Tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 53 - 59)

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘ

2.1.2. Tình hình ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông và vi phạm trật tự an toàn giao thông

an toàn giao thông

Trong những năm qua tình hình UTGT, TNGT tuy đã được kiềm chế nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Trên địa bàn cả nước, tình hình UTGT và nhiều TNGT nghiêm trọng vẫn xảy ra, số lượng TNGT vẫn tăng. TNGT trở thành vấn đề bức xúc và ngày càng nghiêm trọng. Trong 10 năm trở lại đây, TNGT trên cả nước tiếp tục tăng nhanh, năm 2009 xảy ra 11.758 vụ TNGT (giảm 3% so với năm 2008), làm chết 11.094 người (giảm 1.3%) và bị thương 7.559 người (giảm 2.7%), trong đó Hà Nội có 735 người chết, giảm 89 người; đến năm 2010 xảy ra 13.713 vụ TNGT (tăng 16.4% so với năm 2009) làm 11.060 người bị chết và 10.306 người bị thương. Có thể thấy, số người chết vẫn còn cao, việc giảm số người chết cũng chỉ mang tính tạm thời, chưa ổn định và thiếu tính bền vững. Mặt khác, số vụ TNGT nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Nếu tính trung bình hàng ngày ước tính có khoảng 30 - 35 người chết do TNGT mà chủ yếu là TNGT đường bộ (chiếm khoảng 96.34% năm 2009). Trên thực tế, số liệu TNGT còn cao hơn do số lượng vụ TNGT được cảnh sát giao thông ghi nhận chỉ là những vụ TNGT có thiệt hại lớn và số người chết do TNGT chủ yếu là tử vong ngay sau khi TNGT xảy ra, số lượng tử vong ở bệnh viện trong vòng 30 ngày hầu như không thống kê hết được. Số

người chết do TNGT từ năm 2002 đến nay ít biến động, tuy nhiên số vụ và số người bị thương lại giảm nhanh trong cùng giai đoạn. Đây là vấn đề đang gây bức xúc cho xã hội hiện nay.

Hầu hết các TNGT xảy ra trên những quốc lộ nơi có lưu lượng xe lớn, dòng xe hỗn hợp và chất lượng đường thường là tốt. Những tuyến quốc lộ này có mật độ giao thông lớn và nhiều giao cắt đồng mức. Như vậy, việc phát triển mạnh mẽ của hệ thống đường quốc lộ trong thời gian qua, nhiều tuyến đường đô thị và đường huyện đã được xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo với chất lượng ngày một tốt hơn cho phép chạy tốc độ cao hơn thì vấn đề TNGT cũng ngày một gia tăng.

Về tình hình UTGT, tính đến tháng 3 năm 2009, trên địa bàn Hà Nội có 124 điểm có nguy cơ xảy ra UTGT. Đến tháng 5 năm 2009 số điểm có nguy cơ ùn tắc còn 91 điểm, trong đó có 68 điểm có nguy cơ ùn tắc cao trong giờ cao điểm. Đến nay đã xoá được 66/124 điểm thường xuyên UTGT, rút ngắn thời gian thông qua các nút giao của các phương tiện giao thông. Có được kết quả này, là do Thành phố đã áp dụng nhiều biện pháp phân luồng, điều hành hướng dẫn giao thông của các lực lượng của Sở Giao thông vận tải và Công an Hà Nội.

Năm 1990 trên địa bàn thành phố Hà Nội xảy ra 633 vụ TNGT, làm chết 247 người và bị thương 547 người. Đến năm 2010 toàn địa bàn thành phố có 1.109 vụ TNGT, làm chết 807 người, bị thương 478 người. Năm 2010 giảm 8.7% so với năm 2009 (1.207 vụ tai nạn đã xảy ra tại Hà Nội). Mặc dù, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản và chỉ đạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp cấp bách nhằm làm giảm TNGT và UTGT thông như: Nghị quyết 32/2007/NQ-CP; Nghị định 34/2010 NĐ-CP. Tuy nhiên, tình hình liên quan đến TTATGTĐB ở thành phố tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, cùng với sự phát triển chung của kinh tế- xã hội phương tiện cá nhân tham gia

giao thông gia tăng rất nhanh cả về số lượng và chủng loại, trong khi đó hạ tầng cơ sở vật chất còn nhiều bất cập, ý thức của chấp hành luật giao thông đường bộ của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế biểu hiện ở việc không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe môtô, xe gắn máy, phóng nhanh vượt ẩu, không chấp hành tín hiệu đèn giao thông, đi sai làn đường, phần đường, v.v… dẫn đến tình trạng UTGT và gây ra các vụ TNGT.

