1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ sở lý LUẬN về GIÁO dục ý THỨC PHÁP LUẬT AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG bộ CHO đoàn VIÊN các TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ TUY hòa, TỈNH PHÚ yên dựa vào CỘNG ĐỒNG

50 163 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 58,13 KB

Nội dung

“Để truyền tải lĩnh vực vận động an toàn đường bộ với những hiểu biết về hành vi của người tham gia giao thông đường bộ và sửa đổi hành vi, người ta nên nhìn xa hơn ranh giới của các tiê

Trang 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC PHÁP LUẬT

AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CHO ĐOÀN VIÊN CÁC TRƯỜNG THPT THÀNH PHỐ TUY HÒA,

TỈNH PHÚ YÊN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG

Trang 2

Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Trên thế giới

Thập kỷ hành động vì ATGT từ năm 2011 đến năm 2020

đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua vào tháng 3năm 2010, phản ứng lại mối lo ngại về lưu lượng tử vong toàn

cầu do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra “Dữ liệu được WHO thu thập cho thấy khoảng 1,3 triệu người chết do va chạm giao thông hàng năm, 50 triệu người bị thương và bị tàn tật trong cuộc sống mỗi năm, 90% nạn nhân tai nạn giao thông xảy ra ở các nước đang phát triển Tỷ lệ tử vong hàng năm này dự kiến sẽ tăng lên 1,9 triệu vào năm 2020 Dựa trên thống kê của WHO, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong giới trẻ; đến năm 2015, tai nạn giao thông đường bộ sẽ là gánh nặng sức khỏe hàng đầu cho trẻ

em trên 5 tuổi ở các nước đang phát triển Chi phí kinh tế cho các nước đang phát triển ước tính vượt quá 100 tỷ đô la một năm” [38]

Hành vi sử dụng điện thoại di động và nhắn tin, đang góp

phần gây ra tai nạn giao thông “Cơ quan Quản lý Đường cao tốc Liên bang (FHWA) của Bộ Giao thông Vận tải Hoa Kỳ đề

Trang 3

xuất quy trình thực hiện hệ thống để cải thiện an toàn đường giao thông như hướng dẫn kỹ thuật, GD, thực thi, cấp cứu cho người tham gia giao thông” [38].

Các tác giả Alicea, L và cộng sự (2010), B Colucci vàcộng sự (2012), Colucci, B và cộng sự (2013) đã nghiên cứu

và sử dụng cơ sở dữ liệu va chạm của Sở Công cộng Puerto

Rico đã chỉ ra rằng “kể từ đầu thiên niên kỷ này, số vụ tai nạn trung bình là 285.000 mỗi năm, tương đương với một tỷ lệ tai nạn đáng báo động là 81,5 dặm vuông mỗi năm Liên quan đến các vụ va chạm giao thông gây tử vong, có tổng cộng 4.764 trường hợp tử vong được báo cáo trong thập kỷ này, trong đó có 1.472 người đi bộ, chiếm 31% tổng số người chết” [33 - 35, 36].

Các chuyên gia quốc tế tin rằng “tai nạn giao thông có thể ngăn chặn nếu một kế hoạch hành động toàn cầu, bao gồm các phép đo hiệu suất cụ thể, có thể cứu hàng triệu mạng sống Một thành phần quan trọng để giảm va chạm giao thông là tạo ra các liên minh chiến lược và liên minh giữa khu vực tư nhân, khu vực công và học viện Việc đánh giá các chiến dịch nhằm cải thiện an toàn đường bộ vẫn là ngoại lệ thay vì quy tắc Bởi vì điều này, các chiến dịch không hiệu

Trang 4

quả và kỹ thuật chiến dịch được phép tiếp tục được sử dụng

mà không có câu hỏi, trong khi các phương pháp sửa đổi hành vi mới thường bị bỏ qua Do đó, sự cần thiết và lợi thế của việc đánh giá chính thức các nỗ lực chiến dịch an toàn đường bộ sẽ được thảo luận” [38]

Tamara Hoekstra và cộng sự (2011) cũng mô tả ưu vànhược điểm của một số chiến lược chiến dịch phổ biến và giớithiệu một số phương pháp mới thể hiện mục đích của các

chiến dịch an toàn đường bộ “Để truyền tải lĩnh vực vận động an toàn đường bộ với những hiểu biết về hành vi của người tham gia giao thông đường bộ và sửa đổi hành

vi, người ta nên nhìn xa hơn ranh giới của các tiêu chuẩn chiến dịch an toàn đường bộ và học hỏi từ những kiến thức

đã đạt được trong các ngành khác như kinh tế học và tâm lý

xã hội Những thông tin chi tiết mới này được thảo luận về ý nghĩa của chúng đối với tương lai của các chiến dịch an toàn đường bộ” [39].

