1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa

132 3,8K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 686,5 KB

Nội dung

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa" là hết sức

cần thiết, bởi những lý do sau:

Một là, quản lý nhà nước bằng pháp luật - theo chủ trương của Đảng

tuy đã được thực hiện trong nhiều năm song không phải ở cấp quản lý nhànước nào, ở lĩnh vực quản lý nào cũng được bảo đảm Trên lĩnh vực trật tự antoàn giao thông đường bộ (TTATGTĐB), ở cấp chính quyền cơ sở, việc quản

lý bằng pháp luật còn rất nhiều hạn chế, là một trong các nguyên nhân dẫnđến tình trạng ùn tắc, ô nhiễm môi trường, và đặc biệt là tình hình tai nạn giaothông (TNGT) đang ngày càng gia tăng

Hai là, Thanh Hóa là một tỉnh lớn, dân số đông (trên 3,8 triệu người),

đang trên đà phát triển, đang đứng trước nhiều vấn đề lớn về kinh tế - xã hộiphải giải quyết, trong đó có vấn đề củng cố xây dựng bộ máy chính quyền cơ

sở, nâng cao trình độ, năng lực quản lý bằng pháp luật của cấp chính quyềnnày Thực tế cho thấy, nhiều cấp chính quyền cơ sở trên địa bàn tỉnh thực hiệncông tác quản lý trong lĩnh vực an toàn giao thông đường bộ (ATGTĐB) cònnhiều hạn chế Ở những nơi đó thường là TTATGTĐB không được bảo đảm,hầu hết các vi phạm, va chạm, TNGT đều xảy ra trên địa bàn này Cùng vớiviệc chính quyền cơ sở chưa làm tốt công tác quản lý nhà nước bằng phápluật về TTATGTĐB thì ý thức chấp hành pháp luật an toàn giao thông(ATGT) của người dân, nhất là lớp trẻ ở nông thôn khi tham gia giao thôngcòn yếu kém, vai trò của đội ngũ công an xã chưa được phát huy

Trong bối cảnh kinh tế - xã hội mới của đất nước, Nghị quyết Đại hộilần thứ X của Đảng tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, bảođảm các đạo luật có vai trò trung tâm trong hệ thống pháp luật, trực tiếp điều

Trang 2

chỉnh các lĩnh vực của đời sống xã hội Theo chủ trương đó, việc bảo đảm quản

lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB nói chung, trên địa bàn cơ sở nóiriêng có ý nghĩa to lớn về nhiều mặt, trong đó không chỉ để khắc phục sự mấtATGT ùn tắc, giảm thiểu, va chạm, TNGT, giảm thiệt hại về tính mạng, sứckhỏe, vật chất do TNGT gây ra, mà còn góp phần tạo ra môi trường xã hộilành mạnh, nâng cao ý thức pháp luật, thúc đẩy phát triển toàn diện các lĩnh vựckhác nhau của đời sống xã hội Cũng qua đó, góp phần xây dựng chính quyền

cơ sở vững mạnh, phát huy được vai trò to lớn của chính quyền này trongquản lý nhà nước, quản lý xã hội, vai trò tự quản của cộng đồng làng, xã

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn có thể đượcchia thành hai nhóm:

1 Nhóm các công trình nghiên cứu xử lý những vấn đề có tính kỹthuật, như các đề án khắc phục ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, nhất làlàm giảm TNGT Do yêu cầu, phạm vi, nội dung nghiên cứu đề tài, các côngtrình này chỉ là các tài liệu tham khảo

2 Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luậnliên quan đến quản lý nhà nước bằng pháp luật về các lĩnh vực khác nhau củađời sống xã hội, trong đó có các công trình trực tiếp nghiên cứu lĩnh vực quản lýTTATGTĐB Cụ thể nhóm này có các công trình khoa học tiêu biểu sau đây:

- Đề tài khoa học cấp bộ (1998): "Tai nạn giao thông đường bộ, thực

trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an Đề tài nghiên cứu những vấn đề đúng như tên đề tài đã

xác định, trong đó, về mặt lý luận, đã làm rõ khái niệm tai nạn giao thôngđường bộ (TNGTĐB), những nguyên nhân và điều kiện dẫn đến TNGT, nhữnggiải pháp mà lực lượng Cảnh sát giao thông cần thực hiện để giảm thiểu TNGThiện nay

Trang 3

- Về các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ liên quan đến đề tài luận văn.Dưới góc độ luật học, có nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệthành công ở trong và ngoài Học viện Đề tài của các luận án tiến sĩ, luận vănthạc sĩ đó nghiên cứu quản lý nhà nước bằng pháp luật trên nhiều lĩnh vựcquản lý nhà nước, mới đây nhất có:

+ Luận án tiến sĩ (2006): "Quản lý nhà nước bằng pháp luật lĩnh vực

bảo vệ rừng", của nghiên cứu sinh Hà Công Tuấn, bảo vệ tại Học viện Chính

trị Quốc gia Hồ Chí Minh

+ Luận án tiến sĩ (2006): "Quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với

doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay", của nghiên cứu sinh Lê Văn

Trung, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

Ngoài ra, còn nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ khác về đề tàiquản lý nhà nước các lĩnh vực khác, như lĩnh vực hoạt động du lịch, về vănhóa, xuất bản… Những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đó đã nghiên cứunhững cơ sở lý luận chung về quản lý nhà nước bằng pháp luật mà tác giả cóthể kế thừa trong thực hiện Luận văn của mình

Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ nghiên cứu những vấn đề liênquan trực tiếp đến lĩnh vực trật tự an toàn giao thông (TTATGT), đáng chú ý là:

+ Luận văn thạc sĩ luật học (2001): "Tăng cường pháp chế xã hội chủ

nghĩa trong lĩnh vực giao thông đường bộ ở nước ta hiện nay" của Nguyễn

Huy Bằng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Luận văn đãxây dựng cơ sở lý luận về pháp chế, trong lĩnh vực TTATGTĐB, như khái niệmpháp chế pháp chế trong lĩnh vực TTATGTĐB, nội dung và giải pháp tăngcường pháp chế trên lĩnh vực này Mặc dù đề tài luận văn này không trùng lặpvới đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu, song có nhiều vấn đề, nhất là nhữngvấn đề về cơ sở pháp luật của pháp chế trong lĩnh vực giao thông đường bộ(GTĐB) có giá trị tham khảo đối với việc thực hiện luận văn của tác giả

Trang 4

- Luận văn thạc sĩ luật học (2005): "Tăng cường quản lý nhà nước

bằng pháp luật trên lĩnh vực giao thông đường bộ ở Việt Nam hiện nay", của

Dương Quốc Hoàng, bảo vệ tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.Những vấn đề lý luận mà luận văn này nghiên cứu trực tiếp liên quan đến đềtài luận văn Tuy nhiên, đề tài luận văn mà tác giả nghiên cứu hẹp hơn, cụ thểhơn, tức là chỉ nghiên cứu lĩnh vực TTATGTĐB mà chủ thể quản lý là cấpchính quyền cơ sở, gắn với đơn vị hành chính cụ thể là tỉnh Thanh Hóa

- Sách của nhóm tác giả Trần Văn Luyện, Trần Sơn và Nguyễn Văn

Chính đồng chủ biên (2003), Trật tự an toàn giao thông đường bộ - Thực

trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Sách đã phân tích khái niệm

TTATGTĐB, thực trạng và giải pháp bảo đảm TTATGTĐB Khái niệmTTATGTĐB mà các tác giả cuốn sách đưa ra có giá trị tham khảo đối vớiviệc thực hiện đề tài luận văn

- Một số bài viết của các nhà khoa học đăng trên các tạp chí có liênquan đến đề tài, chủ yếu là trên Tạp chí Giao thông vận tải (GTVT), Tạp chíQuản lý nhà nước, nghiên cứu quản lý nhà nước lĩnh vực GTVT, giao thông đôthị dưới góc độ của ngành luật hành chính, đáng chú ý là các công trình sau:

+ Nguyễn Thủy Anh (2003): "Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông

công cộng trong đô thị lớn ở nước ta", Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5/2003.

+ Hoàng Đình Ban (2004) "Luật Giao thông đường bộ sau hai năm

nhìn lại", Tạp chí GTVT, số 3/2004.

+ Lê Ngọc Tiến (2004) "Giáo dục pháp luật - biện pháp quan trọng

trong giảm thiểu tai nạn giao thông đường bộ", Tạp chí GTVT, số 7/2004.

Từ nội dung của các công trình khoa học trên cho thấy đề tài luận vănkhông trùng lặp, là đề tài mới thuộc chuyên ngành lý luận và lịch sử nhà nước

và pháp luật

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

Trang 5

- Về mục đích: Luận văn có mục đích nghiên cứu những cơ sở lý luận

và thực tiễn của các giải pháp bảo đảm cho chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóathực hiện có hiệu quả công cụ pháp luật trong quản lý về TTATGTĐB, nhờ

đó khắc phục được tình trạng ùn tắc giao thông, giảm thiểu TNGT, bảo vệ tốtmôi trường sống, sinh hoạt, học tập, làm ăn của người dân ở cơ sở

- Về nhiệm vụ: Phù hợp mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm

vụ sau:

+ Phân tích những cơ sở lý luận về quản lý nhà nước bằng pháp luật,những đặc điểm và nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật của chínhquyền cơ sở đối với lĩnh vực TTATGTĐB, những yếu tố bảo đảm cho cấpchính quyền này thực hiện việc quản lý có hiệu quả lĩnh vực TTATGTĐBbằng công cụ pháp luật hiện nay

+ Phân tích thực trạng TTATGTĐB và thực trạng quản lý nhà nướcbằng pháp luật trên lĩnh vực này của cấp chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa,thời gian từ năm 2003 đến nay Qua phân tích thực trạng, luận văn rút ra ưuđiểm, hạn chế, nhất là rút ra những nguyên nhân hạn chế trong quản lý bằngpháp luật của chính quyền cơ sở trên lĩnh vực TTATGTĐB