Năm 2007 (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12/2007) TNGT trên địa bàn thành phố xảy ra 836 vụ. Trong đó: tai nạn nghiêm trọng 466 vụ làm 495 người chết; tai nạn ít nghiêm trọng 370 vụ làm 52 người bị thương. Trong tổng số 466 vụ tai nạn nghiêm trọng có: tai nạn ôtô, môtô tự gây 78 vụ làm 84 người chết; tai nạn liên quan bộ hành 73 vụ làm 73 người chết. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ tai nạn do vi phạm phần đường 74 vụ; vi phạm tốc độc 164 vụ; vi phạm vượt sai quy định 188 vụ; chuyển hướng sai quy định 110 vụ; liên quan bộ hành 94 vụ. Phòng cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đã xử phạt 284.057 trường hợp vi phạm luật giao thông thành tiền là 17.306.824.000 đồng. Trong đó tập trung vào các lỗi: đi sai phần đường; 46.667 trường hợp; vượt đèn đỏ: 6.111 trường hợp; đi vào đường cấm: 3.753 trường hợp; chạy quá tốc độ quy định: 3.464 trường hợp; lạng lách đua xe: 41 trường hợp; đỗ dừng sai quy định: 55.278 trường hợp; vi phạm vạch sơn: 140.989 trường hợp; chở người sai quy định: 483 trường hợp; chở cồng kềnh, quắ khổ, quá tải: 9.368 trường hợp; vượt sai quy định: 204 trường hợp; không có giấy phép lái xe: 550 trường hợp; không chấp hành cảnh sát: 88 trường hợp; không giấy tờ xe: 757 trường hợp; chuyển hướng: 3.620 trường hợp; các lỗi vi phạm khác: 9.695 trường hợp.

Một trong những nguyên nhân vi phạm luật giao thông và TNGT tăng đó là ý thức chấp hành pháp luật trật tự ATGT của người tham gia giao thông kém. Nhiều người vi phạm pháp luật trật tự ATGT rất ngang nhiên: vượt tín

hiệu đèn đỏ tại ngã ba, ngã tư có đèn chỉ huy giao thông, đi sai làn đường trên một số tuyến đường có vạch sơn phân chia cho từng loại phương tiện, vượt ẩu trên đường, chuyển hướng không có tín hiệu báo trước, không nhường đường khi đi qua đường giao nhau dẫn đến ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.

Ý thức thấp kém của một bộ phận người tham gia giao thông cũng được thể hiện ở tình trạng người vi phạm chống lại cảnh sát giao thông khi thi hành công vụ có chiều hướng gia tăng. Năm 2007 theo thống kê của Phòng Cảnh sát giao thông có 16 vụ người vi phạm chống lại cảnh sát giao thông thi hành công vụ như: cố tình đâm thẳng xe vào cảnh sát giao thông, không chấp hành sự kiểm tra của cảnh sát giao thông, cố tình bỏ chạy phải tổ chức truy đuổi, và bỏ chạy sau quay lại tấn công cảnh sát. Chính vì vậy, việc xây dựng văn hóa giao thông có vai trò và vị trí ý nghĩa hết sức quan trọng đặc biệt trong giai đoạn hiện nay.

Tình trạng rất phố biến hiện nay mà người tham gia giao thông mắc phải, đó là họ không quan tâm đến việc “có được đi hay không” (tức là đi

theo đúng quy định của pháp luật) mà chỉ quan tâm đến việc “có đi được hay không” (theo ý thức chủ quan kể cả biết là sai Luật). Vì vậy, đã dẫn đến:

Một là, khi thấy xe phía trước đang giảm tốc độđể nhường đường

và tránh xe đi chiều ngược lại thì lập tức những người đi xe phía sau liền "tranh thủ" vượt lên để đi trước, nhưng do vướng vào xe phía trước nên mắc kẹt lại, các xe sau thấy xe trước vượt được tiếp tục vượt lên trong khi đó bên phải chiều đường đã đông, chật xe, các xe sau liền lấn lên phía bên trái là phần đường của các xe đi chiều ngược lại làm hẹp phần đường của nhau dẫn đến tình trạng ùn tắc cục bộ. Như vậy, trong trường hợp này người tham gia giao thông đã không đi theo đúng quy định của Luật GTĐB là 2 xe tránh nhau phải giảm tốc độ và tránh về phía bên phải theo chiều xe chạy của mình (đ- ược đi) mà họ chỉ quan tâm đến việc chỗ nào đi được là đi, vì vậy đã tràn

những không đi được mà còn gây ra UTGT nghiêm trọng.

Hai là, một thực trạng hiện nay tại các giao lộ không có lực lượng cảnh sát giao thông, hiện tượng người tham gia giao thông không chấp hành đèn tín hiệu giao thông còn xẩy ra khá phổ biến. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến TNGT và UTGT. Theo ước tính trong năm 2010, có khoảng 100 vụ TNGT và UTGT là do người tham gia giao thông không chấp hành đèn tín hiệu giao thông khi tham gia giao thông. Mặt khác, qua theo dõi chúng tôi thấy thanh thiếu niên đi xe máy không đội mũ bảo hiểm chở 3, 4 tham gia giao thông rất ngang nhiên, hành vi vi phạm này vừa là vi phạm Luật GTĐB, Nghị quyết 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, vừa là hành vi thách thức với các lực lượng chức năng gây rất nhiều bức xúc cho người dân Thủ đô. Theo đánh giá, phân tích nguyên nhân dẫn các vụ TNGT với các lỗi vi phạm trên là rất nhiều điển hình: hồi 21h30 ngày 26/03/2010 tại Đường Phan Trọng Tuệ thuộc địa phận huyện Thanh Trì xảy ra vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng giữa 2 xe môtô làm 3 người chết tại chỗ và 1 người bị thương. Nguyên nhân là đi không đúng phần đường, phóng nhanh vượt ẩu.

