TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ
2.2.2.1. Những hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố Hà Nội vẫn còn bộc lộ những hạn chế cơ bản sau đây:
Một là, hệ thống hạ tầng giao thông còn nhiều bất cập chưa đáp ứng
được so với nhu cầu; số lượng phương tiện giao thông tăng quá nhanh (khoảng 10% - 15%) trong khi đó tiến độ triển khai một số dự án còn chậm làm tăng sức ép về tổ chức giao thông cho các phương tiện giao thông lưu
hành trên đường; đồng thời ý thức chấp hành luật lệ giao thông thấp kém, chế tài xử lý một số hành vi vi phạm Luật Giao thông tính răn đe chưa cao, vì vậy số vụ TNGT xảy ra vẫn ở mức cao, còn tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, TNGT đặc biệt nghiêm trọng vẫn còn xảy ra, tình trạng UTGT khá phổ biến và ngày càng trầm trọng.
Hai là, công tác thẩm định ATGT còn nhiều tồn tại, các cơ quan có liên
quan chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm phối hợp thực hiện thẩm định ATGT; chưa có tiêu tiêu chí thẩm định ATGT và hướng dẫn thống nhất về thẩm định ATGT; hệ thống cấp chứng chỉ cho thẩm định viên ATGT chưa được thiết lập; nguồn tài chính cho thực hiện thẩm định ATGT chưa được xác định rõ, gây khó khăn cho công tác thẩm định; danh mục thực hiện thẩm định ATGT cho các cơ quan quản lý đường bộ chưa tính đến những điểm đặc thù; phân tích, đánh giá một cách khoa học về TNGT chưa được tiến hành hiệu quả vì những hạn chế trong việc sử dụng cơ sở dữ liệu về TNGT và số liệu thống kê đường bộ không đầy đủ.
Ba là, công tác cải tạo điểm đen còn một số vấn đề bất cập như cơ sở
dữ liệu về TNGT còn yếu; những thông tin về tình trạng đường, chi tiết về tai nạn ít được thống kê, phân tích; những mẫu thu thập số liệu chưa được cải tiến và cơ sở dữ liệu chưa được thiết lập, cơ chế chia sẻ số liệu giữa Cảnh sát giao thông và các cơ quan liên quan còn thiếu; chưa có định nghĩa rõ ràng về điểm đen như được áp dụng đối với các đoạn đường hoặc những vị trí được tính là điểm đen và số vụ tai nạn trong xác định điểm đen; thiếu các kỹ sư điều tra tai nạn có kinh nghiệm; hiện vẫn thiếu cơ chế hợp tác hiệu quả để thảo luận các biện pháp ATGT; hệ thống giám sát theo dõi sau khi cải tạo điểm đen chưa được chuẩn bị tốt, hệ thống thông tin phản hồi chưa được thiết lập để có thể đánh giá hiệu quả sau cải tạo.