+ Đề xuất và luận chứng các giải pháp bảo đảm quản lý nhà nước bằngpháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Về đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là

những vấn đề lý luận và thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật của chínhquyền cơ sở trên lĩnh vực TTATGTĐB

- Về phạm vi nghiên cứu: Do khuôn khổ có hạn, luận văn chỉ giới hạn

phạm vi nghiên cứu là hoạt động quản lý bằng pháp luật của chính quyền xã,thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa, thời gian nghiên cứu gắn với nhiệm kỳ của chínhquyền cơ sở, từ năm 2003 đến năm 2007

Trang 6

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về nhànước và pháp luật, các quan điểm của Đảng về đổi mới, cải cách bộ máy nhànước, phát huy vai trò của chính quyền cơ sở trong quản lý kinh tế - xã hộibằng pháp luật trên địa bàn

Luận văn cũng dựa trên cơ sở lý luận của khoa học luật chuyên ngành,trực tiếp là cơ sở lý luận của bộ môn lý luận chung về nhà nước và pháp luật

Về phương pháp nghiên cứu: Ngoài các phương pháp truyền thốngcủa triết học Mác - Lênin, như phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn,phân tích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, luận văn còn sử dụng một số phươngpháp của lý thuyết hệ thống, xã hội học, khoa học thống kê Cụ thể là:

- Các phương pháp của triết học Mác - Lênin, như phương pháp phântích và tổng hợp, lịch sử cụ thể, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn được sửdụng đồng thời để giải quyết các nhiệm vụ của luận văn ở cả 03 chương

- Phương pháp xã hội học, thống kê được sử dụng chủ yếu trongchương 2, phần đánh giá thực trạng TTATGTĐB và thực trạng quản lý nhà nướcbằng pháp luật lĩnh vực này của chính quyền xã, thị trấn ở tỉnh Thanh Hóa

- Phương pháp lý thuyết hệ thống bảo đảm cho những nội dung đượcđưa ra phân tích, nhất là trong việc lập luận các quan điểm, giải pháp có mốiliên hệ hữu cơ, các chương, tiết của luận văn có tính liên thông, nhất quán

6 Những đóng góp mới của luận văn

Từ kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được có thể nêu một số điểmmới sau:

- Xây dựng những cơ sở lý luận cho việc bảo đảm quản lý nhà nướcbằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền cơ sở, các yếu tố bảođảm cho cấp chính quyền này quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB vốnđang là vấn đề hết sức bức xúc hiện nay

Trang 7

- Đánh giá khái quát thực trạng quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐBcủa cấp chính quyền xã, thị trấn, rút ra các nguyên nhân hạn chế trong việcquản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền này ở tỉnh ThanhHóa hiện nay.

- Luận chứng các giải pháp bảo đảm cho chính quyền xã, thị trấn ởtỉnh Thanh Hóa quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB phù hợp với điềukiện hiện nay

7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn đóng góp vào việc hoàn thiện những cơ sở lý luận về quản

lý nhà nước bằng pháp luật đối với một cấp chính quyền cụ thể, từ đó cungcấp những cơ sở khoa học cho việc đề xuất và thực thi có hiệu quả các giảipháp bảo đảm cho cấp chính quyền cơ sở thực hiện quản lý bằng pháp luật vềTTATGTĐB, đáp ứng yêu cầu của nhà nước pháp quyền, nâng cao hiệu lực,hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật TTATGTĐB của các cơ quan quản

lý nhà nước

Về học thuật, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảotrong giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo luật

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Trang 8

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT

VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT

VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

1.1.1 Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB liên quanđến nhiều khái niệm khác như: khái niệm quản lý, quản lý nhà nước, quản lýnhà nước bằng pháp luật Tuy nhiên, đây cũng là những khái niệm đã đượcnhiều công trình khoa học, trong đó có các luận án Tiến sĩ, luận văn Thạc sĩnghiên cứu Để có tính hệ thống luận văn chỉ khái quát những nội dung cơbản của các khái niệm ấy

1.1.1.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là nhu cầu khách quan của xã hội, ngay từ xã hội mông muội,đến xã hội hiện đại ngày nay Quản lý xuất hiện thì các học thuyết về quản lýcũng ra đời, phát triển và không ngừng hoàn thiện Mỗi học thuyết quản lýnghiên cứu theo những "lát cắt" khác nhau Học thuyết quản lý của Khổng Tử

là một trong các thuyết ra đời sớm nhất, cho đến ngày nay vẫn có ảnh hưởnglớn đến thực tiễn quản lý ở cả các nước phương Ðông, và cả các nước phươngTây Khổng Tử không chỉ là nhà khoa học quản lý lỗi lạc, mà còn là nhà thựctiễn quản lý tài ba, và là người đầu tiên trên thế giới mở trường tư dạy quản

lý Những môn sinh của Ông có nhiều người xuất thân từ thân phận thấp hèn,song có người làm tới chức Tể tướng, như Tử Du (Ngôn Yên); làm quan Đạitrượng phu, như Tể Dư, Nhiễu Cầu, Trọng Di (Tử Lộ), hoặc trở thành nhữngnhà giáo - học giả nổi tiếng như Tử Hạ, Tăng Sâm, Tử Trương

Trang 9

Học thuyết quản lý của Khổng Tử lấy đạo nhân làm triết lý, lấy nhân,

lễ, nghĩa, trí, lợi làm thành các nguyên tắc căn bản để xây dựng các chínhsách cai trị, đào tạo tầng lớp quan cai trị, để dùng người (quản lý nhân sự).Thuyết chính danh, một trong những nội dung chính yếu của học thuyết quản

lý của Khổng Tử, đòi hỏi "quản lý chính danh là phải làm việc xứng với danh

hiệu chức vụ mà người đó được giao" 32, tr 65, "vua ra vua, tôi ra tôi, cha

ra cha, con ra con".

Đối ngược với học thuyết của Khổng Tử, học thuyết quản lý của HànPhi Tử lấy chủ trương pháp trị, dùng pháp luật để cai trị Trên cơ sở của tư

tưởng triết học cơ bản là "bản chất con người có tính ác, mưu lợi cho bản

thân" 32, tr 65, Hàn Phi Tử luận về pháp trị trong quản lý, nhấn mạnh "pháp phải tùy thời", "thời thay mà pháp luật không đổi thì loạn, đời đã thay đổi mà cấm lệnh không biến thì nước bị chia cắt" 32, tr 74; hay "pháp luật phải soạn thảo cho dân dễ biết, dễ thi hành", "phải có tính phổ biến".

Ở phương Tây, những học thuyết quản lý cũng ra đời từ rất sớm, gắnliền với những tên tuổi lỗi lạc, như Aristot, Đề Các, Xô Crat, Sô Lông

Như trên đã nêu, tùy theo góc độ nghiên cứu, mà các học thuyết quản

lý đã đưa ra những định nghĩa khác nhau về quản lý:

- Từ góc độ xem con người là động vật kinh tế, FW Taylor (1856-1915)

quan niệm: "Quản lý là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm

và sau đó thấy được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất" 32, tr.

8

- Xem con người là một thực thể xã hội, có đời sống tâm lý, tính cảm,

có tính tổ chức và tính cộng đồng, vừa là đối tượng quản lý, đồng thời cũng làchủ thể quản lý đã là cơ sở của nhiều học thuyết quản lý sống động và đầy đủ

hơn Những học thuyết này cho rằng "hiệu quả lao động tăng lên không chỉ ở

cách quản lý khoa học mà còn khi tạo ra được trong các tổ chức đó những mối quan hệ con người tốt đẹp" 32, tr 15; rằng "phải chú trọng tới những

Trang 10

người lao động với toàn bộ đời sống của họ, cả yếu tố kinh tế lẫn yếu tố tinh thần và tình cảm" 32, tr 15 Đó là các học thuyết quản lý của M.Follet

(1868 -1933), của E.Mayo (1880-1949);

- P Drucker xây dựng học thuyết quản lý của mình trong xã hội thông

tin - hậu công nghệ, với triết lý "kiến thức và hiệu quả lao động trí óc trở

thành nhân tố quyết định sự phát triển của các tổ chức".

Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, học thuyết về quản lý cũng phát triểnhết sức phong phú V.I Lênin là người đầu tiên sau Cách mạng Tháng Mườinăm 1917 đã đặc biệt chú trọng đến vấn đề quản lý Người nhấn mạnh nhiệm

vụ trọng tâm của chính quyền Xô viết "là quản lý và quản lý" đồng thời đòi hỏi phải phân biệt quản lý với hoạt động chính trị, rằng "mục tiêu cơ bản của

hoạt động quản lý nhà nước là nhằm phát triển kinh tế" 32, tr 12, phải học

tập quản lý "ở những nhà tổ chức lớn nhất của chủ nghĩa tư bản" 32, tr 12.

Nội dung cơ bản của những học thuyết về quản lý xã hội trong các nhànước xã hội chủ nghĩa là:

- Quản lý xã hội là quản lý một cách khoa học, "là sự tác động có ý

thức, có mục đích của con người lên toàn bộ hệ thống xã hội hoặc đến từng khâu của nó" (các phạm vi hoạt động xã hội, các ngành kinh tế, các liên hiệp

sản xuất, các xí nghiệp ), bảo đảm sự hoạt động tối ưu và sự phát triển củachúng trên cơ sở vận dụng các quy luật khách quan và những xu hướng vốn

có của chủ nghĩa xã hội 64, tr 263

Quản lý với quan niệm trên là khách quan, vừa là kết quả, vừa là yêucầu cần thiết của sự giao tiếp trong quá trình lao động, trao đổi sản phẩm laođộng, yêu cầu về tính tổ chức, trật tự, sự phân công lao động, hay do tính chất

xã hội của lao động quyết định

- Quản lý xã hội một cách khoa học là việc sử dụng hệ thống tri thức,công cụ, phương thức và cơ chế đa dạng, phong phú tác động lên ý thức, hành

Trang 11

vi của con người, "làm cho sự hoạt động chủ quan của con người phù hợp

những đòi hỏi của những quy luật khách quan" 64, tr 263

- Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quản lý xã hội một cách khoa học là

quản lý con người, "là sự tổ chức một cách tốt nhất đời sống kinh tế của họ,

giáo dục họ theo tinh thần, lý tưởng cộng sản chủ nghĩa" 64, tr 263

Tóm lại, Tùy theo từng góc độ nghiên cứu, quản lý được quan niệm

khác nhau, với những định nghĩa khác nhau, song quản lý, về thực chất là quản

lý con người, là thực hiện những tác động lên ý thức, tâm lý, tình cảm của con người bằng một hệ thống công cụ, phương tiện, mô hình và cơ chế khác nhau nhằm tổ chức, điều chỉnh hành vi của con người theo những mục tiêu quản lý, phù hợp với quy luật vận động khách quan của tổ chức, của xã hội.

