực lượng công an (mà chủ yếu là lực lượng cảnh sát giao thông), lực lượng Thanh tra GTĐB và chính quyền các cấp. Để không chồng chéo, hoặc đùn đẩy, né tránh dẫn đến bỏ trốn việc tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB trước hết cần xem xét lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan này, xem có chức năng nhiệm vụ nào trùng lắp lên nhau thì loại bỏ. Đối với lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông, công tác tuần tra, kiểm soát giao thông là một trong những biện pháp nghiệp vụ cơ bản để thực hiện chức năng QLNN, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật GTĐB, tham gia đấu tranh phòng ngừa các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB đã cấu thành tội phạm hoạt động trên các tuyến đường giao thông, nhằm góp phần đảm bảo GTĐB trật tự, an toàn và thông suốt, đồng thời phòng ngừa, hạn chế tai nạn GTĐB xảy ra. Để tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát và nâng cao hiệu quả của công tác này cần xây dựng lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông trong sạch, vững mạnh. Trước mắt, cần tiếp tục tập trung chỉ đạo, củng cố và tổ chức lại lực lượng tuần tra, kiểm soát giao thông từ Thành phố tới cấp cơ sở cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Đảm bảo việc tuần tra, kiểm soát phải khép kín địa bàn và thời gian, không để địa

bàn không có lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông phụ trách, cũng như tránh sự chồng chéo; không ngừng nâng cao trình độ, nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức của những người thi hành công vụ, đảm bảo phát hiện kịp thời mọi vi phạm pháp luật GTĐB và xử lý nghiêm minh, triệt để, để giáo dục, răn đe và phòng ngừa, đồng thời tránh được các biểu hiện tiêu cực. Nếu mọi hành vi vi phạm pháp luật GTĐB đều bị xử lý nghiêm minh, triệt để, công bằng, không có hiện tượng tiêu cực thì chắc chắn hiệu lực QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB sẽ được nâng cao, các hành vi vi phạm pháp luật GTĐB sẽ giảm đáng kể và nó là yếu tố quan trọng để giảm TNGT đường bộ.

Mặt khác, trong công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB cũng phải thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm các chuyên đề, các đợt cao điểm để đề ra các biện pháp phát huy kết quả đạt được và khắc phục những thiếu sót trong quá trình thực hiện. Lực lượng cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật GTĐB phải chấp hành nghiêm chỉnh quy trình tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn GTĐB. Đồng thời, cũng cần nghiên cứu bổ sung kịp thời các quy tình có liên quan đến công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB cho phù hợp với yêu cầu thực tế nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện như quy định chỉ được dừng phương tiện khi có dấu hiệu vi phạm hoặc vấn đề trang bị phương tiện hiện đại cho lực lượng cưỡng chế thi hành pháp luật GTĐB mà trước hết là lực lượng cảnh sát giao thông cần được quan tâm đúng mức và đáp ứng đầy đủ các phương tiện, thiết bị dụng cụ như máy đo nồng độ cồn, cân tải trọng, máy đo tốc độ, camera kiểm tra, phương tiện tuần tra, nhiên liệu để làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.

Tệ nạn đua xe trái phép, tổ chức đua xe trái phép đang còn diễn biến hết sức phức tạp tại một số đô thị lớn. Vì vậy, lực lượng công an phải luôn luôn

nêu cao cảnh giác, sẵn sàng có phương án để phòng ngừa và đấu tranh chống đua xe trái phép có hiệu quả.

Trước hết, lực lượng cảnh sát phải làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản, lên danh sách các đối tượng có biểu hiện, có khả năng đua xe hoặc tổ chức đua xe trái phép. Từ đó, phối hợp chặt chẽ với gia đình, trường học và chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể để phòng ngừa không để xảy ra đua xe trái phép. Cần củng cố hệ thống cơ quan trực ban hình sự, trực ban giao thông để tiếp nhận thông tin qua số điện thoại 113 về tố giác tội phạm và đua xe trái phép. Các lực lượng làm công tác phòng ngừa và đấu tranh ngăn chặn đua xe trái phép và tổ chức đua xe trái phép cần được trang bị các phương tiện hỗ trợ hiện đại phù hợp với thực tiễn công tác, kịp thời ngăn chặn và bắt giữ những người tham gia đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. UBND Thành phố cần giao trách nhiệm cụ thể cho cấp huyện và cấp xã phối hợp với các ngành thực hiện chức năng của mình để phòng ngừa và đấu tranh chống nạn đua xe trái phép, gây rối trật tự công cộng. Hình thành thế trận nhân dân phát hiện đối tượng có dấu hiệu đua xe trái phép, tụ tập cổ vũ, gây rối trật tự công cộng. Thực hiện công tác phòng chống đua xe là của toàn xã hội bởi vì mọi đối tượng đua xe trái phép không qua được tai mắt nhân dân.