Ainsworth, Highway Safety-Human Factors(2010) cho

rằng: “GD tương tác sớm cho thế hệ tiếp theo lái xe và người

sử dụng đường bộ đóng một vai trò hàng đầu trong việc nâng cao nhận thức và giảm tử vong trên đường cao tốc công

Trang 5

cộng Nhận thức của công dân về chính sách công, luật và quy định, kết hợp với các chiến dịch đào tạo, an toàn và hợp tác hiệu quả và kịp thời, là những yếu tố quan trọng khác có thể giúp giảm tử vong đường bộ” [32].

BenjamínColucci, IraidaMeléndez (2014) cho rằng: “Các yếu tố góp phần chính gây ra tai nạn trên đường cao tốc ở Puerto Rico rất có thể là do nồng độ cồn trong máu ở người lái xe và người đi bộ Các yếu tố góp phần khác liên quan đến việc sử dụng điện thoại di động và nhắn tin trong khi lái xe,

đi đường làm giảm nhận thức và khả năng phản ứng của người lái xe” [34] Trên cơ sở nhận thức về vấn đề, họ đã đề

xuất các giải pháp giúp giảm thiểu tai nạn giao thông như: 1)Xây dựng công viên GD cho ATGT Các công viên GD choATGT là một sáng kiến sáng tạo của chính phủ được Ủy banATGT Puerto Rico (PR-TSC) và Sở Giao thông và Công trình(DTPW) tài trợ, phối hợp với Cục ATGT Quốc gia (NHTSA),

để tăng cường GD và cải thiện an toàn đường bộ Chươngtrình này nhằm mục đích GD HS tiểu học trong độ tuổi từ 7đến 10 và làm quen với với các nguyên tắc cơ bản của Luật

Xe cộ và Giao thông của Puerto Rico Có hai công viên GD ởPuerto Rico, một ở Caguas và một ở Arecibo Trong những

Trang 6

công viên này, HS được đào tạo với lý thuyết cơ bản cho vaitrò của họ như người lái xe, người đi xe đạp và người đi bộ;2) Làng An toàn, một sáng kiến đổi mới từ khu vực tư nhân

do Quỹ MAPFRE tài trợ, được xây dựng để cung cấp cho trẻ

em độ tuổi từ 8 đến 12 trải nghiệm thực tế, thực tế và thú vịkhi di chuyển qua một thành phố thu nhỏ và hướng dẫn họnhững nguyên tắc cơ bản về an toàn đường cao tốc và các quytắc của con đường Sau khi có những kinh nghiệm thực hànhtrong làng, những đứa trẻ này đại diện cho người đi bộ và thế

hệ lái xe trong tương lai, sẽ giúp ngăn ngừa và giảm sự cố trênđường công cộng Dự án GD và giải trí này, dạy trẻ cách thựchành các nguyên tắc an toàn đường bộ thông qua vai trò,không chỉ GD chúng là những công dân có trách nhiệm trênđường, mà còn giúp chúng tự bảo vệ mình Quá trình GD baogồm hai giai đoạn cơ bản: Giai đoạn 1 Cung cấp khung lýthuyết an toàn đường cao tốc và luật giao thông; Giai đoạn 2.Trải nghiệm thực hành thực tế

Trẻ em tham gia vào GD thông qua một loạt các hoạtđộng vui chơi và tương tác khi chúng đóng vai trò của ngườilái xe, người đi bộ và người đi xe đạp để đi xe trong công viên

Trang 7

theo hướng dẫn phù hợp với các biện pháp và thực hành antoàn đường cao tốc hiện tại.