1.1.1.2 Quản lý nhà nước và quản lý nhà nước bằng pháp luật

Quản lý nhà nước hay quản lý của nhà nước là những hoạt động quản

lý, song có những đặc trưng riêng, đó là:

- Quản lý nhà nước chỉ xuất hiện khi nhà nước xuất hiện Nhà nướctrở thành người đại diện xã hội, là chủ thể chủ yếu quản lý xã hội, quản lý mộtcách toàn diện cả về dân cư, lãnh thổ và quản lý các lĩnh vực khác nhau củađời sống xã hội

- Quản lý nhà nước là quản lý công, được phân biệt với quản lý tư ởmục tiêu quản lý là những lợi ích công cộng, được bảo đảm bằng quyền lựccông mà xã hội trao cho nhà nước

- Quản lý nhà nước là quản lý bằng pháp luật, theo pháp luật Phápluật vừa là chuẩn mực của quản lý, vừa thể hiện và bảo đảm uy quyền trongquản lý Có thể khẳng định: Có nhiều học thuyết quản lý khác nhau; có họcthuyết xem nhẹ pháp luật, có học thuyết coi trọng pháp luật, song không cónhà nước nào không quản lý bằng pháp luật Không có pháp luật nhà nướckhông có công cụ, uy quyền để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý

Trang 12

Do pháp luật có vị trí quan trọng đặc biệt trong quản lý nhà nước nênviệc định ra pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, bảo vệ pháp luật được gắnvới những chức năng quản lý, quy trình quản lý của nhà nước, gắn với việcthực hiện quyền lực nhà nước.

- Vì vai trò của pháp luật như trên nên quản lý nhà nước đối với xã hội(quản lý dân cư, quản lý lãnh thổ, quản lý các mặt, các lĩnh vực khác nhau củađời sống xã hội) cũng đồng nghĩa với quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với

xã hội Và như thế, nội dung của quản lý, hay của những hoạt động quản lý

mà nhà nước là chủ thể được quy ra thành ba hoạt động sau:

Một là, hoạt động soạn thảo và ban hành văn bản quy phạm pháp luật:

Đây là hoạt động nhằm đặt ra các chuẩn mực pháp lý để điều chỉnh các hành

vi, hoạt động quản lý cụ thể nhằm tác động lên đối tượng quản lý, hướng đốitượng quản lý theo những mục tiêu (khách thể quản lý) cụ thể

Hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật là hoạt động đầu tiên của chutrình quản lý nhà nước, và với nội dung trên, trở thành hoạt động có tính chấtquyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý, chi phối các hoạt động khác của quản lý.Tất nhiên, hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào chất lượngcác văn bản quy phạm pháp luật - sản phẩm của hoạt động ấy Đó phải là một hệthống pháp luật có đầy đủ các thuộc tính hiện đại, như tính thống nhất, đồng bộ,toàn diện, ổn định, minh bạch, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hộitrong từng giai đoạn khác nhau của xã hội, phù hợp và phản ánh được đầy đủtâm tư, nguyện vọng, ý chí của số đông đối tượng quản lý, có tính phổ thôngđại chúng, được trình bày với trình độ kỹ thuật cao, và do đó có tính khả thi.Trong điều kiện của nhà nước pháp quyền, các đạo luật ngày càng giữ vị trítrung tâm, trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội thì giai đoạn đầu tiên củachu trình quản lý nhà nước, cũng là nội dung đầu tiên của hoạt động quản lýnhà nước chính là hoạt động thực hiện chức năng lập pháp của cơ quan quyềnlực nhà nước cao nhất, cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân (Quốc hội)

Trang 13

Hoạt động soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật - xét dướigóc độ quản lý, cũng là hoạt động ra quyết định quản lý quy phạm, thể hiện ýchí, quyền uy của chủ thể quản lý (nhà nước); ý chí và quyền uy này có tínhchất bắt buộc thi hành một cách phổ biến, được bảo đảm kể cả bằng các biệnpháp cưỡng chế Việc ra các quyết định quản lý quy phạm dưới các hình thứccủa pháp luật trở thành một trong các hình thức của quản lý nhà nước.

Hai là, Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật:

Xét theo chu trình quản lý, hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật làgiai đoạn tiếp nối hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, thực chất là hoạtđộng nhằm hiện thực hóa các quyết định quản lý quy phạm trên những lĩnhvực quản lý cụ thể, là sự tác động quản lý lên ý thức, hành vi của đối tượngquản lý, tổ chức, định hướng những hành vi đó trong những điều kiện, hoàncảnh nhất định diễn ra phù hợp với khách thể của quản lý

Cũng như hoạt động soạn thảo, ban hành pháp luật, hoạt động tổ chứcthực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước phải theo một quy trình chặt chẽ,

và do những cơ quan quản lý nhà nước, công chức nhà nước có thẩm quyềnthực hiện Hoạt động đó cũng phải được tiến hành theo các cách thức luậtđịnh, bằng một hệ thống thủ tục (thủ tục hành chính) mang tính pháp lý Tuynhiên, những điều đó không làm mất đi tính chất sáng tạo của quản lý Vềthực chất, hoạt động thực hiện pháp luật trong quản lý nhà nước là hoạt độngnhằm vận dụng, áp dụng sáng tạo pháp luật trong quá trình quản lý, phù hợpvới những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể xuất hiện trong quá trình quản lý

- Về chủ thể quản lý: Trong giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật,việc thực hiện nội dung quản lý chủ yếu thuộc về chức năng của các cơ quanquản lý hành chính nhà nước, ở Trung ương là Chính phủ - cơ quan quản lýthẩm quyền chung cao nhất, thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khácnhau của đời sống xã hội; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chínhphủ, là những cơ quan quản lý thẩm quyền riêng, thực hiện quản lý một, một

Trang 14

số lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội Cơ quan quản lý thẩm quyềnchung ở địa phương là Ủy ban nhân dân (UBND); giúp UBND thực hiệnnhững chức năng quản lý cụ thể có cơ quan chuyên môn (cơ quan tham mưu),với cấp tỉnh là các sở, với cấp huyện là các phòng, và ở cấp cơ sở là các côngchức chuyên môn.

Hoạt động tổ chức thực hiện pháp luật được triển khai thông qua công

vụ của công chức hành chính nhà nước Vì lẽ đó, hiệu lực, hiệu quả quản lý ởgiai đoạn này phụ thuộc trực tiếp vào chất lượng đội ngũ công chức hànhchính, vào chất lượng công vụ của công chức Chất lượng đó phụ thuộc phầnquan trọng vào chất lượng của pháp luật về công chức, công vụ Vì lẽ đó,Luật Công chức và Luật Công vụ luôn là những thể chế quản lý có vị trí quyếtđịnh chất lượng thực hiện pháp luật trong quản lý Ở Việt Nam, theo địnhhướng xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việcsoạn thảo ban hành Luật Công chức và Luật Công vụ đang là đòi hỏi cấp báchcủa công cuộc cải cách hành chính, thực thi Chiến lược xây dựng và hoàn

thiện pháp luật, với quan điểm "xác định rõ cơ quan, công chức nhà nước chỉ

được làm những gì pháp luật cho phép Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho từng loại cán bộ, công chức và hệ thống tiêu chuẩn đánh giá, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức" 41, tr 19

Mặt khác, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật ở giaiđoạn tổ chức thực hiện pháp luật còn phụ thuộc vào ý thức pháp luật, vàotrình độ tri thức về quản lý và tri thức pháp luật của đội ngũ công chức, và cảcủa đối tượng quản lý nhà nước Vì lẽ đó, công tác tuyên truyền, phổ biến,giáo dục pháp luật cho các tầng lớp nhân dân, với các hình thức, phương tiện,phương pháp, nội dung phù hợp với từng chủ thể, đối tượng quản lý, từng lĩnhvực quản lý là hết sức quan trọng Cũng vì thế, ngay khi đề ra đường lối đổimới, thực hiện quản lý đất nước bằng pháp luật Đảng ta khẳng định:

Trang 15

Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật; đưa việc giảng dạy pháp luật vào hệ thống các trường của Đảng, của Nhà nước (kể cả các trường phổ thông, đại học), của các đoàn thể nhân dân Cán bộ quản lý các cấp từ trung ương đến đơn vị cơ sở phải có kiến thức về quản lý hành chính và hiểu biết về pháp luật 33, tr 121.

