TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.2.3. Tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật giao thông đường bộ
Để nâng cao hiệu quả QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB cần tăng cường công tác tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB theo những nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB.
Mặc dù tại Điều 85 Luật GTĐB năm 2008 đã quy định cụ thể trách nhiệm QLNN về giao thông đường bộ của các cơ quan có thẩm quyền trong lĩnh vực GTĐB. Tuy nhiên, trong thực tế quản lý hiện nay vẫn còn sự phối hợp chưa ăn khớp, nhịp nhàng giữa các cơ quan. Do vậy, vấn đề đặt ra ở đây là phải tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB để tránh đi tình trạng quản lý chồng chéo lên nhau hoặc đùn đẩy, né tránh làm giảm hiệu quả của QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB. Hiện nay và trong những năm tiếp theo cần tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB theo hướng:
- Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa Sở Giao thông vận tải và Công an Thành phố Hà Nội trên các vấn đề như xây dựng công trình GTĐB phân luồng, phân tuyến, xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB; phân định rạch ròi thẩm quyền của Cảnh sát giao thông và Thanh tra GTĐB.
- Sở Giao thông vận tải, Công an Thành phố phối hợp xây dưng, trình UBND Thành phố Hà Nội ban hành cơ chế phối hợp trong việc tổ chức giao thông, đẩy mạnh việc phân cấp quản lý nhà nước về TTATGTĐB cho cấp huyện, cấp xã.
- Sở Thương Mại, Sở Giao thông vận tải, Sở Công nghiệp phối hợp chặt chẽ trong việc quản lý nhập khẩu phương tiện vận tải đường bộ, chủng loại phương tiện được nhập khẩu trên cơ sở tiêu chuẩn, kỹ thuật và tình hình cầu đường hiện tại.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Giao thông vận tải, Sở Lao động - Thương binh xã hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội và các tổ chức thành viên phối hợp trong việc đào tạo, dạy nghề, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGTĐB.
- Sở Tài chính, Công an Thành phố, Sở Giao thông vận tải phối hợp trong việc thu tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực GTĐB, thống nhất phát hành và quản lý biên lai, chứng từ thu tiền xử phạt vi phạm hành chính về GTĐB.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần sớm chỉ đạo các Bộ: Xây dựng, Giáo dục - Đào tạo, Y tế, Công thương đẩy nhanh tiến độ lâp và trình duyệt Quy hoạch ngành thực hiện sớm việc di dời các cơ sở đào tạo, bênh viện và nhà máy ra khỏi khu vực trung tâm nội thành theo Chỉ thị 16/CP; chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu xây dựng và ban hành Nghị định xử phạt vi phạm hành chính riêng, mang tính đặc thù cho Hà Nội, trong đó, nâng thẩm quyền xử phạt cho lực lượng Cảnh sát giao thông, tăng mức xử phạt đối với một số hành vi vi phạm luật GTĐB là nguyên nhân trực tiếp gây ra ùn tắc và TNGT như vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên môtô, xe máy, dừng đỗ xe không đúng nơi quy định; đua xe trái phép;
Thành ủy có Chỉ thị mới thay thế Chỉ thị 18 chỉ đạo các cấp ủy Đảng tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị 22, tăng cường lãnh đạo, nâng cao trách nhiệm trong công tác bảo đảm trật tự ATGT, nhất là trong công tác tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên gương mẫu chấp hành và vận động người thân chấp hành, xây dựng văn hóa giao thông ở Thủ đô.
UBND Thành phố và Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư phát triển hệ thống giao thông đô thị theo Quyết định số 90/QĐ ngày 09/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2020. Đồng thời, UBND Thành phố chỉ đạo các ngành hữu quan nghiên cứu, xây dựng đề án lộ trình giảm phương tiện cá nhân bằng cách hạn chế phạm vi sử dụng, tăng phí trước bạ… Đa dạng hóa, nâng cao hiệu quả các loại phương tiện vận tải công cộng như: xe buýt, tàu điện ngầm, tuyến đường sắt trên cao…
Thứ hai, đẩy mạnh việc xây dựng phong trào quần chúng thực hiện pháp luật GTĐB
Quần chúng là lực lượng đông đảo, to lớn, có mặt ở mọi nơi, mọi lúc tại các tuyến đường, địa bàn giao thông công cộng, chính sự tham gia của quần chúng vào việc tổ chức thực hiện pháp luật GTĐB sẽ giúp cho các cơ quan có thẩm quyền QLNN trong bảo đảm TTATGTĐB giải quyết các vấn đề về GTĐB một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất, chẳng hạn như quần chúng phát hiện có TNGT đường bộ, UTGT đường bộ xảy ra báo ngay cho lực lượng cảnh sát giao thông để lực lượng này kịp thời có mặt giải quyết.
Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội cần ký Nghị quyết liên tịch với Ủy ban An toàn giao thông Thành phố vận động: “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT”. Ủy ban ATGT Thành phố và Thành Đoàn Hà Nội cần ký Nghị quyết liên tịch về vận động thanh thiếu niên tham gia bảo đảm trật tự ATGT nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ý thức
chấp hành luật ATGT cho thanh thiếu niên, qua đó tác động đến các tầng lớp khác trong xã hội. Bên cạnh đó, Công an Thành phố và Thành Đoàn Hà Nội cũng cần phối hợp thực hiện những chương trình về giữ gìn trật tự ATGT và phòng chống đua xe trái phép. Để các cuộc vận động này đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực, trong thời gian tới cần đẩy mạnh thực hiện các việc sau:
- Thành lập “Ban tự quản ATGT” ở xã, phường, thị trấn, tại các khu dân cư thành lập tổ tự quản ATGT do Trưởng ban công tác Mặt trận làm tổ trưởng tổ tự quản; Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố làm tổ phó, thêm một số tổ viên gồm công an viên, Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và một số người có uy tín.
- Tiến hành điều tra tình hình người tham gia giao thông; phương tiện giao thông hiện có; tình hình TNGT, v.v.. ở từng khu dân cư, khu phố, thôn, xã, phường, thị trấn.
- Xây dựng chương trình hành động vận động “Toàn dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT” của khu dân cư, lấy phương châm “ATGT là hạnh phúc cho mọi nhà” với mục tiêu xây dựng “Khu dân cư bảo đảm trật tự ATGT” và cần bổ sung vào quy ước, hương ước của cơ quan, trường học, khu dân cư các nội dung như: tuyên truyền, giáo dục trong các cơ quan, trường học, trạm xá, các đoàn thể và nhân dân ở khu dân cư về pháp luật nói chung, pháp luật GTĐB nói riêng; nâng cao ý thức trách nhiệm của quần chúng để cùng Nhà nước bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông; tố giác, phát hiện những hành vi của tập thể và cá nhân vi phạm những quy định về TTATATGTĐB.
- Mỗi khu dân cư, cơ quan, trường học xây dựng “Câu lạc bộ tìm hiểu pháp luật” để mọi người được sinh hoạt, tìm hiểu về pháp luật trong đó có pháp luật GTĐB.
- Ở các khu dân cư trọng điểm giao thông của Thành phố cần phối hợp với Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh cơ sở thành lập “Đội thanh niên
tình nguyện” tham gia đảm bảo trật tự ATGT ở những nút giao thông thường xuyên gây UTGT, đội này gồm những đoàn viên thanh niên ở khu dân cư, trường học, cơ quan. Riêng ở mỗi trường học thành lập “Đội thiếu niên bảo vệ trật tự ATGT cổng trường và đường đi học”.
- Mở rộng các hình thức tự quản ở khu dân cư như “Đoạn đường tự quản an toàn”, “Bến xe tự quản an toàn”.
- Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố, Tổ trưởng tổ nhân dân tự quản tổ chức cho các hộ gia đình ký cam kết. Nội dung cam kết gồm thực hiện quy ước, hương ước, tham gia học tập để hiểu biết pháp luật nói chung, pháp luật GTĐB nói riêng, không vi phạm hành lang ATGT, v.v.. với mục tiêu xây dựng “Khu dân cư đảm bảo ATGT”, “Hộ gia đình văn hóa”, “Khu dân cư tiên tiến và khu dân cư xuất sắc” trong cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
- Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư căn cứ vào chương trình hành động tháng cao điểm ATGT để phối hợp với các lực lượng ở khu dân cư tổ chức phát động hưởng ứng thực hiện (lưu ý các nút giao thông thường xảy ra tai nạn, chợ, bến xe, cổng trường, đường ngang, v.v..).
- Xây dựng “Hòm thư tố giác vi phạm ATGT” ở khu dân cư.
- Sơ kết ba tháng, sáu tháng, tháng cao điểm ATGT và tổng kết một năm bảo đảm ATGT, từ đó đánh giá những ưu điểm, hạn chế điểm và nguyên nhân của những hạn chế, để qua đó đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện thắng lợi phong trào “Nhân dân tham gia bảo đảm trật tự ATGT”.