Quản lý nhà nước trong bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ nhằm thúc đẩy giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 43 - 45)

bộ nhằm thúc đẩy giao lưu, hội nhập khu vực và quốc tế

thương mại, quá cảnh, v.v.. nhất thiết phải có một hệ thống GTĐB hài hòa và thuận tiện nhằm cung cấp mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông vận tải ở trình độ tiên tiến hữu hiệu và an toàn có tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn khu vực và thế giới.

Đường bộ xuyên Á, ASEAN, khu vực nhằm mục tiêu nối thủ đô với thủ đô, nối các khu công nghiệp, các trung tâm, nối các khu danh lam thắng cảnh, du lịch, nối các cảng biển với các cảng biển. Hệ thống đường này sẽ tạo hành lang vận tải xuyên quốc gia, khu vực, thuận lợi trong vận chuyển hàng hóa, hành khách.

Để TTATGTĐB thực sự là động lực thúc đẩy giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế thì việc phát huy, khẳng định vai trò của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB được xem là biện pháp tiên quyết - biện pháp để biến những mục tiêu thành hiện thực. Muốn vậy, mọi hoạt động xây dựng, ban hành các văn bản QLNN về TTATGTĐB; tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB; xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB phải được các cấp, các ngành, các chủ thể có thẩm quyền quan tâm thường xuyên, coi đó là yếu tố quyết định cho sự thành công của chiến lược phát triển giao thông vận tải và bảo đảm TTATGTĐB ở Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực và quốc tế.

Tóm lại, để thực hiện QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB một cách có

hiệu quả nhất, Nhà nước sử dụng đồng thời nhiều công cụ khác nhau để thực hiện tác động thông qua ba khâu của quá trình QLNN, đó là: lập quy; tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm về TTATGTĐB. Ba khâu này có quan hệ chặt chẽ với nhau, thiếu đi một trong ba khâu đó thì không thể có quá trình QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB. Mục đích cuối cùng của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB nhằm phát triển hệ thống GTĐB thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, tạo tiền đề để phát triển kinh tế - xã hôi, củng cố an ninh, quốc phòng, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy giao lưu hội nhập khu vực và quốc tế, cũng như tạo động lực quan trọng cho các lĩnh vực khác của đời sống

xã hội không ngừng phát triển.

Chương 2

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 43 - 45)