Ba là, Xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý:

Có pháp luật mà pháp luật lại không được thực hiện thì như V.I Lênin

từng khẳng định "cùng lắm cũng chỉ làm lay động không khí" Tuy nhiên,

điều đó không có nghĩa việc xử lý vi phạm trong chu trình quản lý bằng phápluật là không quan trọng Xử nghiêm, xử đúng, xử kịp thời, công khai, minhbạch, công bằng đối với mọi hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhànước sẽ bảo đảm hiệu lực quản lý, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong quản lý, cóhiệu quả răn đe, phòng ngừa cao

Việc thực hiện nội dung xử lý vi phạm pháp luật trong quản lý nhànước bằng pháp luật diễn ra ở tất cả các giai đoạn của chu trình quản lý, ngay

cả ở giai đoạn ra quyết định quản lý quy phạm (giai đoạn soạn thảo ban hànhpháp luật), nhất là ở giai đoạn tổ chức thực hiện pháp luật, được áp dụng cho

cả đối tượng quản lý và cả với chủ thể quản lý, với nhiều hình thức, tráchnhiệm pháp lý khác nhau, cả trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, tráchnhiệm hành chính Điều quan trọng của nội dung xử lý vi phạm pháp luậttrong quản lý nhà nước là không được tuyệt đối hóa quyền lực cưỡng chếtrong việc ra và thực thi quyết định quản lý, hành chính hóa, hình sự hóa cácquan hệ quản lý kinh tế, dân sự hoặc cấm đoán vô lối, cốt để tạo thuận lợi cótính cục bộ của chủ thể quản lý

Tóm lại, từ sự trình bày trên có thể rút ra một số những nhận thức về

quản lý nhà nước bằng pháp luật như sau:

Trang 16

- Trong lịch sử các học thuyết chính trị - pháp lý có học thuyết đức trị,

có học thuyết pháp trị Trong thực tiễn quản lý, có nhà nước lấy học thuyếtđức trị làm chủ thuyết, có nhà nước lấy học thuyết pháp trị làm chủ thuyết,song không có nhà nước nào không sử dụng pháp luật để cai trị, quản lý, đểlàm công cụ cai trị, quản lý Pháp luật, nhà nước, quản lý nhà nước có quan

hệ hữu cơ, chế định lẫn nhau Vì thế, một nhà nước mạnh phải có một chế độpháp luật hoàn bị mạnh; một nhà nước quản lý có hiệu quả phải biết dựa vàopháp luật, biết sử dụng pháp luật để thực hiện các tác động quản lý lên quátrình phát triển của xã hội

- Pháp luật là cơ sở, là công cụ, hình thức của quản lý nhà nước, làchuẩn mực khách quan để đánh giá hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước.Mặc dù vậy, pháp luật không phải là tuyệt đối, cũng không được tuyệt đối hóavai trò của pháp luật trong quản lý nhà nước Quản lý nói chung, quản lý nhànước bằng pháp luật nói riêng còn là một nghệ thuật, đòi hỏi nhà nước với tưcách là chủ thể quản lý phải biết sử dụng đồng bộ, linh hoạt, sáng tạo cáccông cụ, phương tiện quản lý Vì lẽ đó, bên cạnh pháp luật, nhà nước phải biết

sử dụng kết hợp các công cụ, chuẩn mực quản lý khác, nhất là đạo đức, truyềnthống dân tộc, vừa tăng cường quản lý nhà nước, vừa coi trọng tính độc lập,

tự chủ của các cộng đồng, thực hiện xã hội hóa Qua việc vận dụng các hìnhthức và phương pháp đó cũng góp phần để nhà nước hoàn thiện pháp luật, hoànthiện quy trình ra và thực hiện các quyết định quản lý cụ thể Đây cũng làquan điểm đã được Đảng ta khẳng định trong nhiều Nghị quyết Đại hội Đảng

thời kỳ đổi mới Nghị quyết Đại hội VIII khẳng định: "Tăng cường pháp chế

xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức" 34, tr 129.

- Tùy theo bản chất của chế độ nhà nước, theo mô hình và cơ chế quản

lý, quản lý nhà nước phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Trong nhànước xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà nước bằng pháp luật được tiến hành bởi

Trang 17

các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, và do đó phải tuân theo các nguyêntắc sau:

+ Các nguyên tắc có tính chính trị - xã hội, gồm: nguyên tắc Đảnglãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc nhân dân lao độngtham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước; nguyên tắc tập trung dânchủ; nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc trong quản lý hành chính nhànước; nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa

+ Các nguyên tắc mang tính tổ chức - kỹ thuật, gồm nguyên tắc quản

lý theo địa phương; nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với nguyên tắcquản lý theo chức năng và phối hợp quản lý liên ngành

- Quản lý nhà nước bằng pháp luật là quản lý do nhà nước tiến hànhtrên cơ sở pháp luật và bằng pháp luật Do chỗ nhà nước là người đại diện xãhội thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hộinên bộ máy nhà nước được tổ chức thành nhiều cơ quan khác nhau; mỗi cơquan được phân công những chức năng quản lý riêng, trong đó các cơ quanhành chính nhà nước, ở trung ương là Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ,

cơ quan thuộc Chính phủ, ở địa phương là UBND các cấp (tỉnh, huyện, xã vàcấp tương đương) là chủ thể quản lý, thực hiện quản lý bằng pháp luật mộtcách trực tiếp Đó cũng là những cơ quan thực hiện pháp luật, thực hiệnquyền hành pháp trong hệ thống quyền lực nhà nước

- Đối tượng của quản lý nhà nước hết sức đa dạng, song như trên trên

đã phân tích, về thực chất, đối tượng của quản lý là con người, gắn với những

sự vật, hiện tượng xã hội Trong Nhà nước xã hội chủ nghĩa, quản lý nhà

nước là quản lý dân chủ, theo nguyên tắc lôi cuốn những người lao động,

những người nghèo tham gia công việc quản lý nhà nước hàng ngày Đây

cũng là phương pháp quản lý đặc trưng của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, mà

theo V.I Lênin, là phương pháp tuyệt diệu để tăng ngay một lúc sức mạnh

Trang 18

của bộ máy nhà nước lên gấp 10 lần, phương pháp mà bất cứ nhà nước tư sản nào cũng không có được.

- Khách thể của quản lý nhà nước: Theo lý luận về khách thể của quản

lý nhà nước khách thể của quản lý là "cái" mà chủ thể quản lý dự định trước,

và hướng toàn bộ quá trình quản lý vào đó Vì vậy, khách thể của quản lý làkhái niệm có nội hàm khá tương đồng với khái niệm mục đích quản lý Tuynhiên, trong quản lý nhà nước bằng pháp luật việc đạt tới khách thể được xem

là quá trình đi tới mục đích quản lý

Từ những lập luận trên, khách thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật

về một lĩnh vực nào đó chính là trật tự quản lý nhà nước được thiết lập trên lĩnhvực đó Và vì nhà nước quản lý bằng pháp luật, nên khách thể của quản lý nhànước cũng chính là trật tự pháp luật trên lĩnh vực mà pháp luật điều chỉnh

Từ sự phân tích trên về quản lý nhà nước bằng pháp luật có thể rút ra

khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB Đó là: toàn bộ

các hoạt động của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt động quản lý về TTATGTĐB, cũng như các hoạt động tổ chức thực hiện và xử lý vi phạm pháp luật GTĐB nhằm bảo đảm thiết lập và duy trì TTATGTĐB Thông qua việc xác lập trật tự quản lý nhà nước về GTĐB góp phần giữ vững trật tự, kỷ cương xã hội, bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

1.1.2 Đặc điểm của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

1.1.2.1 Đặc điểm chung

Từ khái niệm về quản lý, quản lý nhà nước bằng pháp luật và quản lýnhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB có thể rút ra một số đặc điểm chungcủa quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực này của chính quyền cơ

sở như sau:

Trang 19

+ Đặc điểm về chủ thể quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB có thể do nhiều chủthể tham gia, không thể chỉ do nhà nước, nhất là trong xu thế xã hội hóa Tuynhiên, trong hệ thống chủ thể quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB,nhà nước, trực tiếp là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước là chủ thể chủyếu Những cơ quan này thực hiện quản lý với tư cách đại diện công quyền,mang quyền lực nhà nước Vì lẽ đó, các quyết định quản lý về TTATGTĐB

có giá trị pháp lý, có tính chất bắt buộc, cưỡng chế; đa số các quan hệ quản lýphát sinh trong quá trình quản lý là những quan hệ hành chính, các bên chủthể không có địa vị pháp lý bình đẳng; phương pháp điều chỉnh là phươngpháp quyền uy, mệnh lệnh - phục tùng

Từ đặc trưng trên cho thấy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước nóichung, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGTĐB phụ thuộc vàonhiều yếu tố, nhất là vào cơ chế thực thi quyền lực, trong đó quyền lực củacác cơ quan quản lý chỉ là phương tiện bảo đảm cho các quyết định quản lýđược thực thi Chỉ trên cơ sở nhận thức như vậy để khắc phục việc tuyệt đốihóa quyền lực, đề cao quyền lực cưỡng chế thay vì ra các quyết định quản lý,khách quan, khoa học, hợp lòng dân bằng các quyết định cấm đoán phi lý, tùytiện, nhất là trên lĩnh vực quản lý về TTATGTĐB

+ Đặc điểm về nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB dựa trên cơ sở pháp

lý trực tiếp là pháp luật về ATGT Việc ban hành pháp luật, tổ chức thực hiện

và xử lý vi phạm pháp luật về GTĐB là toàn bộ nội dung quản lý Pháp luật

về GTĐB được hiểu là tổng thể các quy phạm pháp luật, có nguồn là các vănbản quy phạm pháp luật, do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theonhững hình thức, trình tự, thủ tục luật định để điều chỉnh các quan hệ xã hộiphát sinh trong hoạt động GTĐB Từ đây có thể rút ra một số vấn đề sau:

Trang 20

- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật về GTĐB là các quan hệ phát sinhtrong hoạt động GTĐB, trong đó đường bộ gồm đường đi trên đất liền dùng

cho người đi bộ và xe cộ Theo Luật GTĐB (năm 2001) thì "đường bộ" được

giải thích cụ thể và mở rộng hơn, gồm "đường, cầu, đường bộ, hầm đường bộ,bến phà đường bộ" (Điều 3)

- Hoạt động GTĐB là hoạt động của con người, đa số là hoạt độngliên quan đến phương tiện và sử dụng phương tiện giao thông trên đường bộnhằm đáp ứng nhu cầu công tác, học tập, sản xuất, kinh doanh, đi lại thămthân của cán bộ, công chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân

