MỤC LỤC
Tuy nhiên, do quản lý nhà nước bằng pháp luật thực chất là quản lý con người, gắn với những quan hệ xã hội cụ thể, nhằm tạo ra những cơ hội, khả năng phát triển con người, hướng dẫn, định hướng hoạt động của họ theo một trật tự phù hợp với quy luật phát triển xã hội thì khách thể của quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB được quan niệm là trật tự được thiết lập nhờ đó mà bảo đảm cho GTĐB được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi, thông suốt, bảo đảm mỹ quan, môi trường, hạn chế thấp nhất vi phạm pháp luật GTĐB, ùn tắc giao thông, ngăn ngừa thiệt hại do TNGT gây ra. Quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở chủ yếu là quản lý hoạt động giao thông trên địa bàn, nơi trực tiếp sinh sống, sản xuất, kinh doanh, học tập, công tác của cán bộ, doanh nghiệp, nhân dân; nhiều nơi đang trong quá trình đô thị hóa, từ đó tạo ra những yêu cầu, sức ép và khó khăn rất lớn, trong khi thẩm quyền và năng lực quản lý của cấp chính quyền này còn rất hạn chế.
Cũng theo điều luật này, HĐND "thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân; giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương". Luật cũng quy định cụ thể trách nhiệm của UBND trong việc chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, bởi có TTATGTĐB thì giao thông mới thông suốt, thuận lợi, an toàn, bảo đảm được sự lưu chuyển hàng hóa, phương tiện, lao động giữa các vùng miền, bảo đảm sự phân bổ hợp lý lực lượng sản xuất, kết nối thị trường trong nước thành một thể thống nhất, giữa thị trường trong nước với thị trường nước ngoài, giữa sản xuất với tiêu thụ, tạo ra môi trường đầu tư an toàn, thuận tiện, thúc đẩy sự phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, nâng cao chất lượng sống của người dân, từng bước xóa bỏ sự phân cách giữa thành thị và nông thôn, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho quá trình đô thị hóa, gắn liền với công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đặc trưng của giáo dục pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở là diện đối tượng chịu tác động giáo dục rộng, ở tất cả các lứa tuổi, các giới; nội dung giáo dục thiết thực, phương pháp giáo dục linh hoạt, nhất là phương pháp kết hợp giữa truyền tải tri thức pháp luật với sức mạnh của dư luận làng, xã, của các thiết chế làng xã trong bảo đảm sự tuân thủ pháp luật, thực hiện hành vi hợp pháp khi tham gia giao thông của các thành viên trong các cộng đồng thôn, xóm, bản làng và dòng họ.
Những quyết định này tác động trực tiếp lên ý chí và hành vi của đối tượng quản lý. Bên cạnh ba điều kiện trên, quản lý nhà nước còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan khác, nhất là phụ thuộc vào trình độ, năng lực quản lý của đội ngũ quan chức, vào ý thức tuân thủ pháp luật của từng người dân.
Như thế, nhận thức cần khắc phục tư duy siêu hình trong tổ chức bộ máy, phải luôn tìm tòi sáng kiến sao cho bộ máy quản lý thường xuyên được đổi mới, cải cách, đáp ứng được tối đa nhu cầu của quản lý xã hội, quản lý TTATGTĐB, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Nhằm tăng cường năng lực quản lý của chính quyền cơ sở, trong những năm đổi mới, theo chủ trương của Đảng, tổ chức bộ máy đã liên tục được kiện toàn, có sự phân định giữa chính quyền cơ sở đô thị và chính quyền cơ sở nông thôn, thực hiện "công chức hóa", đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và công chức chuyên môn cơ sở; xây dựng lực lượng Công an xã vững mạnh, đồng thời tăng cường phân cấp, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.
Đối với đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở, hoạt động quản lý của họ có đối tượng phục vụ trực tiếp là những người dân nên những tri thức pháp luật hiện hành phải rộng, không chỉ là các quy định pháp luật ở cấp lập pháp, cấp Chính phủ, mà phải hiểu biết cả các quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành liên quan. - Yếu tố kỹ năng thực thi pháp luật: Yếu tố này đòi hỏi người cán bộ, công chức không chỉ hiểu biết, có tinh thần, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, mà phải thành thục quy trình áp dụng pháp luật, có khả năng diễn đạt, truyền đạt các quyết định áp dụng pháp luật nhanh chóng, tổ chức thực hiện quyết định một cách chính xác, khách quan.