“Giao thông đường bộ ngày nay vốn đã nguy hiểm Trên thực tế, trái ngược với các phương thức vận tải khác như đường sắt và đường hàng không, hệ thống giao thông đường

bộ chưa được thiết kế đảm bảo an toàn tốt nhất” [40] Do đó,

trong giao thông đường bộ, con người tạo ra sự khác biệt giữa

nguy hiểm và an toàn “Con người gần như vô tình dễ mắc lỗi

và vi phạm, hành vi của con người là mối quan tâm đặc biệt đối với hầu hết các chuyên gia an toàn đường bộ Đó là nơi

mà các chiến dịch an toàn đường bộ cần chú trọng Cùng với các biện pháp khác “hành vi” (ví dụ, thực thi pháp luật, GD, đào tạo, và thậm chí cả cơ sở hạ tầng cho một số phạm vi) các chiến dịch an toàn đường bộ được sử dụng như một phương tiện ảnh hưởng đến công chúng để hành xử một cách

an toàn hơn trong giao thông” [37] “Cần thông báo cho công chúng về quy tắc giao thông, nâng cao nhận thức vấn đề hoặc hướng dẫn mọi người tránh những hành vi nguy hiểm và

áp dụng những biện pháp an toàn thay thế” [37]

Như vậy, một số nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra số

lượng người gặp tai nạn giao thông và đưa ra lời cảnh báo.

Trang 8

Các biện pháp cho người tham gia giao thông tập trung vào giáo dục, nâng cao nhận thức và hành vi của người tham gia giao thông Đồng thời họ cũng chú trọng xây dựng mô hình giáo dục ATGT cho trẻ từ tiểu học.

- Tại Việt Nam

Theo Báo cáo số Số: 474/BC-CP ngày 19 tháng 10 năm

2017 của Chính Phủ về “Kết quả thực hiện nhiệm vụ bảo đảo trật tự, ATGT năm 2017, phương hướng, nhiệm vụ bảo đảm TTATGT năm 2018” thì: Tai nạn giao thông Đường bộ cả

nước: “Xảy ra 19.807 vụ, làm chết 8.034 người, bị thương

16.913 người So với cùng kỳ năm 2016, giảm 1.403 vụ 6,61%), giảm 355 người chết (-4,23%), giảm 2.349 người bị thương (-12,19%).

(-Trong đó có 67 vụ đặc biệt nghiêm trọng, làm chết 211 người, bị thương 202 người.

Phân tích về giới tính, độ tuổi, thời gian, địa điểm, nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông, cho thấy:

Về giới tính: 84,22% do nam; 15,78% do nữ

Trang 9

Về độ tuổi: 6,81% dưới 18 tuổi; 33,1% từ 18 đến dưới 27 tuổi; 48,36% từ 27 đến 55 tuổi và 11,73% trên 55 tuổi.

Về thời gian: 10,81% từ 0h đến 06h; 19,13% sau 06h đến 12h; 32,13% từ sau 12h đến 18h và 37,93 từ sau 18h đến 24h.

Về địa điểm: 0,85% xảy ra trên cao tốc; 37,58% quốc lộ; 13,17% tỉnh lộ; 33,7% nội thị; 12,05% nông thôn; 2,63% nơi khác.

Về nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông: có 24,05% do người điều khiển phương tiện vi phạm làn đường, phần đường; 9,55% do vi phạm tốc độ xe chạy; 9,37% do chuyển hướng không chú ý; 6,47% do không nhường đường; 6,26%

do vượt xe sai quy định; 6,13% do vi phạm quy trình thao tác lái xe; 2,17% do tránh xe; 2,04% do sử dụng rượu bia; 33,96% do các vi phạm như: dừng đỗ sai quy định, đi sai biển báo hiệu đường bộ, không có Giấy phép lái xe, phương tiện giao thông không đảm bảo an toàn kỹ thuật, do người đi

bộ, do công trình giao thông và các nguyên nhân khác.