Ba là, phần lớn các phương tiện khi gặp chướng ngại vật thì lập tức

đánh tay lái chuyển hướng sang phải hoặc trái không mở đèn tín hiệu để đi tiếp không quan tâm các xe đi bên cạnh hay phía sau, có 1 số xe còn lấn hẳn sang phần đường của chiều ngược lại gây ùn tắc, đây là nguyên tắc tránh nhau mà Luật giao thông đã quy định, bên nào có chướng ngại vật thì bên đó phải dừng lại, nhường đường cho xe chiều ngược lại, đây cũng là văn hóa nhường nhau mà người tham gia giao thông, nhất là người điều khiển xe ôtô vi phạm khá phổ biến và là nguyên nhân của sự ùn tắc, va chạm trên đường.

Bốn là, tại các đường tổ chức giao thông là đường 1 chiều: xe máy, xe

đạp đi vào đường ngược chiều rất phổ biến. Hoặc tại đường 2 chiều có giải phân cách cố định, các loại xe 2 bánh đi trái chiều đường, gây nguy hiểm cho

người đi đúng chiều và là hành vi rất rõ thể hiện thiếu văn hóa giao thông. Ngoài ra, chúng tôi còn thấy hiện nay người đi bộ vi phạm quá phổ biến trên đường như: vi phạm tín hiệu đèn, đi qua đường không đúng nơi quy định, mặc dù đã có cầu, hầm hoặc vạch sơn dành cho người đi bộ qua đường, v.v… Tuy nhiên, họ vẫn không thực hiện và chấp hành. Lực lượng cảnh sát giao thông đã áp dụng nhiều biện pháp như tuyên truyền, hướng dẫn song hiện tượng vi phạm vẫn xảy ra phổ biến. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vụ TNGT thương tâm mà lỗi là do người đi bộ. Đây cũng thể hiện văn hoá giao thông của người đi bộ khi tham gia giao thông.

Theo số liệu phân tích tai nạn giao thông của Phòng Cảnh sát giao thông, hiện nay các vi phạm ATGT trên địa bàn Hà Nội gây hậu quả nghiêm trọng tập trung vào 10 nhóm hành vi sau đây: lái xe vượt quá tốc độ quy định; sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện; vượt ẩu; Đi ngược chiều, sai làn đường quy định; vượt đèn đỏ; đi bộ sang đường không đúng nơi quy định; không đội mũ bảo hiểm; rẽ ngang trước đầu xe khác; đi xe trên vỉa hè; dừng đỗ không đúng nơi quy định.

Theo số liệu điều tra xã hội học của Ban Tuyên giáo Thành uỷ Hà Nội tháng 01/2010 cho thấy, trong số 10 nhóm hành vi trên đây, có 3 nhóm được đánh giá ở mức độ rất nguy hiểm: đó là lái xe vượt quá tốc độ quy định (54,9%), sử dụng rượu bia khi điều khiển phương tiện (57,2%) và vượt ẩu (50,9%). Việc tự nhận thức về mức độ nguy hiểm của những hành vi này

dường như mới chỉ dừng lại ở các nhóm người cao tuổi, cán bộ, ở khu vực nội thành. Các nhóm thanh niên, ngoại thành, học sinh cần phải được tuyên truyền nhiều hơn nữa về mức độ nguy hiểm của các hành vi sai để tự ý thức và có hành vi thái độ đúng khi tham gia giao thông.

Thêm vào đó, cơ cấu phương tiện tham gia giao thông trên địa bàn Thành phố hiện nay rất đa dạng, bao gồm xe đạp, xe xích lô, xe máy, xe ôtô,

xe buýt… tạo ra dòng giao thông hỗn hợp, vì vậy công tác tổ chức giao thông rất khó khăn, phức tạp. Đồng thời, những năm qua, do biến đổi khí hậu, thời tiết nắng nóng, rét đậm, rét hại, mưa nhiều ngày ảnh hưởng đến giao thông đường bộ. Tình hình vi phạm TTATGTĐB có diễn biến phức tạp: người ngồi trên môtô, xe máy không đội mũ bảo hiểm, xe tải chở vật liệu rơi vãi, học sinh, sinh viên vi phạm; một số nơi tùy tiền mở đường ngang vi phạm về hành lang ATGT, v.v…công tác quản lý vỉa hè, lòng đường nhiều nơi chưa được thực hiện nghiêm minh khiến vỉa hè không phải dành cho người đi bộ, lòng đường không còn dành cho người điều khiển phương tiện...

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố hà nội hiện nay (Trang 53 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w