Công tác chỉ đạo, triển kha

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 59 - 63)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.2.1.1. Công tác chỉ đạo, triển kha

Thứ nhất, để thực hiện nhiệm vụ kiềm chế, giảm TNGT và ùn UTGT

có hiệu quả, ngay sau khi Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa IX ban hành Chỉ thị số 22-CT/TW và thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ, tình hình trật tự ATGT trên địa bàn Thành phố đã có những chuyển biến tích cực. UBND Thành phố đã ban hành kế hoạch số 30/KH- UBND về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm kiềm chế gia tăng và tiến tới giảm dần TNGT và UTGT trên địa bàn Thành phố. Đã chỉ đạo Sở Giao thông vận tải; Công an Thành phố và UBND các quận, huyện đã ban hành và phối hợp ban hành một số lượng đáng kể những văn bản triển khai Chỉ thị số 22-CT/TW, Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP và Kế hoạch số 30/KH- UBND ngày 03/12/2008 của UBND Thành phố Hà Nội, cụ thể như: các kế hoạch liên ngành Giao thông vận tải - Công an Thành phố trong công tác phối

hợp bảo đảm TTATGTĐB và trật tự đô thị trên địa bàn Thành phố; các kế hoạch liên ngành khác theo các chuyên đề như Phương án 275/PA của Công an Thành phố và Sở Giao thông vận tải về công tác tổ chức giao thông và Kế hoạch 01/KH-BCĐ của Ban Chỉ đạo 197 Thành phố; Xây dựng các kế hoạch liên ngành về tổ chức triển khai phục vụ vận tải hành khách trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán và dịp Lễ hội Xuân, các kế hoạch đảm bảo trật tự an toan giao thông phục vụ các kỳ cuộc lớn trong nước và quốc tế tổ chức trên địa bàn Thành phố như Seagame, Đại lễ 1000 năm Thăng Long, Hội nghị APEC, Hội nghị ASEAN, v.v…; Triển khai các kế hoạch thực hiện đề cương tuyên truyền phổ biến Luật GTĐB theo chủ đề; về các hoạt động chào mừng tháng ATGT trên địa bàn Thành phố.

Là một lực lượng đóng vai trò chủ đạo trong bảo đảm TTATGTĐB, Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Thành phố đã tổ chức Hội nghị quán triệt đến cán bộ, đảng viên của Công an Thành phố với các nội dung của Chỉ thị 22, trong đó, tập trung vào 5 chủ trương, giải pháp cơ bản, lâu dài cũng như những giải pháp cấp bách trước mắt cần thực hiện. Trên cơ sở chỉ đạo của Công an Thành phố, các phòng nghiệp vụ và Công an các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạch thực hiện cụ thể của đơn vị mình trên từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

Hàng năm, Công an Thành phố đều có Kế hoạch triển khai công tác bảo đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị đến các đơn vị thực hiện, trong đó, xác định mục tiêu kiềm chế UTGT và TNGT trên địa bàn Thành phố là mục tiêu quan trong hàng đầu, trong từng thời điểm cụ thể, Công an Thành phố đã nghiên cứu triển khai các biện pháp phù hợp với tình hình thực tế, nhằm không ngừng tăng cường hiệu quả xử lý vi phạm, ổn định tình hình TTATGT, trong đó tập trung xử lý các lỗi vi phạm Luật GTĐB là nguyên nhân trực tiếp

dẫn đến ùn tắc và tai nạn giao thông.

Công an Thành phố đã tổ chức 02 đợt điều tra cơ bản bổ sung về tình hình liên quan đến TTATGTĐB, trật tự đô thị nhằm đánh giá đúng thực trạng, đưa ra biện pháp chỉ đạo đúng, hiệu quả, cụ thể: ngày 18/10/2007, Công an Thành phố đã xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 113KH/CAHN (PV11-Đ3) về điều tra cơ bản, đánh giá toàn diện thực trạng tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGTĐB trên địa bàn Thành phố; ngày 20/02/2009, Công an Thành phố xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch số 28/KH-CAHN (PV11) về Điều tra cơ bản bổ sung thực trạng tình hình, kết quả công tác đảm bảo TTATGTĐB sau khi hợp nhất.

Để bảo đảm tính thống nhất trong công tác tuần tra, kiểm soát, kiểm tra, xử lý các vi phạm Luật GTĐB, Công an Thành phố đã triển khai các Quyết định như: Quyết định số 06/QĐ-CAHN (PV11-Đ3) ngày 6/1/2009 về việc ban hành quy định tạm thời chức năng, nhiệm vụ các Đội tuần tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến quốc lộ; Quyết định số 08/QĐ-CAHN (PV11-Đ3) ngày 5/1/2009 về việc ban hành quy định tạm thời chắc năng, nhiệm vụ Đội tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; Quyết định số 486/QĐ-CAHN (PV11-PC67), ngày 11/6/2010, ban hành quy định cấp, thu hồi đăng ký, biển số các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; Quyết định số 417/QĐ- CAHN (PV11, PV19, PV22) ngày 27/5/2010, về việc ban hành quy định quản lý và sử dụng tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT thuộc Công an thành phố Hà Nội. Đồng thời, tổ chức tập huấn cho 100% cán bộ cảnh sát làm công tác bảo đảm TTATGTĐB, trật tự đô thị về Luật GTĐB 2008; Thông tư 58, 60, 61/2009/TT-BCA; Thông tư 36, 37, 38/2010/TT-BCA của Bộ Công an; Nghị định 34 của Chính phủ…