Tỷ lệ nạn nhân tai nạn giao thông là trẻ em là 6,81% tổng

số nạn nhân; theo nghiên cứu của Đại học Bách khoa thành

Trang 10

phố Hồ Chí Minh và Đại học Việt Đức về tai nạn giao thông trẻ em tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ tai nạn giao thông do trẻ em gây ra và nạn nhân tai nạn giao thông là trẻ em ở 2 thành phố cao hơn nhiều so với tỷ lệ bình quân của thế giới và khu vực, đồng thời có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2011-2016, đặc biệt là tỷ lệ nạn nhân tử vong

là học sinh trung học phổ thông chiếm trên 80% số nạn nhân tai nạn giao thông là trẻ em” [10] Ví dụ: “Ngày 22/4/2018,

vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào tối 21/4 khiến 4 em học sinh tử vong Các nạn nhân được xác định gồm Hồ Văn Vinh (sinh năm 2000, trú tại thôn Húc Nghì); Hồ Văn Đao (sinh năm 2005, trú tại thôn La Tó); Hồ Văn Xếp (sinh năm 2007) và Hồ Văn Hoài (sinh năm 2004).

Tại Phú Yên, Theo thống kê của Ban An toàn giao thông

Phú Yên, trong năm 2017, “toàn tỉnh xảy ra 454 vụ TNGT, làm 151 người chết, 546 người bị thương TNGT xảy ra chiếm nhiều nhất ở lứa tuổi thanh thiếu niên, trong đó hầu hết là HSSV của các trường THPT, Cao đẳng, Đại học trên địa bàn tỉnh Phú Yên” [1] Ví dụ: “Vào ngày, xe buýt mang biển kiểm soát 78B - 006.78 của Công ty TNHH Vận tải và du lịch Cúc Tư chạy tuyến số 8, chở hơn 10 hành khách, đi từ thị

Trang 11

xã Sông Cầu về TP Tuy Hòa theo trục đường ven biển của tỉnh Phú Yên Khi đến địa phận xã An Phú (TP Tuy Hòa) thì xảy ra va chạm với xe máy biển kiểm soát 78AD - 020.37, hậu quả: một e học sinh trường THPT tử vong và một em bị thương năng ”

Tai nạn giao thông nói chung, tình trạng vi phạm LuậtGiao thông đường bộ (GTĐB) trong lứa tuổi thanh thiếu niênnói riêng đang trở thành một vấn đề nhức nhối, là nỗi lo lắngcủa toàn xã hội Đại tá Nguyễn Phi Lương, Trưởng Phòng

Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Phú Yên cho biết: “Một số thanh niên rất hiếu động, có sử dụng rượu bia, điều khiển xe máy với tốc độ cao gây bức xúc trong nhân dân; có trường hợp đi trên đường các em lạng lách, đánh võng Chỉ vì một chút bất cẩn sẽ gây ra hậu quả khôn lường Một số vụ TNGT xảy ra liên quan đến thanh thiếu niên qua thống kê cho thấy chiếm tỉ lệ không nhỏ” [16]

Học sinh THPT chưa có ý thức tốt trong việc chấp hànhLuật giao thông, điều này liên quan tới thái độ, nhận thức và

cả hành vi, thói quen, của chủ thể khi tham gia giao thông

và thực tế hiệu quả giáo dục Luật GTĐB cho học sinhnói chung và học sinh THPT nói riêng còn nhiều bất cập

Trang 12

Với những vấn đề trên, chúng ta thấy rằng các văn bản pháp luật chỉ đạo, định hướng trong công tác phối hợp các lực lượng giáo dục pháp luật ATGT cho HS, đã được thể hiện rất cụ thể Tuy nhiên, vấn đề này, việc nghiên cứu còn khá mới mẻ, nhất là việc nghiên cứu giáo dục ý thức pháp luật ATGT đường bộ cho đoàn viên các trường THPT dựa vào cộng đồng Công trình nghiên cứu này tôi muốn tạo điểm mới

và đề ra các biện pháp hữu hiệu trong công tác giáo dục ý thức pháp luật ATGT đường bộ trong đối tượng đoàn viên, thanh niên nói chung và HS THPT nói riêng dựa vào cộng đồng trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