Như vậy, đối tượng điều chỉnh của pháp luật về TTATGTĐB là cácquan hệ phát sinh trong hoạt động GTĐB liên quan đến nhiều hoạt động khácnhau của con người Thông qua việc điều chỉnh các quan hệ đó, nhà nước với

tư cách là chủ thể quản lý, thực hiện việc tổ chức, định hướng và kiểm soáthoạt động GTĐB, bảo đảm cho các hoạt động đó có trật tự

Từ phạm vi và đối tượng điều chỉnh trên cho thấy pháp luật GTĐB chỉ

là một bộ phận của pháp luật về an toàn giao thông, bên cạnh đó còn có phápluật về giao thông đường thủy (đường thủy nội địa), pháp luật về giao thôngđường sắt, pháp luật về giao thông đường không, và pháp luật về giao thôngđường biển

- Nội dung của pháp luật GTĐB Luật GTĐB (năm 2001) - bộ phận cốtlõi của pháp luật GTĐB thể hiện tập trung những nội dung căn bản của pháp luậtGTĐB, với các nội dung sau: quy định các quy tắc GTĐB, các điều kiện bảođảm GTĐB của kết cấu hạ tầng, phương tiện và người tham gia GTĐB, cácđiều kiện bảo đảm hoạt động vận tải đường bộ Cụ thể là những vấn đề sau:

+ Các quy định chung, gồm quy định về nguyên tắc bảo đảm ATGTĐB;

về chính sách pháp luật trên lĩnh vực GTĐB, về tuyên truyền, phổ biến, giáodục pháp luật GTĐB; trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cácthành viên trong bảo đảm TTATGTĐB; các hành vi nghiêm cấm, trong đó có

Trang 21

15 hành vi mà việc vi phạm sẽ gây hậu quả không chỉ phá vỡ TTATGTĐB,

mà còn làm thiệt hại về tính mạng, tài sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước

+ Các quy định về quy tắc GTĐB Đây là nội dung trọng yếu của LuậtGiao thông đường bộ, gồm các quy tắc trong các hoạt động giao thông cụ thể,như quy tắc đối với người điều khiển phương tiện trong các loại đường và địabàn cụ thể, quy tắc về tổ chức và điều khiển giao thông, xử lý TNGT

+ Các quy tắc về kết cấu hạ tầng GTĐB;

+ Các quy định về phương tiện tham gia GTĐB;

+ Các quy định về người điều khiển phương tiện GTĐB;

+ Các quy định về vận tải đường bộ

+ Các quy định quản lý nhà nước về GTĐB

Ngoài ra, Luật GTĐB còn có quy định việc khen thưởng và xử lý viphạm, điều khoản thi hành

Những quy định quản lý nhà nước về GTĐB gồm các nội dung sau:

1, Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách đầu tưphát triển GTĐB; xây dựng và chủ động thực hiện chương trình quốc gia vềATGTĐB và các biện pháp bảo đảm GTĐB thông suốt, an toàn cũng như tổchức thực hiện;

2, Ban hành các văn bản bản quy phạm pháp luật về GTĐB;

3, Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐB;

4, Tổ chức quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB;

5, Đăng ký, cấp, thu hồi biển số, phương tiện GTĐB; cấp, thu hồi giấychứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật, về bảo vệ môi trường của phươngtiện GTĐB;

6, Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe, cấp, đổi, thu hồi giấy phép lái xe;

Trang 22

7, Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ về GTĐB,đào tạo cán bộ và công nhân viên kỹ thuật GTĐB;

8, Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm phápluật về GTĐB;

9, Hợp tác quốc tế về GTĐB

Trong nội dung các quy định quản lý nhà nước về GTĐB có các quyđịnh về trách nhiệm quản lý nhà nước về GTĐB, khẳng định Chính phủ thốngnhất quản lý về GTĐB, trách nhiệm của các bộ, ngành liên quan và UBNDcác cấp, và về thanh tra GTĐB

Những nội dung trên của quản lý nhà nước về GTĐB rất rộng, liênquan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau, không chỉ là các quy phạm phápluật thuộc phần riêng của luật hành chính, mà cả các quy phạm pháp luật về tổchức nhà nước, pháp luật dân sự, các văn bản pháp luật phục vụ hội nhậpquốc tế Vì thế, phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ giới hạn trong các quyđịnh liên quan đến TTATGTĐB, và chủ yếu là các quy định về hoạt độngGTĐB của người và phương tiện giao thông cũng như những vấn đề liên quannhằm bảo đảm ATGTĐB

+ Đặc điểm về khách thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB.

Khách thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB làmột bộ phận quan trọng cấu thành khách thể của quản lý nhà nước về GTĐB.Tuy nhiên, do quản lý nhà nước bằng pháp luật thực chất là quản lý conngười, gắn với những quan hệ xã hội cụ thể, nhằm tạo ra những cơ hội, khảnăng phát triển con người, hướng dẫn, định hướng hoạt động của họ theo mộttrật tự phù hợp với quy luật phát triển xã hội thì khách thể của quản lý nhà

nước bằng pháp luật về TTATGTĐB được quan niệm là trật tự được thiết lập

nhờ đó mà bảo đảm cho GTĐB được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt, bảo đảm mỹ quan, môi trường, hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật

Trang 23

GTĐB, ùn tắc giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra Điều cần lưu

ý là quan niệm này về khách thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật vềTTATGTĐB như trên phải xuất phát từ quan niệm đúng đắn về TTATGTĐB

Theo các tác giả đề tài khoa học cấp Bộ: "Tai nạn giao thông đường bộ, thực

trạng, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát giao thông", Bộ Công an (1998), và Từ điển Bách Khoa Công an nhân dân thì

"trật tự an toàn giao thông đường bộ là hệ thống các mối quan hệ xã hội

được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực

GTVT công cộng mà mọi người tham gia giao thông phải tuân theo để bảođảm hoạt động giao thông thông suốt, trật tự, an toàn, hạn chế thấp nhấtTNGT, gây thiệt hại về người và tài sản 63, tr 130

1.1.2.2 Đặc điểm riêng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật

tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

Bên cạnh những đặc điểm chung của quản lý nhà nước bằng pháp luật

về TTATGTĐB, quản lý nhà nước bằng pháp luật trong lĩnh vực này củachính quyền cơ sở có những đặc điểm riêng sau:

+ Về chủ thể quản lý.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở là quản lý mà chủ thể là chính quyền cơ sở Đó là cấp chính quyền thấpnhất trong hệ thống chính quyền bốn cấp theo tổ chức bộ máy nhà nước ởViệt Nam hiện nay Cấp chính quyền này có vị trí, vai trò đặc biệt sau:

- Là cấp chính quyền gần dân nhất, trực tiếp với dân Do vậy, nhữngđánh giá của nhân dân về hiệu lực, hiệu quả quản lý của cấp chính quyền cơ

sở là những đánh giá trực tiếp; sự giám sát của nhân dân đó cũng là giám sáttrực tiếp; những quyết định của cấp chính quyền cơ sở cũng trực tiếp đến vớidân, trực tiếp đụng chạm đến quyền, nghĩa vụ, lợi ích của từng người dân.Cũng vì thế, đây là cấp chính quyền ít quan liêu nhất;

Trang 24

- Là cấp chính quyền trực tiếp đưa đường lối, chủ trương của Đảng,pháp luật của Nhà nước vào cuộc sống; trực tiếp tổ chức, điều hành mọi sinhhoạt xã hội và hoạt động của công dân ở cơ sở;

- Đó cũng là cấp chính quyền có cơ cấu tổ chức bộ máy đơn giản, vàmặc dù pháp luật hiện hành đã quy định chế độ công chức cơ sở song các cán

bộ, nhân viên của bộ máy chính quyền này vẫn chưa thực sự mang tínhchuyên nghiệp, kể cả Công an xã, thị trấn - lực lượng nòng cốt trong bảođảm TTATGTĐB

+ Về nội dung quản lý.

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở chỉ bao gồm một số nội dung của quản lý nhà nước bằng pháp luật vềTTATGTĐB theo quy định của Luật GTĐB, được thể hiện thông qua các quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân (HĐND) và UBND cấp

xã, trong đó có cả lực lượng Công an xã, thị trấn

Các quyết định quản lý của chính quyền cơ sở về TTATGTĐB chủyếu là các quyết định quản lý cá biệt (quyết định áp dụng pháp luật), nhằm ápdụng các quy phạm pháp luật về TTATGTĐB để xử lý các vụ việc vi phạm

cụ thể, cá biệt Cũng vì vậy, vai trò quản lý nhà nước bằng pháp luật vềTTATGTĐB chủ yếu được thực hiện bởi UBND xã, phường, thị trấn

+ Tính xã hội hóa của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐBcủa chính quyền cơ sở được thực hiện một cách trực tiếp:

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở mang tính xã hội sâu sắc, bởi khả năng huy động đông đảo nhân dân ở cơ

sở tham gia trực tiếp, gắn liền với phong trào xây dựng làng, xã, khối phố vănhóa, với việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

+ Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB gặp nhiều khókhăn, bất cập:

Trang 25

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở hiện còn nhiều bất cập, hạn chế, nhất là bất cập giữa nhiệm vụ, quyền hạnquản lý của chính quyền cơ sở với tình hình hoạt động giao thông ở cơ sởngày càng phức tạp; bất cập giữa việc phân cấp quản lý về cầu, đường, quản

lý phương tiện giao thông, về xử lý vi phạm…

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở, nhất là của chính quyền xã, thị trấn được thực hiện trong điều kiện hiểu biếtpháp luật, ý thức chấp hành pháp luật, trong đó có pháp luật, về TTATGTĐBcủa cán bộ, nhân dân ở cơ sở còn rất nhiều hạn chế

Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở chủ yếu là quản lý hoạt động giao thông trên địa bàn, nơi trực tiếp sinhsống, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác của cán bộ, doanh nghiệp, nhândân; nhiều nơi đang trong quá trình đô thị hóa, từ đó tạo ra những yêu cầu,sức ép và khó khăn rất lớn, trong khi thẩm quyền và năng lực quản lý của cấpchính quyền này còn rất hạn chế