Trong những năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo tình hình kinh tế nước ta đã từng bước tăng trưởng đời sống văn hóa xã hội có nhiều phát triển, tốc độ công nghiệp hóa (CNH), đô thị hóa nhu cầu và sự phát triển giao thông vận tải tăng nhanh bên cạnh đó tình hình TTATGT còn diễn biến phức tạp, ý thức chấp hành pháp luật ATGT của một bộ phận người tham gia giao thông còn hạn chế. Về tình hình TNGT: Những năm qua, do sự gia tăng của các phương tiện giao thông và do nhiều nguyên nhân khác, nhất là do ý thức chấp hành pháp luật GTĐB của người tham gia giao thông còn nhiều hạn chế nên trung bình hàng năm xảy ra từ 200 đến 250 vụ, làm chết và bị thương trên 300 người.
Có thể thấy do vị trí và vai trò của chính quyền cơ sở cũng như sự phân cấp hiện tại thì thẩm quyền xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền cơ sở về TTATGTĐB rất hạn chế, chủ yếu là tổ chức thực hiện pháp luật có chăng chỉ với HĐND; song cũng chỉ là việc HĐND ra nghị quyết để đề ra các biện pháp có tính chất chỉ đạo chung, trực tiếp là chỉ đạo UBND xã, thị trấn trong quản lý nhà nước về TTATGTĐB trên địa bàn. - Ban Công an xã căn cứ Nghị quyết 32/CP và các văn bản hướng dẫn của Công an tỉnh Thanh Hóa - Công an huyện Nga Sơn để xây dựng kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm TTATGT theo Hướng dẫn số 144/HD -PV11(PX28) của Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa, đồng thời tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGTĐB, chú trọng Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/6/2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kìm chế TNGT và ùn tắc giao thông; chấn chỉnh, kiểm tra chặt chẽ phương tiện giao thông đường thủy, đò ngang phải đầy đủ thiết bị an toàn -.
Hàng năm, dựa vào nghị quyết của Đảng ủy thị trấn, HĐND thị trấn, các đề án và hướng dẫn của tỉnh, đặc biệt là Hướng dẫn 144 của Giám đốc Công an tỉnh, UBND thị trấn đã ban hành các kế hoạch cụ thể về bảo đảm TTATGTĐB; tổ chức ký cam kết về thành lập, hoạt động và phối hợp hoạt động của các Tổ liên gia tự quản, Tổ xung kích giữ gìn TTATGT với các ban, ngành đoàn thể trong huyện, thị trấn, như với Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Công an huyện, Mặt trận, nhà trường, đồng thời tạo điều kiện vật chất, kinh phí, kiểm tra việc thực hiện các cam kết đó. Thực tiễn quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền thị trấn Vạn Hà cho thấy, bên cạnh những ưu điểm cũng không ít những hạn chế, mà nguyên nhân là do thị trấn Vạn Hà là trung tâm huyện lỵ Thiệu Hóa, có nhiều cơ quan trường học đóng trên địa bàn, có chợ Vạn Hà, cầu Thiệu Hóa có lưu lượng người qua lại đông, đường sá chật hẹp, trong khi nhận thức của một số người dân về pháp luật TTATGTĐB rất kém, nhất là bà con kinh doanh còn bày bán hàng lấn chiếm vỉa hè, lòng đường; nhiều học sinh khi tan trường còn đi xe dàn hàng ngang.