Trong những năm qua, nhằm hạn chế tai nạn giao thôngnói chung và đoàn viên HS THPT nói riêng, lãnh đạo chínhquyền các cấp đã rất chú trọng và có nhiểu biện pháp đếncông tác đảm bảo ATGT, nhằm giáo giục, ngăn chặn, giảmthiểu tai nạn giam thông về ba mặt Vì vậy đã ban hành cácchủ trương, Nghị quyết, Chính sách, Kế hoạch về công táctuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Theo

Luật GTĐB quy định “Các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp Luật GTĐB vào chương trình giảng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo

Trang 13

dục khác phù hợp với từng ngành học, cấp học” [23] Chỉ thị Trung ương Đảng năm 2003 chỉ rõ: “Đưa chương trình giảng dạy về an toàn giao thông thành chương trình chính thức của các cấp học từ mầm non đến đại học" [2] Chính phủ ban hành Nghị quyết về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế TNGT và UTGT”, giao cho Bộ GD&ĐT có trách nhiệm:

“Ban hành chương trình giáo dục trật tự an toàn giao thông phù hợp trong nhà trường, tăng thời lượng giảng dạy chính khóa, các hoạt động ngoại khóa về trật tự an toàn giao thông Thực hiện chương trình giảng dạy trật tự an toàn giao thông mới từ niên học 2008-2009 ở tấc cả các cấp học” [9].

“Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường phổ thông, các trường cao đẳng, đại học, trung học chuyên nghiệp quản lý chặt chẽ học sinh, sinh viên về chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông; thường xuyên nhắc nhở, đưa thông tin liên quan đến trật tự an toàn giao thông vào nội dung sinh hoạt đầu tuần, lễ chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Đội; quy định việc đánh giá đạo đức đối với học sinh, sinh viên vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông Từ ngày 01 tháng 09 năm

2007 kiên quyết xử lý nghiêm đối với học sinh, sinh viên chưa

đủ tuổi, không có giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn

Trang 14

máy; Bộ GD-ĐT quy định trách nhiệm của hiệu trưởng các trường không tổ chức thực hiện nghiêm túc những quy định trên” [3] Theo Kế hoạch liên tịch giữa Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công an, Trung ương Đoàn

TNCS Hồ Chí Minh và Đài Truyền hình Việt Nam“về tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, xử lý các vi phạm pháp luật về trật tự ATGT cho học sinh, sinh viên” [7] Bộ

Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành “đề cương tuyên truyền, phổ biến luật GTĐB cho học sinh, sinh viên theo chủ đề năm học” [4] Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo“về việc chấn chỉnh việc học sinh vi phạm quy định về ATGT CTHSSV” triển khai một số nội dung: “Chỉ đạo các trường trung học phổ thông yêu cầu học sinh ký cam kết không điều khiển mô tô, xe gắn máy khi chưa đủ tuổi quy định và chưa có giấy phép lái xe; đề nghị phụ huynh cùng lý cam kết với nhà trường để bảo đảm thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn tính mạng cho học sinh” [5] Công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “Đẩy mạnh công tác giáo dục ATGT trong trường học, nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật cho học sinh, sinh viên trong năm học 2011-2012”, [6]

Trang 15

Ngày 26/7/2017, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương HòaBình - Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia đã cóchỉ đạo các giải pháp đảm bảo TTATGT trong thời gian tới.Trong đó, Chính phủ có yêu cầu Bộ GD&ĐT phối hợp Ban

An toàn giao thông quốc gia cùng xây dựng nội dung và ban

hành bộ tài liệu “Văn hóa giao thông” cho học sinh trung học

cơ sở trong quý III năm 2017, để triển khai từ năm học

2017-2018 Đồng thời, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD&ĐT

có văn bản chỉ đạo các Sở GD&ĐT “tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật ATGT năm học 2017-2018”; nghiên cứu đưa Luật giao

thông đường bộ, “văn hóa giao thông” vào giảng dạy cấp họcmầm non và tiểu học nhằm giúp trẻ có ý thức chấp hành tốtLuật giao thông đường bộ

Trong những năm gần đây, công tác tuyên truyền LuậtGTĐB và giáo dục ý thức pháp luật về ATGT được các cấpchính quyền, đoàn thể các trường và địa phương quan tâm chỉđạo với nhiều hình thức khác nhau Nhờ đó, ý thức chấp hànhpháp luật về ATGT của học sinh có chuyển biến tốt Tuynhiên, vẫn còn một bộ phận học sinh chưa tự giác chấp hànhquy tắc giao thông hoặc tính tự giác chưa bền vững Một vài