Các đơn vị làm nhiệm vụ chống đua xe trái phép làm công tác điều tra cơ bản, khảo sát cần nắm chắc địa bàn, tuyến đường thường xuyên có biểu hiện tụ tập, đua xe, cổ vũ, lên danh sách các đối tượng đã có tiền án, tiền sự về đua xe trái phép; nắm chắc những tụ điểm các đối tượng tụ tập trước khi tổ chức đua xe trai phép như quán ăn, vũ trường, quán cà phê, v.v.. để tìm ra những quy luật, chủ động có kế hoạch tăng cường tuần tra kiểm sót ở những tuyến trọng điểm, phòng ngừa, ngăn chặn ngay từ khi chưa xảy ra.

Khi có vụ đua xe trái phép xảy ra, ngoài các biện pháp khẩn trương giải tán đám đua, lực lượng cảnh sát giao thông cần phối hợp chặt chẽ với lực

lượng cảnh sát điều tra để thu thập tài liệu chứng cứ. Khi xử lý hành chính phải đảm bảo tính pháp chế chặt chẽ. Thông qua công tác điều tra tai nạn GTĐB để phát hiện những nguyên nhân, điều kiện xảy ra tai nạn từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa.

Lực lượng làm nhiệm vụ điều tra, xử lý tai nạn giao thông, đặc biệt là cấp huyện phải được tập huấn nghiệp vụ và trang bị những phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác điều tra, xử lý tai nạn giao thông như máy ảnh, camera, đèn chiếu sáng, v.v.. Khi xử lý phải căn cứ vào mức lỗi của người vi phạm, không phân biệt đối tượng là người đi bộ, người điều khiển phương tiện thô sơ hay cơ giới, mà mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Như vậy, sẽ góp phần tạo ra sự tôn trọng phát luật từ phía người điều khiển phương tiện, pháp chế trong lĩnh lực GTĐB được đảm bảo vững chắc.

KẾT LUẬN

Quá trình đổi mới đất nước theo hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi phải đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động, năng lực và hiệu quả của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cấp cơ sở. Một trong những vấn đề cốt lõi đặt lên hàng đầu là làm thế nào để nâng cao hiệu quả QLNN đối với các ngành, lĩnh vực, trong đó lĩnh vực TTATGTĐB đã được xác định cần đi trước một bước. Những năm vừa qua, tình hình TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội có những diễn biến hết sức phức tạp. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Thành ủy và UBND Thành phố, hiệu quả QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố đã từng bước được cải thiện và nâng cao.

1. Dưới góc độ nghiên cứu Quản lý hành chính công, luận văn đã nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn thành phố Hà Nội thông qua việc làm rõ khái niệm quản lý nhà

nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là toàn bộ hoạt động có tổ chức, có định hướng, mang tính quyền lực của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho quản lý, tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm các quy định về quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, thiết lập và duy trì trật tự an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, an toàn và thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Trên cơ sở đó, luận văn đi sâu phân tích, chỉ ra những đặc điểm, nội dung và vai trò của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB.

2. Trải qua những giai đoạn lịch sử, hiệu quả của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội ngày càng được nâng cao, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý trong tình hình mới. Bên cạnh những thành tựu, tiến bộ đạt được, do những nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau dẫn đến thực trạng QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành

phố Hà Nội còn bộc lộ những yếu kém, bất cập về thể chế; tổ chức bộ máy; đội ngũ cán bộ, công chức; tài chính công và những điều kiện đảm bảo.

3. Trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng, của hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, việc nâng cao hiệu quả QLNN nói chung, về bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội nói riêng càng trở lên bức thiết và tất yếu. Muốn vậy, trong thời gian tới QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội cần bám sát các phương hướng như: Tăng cường quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ; Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ hướng đến phục vụ và đáp ứng tốt nhất nhu cầu xã hội về giao thông đường bộ; Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ hướng tới khắc phục những hạn chế, yếu kém trong giao thông đường bộ đặc biệt là tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông đường bộ. Đồng thời, thực hiện đồng bộ và quyết liệt các giải pháp sau: Đẩy mạnh hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật giao thông đường bộ và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, hướng dẫn pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường bộ; Nâng cao hiệu quả an toàn của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; Nâng cao chất lượng an toàn phương tiện giao thông đường bộ; Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Nâng cao hiệu quả công tác tuần tra, kiểm soát; xử lý kịp thời, nghiêm minh và triệt để mọi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ.

Về cơ bản luận văn đã hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên, QLNN bảo đảm TTATGTĐB là một vấn đề có nội dung rộng lớn và phức tạp. Vì vậy, khó có thể giải quyết một cách thật đầy đủ và toàn diện vấn đề. Chắc chắn luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế cần được chỉnh lý. Tác giả rất mong nhận được sự bình luận, góp ý của các nhà khoa học và đồng nghiệp để bổ sung, sửa chữa cho luận văn được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 107 - 113)