Mặc dù xe công nông có tác dụng nhất định trong việc vận chuyển hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất đời sống nhân dân, nhất là vùng nông thôn, miền núi, nhưng do công nghệ sản xuất lạc hậu, chất lượng kém và chưa được quản lý tốt nên nhiều xe hoạt động không có đăng ký, chưa được kiểm tra định kỳ chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; nhiều người điều khiển xe chưa có giấy phép lái xe nên hoạt động của xe công nông đã gây nhiều tai nạn giao thông, trong đó có rất nhiều tai nạn giao thông nghiêm trọng, làm chết và bị thương nhiều người, gây cản trở, ùn tắc giao thông và gây tâm lý lo lắng trong nhân dân [72]. Thực hiện chỉ thị trên của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, việc quản lý của nhà nước đối với xe công nông của các ngành, các cấp, từ Sở GTVT, Sở Công nghiệp, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ quan, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các ngành tư pháp, văn hóa, thông tin, các cơ quan thông tin đại chúng đã triển khai mạnh mẽ, đồng bộ, với các nhiệm vụ quản lý cụ thể; chủ động phối hợp thực hiện những vấn đề liên quan, từ đó bảo đảm cho người, phương tiện (xe công nông) tham gia giao thông đúng pháp luật, khắc phục TNGT cũng như tình trạng ùn tắc do xe công nông gây ra, nhất là TNGT trên địa bàn nông thôn thuộc phạm vi quản lý của chính quyền xã, thị trấn.
Như vậy, từ mối quan hệ hữu cơ trên, và với tính chất là một cấp chính quyền thực hiện quản lý trực tiếp, toàn diện các lĩnh vực của đời sống xã hội ở cơ sở, việc bảo đảm quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB của cấp chính quyền này luôn được tiến hành đồng thời với quản lý các lĩnh vực khác của đời sống xã hội ở cơ sở; các giải pháp bảo đảm quản lý bằng pháp luật TTATGTĐB có gắn kết chặt chẽ với các giải pháp bảo đảm quản lý bằng pháp luật các lĩnh vực khác của đời sống cơ sở thì TTATGTĐB mới được xác lập vững chắc. Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm này còn ở chỗ nó bảo đảm cho các giải pháp về quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB bám sát chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức, hoạt động của chính quyền cơ sở, khắc phục được căn bệnh tuyết đối hóa một chiều, chỉ quan tâm quản lý lĩnh vực này mà coi nhẹ quản lý lĩnh vực kia, biết vận dụng đồng bộ các giải pháp về tất cả các lĩnh vực quản lý cho việc bảo đảm TTATGTĐB, chống cách làm theo kiểu "phong trào", hình thức.
Đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, cần nắm vững nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân, đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị, hướng vào phục vụ nhân dân, đưa đường lối, chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước đến mọi người dân và tổ chức thực hiện tốt ở cơ sở. Như vậy, theo các chủ trương trên của Đảng về bảo đảm quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cấp xã, thị trấn đòi hỏi phải đổi mới mối quan hệ giữa UBND huyện với chính quyền xã, thị trấn phù hợp với điều kiện ở huyện không có HĐND, đồng thời đổi mới mối quan hệ giữa HĐND xã, thị trấn với UBND cùng cấp phù hợp với tính chất chính quyền cơ sở nông thôn, xây dựng bộ máy hành chính thông suốt từ trung ương đến cơ sở, tăng cường vai trò của Chủ tịch UBND xã, thị trấn trong điều kiện chức danh này được nhân dân bầu cử trực tiếp; xây dựng công chức xã theo hướng ổn định và chuyên sâu về nghiệp vụ.
- Đảng lãnh đạo Nhà nước ban hành và tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đú quy định rừ những việc, những lĩnh vực dõn bàn, thống nhất quyết định, chính quyền cơ sở là người tổ chức thực hiện; những việc, lĩnh vực chính quyền quyết định nhưng trước khi quyết định phải lấy ý kiến nhân dân; những việc chính quyền quyết định và tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của nhân dân bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả. Từ chủ trương xã hội hóa trên của Đảng, việc xã hội hóa trong quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB của chính quyền cơ sở là hết sức cần thiết, là một định hướng quan trọng cho việc đề ra cỏc giải phỏp bảo đảm quản lý lĩnh vực này của cấp chính quyền cơ sở, gồm cả giải pháp hoàn thiện thể chế, giải pháp thực hiện dân chủ ở cơ sở, các giải pháp xây dựng các phong trào xã hội, các thiết chế tự quản ở cơ sở trong bảo đảm TTATGTĐB.