Trang 16

trường chưa quan tâm đến công tác này, chưa được thườngxuyên kiểm tra, cũng như việc phối hợp với phụ huynh họcsinh trong công tác này chưa được chặt chẽ Do vậy, từ năm

2011 đến nay, cũng có nhiều công trình nghiên cứu xây dựngcác mô hình giải pháp để tăng cường tính hiệu quả của côngtác tuyên truyền, nâng cao ý thức pháp luật về ATGT cho đốitượng đoàn viên HSSV thanh niên Chẳng hạn như: Nguyễn

Như Chiến trong luận án tiến sĩ “Nghiên cứu hành vi chấp hành Luật giao thông đường bộ của học sinh THCS khi tham gia giao thông” [8] Trong bài viết “Giáo dục ATGT đường

bộ cho học sinh, sinh viên - Thực trạng và giải pháp” của tác

giả Ngô Xuân Thắng trên trang điện tử [25] Trần Sơn Hà,

“Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ Việt Nam”, Luận án tiến sĩ Quản lý Công, năm 2015 [14] Về cơ bản các công trình đã nêu nhiều

giá trị khoa học bổ ích, tuy nhiên các công trình này vẫn còn

đề cập những nét chung, bình diện rộng, có thể giúp cho tôinhững hiểu biết căn bản về lý luận, còn trong thực tiễn cầnthiết phải có những công trình được tiếp tục nghiên cứu Dovậy, chúng tôi cho rằng đề tài mà chúng tôi đang nghiên cứuđáp ứng mục tiêu đề ra Bởi lẽ, các số liệu thu thập phân tích

Trang 17

được khảo sát tại một số trường THPT ở tại thành phố TuyHòa (số lượng là 07)

Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đếntrật tự, an toàn giao thông đường bộ Nghiên cứu của nhà khoa

học “Mikheyev Tatiana” thành viên Viện Hàn lâm khoa học

liên bang Nga (Khoa học tự nhiên) được đánh giá năm 2007,

tạm dịch tiêu đề: “Tổng hợp cấu trúc tham số của hệ thống điều khiển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ” [19].

Nghiên cứu của nhà khoa học “Golovko Vladimir Vladimirovich” thành viên Viện Hàn lâm khoa học liên bang Nga, đánh giá năm 2009, tạm dịch tiêu đề: “Hoạt động hành chính pháp lý của cơ quan quản lý đường bộ”, Nghiên cứu của nhà khoa học “Adil Aybek Nasirovich” thành viên Viện

Hàn lâm khoa học liên bang Nga, đánh giá năm 2011, tạm

dịch tiêu đề: “Về mặt lý thuyết, khuôn khổ pháp lý và thể chế cải thiện Cảnh sát trật tự công cộng tại Cộng hòa Kyrgyzstan” [13].

Các công trình nghiên cứu ở trong nuớc có liên quan đến

quản lý trật tự, an toàn giao thông đường bộ như: “Bộ sách

“Khoa học Công an Việt Nam”, tập 2 về “Quản lý nhà nước

Trang 18

về an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội”, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2015 do Đại tướng, GS.TS Trần Đại Quang, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Trung tướng, GS.TS Nguyễn Xuân Yêm, Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân làm Tổng chủ biên [22] Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thanh Thủy về đề tài: “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông đô thị tại thành phố Hà Nội trong thời kỳ hội nhập và phát triển”, chuyên ngành: Quản lý hành chính công, thực hiện năm 2014 tại 9 Học viện Hành chính quốc gia” [26].