Bên cạnh đó, chủ động phối hợp với các Sở, ngành chức năng thành lập các Tổ liên ngành thường xuyên tiến hành khảo sát phát hiện các bất cập

trong công tác bảo đảm TTATGTĐB để triển khai các biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời tham mưu cho UBND Thành phố, Ban Chỉ đạo 197, Ban An toàn giao thông đề ra các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế trong công tác bảo đảm TTATGTĐB trên các mặt công tác như: tuyên truyền; tổ chức giao thông; kiểm tra, xử lý; quản lý phương tiện…

Thứ hai, quán triệt nội dung Chỉ thị số 18-CT/TU ngày 16/8/2007 của Thành ủy về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm Trật tự ATGT trên địa bàn thành phố, Nghị quyết số 34/2003/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân Thành phố quyết định về 9 giải pháp nhằm ổn định tình hình Trật tự ATGT trong đó có các giải pháp như: Hạn chế gia tăng môtô, xe máy; Thí điểm cấm xe máy hoạt động hoặc hoạt động theo giờ quy định; Tăng cường quản lý các phương tiện giao thông lưu hành trong nội đô… Kế hoạch số 30/KH-UBND của UBND Thành phố về triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2008/NQ-CP về từng bước khắc phục ùn tắc giao thông trên địa bàn Thành phố, Công an Thành phố đã phối hợp với Sở Giao thông vận tải tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các quy định hạn chế phương tiện trên địa bàn Thành phố và tăng cường quản lý hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao thông, cụ thể như:

Để hạn chế gia tăng môtô, xe máy, trong 2 năm 2003 - 2004, đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành Quyết định số 04/2003/QĐ-UB quy định việc đăng ký phương tiện môtô, xe máy trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 01/2004/QĐ-UB quy định việc phải có xác nhận có nơi để xe, hợp đồng trông giữ xe mới được đăng ký xe ôtô.

Tiếp đó, ngày 14/8/2003, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 98 về tạm dừng đăng ký phương tiện môtô - xe máy trên địa bàn 04 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng; ngày 22/12/2004, UBND Thành phố có Quyết định số 9294/QĐ-UB về tạm dừng đăng ký môtô - xe máy tại 3 quận Cầu Giấy, Thanh xuân, Tây Hồ. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện

xét thấy có nhiều bất cập nên đã dừng việc thực hiện các quy định trên.

Để tăng cường quản lý hoạt động của các loại phương tiện tham gia giao thông, đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các Quyết định số 26, 240, 09/QĐ-UB quy định về hoạt động của các phương tiện trên địa bàn Thành phố, điều chỉnh thời gian hoạt động của xe tải, xe khách (trừ xe buýt), xe chuyên dùng, xe chuyên dùng siêu trường, siêu trọng không được hoạt động vào các giờ cao điểm có đông phương tiện tham gia giao thông, như: cấm hoạt động từ 6h đến 20h hàng ngày với các loại xe ôtô vận tải có tải trọng trên 2,5 tấn; các loại xe máy thi công, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, trong đó, Công an Thành phố tổ chức cấp phép cho các xe ôtô tải có trọng lượng toàn bộ xe đến 10 tấn, ôtô khách vào các đường phố cấm, v.v...; Quyết định số 100/2007/QĐ-UBND ban hành “Quy định về quản lý hoạt động xe xích lô du lịch trên địa bàn Thành phố”; Quyết định số 102/2007/QĐ-UBND ban hành quy định về trông giữ, quản lý tang vật, phương tiện tham gia giao thông bị tạm giữ do vi phạm pháp luật về TTATGT đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Bên cạnh đó, để đảm bảo trật tự đô thị, Công an Thành phố và Sở Giao thông vận tải đã tham mưu cho UBND Thành phố ban hành các Quyết định số 227/QĐ-UB và Quyết định số 20/QĐ-UB về quản lý và sử dụng hè phố, lòng đường; Quyết định 02/QĐ-UB và Quyết định số 46/QĐ-UB về quản lý hàng rong trên địa bàn Thành phố; xác định 66 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường và cấm kinh doanh buôn bán trên hè phố; ban hành Quyết định số 30/2005/QĐ-UB quy định về việc thu, sử dụng tiền phạt và trông giữ xe, kinh phí tạm giữ xe do vi phạm.

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w