- Điều cú ý nghĩa cơ bản, lõu dài trong tiến trỡnh xó hội húa là xõy dựng xã hội dân sự nhằm thực hiện đầy đủ quyền lực của nhân dân, phát huy vai trò của các giai tầng xã hội trong việc tham gia xây dựng và thực hiện các quyết định của Đảng và Nhà nước, làm cho công chức thực sự là công bộc của dân, Nhà nước thực sự là "của dân, do dân, vì dân", khắc phục tình trạng. - Xây dựng vị thế pháp lý của tổ chức đảng cơ sở là chủ trương mới của Đảng được đề ra tại Đại hội X, thể hiện tính pháp quyền trong sự lãnh đạo của Đảng, song lại chưa có tiền lệ, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, làm rừ đặc điểm, nội dung cụ thể, nhằm "thể chế húa về mặt nhà nước vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các loại hình cơ sở", từ đó bảo đảm được tính hợp pháp, pháp quyền trong sự lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở.
Từ sự phân tích trên, nhằm bảo đảm cho chính quyền cơ sở quản lý bằng pháp luật về TTATGTĐB cần sửa đổi, bổ sung Điều 113 Luật Tổ chức HĐND và UBND theo hướng trên cơ sở đặc thù của hệ thống giao thông xã và đặc thù về GTVT trên địa bàn xã, thị trấn để quy định đầy đủ, cụ thể những nội dung quản lý GTVT đường bộ ở xã theo Luật GTĐB phù hợp với định hướng phân cấp nhằm tăng cường vai trò quản lý của chính quyền cơ sở. Việc Quốc hội ban hành Luật GTĐB (năm 2001) đánh dấu bước phát triển của hệ thống luật chuyên ngành, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho quản lý nhà nước bằng pháp luật về TTATGTĐB, vừa phát huy vai trò của hệ thống giao thông cầu đường bộ trong sự phát triển kinh tế, văn hóa, giữ vững an ninh, quốc phòng, TTATXH, vừa góp phần giảm thiểu TNGT, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân.
Năm 2007 số người bị chết vì tai nạn giao thông vẫn cao, còn 25 tỉnh, thành phố có số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng so với năm 2006, tai nạn giao thông vẫn là hiểm họa, là vấn đề xã hội hết sức bức xúc; ý thức chấp hành pháp luật trật tự an toàn giao thông còn chuyển biến chậm; công tác quản lý nhà nước về trật tự an toàn giao thông còn nhiều hạn chế, nhiều nơi, nhiều lúc chỉ đạo không quyết liệt, còn lơi lỏng, nhất là dịp Tết Đinh Hợi năm 2007 đã để tai nạn giao thông tăng đột biến [80]. Với nhóm đối tượng này, nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cần tập trung vào các quy định đối với người điều khiển và người ngồi trên phương tiện, như quy định về độ tuổi, sức khỏe, giấy phép lái xe, sử dụng chất kích thích, đội mũ bảo hiểm..; các quy tắc tham giao thông gồm các quy tắc chung, hệ thống biển báo đường bộ, các quy định tránh, vượt, đỗ, dừng xe, qua đường giao nhau, các quyền ưu tiên..; các quy định về việc điều khiển phương tiện, về vận tải hành khách, hàng hóa, các hình thức xử lý vi phạm.
Từ đây, trước khi ra quyết định xử phạt, Chủ tịch và Trưởng Công an xã phải xem xét toàn diện, nhất là xem xét biên bản, phân tích cụ thể sự việc vi phạm, những yếu tố khách quan, chủ quan dẫn đến vi phạm, mức độ thiệt hại, hậu quả các mặt; trong nhiều trường hợp phải khảo sát hiện trường, từ đó lựa chọn các quy định pháp luật để ra quyết định đúng đắn, hợp tình, hợp lý, thận trọng và tuân thủ đỳng quy trỡnh ra quyết định xử phạt hành chớnh, đồng thời theo dừi, đụn đốc, kiểm tra việc thực hiện quyết định xử phạt một cách kịp thời, chính xác. Thực hiện yêu cầu này đặt ra nhiều vấn đề, trước hết là khắc phục xu hướng phạt tràn lan, phạt để thu tiền, phạt để trừng trị, mặt khác, khi tiến hành xử phạt, Chủ tịch, Trưởng Công an xã, thị trấn, công an viên phải tuyên truyền giải thớch hành vi vi phạm, chỉ rừ cỏc quy định phỏp luật bị vi phạm, cỏc căn cứ pháp lý về thẩm quyền xử phạt, đồng thời phải đặc biệt chú ý yếu tố lỗi, các sự kiện khỏch quan dẫn đến hành vi vi phạm.