Các công trình nghiên cứu trong nước đưa ra những thựctrạng và những giải pháp trật tự ATGT như: Cuốn sách về

“Trật tự, an toàn giao thông đường bộ - Thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2003 của các tác giả: TS Trần Văn Luyện, Kỹ sư Trần Sơn, Cử nhân Nguyễn Văn Chính [18] Cuốn sách “Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn 5 thành phố trực thuộc Trung ương - Thực trạng và giải pháp”, Nhà xuất bản Công

an nhân dân, Hà Nội năm 2014 của tập thể tác giả: Đại tá, PGS,TS Phạm Đình Xinh; Thượng tá, ThS Phùng Xuân Hào; Thiếu tá, TS Lê Huy Trí; Đại úy, TS Nguyễn Thành

Trang 19

Trung; Đại úy, ThS Đặng Đức Minh; Trung úy, ThS Nguyễn Đức Khiêm; Trung úy, ThS Nguyễn Thế Anh và cán bộ Trung tâm Nghiên cứu ATGT, Học viện Cảnh sát nhân dân [30] Luận án tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Thạch về đề tài “Nghiên cứu các giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường an toàn giao thông đường bộ ở Việt Nam” chuyên ngành tổ chức và quản

lý vận tải, thực hiện năm 2015 tại trường Đại học Giao thông vận tải” [24].

Ngoài ra, còn một số bài viết đăng trên các Tạp chí Quản

lý nhà nước như: Lý Huy Tuấn: “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực giao thông đô thị”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 3 - 2003; Nguyễn Thúy Anh: “Đổi mới quản lý nhà nước về giao thông công cộng trong đô thị lớn ở nước ta”, Tạp chí Quản lý nhà nước, số 5-2003, v.v

Với những đề tài nghiên cứu trên, việc giáo dục ý thức pháp luật ATGT đường bộ và tìm ra những biện pháp có hiệu quả, khả thi và thiết thực để việc giáo dục ý thức pháp luật ATGT đường bộ đi vào cuộc sống là một việc làm cần thiết và cấp bách Tuy nhiên, việc nghiên cứu về các vấn đề trên đối với các trường học nói chung và các trường THPT nói riêng còn khá mới mẻ.

Trang 20

- Các khái niệm cơ bản của đề tài

- Khái niệm giáo dục

Theo tác giả Nguyễn Văn Hộ cho rằng “giáo dục là quá trình truyền đạt, tiếp thu kinh nghiệm lịch sử của các xã hội loài người.” [15].

Mai Ngọc Liên định nghĩa “Giáo dục là sự truyền thụ và lĩnh hội hệ thống kinh nghiệm xã hội giữa các thế hệ.” [17]

Tác giả Nguyễn Thị Tuyết Oanh định nghĩa: “Giáo dục (theo nghĩa rộng) là quá trình toàn vẹn hình thành nhân cách, được tổ chức một cách có mục đích và có kế hoạch, thông qua các hoạt động và quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.

Giáo dục (theo nghĩa hẹp) là một bộ phận của quá trình giáo dục tổng thể, là quá trình hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, tình cảm, thái độ, những nét tính cách, những hành

vi, thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội, thuộc các lĩnh vực đạo đức, lao động, tư tưởng chính trị, thẩm mỹ, vệ sinh…

Trang 21

Chức năng trội của giáo dục (theo nghĩa hẹp) là hình thành phẩm chất đạo đức của con người.” [20]

- Khái niệm ý thức

Theo tác giả Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Ý thức là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất chỉ có ở người, là quá trình phản ánh bằng ngôn ngữ những gì con người đã tiếp thu được trong quá trình quan hệ qua lại với thế giới khách quan” [28]

- Khái niệm Luật Giao thông đường bộ (GTĐB)

Luật GTĐB là một loại chuẩn mực pháp luật thuộc phạmtrù cách mạng xã hội, là văn bản pháp luật có giá trị cao, tạohành lang pháp lý đầy đủ cho công tác đảm bào ATGT đường

bộ ở nước ta

Những năm gần đây, lĩnh vực GTĐB mới có các nghị địnhcủa Chính phủ, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, các văn bảnquy phạm pháp luật của các ngành, việc triển khai chưa đồng

bộ, nhiều khi mang tính của giải pháp tình thế… Ngày nayvới xu thế hội nhập, toàn cầu hóa thì hoạt động GTĐB ở nước

Trang 22

ta cũng không ngoài quy luật đó và đang có sự phát triển hếtsức mạnh mẽ

Từ thực tiễn trên nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lýnhà nước và đề cao ý thức tinh thần trách nhiệm của cơ quan,

tổ chức, cá nhân đảm bảo GTĐB thông suốt, trật tự, an toàn,thuận lợi, phục vụ cho nhu cầu đi lại của người dân Luật