1.2 NỘI DUNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN CƠ SỞ

1.2.1 Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

Nội dung quản lý nhà nước về TTATGTĐB của chính quyền cơ sởcũng bao gồm việc ban hành các quy định pháp luật về TTATGTĐB, tổ chứcthực hiện và xử lý vi phạm pháp luật về TTATGTĐB Cơ sở pháp lý trực tiếpxác định những nội dung quản lý đó của chính quyền cơ sở là các văn bản quyphạm pháp luật sau:

- Luật GTĐB (năm 2001);

- Luật Tổ chức HĐND và UBND (năm 2003), trực tiếp là chương quyđịnh về nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND xã, phường, thị trấn

Trang 26

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND(năm 2004)

- Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (năm 2002)

- Nghị định số 40/1999/NĐ-CP ngày 26/3/1999 của Chính phủ vềCông an xã

Ngoài ra, pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở còn đượcquy định ở nhiều văn bản cụ thể hóa và hướng dẫn thực hiện các văn bản trên,chủ yếu là các nghị định của Chính phủ, như nghị định quy định xử lý viphạm hành chính lĩnh vực TTATGTĐB

Nội dung quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chínhquyền cơ sở trong các văn bản trên được cụ thể như sau:

- Theo Luật Tổ chức HĐND và UBND, chính quyền địa phương ở cả

ba cấp, gồm cấp tỉnh, huyện, xã và các cấp tương đương đều tổ chức HĐND

và UBND

+ HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ýchí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, chịu trách nhiệm trướcnhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên Về chức năng, HĐND

"quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng

của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng

cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước

(Điều 1) Cũng theo điều luật này, HĐND "thực hiện quyền giám sát đối với

hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương".

Trang 27

+ UBND, theo Điều 2 Luật Tổ chức HĐND và UBND do HĐND bầu,

là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà nước ở địaphương, chịu trách nhiệm trước HĐND cùng cấp và cơ quan nhà nước cấptrên Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của UBND trong việc chấp hànhHiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết củaHĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triểnkinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sáchkhác trên địa bàn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương

Trên cơ sở các chức năng trên, Luật Tổ chức HĐND và UBND quyđịnh cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND, UBND ở mối cấp, phù hợp vớiđịa bàn quản lý là nông thôn hay đô thị Đối với HĐND và UBND cấp xã,gồm xã, phường, thị trấn, liên quan đến quản lý nhà nước lĩnh vực trật tự antoàn giao thông, các Điều 31, Điều 33, Điều 35 quy định như sau:

Điều 31: HĐND xã, phường, thị trấn "quyết định biện pháp bảo đảm

giữ gìn an ninh, trật tự công cộng, an toàn xã hội, phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác trên địa bàn".

Điều 33: Trong lĩnh vực thi hành pháp luật, HĐND xã, phường, thị trấn

quyết định biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của mình ở địa phương; quyết định biện pháp bảo hộ tính mạng, tự do, danh dự, nhân phẩm, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân; quyết định biện pháp bảo vệ tài sản, lợi ích của Nhà nước, bảo hộ tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở địa phương; quyết định biện pháp bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của pháp luật

Đối với HĐND phường, do địa bàn quản lý là đô thị, Điều 35 Luật

quy định một số nhiệm vụ, quyền hạn khác, gồm: 1, quyết định biện pháp thực

hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị; thực hiện nhiệm vụ giải phóng mặt bằng; bảo đảm trật tự giao thông đô thị, trật tự

Trang 28

xây dựng trên địa bàn phường; 2, quyết định biện pháp xây dựng nếp sống văn minh đô thị; biện pháp phòng, chống cháy, nổ, giữ gìn vệ sinh; bảo vệ môi trường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị trong phạm vi quản lý; 3, quyết định biện pháp quản lý dân cư và tổ chức đời sống nhân dân trên địa bàn phường.

Điều 113, Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định nhiệm vụ, quyềnhạn của UBND xã, phường, thị trấn trong lĩnh vực xây dựng, GTVT, cụ thể

là: 1, tổ chức thực hiện việc xây dựng, tu sửa đường giao thông trong xã theo

phân cấp; 2, quản lý việc xây dựng, cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ ở

điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật, kiểm tra việc thực hiện

pháp luật về xây dựng và xử lý vi phạm pháp luật theo thẩm quyền do pháp

luật quy định; 3, tổ chức việc bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm đường giao thông và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở địa phương theo quy định của pháp luật; 4, huy động sự đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng đường giao thông, cầu, cống trong xã theo quy định.

Điều 115, trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội(TTATXH), Luật quy định UBND xã, phường, thị trấn thực hiện một số nhiệm

vụ trực tiếp liên quan đến, như: thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh,

trật tự, an toàn xã hội; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc vững mạnh; thực hiện biện pháp phòng ngừa và chống tội phạm, các tệ nạn xã hội và các hành vi vi phạm pháp luật khác ở địa phương; quản lý hộ khẩu; tổ chức việc đăng ký tạm trú, quản lý việc đi lại của người nước ngoài ở địa phương.

Điều 117, trong lĩnh vực thi hành pháp luật UBND xã, phường, thị

trấn thực hiện: 1, tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật; giải quyết các vi

phạm pháp luật và tranh chấp nhỏ trong nhân dân theo quy định của pháp luật; 2, tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền; 3, tổ chức thực hiện hoặc phối hợp với các cơ quan chức

Trang 29

năng trong việc thi hành án theo quy định của pháp luật; tổ chức thực hiện các quyết định về xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật

Điều 118, Luật Tổ chức HĐND và UBND quy định một số nhiệm vụ,

quyền hạn của UBND phường, trong đó có nhiệm vụ: tổ chức thực hiện các

nghị quyết của HĐND phường về việc bảo đảm thực hiện thống nhất kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch đô thị, xây dựng nếp sống văn minh đô thị, phòng, chống các tệ nạn xã hội, giữ gìn trật tự vệ sinh, sạch đẹp khu phố, lòng đường, lề đường, trật tự công cộng và cảnh quan đô thị; quản

lý dân cư đô thị trên địa bàn.

- Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND đãquy định thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND vàUBND xã, phường, thị trấn, trong đó HĐND ra Nghị quyết, UBND ra quyếtđịnh, chỉ thị về những vấn đề thuộc thẩm quyền

- Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủquy định cụ thể thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực GTĐBcủa HĐND, UBND đối với các vi phạm trên địa bàn

Từ những cơ sở pháp luật trên, căn cứ vào nội dung quản lý nhà nước

về TTATGTĐB do Luật Giao thông đường bộ quy định như đã phân tích ởtrên có thể thấy quản lý nhà nước bằng pháp luật của chính quyền cơ sở đượctriển khai trên cả ba nội dung, gồm xây dựng pháp luật, thực hiện pháp luật,

xử lý vi phạm pháp luật Thực tế cho thấy việc quản lý nhà nước bằng phápluật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở thường có nội dung sau:

- Về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, HĐND xã, phường, thịtrấn ra Nghị quyết để quy định các chủ trương biện pháp về: quy hoạch hệthống giao thông trong xã, quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng GTĐB trong xã vàcác tuyến giao thông qua xã được phân cấp; các chủ trương, biện pháp bảo đảmGTĐB trên địa bàn được an toàn, tiện lợi, nhanh chóng; các chủ trương, biện

Trang 30

pháp phối hợp hoạt động bảo vệ TTATGTĐB trên địa bàn giữa các lực lượng,nhân dân trong xã với các cơ quan quản lý cấp trên; các chủ trương, biện pháptuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGTĐB trong nhân dân; cácchủ trương, biện pháp thực hiện pháp luật về TTATGTĐB; các chủ trương,biện pháp thực hiện sự chỉ đạo của chính quyền cấp trên về TTATGTĐB.

- Về thực hiện pháp luật TTATGTĐB

Đối với UBND xã, phường, thị trấn: Mặc dù Luật Ban hành văn bảnquy phạm pháp luật quy định UBND xã, phường, thị trấn có thẩm quyền banhành văn bản quy phạm pháp luật, song thực tế cơ quan này trong hoạt độngchủ yếu là ban hành các văn bản quản lý cá biệt (văn bản áp dụng pháp luật)nhằm thực hiện pháp luật và nghị quyết của HĐND cùng cấp, trực tiếp là thựchiện Luật GTĐB, các văn bản quy phạm pháp luật về TTATGTĐB của chínhquyền tỉnh, huyện, và nghị quyết của HĐND cùng cấp về các vấn đề trên

- Về xử lý vi phạm TTATGTĐB

Nội dung này của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐBcủa chính quyền cơ sở được thực hiện bởi UBND; ở xã, thị trấn do Công an

xã, thị trấn thực hiện, theo thầm quyền do pháp luật quy định

1.2.2 Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

1.2.2.1 Những căn cứ xác định vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

Việc xác định vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐBcủa chính quyền cơ sở cần phải dựa vào những căn cứ sau:

Thứ nhất: Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB

của chính quyền cơ sở được xác định bởi vai trò của GTĐB, mà vai trò này

Trang 31

chỉ thực sự thực tế khi TTATGTĐB được xác lập do tác động quản lý bằngcông cụ pháp luật của chính quyền cơ sở.