các giải pháp tổ chức và quản lý giao thông mang tính tình thế đối phó, thiếu đồng bộ; hệ thống tín hiệu giao thông chưa được bố trí và sử dụng một cách hợp lý; lực lượng của các cơ quan tổ chức điều hành và cưỡng chế thi hành pháp luật về TTATGTĐB chưa được tăng cường đủ mạnh, còn thiếu về số lượng và trang thiết bị kỹ thuật; chưa có sự quan tâm đúng mức và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các Sở, ngành chức năng; công tác quản lý nhu cầu giao thông cũng còn nhiều hạn chế, thiếu các tính toán khoa học cần thiết cho việc tổ chức giao thông và phân luồng giao thông; quy hoạch về bến bãi đỗ xe chưa hợp lý, tiến trình đầu tư xây dựng chậm, nên tình trạng thiếu bến xe còn phổ biến; doanh nghiệp bến xe không đổi mới được công tác phục vụ nên không thu hút được xe và khách đến bến; các biển “Điểm dừng xe khách” cắm ở một số vị trí còn chưa hợp lý không phát huy tác dụng, chưa triển khai được việc xây dựng nhà chờ phục vụ khách đi xe; tình trạng xe chạy vòng vèo đón trả khách, chạy vượt tuyến trong khu vực nội thành vẫn còn diễn ra khá nhiều, mạng lưới tuyến xe buýt đã được rà soát điều chỉnh thường xuyên nhưng nhiều tuyến vẫn bộc lộ các điểm chưa hợp lý; việc quản lý tình trạng gia tăng phương tiện như taxi, xe tự chế 3, 4 bánh, xe xích lô đang tạo ra sự bức xúc trong công tác tổ chức giao thông, đảm bảo TTATGTĐB; “xe taxi dù” vẫn tồn tại và hoạt động dưới nhiều hình thức phức tạp, đặc biệt là hoạt động dưới dạng hợp đồng tra hình, tình trạng tranh giành khách, dừng đỗ xe tràn nan trái quy định, phóng nhanh, vượt ẩu diễn ra khá phổ biến; hiện tượng “lèn khách” vẫn xảy ra trong dịp Tết và những này nghỉ cuối tuần tại nhiều bến xe do nhu cầu khách đi lại tăng đột biến; trên một số tuyến đường, còn tồn tại hiện tượng lái xe không thực hiện đúng phương án chạy xe, đón trả khách không đúng nơi quy định; phương tiện tham gia giao thông đông, nhu cầu dừng đỗ, để phương tiện nhiều, trong khi đó các điểm trông giữ xe đạp, xe máy, ôtô đúng quy định còn thiếu dẫn đến tình trạng các phương tiện để
xe, đỗ xe không đúng quy định xảy ra UTGT; công tác quản lý vận tải hàng hóa nội tỉnh, hàng hóa luân chuyển qua Thành phố Hà Nội còn những bất cập, chưa được quan tâm đúng mức, nhất là công tác quản lý vận tải hàng hóa bằng container.
Năm là, công tác đào tạo, sát hạch và cấp giấy phép lái xe vẫn còn một
số tồn tại như: các lái xe còn thiếu kiến thức về đạo đức lái xe và chấp hành luật giao thông; chất lượng giáo trình giảng dạy chưa đáp ứng yêu cầu về nội dung và chất lượng; thiếu các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe ở các huyện ngoại thành; chưa tiến hành tập huấn thường xuyên và đào tạo lại đối với các giáo viên và sát hạch viên để cập nhật và nâng cao kỹ năng của giáo viên phù hợp với những công nghệ mới trong lĩnh vực GTĐB.
Sáu là, công tác tuyên truyền đảm bảo TTATGTĐB còn tồn tại như
chưa có sự cân đối, đồng đều trong các thời điểm tuyên truyền, có thời điểm tuyên truyền rầm rộ, có thời điểm lại thưa thớt; kỹ năng và chất lượng nghiệp vụ của các hoạt động kiểm tra, tuyên truyền còn hạn chế; hoạt động kiểm tra tuyên truyền mới chỉ tập trung trách nhiệm của các cấp trong việc thực hiện công tác bảo đảm TTATGTĐB, chưa tổ chức được nhiều hoạt động kiểm tra việc tuyên truyền trên toàn địa bàn Thành phố; việc tổng hợp, đôn đốc thực hiện kết luận sau kiểm tra công tác tuyên truyền còn hạn chế.
Thứ bảy, năng lực về cưỡng chế thi hành luật của các lực lượng chức
năng đã được tăng cường và củng cố, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được sự gia tăng lưu lượng giao thông và vi phạm giao thông; sự thiếu hụt về phương tiện, trang thiết bị cưỡng chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác cưỡng chế; công tác cưỡng chế thi hành luật còn chưa nghiêm; tình trạng vi phạm TTATGTĐB còn phổ biến; lực lượng cưỡng chế còn mỏng, trang thiết bị và điều kiện làm việc còn hạn chế.