GTĐB áp dụng đối với: “cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động, sinh sống trên lãnh thổ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Trong trường hợp Điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác với Luật này thì áp dụng quy định của Điều ước quốc tế đó” [23] Và như vậy, Luật GTĐB cũng áp dụng đối với học

sinh THPT, trong đó có học sinh của 07 trường THPT củaThành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên

- Khái niệm ý thức pháp luật ATGT

Khái niệm ý thức pháp luật được các nhà nghiên cứu khoahọc nhìn nhận dưới nhiều phương diện lý luận, góc độ khácnhau Nhưng nhìn chung các khái niệm đều có những điểmtương đồng nhất định về quan niệm, thái độ của chủ thể đốivới pháp luật nói chung và an toàn giao thông nói riêng Các

Trang 23

nhà khoa học pháp lý của Đại học Quốc gia Hà Nội thốngnhất theo quan niệm ý thức pháp luật là một hình thái của ý

thức xã hội dưới dạng chung nhất là “ý thức pháp luật là tổng thể những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ, tình cảm,

sự đánh giá của con người về pháp luật trên các phương diện, tiêu chí cơ bản như về sự cần thiết hay không cần thiết,

về vai trò, chức năng của pháp luật về tính công bằng hay không công bằng, đúng đắn hay không đúng đắn của các quy định pháp luật hiện hành, pháp luật đã qua trong quá khứ, pháp luật cần phải có về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong hành vi của các cá nhân, nhà nước, các tổ chức xã hội” Trong văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam “ý thức pháp luật là một dạng nhận thức tổng hợp của con người bao gồm hai nhóm: trí tuệ về pháp luật và ý chí pháp luật Có ý thức pháp luật của công dân, ý thức pháp luật đúng đắn, trong sáng của các chủ thể nêu trên là một trong những yếu

tố góp phần tạo nên môi trường pháp lý an toàn, lành mạnh,

là biện pháp cơ bản để tăng cường kỷ cương pháp chế của đất nước đề phòng chống có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực trong xã hội” Từ những quan điểm trên, chúng tôi kết luận rằng “ý thức pháp luật là tổng hợp những biểu hiện của con

Trang 24

người về tri thức pháp luật thông qua hệ thống các quan điểm, tư tưởng; là thái độ của con người đối với pháp luật và thực tiễn thực hiện, áp dụng pháp luật thông qua xử sự của con người”.

Trong đời sống xã hội pháp luật giữ vai trò đặc biệt quantrọng, đó là phương tiện không thể thiếu để đảm bảo sự tồn tại

và phát triển của xã hội Pháp luật vừa là phương tiện để Nhànước quản lí xã hội, vừa là phương tiện để công dân thựchiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân Việchình thành ý thức chấp hành pháp luật nói chung và ý thứcchấp hành pháp Luật ATGT nói riêng đối với mỗi người đềubắt đầu từ những nhận thức ban đầu do quan sát, tiếp xúc,cùng với sự GD dần dần hình thành

Ý thức chấp hành và thực hiện pháp luật của người thamgia giao thông có tác động tích cực lên chủ thể có hoạt độngngăn chặn, phòng ngừa và kiềm chế các TNGT xảy ra Từ đó,tạo điều kiện để hoạt động giao thông được trật tự, an toàn vàthông suốt Ý thức chấp hành pháp luật về an toàn GTĐB nóiriêng và pháp luật nói chung góp phần tạo sự chuyển biến tíchcực về tình hình TTATGT

Trang 25

- Khái niệm đoàn viên Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm

kỳ 2017 - 2022, Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ

Chí Minh là “thanh niên Việt Nam tiên tiến, phấn đấu vì lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc; có lối sống lành mạnh, cần kiệm, trung thực; tích cực, gương mẫu trong học tập, lao động, hoạt động xã hội và bảo vệ Tổ Quốc, gắn

bó mật thiết với thanh niên; chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Đoàn.

Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức

cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn” [12].

- Khái niệm tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Theo Điều lệ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm

kỳ 2017 - 2022,

Ngày đăng: 18/06/2019, 18:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w