Thứ hai: Vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB

cũng như quản lý các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ở cơ sở được quyđịnh bởi vai trò thực tế của chính quyền cơ sở, Đó là:

- Chính quyền cơ sở là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống

chính quyền gồm bốn cấp ở Việt Nam Trong hệ thống đó, chính quyền cơ sở

là cấp trực tiếp tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách,pháp luật của Nhà nước về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở.Thực tế còn cho thấy, chính là qua thực tiễn quản lý của chính quyền cơ sở

mà nhiều chủ trương, đường lối mới của Đảng được hình thành, nhiều sángkiến chính sách pháp luật mới được đề xuất, xây dựng và tác động tích cựcđến sự phát triển của địa phương và cả nước

- Chính quyền cơ sở là cầu nối giữa chính quyền cấp trên với nhân

dân, làm cho Nhà nước gần dân, khắc phục căn bệnh quan liêu của bộ máynhà nước và công chức nhà nước Trong hệ thống chính trị cơ sở, chính quyền

cơ sở là cột trụ, vừa là người tổ chức thực hiện nghị quyết của tổ chức đảng

cơ sở, vừa tạo điều kiện cho Mặt trận, các tổ chức đoàn thể thực hiện có hiệuquả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn mà pháp luật trao cho, tham gia xâydựng và giám sát chính quyền

- Chính quyền cơ sở là người trực tiếp tổ chức, chăm lo mọi mặt đời

sống xã hội ở cơ sở, bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công dân,giữ gìn an ninh chính trị, TTATXH, phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng đờisống cộng đồng, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, thu hút người dân thamgia quản lý nhà nước, quản lý xã hội

- Chính quyền cơ sở cũng là nơi đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ,

công chức của Đảng và Nhà nước, bảo đảm cho Đảng, Nhà nước xây dựng và

Trang 32

phát triển đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức, có trithức quản lý và vốn sống thực tiễn phong phú, có khả năng đáp ứng đầy đủyêu cầu của công cuộc đổi mới.

1.2.2.2 Vai trò cụ thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật

tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở

Từ hai căn cứ trên, đồng thời dựa vào nội dung quản lý nhà nước bằngpháp luật của chính quyền cơ sở về TTATGTĐB có thể thấy những vai trò cụthể của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở như sau:

Một là, quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính

quyền cơ sở trực tiếp phát huy vai trò của GTĐB trên tất cả các lĩnh vực củađời sống xã hội, sinh hoạt của người dân Suy cho cùng, những người thamgia GTĐB đều sinh sống trên một địa bàn nhất định, nơi chính quyền cơ sởquản lý; tất cả các phương tiện tham gia GTĐB đều đỗ, xuất phát từ địa bànđó; và, tất cả các con đường, từ quốc lộ đến các đường giao thông trong tỉnh,trong huyện đều đi qua địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền cơsở; mọi vi phạm về TTATGTĐB đều xảy ra trên địa bàn cơ sở; những hoạtđộng khác liên quan đến việc xây dựng, quản lý đường, phương tiện giaothông đều cần có sự phối hợp của chính quyền cơ sở Vì lẽ đó, quản lý củachính quyền cơ sở bằng pháp luật đối với lĩnh vực TTATGTĐB tốt thì vai tròcủa GTĐB mới được phát huy, nhất là trên các mặt:

- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bởi có TTATGTĐBthì giao thông mới thông suốt, thuận lợi, an toàn, bảo đảm được sự lưu chuyểnhàng hóa, phương tiện, lao động giữa các vùng miền, bảo đảm sự phân bổ hợp

lý lực lượng sản xuất, kết nối thị trường trong nước thành một thể thống nhất,giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, giữa sản xuất với tiêuthụ, tạo ra môi trường đầu tư an toàn, thuận tiện, thúc đẩy sự phát triển vănhóa, giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng sống của người dân, từng bước xóa

Trang 33

bỏ sự phân cách giữa thành thị và nông thôn, tạo ra những điều kiện thuận lợicho quá trình đô thị hóa, gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóađất nước Với vai trò đó, khi sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định:

Đời sống xã hội hiện nay phụ thuộc trước hết vào những trung tâm công nghiệp lớn và vào những đường giao thông.

Trong điều kiện đổi mới, phát huy vai trò của GTVT luôn là sự quantâm của Đảng Trong chiến lược phát triển GTVT đến năm 2020, Đảng và

Nhà nước ta đã xác định: "Giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng

trong kết cấu hạ tầng, cần đầu tư phát triển trước một bước với tốc độ nhanh, theo phương châm đi tắt, một số công trình đi ngay vào hiện đại hóa, nhằm tạo tiền đề, làm động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội".

- Phát huy được vai trò của GTĐB trong bảo đảm an ninh, quốcphòng, TTATXH

Giao thông đường bộ thông suốt, an toàn không chỉ góp phần phát triểnkinh tế - xã hội mà còn trực tiếp góp phần bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ anninh, quốc phòng, TTATXH, nhất là trong việc tăng tính năng cơ động củacác lực lượng quân sự, bảo đảm sự chỉ huy thông suốt, bảo đảm cho các đơn

vị có chức năng bảo vệ TTATXH thực hiện được nhiệm vụ một cách thuậnlợi nhất Ngược lại, quốc phòng, an ninh được giữ vững, TTATXH được bảođảm thì GTĐB sẽ ngày càng phát triển, phát huy được tối đa những tiềm năngcủa nó

- Giao thông đường bộ góp phần tích cực thực hiện chủ trương chủđộng hội nhập quốc tế của Đảng

Trong thời đại ngày nay, làn sóng toàn cầu hóa đã diễn ra mạnh mẽ,thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, khiến cho không một quốc gia nào có thểđứng ngoài xu thế đó Tuy nhiên, có những nước trở thành bị động, bị lànsóng toàn cầu hóa cuốn hút với những hậu quả khó lường Đối với nước ta,

Trang 34

Đảng chủ trương thực hiện chủ động hội nhập quốc tế, trọng tâm là hội nhậpkinh tế quốc tế nhằm khai thác tối đa các nguồn đầu tư nước ngoài, tham giachủ động vào thị trường quốc tế, giảm thiểu những mặt trái, mặt tiêu cực, nhất

là giảm thiểu các thua thiệt trong làm ăn kinh tế cũng như những độc hại củalối sống văn hóa phương Tây Để bảo đảm điều đó đòi hỏi Đảng, Nhà nướcphải chuẩn bị những tiền đề cần thiết, trong đó có những tiền đề pháp lý, tiền

đề kinh tế, nhất là năng lực cạnh tranh quốc tế của các doanh nghiệp ViệtNam, mà tiền đề quan trọng là phải xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng kỹthuật, nhất là xây dựng, phát triển hệ thống GTĐB, bảo đảm sự tiếp nối của

hệ thống này với hệ thống GTĐB của các nước trong khu vực Một hệ thốngGTĐB như vậy sẽ không chỉ góp phần thúc đẩy đầu tư nước ngoài mà cònbảo đảm cho Nhà nước thực hiện được sự kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ mọihoạt động kinh tế, bảo đảm an ninh kinh tế bảo đảm chủ quyền, lợi ích kinh tếcủa quốc gia

Hai là, chính quyền cơ sở là người trực tiếp tổ chức thực hiện pháp luật

về TTATGTĐB, thực thi Chiến lược phát triển GTĐB của Đảng và Nhà nước

Để phát huy vai trò "cầu nối" trực tiếp, vai trò hiện thực hóa ý chí,mục tiêu được thể hiện trong pháp luật và chiến lược phát triển GTĐB, HĐND

và UBND ở cơ sở ra nghị quyết, quyết định, chỉ thị, đề ra và thực hiện cácchủ trương, biện pháp và kế hoạch cụ thể bảo đảm TTATGTĐB trên địa bàn

Ba là, vai trò quan trọng của quản lý nhà nước bằng pháp luật về

TTATGTĐB của chính quyền cơ sở là thực hiện có hiệu quả công tác tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGTĐB, góp phần nâng cao ýthức pháp luật và sự hiểu biết pháp luật về TTATGTĐB của người dân ở cơ sở

Đặc trưng của giáo dục pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ

sở là diện đối tượng chịu tác động giáo dục rộng, ở tất cả các lứa tuổi, cácgiới; nội dung giáo dục thiết thực, phương pháp giáo dục linh hoạt, nhất làphương pháp kết hợp giữa truyền tải tri thức pháp luật với sức mạnh của dư

Trang 35

luận làng, xã, của các thiết chế làng xã trong bảo đảm sự tuân thủ pháp luật,thực hiện hành vi hợp pháp khi tham gia giao thông của các thành viên trongcác cộng đồng thôn, xóm, bản làng và dòng họ.

Bốn là, vai trò quan trọng trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về

TTATGTĐB của chính quyền cơ sở là bảo đảm trật tự, kỷ cương trongGTĐB, trên cơ sở phòng ngừa vi phạm, xử lý nghiêm các hành vi vi phạmTTATGTĐB trên địa bàn Để thực hiện vai trò ấy, chính quyền xã, thị trấnchủ yếu thông qua lực lượng Công an xã, những người được Nhà nước trao chonhiệm vụ trực tiếp giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn, xã hội trên địa bànnhư lực lượng công an chính quy, song lại trực tiếp sống, làm việc với nhân dân

ở cơ sở, luôn sát dân, hiểu dân, vừa giúp đỡ nhân dân phòng ngừa, ngăn chặnnhững hành vi xâm hại trật tự pháp luật Xử lý hành vi vi phạm pháp luật vềTTATGTĐB của chính quyền cơ sở do vậy mang tính chất công quyền, songchủ yếu theo phương châm phòng ngừa tận gốc, có tính thuyết phục cao

Năm là, do chính quyền cơ sở thực hiện quản lý toàn diện các lĩnh vực

khác nhau của đời sống xã hội ở cơ ở, và với sự phân cấp, tôn trọng quyền tựquản địa phương, nên có điều kiện huy động nguồn lực, nhất là các nguồn lựcvật chất, nhân lực cho việc xây dựng hệ thống GTĐB trong xã cũng như cơ sởvật chất hạ tầng kỹ thuật khác, từ đó bảo đảm giao thông trong xã được antoàn, thuận lợi

1.3 NHỮNG YẾU TỐ BẢO ĐẢM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC BẰNG PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA CHÍNH QUYỀN

CƠ SỞ

Như trên đã phân tích, khi xã hội hình thành thì nhu cầu quản lý xãhội đã xuất hiện, cho dù xã hội ở trình độ phát triển nào, có nhà nước haykhông có nhà nước Để quản lý xã hội đòi hỏi phải có những điều kiện nhấtđịnh, mà điều kiện tiên quyết là:

Trang 36

- Phải có chuẩn mực cho quản lý Nhờ vào các chuẩn mực này mà cáctác động quản lý thực hiện được chức năng tổ chức, điều chỉnh, làm chonhững hoạt động chung của nhiều người được định hướng theo mục tiêu củaquản lý Những chuẩn mực ấy còn là tiêu chuẩn đánh giá khách quan tínhđúng đắn, hợp lý của hành vi, hoạt động của đối tượng quản lý Trong xã hội

có giai cấp và đối kháng giai cấp thì pháp luật do nhà nước đặt ra là chuẩnmực chủ yếu để quản lý xã hội

- Phải có chủ thể quản lý Xã hội dù ở trình độ phát triển nào thì quản

lý xã hội luôn đòi hỏi phải có một hệ thống chủ thể quản lý Xã hội có nhànước thì nhà nước là người đại diện xã hội thực hiện chức năng quản lý xãhội Nhà nước tổ chức ra bộ máy quản lý Ở tất cả các nước, bộ máy quản lý

đó là các cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức từ Trung ương đến cơ

sở, thực hiện quản lý toàn diện mọi mặt đời sống xã hội

- Phải có uy quyền nhất định trong quản lý Quản lý mang tính chấtcông quyền, chỉ do nhà nước nắm giữ Quyền lực nhà nước trong quản lý nhànước được cụ thể hóa thành các thẩm quyền quản lý Tùy theo những chứcnăng quản lý khác nhau mà thẩm quyền quản lý của cơ quan quản lý nhà nướccũng khác nhau, song đều được thể hiện thông qua các quyết định quản lý,gồm các quyết định quản lý quy phạm (quy phạm pháp luật) và các quyếtđịnh quản lý cá biệt, (quyết định áp dụng pháp luật) Những quyết định nàytác động trực tiếp lên ý chí và hành vi của đối tượng quản lý

Bên cạnh ba điều kiện trên, quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác, nhất là phụ thuộc vào trình độ, nănglực quản lý của đội ngũ quan chức, vào ý thức tuân thủ pháp luật của từngngười dân

Từ sự phân tích trên, những yếu tố bảo đảm quản lý nhà nước bằngpháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở ở nước ta hiện nay như sau:

Trang 37

1.3.1 Yếu tố pháp luật - cơ sở pháp lý bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền

cơ sở

Pháp luật - theo định nghĩa phổ quát là "toàn bộ các quy tắc xử sự do

nhà nước - đại diện cho xã hội đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí của nhà nước, được nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo một trật tự có lợi cho nhà nước và xã hội" Vì xã hội "là tổng hòa các mối quan hệ giữa người và người" nên nội dung và phạm vi điều chỉnh của

pháp luật cũng hết sức rộng rãi và phức tạp, được phân chia thành các bộphận pháp luật khác nhau, tương xứng với các lĩnh vực hoạt động khác nhaucủa con người Pháp luật về TTATGTĐB là một trong những bộ phận phápluật đó Trong phần trên, luận văn đã phân tích nội dung của pháp luật vềTTATGTĐB mà trọng tâm, cốt lõi là Luật Giao thông đường bộ Tuy nhiên,pháp luật về TTATGTĐB là cơ sở để chính quyền xã, phường, thị trấn quản

lý thì có phạm vi rộng rãi hơn, ngoài các văn bản quy phạm pháp luật như đã nêu

ở trên (1.1.3) còn có các văn bản do chính quyền cơ sở ban hành và thực hiện

Để chính quyền cơ sở quản lý có hiệu lực, hiệu quả TTATGTĐB thìvấn đề không chỉ là bảo đảm có đủ các văn bản quy phạm pháp luật, mà điềuquan trọng là phải bảo đảm chất lượng của các văn bản đó Điều này đòi hỏi:

1- khắc phục nhanh tình trạng "luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc

chung, muốn thực hiện phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành" 38, tr 130;

2- bảo đảm tính liên thông, nhất quán, hình thành hệ thống pháp luật vềTTATGTĐB có đầy đủ những thuộc tính hiện đại của hệ thống, như tínhđồng bộ, toàn diện, tính khách quan, khoa học, tính ổn định, tính công khai,minh bạch, tính đại chúng; 3- trước mắt, vấn đề quan trọng bảo đảm chấtlượng của pháp luật về TTATGTĐB là phải nhanh chóng kiện toàn chínhquyền cơ sở, ban hành luật mới về tổ chức chính quyền địa phương theohướng phân cấp mạnh cùng với việc phát huy tự quản cộng đồng; ban hành

Bộ luật Xử lý vi phạm hành chính, với quy định cụ thể, theo hướng mở rộng

Trang 38

thẩm quyền của chính quyền cơ sở; ban hành Luật Ban hành văn bản quyphạm pháp luật thống nhất cho cả Trung ương và địa phương, đồng thời kiệntoàn những cơ sở luật lệ khác của quản lý nhà nước.

1.3.2 Yếu tố về năng lực tổ chức thực hiện pháp luật của chính quyền cơ sở

Đây là yếu tố quyết định bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật vềTTATGTĐB của chính quyền cơ sở, với những lý do sau đây:

- Pháp luật là cơ sở của quản lý, nhưng nếu không được thực hiện,thực hiện không đúng, không kịp thời thì "pháp luật có cũng như không", Vì

lẽ đó, thực hiện pháp luật, thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời là yếu tốquyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý, cho dù quản lý lĩnh vực nào, do cơquan nhà nước nào tiến hành Nhưng điều đó, suy cho cùng là phụ thuộc vàonăng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý Năng lực này của chínhquyền cơ sở lại càng quan trọng, do chính vị trí của chính quyền cơ sở trong

Trang 39

nào khác, chính quyền cơ sở phải là cấp chính quyền ít quan liêu nhất, gầndân, sát dân nhất, quản lý dân chủ nhất; các quyết định quản lý phải cụ thểnhất, dễ thực hiện nhất Muốn như vậy, bộ máy quản lý của chính quyền cơ

sở phải tinh gọn, linh hoạt trong cơ chế quản lý; các quyết định quản lý phảihợp lòng dân, được thực hiện chính xác, kịp thời

Nhằm tăng cường năng lực quản lý của chính quyền cơ sở, trong nhữngnăm đổi mới, theo chủ trương của Đảng, tổ chức bộ máy đã liên tục được kiệntoàn, có sự phân định giữa chính quyền cơ sở đô thị và chính quyền cơ sở nôngthôn, thực hiện "công chức hóa", đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiếnthức quản lý hành chính và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt

và công chức chuyên môn cơ sở; xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh,đồng thời tăng cường phân cấp, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm củachính quyền cơ sở trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp Nhữngcải tiến đó được phát huy sẽ bảo đảm năng lực thực hiện pháp luật của chínhquyền cơ sở, trong đó có năng lực thực hiện pháp luật về TTATGTĐB

1.3.3 Yếu tố về năng lực thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ công, chức chính quyền cơ sở

Như Đảng ta thường nhấn mạnh: Con người là yếu tố quyết định.Muốn một tổ chức mạnh phải có con người mạnh Thực tế, việc thực hiệnpháp luật của chính quyền phải thông qua hoạt động của từng công chức trong

bộ máy chính quyền, và do đó phụ thuộc vào năng lực thực hiện pháp luậtcủa họ

Đối với đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền nói chung, chínhquyền cơ sở nói riêng, năng lực thực hiện pháp luật được tạo thành bởi cácyếu tố sau:

Trang 40

- Yếu tố ý thức pháp luật: Cán bộ, công chức phải có sự hiểu biết phápluật, có thái độ tôn trọng, chấp hành nghiêm minh pháp luật, có ý chí, quyếttâm cao trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý.

Trong các yếu tố cấu trúc của ý thức pháp luật, sự hiểu biết về phápluật hiện hành, nhất là pháp luật liên quan đến nhiệm vụ quản lý được giaocủa người công chức là yếu tố hết sức quan trọng Đối với đội ngũ cán bộ,công chức cơ sở, hoạt động quản lý của họ có đối tượng phục vụ trực tiếp lànhững người dân nên những tri thức pháp luật hiện hành phải rộng, không chỉ

là các quy định pháp luật ở cấp lập pháp, cấp Chính phủ, mà phải hiểu biết cảcác quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành liên quan Vì lẽ

đó, việc đào tạo, cập nhật kiến thức pháp luật phải cụ thể, toàn diện

- Yếu tố sáng tạo trong thực hiện pháp luật Hoạt động thực hiện phápluật của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trong quản lý thực chất là hoạt động

áp dụng pháp luật, đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điềukiện, hoàn cảnh, đối tượng áp dụng Có như vậy hiệu quả pháp luật mới đượcbảo đảm, trật tự quản lý mới được thiết lập, hợp lòng dân, được người dânủng hộ

- Yếu tố kỹ năng thực thi pháp luật: Yếu tố này đòi hỏi người cán bộ,công chức không chỉ hiểu biết, có tinh thần, thái độ đúng đắn đối với phápluật, mà phải thành thục quy trình áp dụng pháp luật, có khả năng diễn đạt,truyền đạt các quyết định áp dụng pháp luật nhanh chóng, tổ chức thực hiệnquyết định một cách chính xác, khách quan

1.3.4 Các yếu tố về ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân ở cơ sở

Muốn thiết lập trật tự xã hội bằng công cụ pháp luật thì phải có ý thức

xã hội, mỗi thành viên xã hội phải có ý thức pháp luật, không chỉ bản thânchấp hành nghiêm chỉnh pháp luật mà còn đòi hỏi nhà nước, đòi hỏi ngườikhác cũng phải tuân thủ nghiêm minh, tự giác, chủ động, kịp thời phản ánh

Ngày đăng: 05/04/2013, 09:58

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, TNGT đường bộ toàn quốc - Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.1 Thực trạng vi phạm, TNGT đường bộ toàn quốc (Trang 43)
Bảng 2.1: Thực trạng vi phạm, TNGT đường bộ toàn quốc - Quản lý nhà nước bằng pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ của chính quyền cơ sở tỉnh Thanh Hóa
Bảng 2.1 Thực trạng vi phạm, TNGT đường bộ toàn quốc (Trang 43)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w